Wednesday, September 26, 2018


Kim Thúy, dấu ấn Việt Nam trên văn đàn quốc tế







Jean Claude Arnault là một nhiếp ảnh gia gốc Marseille, Pháp, anh ta nhận được giải Natur & Kultur - Thiên Nhiên và Văn Hoá - của Thuỵa Điển năm 2008. Jean lập gia đình với Katarina Frostenson, một thành viên trong 18 giám khảo giải Nobel văn chương Thuỵ Điển. Họ làm chủ một câu lạc bộ tại thủ đô Stockholm chuyên tổ chức triển lãm, đọc sách, bình văn, trình diễn âm nhạc v.v...có sự tham gia của những nhà văn đoạt giải văn chương Nobel. Thông qua sự dàn xếp cuả bà vợ Frostenson, câu lạc bộ này nhận được tiền tàì trợ của Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển để hoạt động. 

Bỗng vào tháng 11 năm ngoái, nhựt báo Dagen Nyheter của Thuỵ Điển đăng tin có 18 phụ nữ tố cáo Jean Claude Arnault về tội hiếp dâm, tấn công tình dục. Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển phaỉ mở cuộc điều tra nội bộ và khám phá thêm Arnault còn nhiều lần rò rỉ tin tên người thắng giải Nobel Văn Chương trước khi chính thức được Hàn Lâm Viện công bố với mục đích phục vụ cho các vụ đánh cá cược của đám cờ bạc cao cấp quốc tế. Cả nước Thuỵ Điển bị chấn động. Chuyện Frostenson tuồn tiền của Hàn Lâm Viện cho câu lạc bộ của chồng cũng bị các thành viên khác trong Hàn Lâm Viện coi như là lem nhem biển thủ tiền bạc bất chính. 

Nội bộ Hàn Lâm Viện bị hổn loạn vì một phe cho rằng người đàn bà -Frostenson, không thể bị trách nhiệm về việc làm của người đàn ông - Arnault và không kết án cũng như buộc Frostenson từ chức. Phe kia thì lên án Frostenson tội đồng loã với chồng và không xứng đáng tiếp tục làm giám khảo trong Hàn Lâm Viện trong đó có bà nghị viên Klas Ostergren từ chức và ba nghị viên khác "đình công" không làm việc.

Quy định của Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển là các nghị viên - giám khảo được bổ nhiệm là suốt đời, không có quyền từ chức. Vụ Arnault không những tạo ra khủng hoảng trong ban giám khảo giải Văn Chương của Hàn Lâm Viện mà cả sự chỉ trích dữ dội của công chúng Thuỵ Điển mất lòng tin vào sự trong sạch và công bằng của viện. Do vậy Viện Hàn Lâm phaỉ hủy bỏ giải văn chương năm nay, 2018 và chỉ trao giải cho năm 2019 sau khi xì căng đan Arnault được giải quyết.

Giới văn hoá Thuỵ Điển không thể chấp nhận sự tổn thương của nước Thuỵ Điển vì vụ bê bối này nên hơn 100 nhà văn, nhà hoạt động văn hoá Thuỵ Điển đồng đứng ra thành lập một hàn lâm viện lâm thời chỉ trong năm nay, 2018 để trao giải văn chương, thay thế cho giải Nobel. Theo đánh giá cuả công chúng, giải naỳ danh giá hơn cả giải Nobel chính thức vì thành phần ban giám khảo được mở rộng hơn, phản ảnh sự công bằng. Sau khi trao giải vaò tháng 10 năm nay, hàn lâm viện lâm thời naỳ sẽ giải tán. 

Qua sự đề cử, chọn lọc rộng rảỉ của giới hoạt động văn hoá, văn chương toàn thế giới hàn lâm viện lâm thời này nhận được một danh sách 47 nhà văn được đề cử. Sau nhiều tháng bò ra bàn mà đọc, đồng thời tranh luận sôi nổi hơn 100 nhà văn hoá Thụy Điển đã bỏ phiếu và 4 nhà văn được đưa vào chung kết gồm: Nail Gaiman người Anh, Haruki Murakami người Nhựt, Maryse Condé một nữ giáo sư văn chương người Pháp gốc nô lệ da đen trung Mý̃. và KIM THUÝ một nữ luật sư Canada gốc VIỆT vượt biên từ Sài Gòn sau 1975 lúc 10 tuổi. 

Kim Thuý không phải là một nhà văn chuyên nghiệp. Cô và gia đình qua Canada với hai bàn tay trắng nên việc kiếm sống là chính. Cô không giỏi tiếng Việt, ngôn ngữ chính là tiếng Pháp học trong trường ở Montreal, Quebec. Cô viết văn theo lối kể chuyện trong những trường hợp hết sức bất ngờ và thú vị mà các bạn sẽ nghe chính cô noí trong đoạn phỏng vấn kèm dưới meo naỳ. Ba tać phẩm điển hình cuả cô là MẪN, RU, và VI. Tác phẩm RU đã đoạt nhiều giải thưởng danh dự cuả Canada và bộ giáo dục Canada đưa vào chương trình trung học viết bằng tiếng Pháp và đã được dịch ra 27 thứ tiếng trong đó có Ucrainia và dĩ nhiên là tiếng Anh.

Vì vượt biên lúc quá nhỏ, cô không giỏi tiếng Việt. Nhân công ty Luật của cô cần cử người về VN làm việc trong việc giúp VN phát triển ngành Luật, cô đã xin về, và nhờ đó tìm lại nguồn gốc của mình, trong đó có học lại tiếng Việt nên cô nóí khá lưu loát dù vẫn có những khó khăn trong việc diễn tả ý tưởng của mình trong đoạn phỏng vấn Kim Thuý của đài VOA sau đây.

Mời các bạn thưởng thức.




No comments:

Blog Archive