Bồ Đại Kỳ
Trần Bích Lan thời Paris, đầu 1950’.
Một sáng đầu Thu của thập niên 1950, tôi đang đứng trong hành lang bọc kính của một ký túc xá trong vùng Provence để hút thuốc, nghe tiếng gió hú từng hồi và nhìn bàn tay thô bạo của gió Mistral từ miền Bắc nước Pháp đổ xuống đang vò đầu mấy cây thông; và lũ “peuplier” rất ngoan ngoản cúi đầu chịu trận. Bàn chân tôi vốn có nốt ruồi, dấu chỉ của “chân chạy”, nên tới ngày nghỉ là “vù” đi chơi xa, đến chiều Chúa Nhật, hoặc sáng thứ Hai mới trở về trường, nhưng dù có thích đi chơi, cũng phải ái ngại vì sức mạnh của gió Mistral. Tôi mãi mê nhìn cảnh vật ngoài trời, nên không để ý mấy đến mấy tên bạn lao xao rủ nhau xuống nhà ăn để ăn sáng, vì những ngày cuối tuần nhà bếp đóng cửa trễ.
Bỗng tôi giật mình quay lại vì sau lưng tôi có người nói tiếng Việt Nam “Xin lỗi anh cho tôi hỏi Trần Đình H.” Tôi quay lại nhìn một người trai trẻ cỡ tuổi tôi hoặc già hơn tôi vài ba tuổi, mặc complet màu nâu nhạt và một áo choàng gabardine cùng màu, không hào nhoáng, nhưng rất “chic”; người vừa phải, không cao cũng không thấp, không gầy mà cũng chẳng mập, đầu không mũ, tóc ngắn, mặt hơi dài. H. là bạn thân của tôi, nên tôi nhanh nhẩu “Bonjour anh, tôi là bạn thân của TĐH, không may hiện hắn đang nằm bệnh xá vì không khỏe. Anh cho tôi một phút, tôi thay đồ rồi đưa anh xuống thăm H”.
Có lẻ vì gió to mà lạ chỗ, nên khi nghe tôi đề nghị đi cùng, nét mặt anh bớt căng thẳng thấy rõ. Trước khi vao thay quần áo, tôi mời anh ta một điếu thuốc Gauloise vàng, thứ “hạng bét” dành cho lính Pháp, vừa khô, vừa nặng. Người tôi mới gặp lần đầu đó là Trần Bích Lan, như anh tự giới thiệu. Về sau tôi biết anh là thi sĩ Nguyên Sa, do TĐH nói, và TĐH còn nói nhiều về anh nữa, nhưng vì tôi không mặn mà với văn chương thi phú lắm nên không để tâm. Gặp nhau không lâu thì anh Lan và vợ cùng với đứa con trong bụng về Việt Nam. Qua tin tức từ Trần Đình Hòa, biết anh đã thành một giáo sư ăn khách, tôi cũng mừng cho anh.
Khi tôi trở về nước, anh đã là một Giáo Sư Triết nhà thơ hàng đầu, đời sống ổn định. Khi nói chuyện, anh vẫn than phiền là vì bận dạy học túi bụi, không có giờ cho hoạt động văn thơ. Thú thật, thoạt tiên tôi không có cảm tình nhiều với anh. Câu chuyện của chúng tôi rất rời rạc, nhạt phèo. Chúng tôi không cùng nghề nghiệp, tôi không biết nhiều về văn thơ. Kỷ niệm chung bên Pháp cũng “lạc điệu” vì anh ở Paris còn tôi ở miền Nam, nên hôm nào đến thăm mà không có vợ chồng Trần Đình Hòa thì tôi chỉ nói chuyện nhiều với Bà Cụ.
Mãi về sau, tôi mới biết được thực tài dạy Triết của anh, và tôi “phục sát đất”. Một lần, gia đình Hòa tổ chức một bữa cơm, yêu cầu tôi đi đón anh Lan khi tan trường. Hôm đó tôi đến sớm, không biết làm gì để giết thì giờ. Lúc nhỏ còn đi học, môn Triết là môn mà tôi ghét nhất, vừa buồn ngủ, vừa “ba phải”, hai phía tranh luận, hoàn toàn đối nghịch nhau, nhưng người nào cũng “đúng”, không như những môn Toán hoặc Lý Hóa, chỉ có một giải pháp đúng.
Nhưng trong khi chờ thầy giáo xong lớp dạy, tôi đến đứng gần cửa sổ lớp, hút thuốc, để nghe xem “cha nội” này giảng dạy ra sao. Hôm đó giáo sư Triết Trần Bích Lan đang đang dạy về “Phản Xạ Có Điều Kiện”. Tôi còn nhớ khi xưa tôi cũng có học qua bài này, tôi còn nhớ về con chó của Pavlov, và tôi đến gần cửa sổ hơn, lắng tai theo dõi con chó Pavlov của tuổi học sinh, nhưng “Thầy Lan” không nói về chú khuyển, mà nói là “khi người ta muốn cho con nít đi tè, thì người ta ‘xi’ bằng cách phát âm tiếng xi kéo dài, thì con nít sẽ tè, vì đó là phản ứng có điều kiện. Lâu ngày, cô hay cậu bé quen rồi, lúc nghe âm thanh đó thì bé biết là đã đến lúc mình phải giải tỏa áp lực của bàng quang”. Nghe xong tôi “khoái” quá, vì giáo sư giảng quá hay: đó là một điều mà không ai không biết, vì ai cũng có em có cháu, bản thân tôi đã từng nhiều lần xi cho các cháu con của các ông anh bà chị họ tôi đi tè, và tôi nhìn thấy chính mắt là chúng nó tè thiệt, chứ trường hợp con chó Pavlov thầy nói vậy thì tôi hay vậy chứ tôi có bao giờ đánh chuông leng keng để xem con chó tiết nước bọt đâu. Dĩ nhiên trong bài giảng anh cũng nói về trường hợp con chó, nhưng đó chỉ là để học trò biết về từ chương mà thôi, chứ thực nghiệm thì ai cũng kiểm nhận được cái “xi” thần sâu của ông bà chúng ta. Sau cái “buổi chiều định mệnh” đó, tôi nhìn Triết Học với một nhãn quan khác, nhờ anh Lan. Từ đó về sau, chiều chiều có việc đi đâu, tôi cũng hay ghé để nghe lóm, rồi chờ anh xong, tôi đưa anh đi ra Kim Hoa “nhậu” vài chai “33”, rồi mới về nhà.
Về sau, tôi theo bước Trần Đình Hòa vào làm em rể anh Lan. Đám cưới của chúng tôi khá đặc biệt, vì cô dâu chú rể không có đi hưởng “tuần trăng mật”. Ngay sau đám cưới một ngày, các Giáo Sư Trần Bích Lan “Triết Học chi Bảo”, Nguyễn Văn Phú “Chưởng môn Tóan Học” và Giáo Sư Nguyễn Xuân Nghiên (?)“Đại Sư Lý Hóa” đều bị lực lượng Công An của Tướng Nguyễn Văn Là bắt giam vì có manh nha đảo chánh. Một sự việc mà ngay cả con nít cũng phải bật cười: ba anh thầy giáo trói gà không chặt, nhát như cáy, dưới tay không có một nhân viên, mà bị ghép vào tội lập đảng để đảo chánh!
Lúc đó Bà Cụ ở nhà với chị Lan vừa sinh cháu út được vài tuần, nên tôi được bầu làm người “đàn ông trong nhà”. Tôi trong quân ngũ, mà phép dài hạn lại rất khó xin nên vấn đề “trăng mật” phải quên đi. Những cáo buộc vu vơ như vậy mà nếu không nhờ có ông cố của anh là Cụ Thượng Thư Trần Trạm, người đã che chở “ông” Ngô Đình Diệm trong Triều khi xưa thì có lẽ cả ba ông thầy “một ra là khó ve.à.”
Sau khi ra khỏi trại tù “biệt kích Ngô Quyền”, hường thêm đặc ân được Tổng Thống Ngô Đình Diện đích thân tiếp kiến, Trần Bích Lan bỗng trở thành con người khác. Anh chị Lan rút về khỏi nơi đô hội, về đường Phan Thanh Giản tự làm chủ trường Văn Học. Bỏ luôn veston, xe hơi tài xế, anh Lan tối ngày chụp trên đầu cái mũ, áo ngoài quần, có thêm biệt danh “Ông Đội Mũ”. Nhờ vui bước giang hồ theo anh mà tôi có tên là Bồ Hòn. Đó là khi thành bạn Trần Dạ Từ, nhập bọn “Nồi Niêu Xoong Chảo” làm các nhật báo Sống, Hòa Bình, Độc Lập, Báo Đen..., cùng vui với Kiều Phong Lê Tất Điều, Đỗ Quí Toàn / Ông Đạo Cấy, Cung Tiến / Thạch Chương và Nguyên Sa/ Hư Trúc. Nhưng đó là chuyện khác.
Sau Cơn Hồng Thủy 1975, anh chị và cháu Út đã sang Pháp. Và sau khi nghiên cứu kỹ tinh hình, anh đi học để trở thành Expert Comptable.
Expert Comptable của Pháp cũng tương tự như CPA của Mỹ. Nhưng học khó hơn, nhất là môn Toán rất “nặng”, và khi hành sự công việc cũng đòi hỏi hơn, nên một người Expert Comptable giỏi của Pháp có thể lãnh lương nhiều hơn một CPA của Mỹ rất nhiều. Chương trình hoc là 4 năm, nhưng ít có người họbạn c xong trong 4 năm, vì như tôi đã nói, Toán rất nặng. Khi nghe tin anh đi học môn này, tôi rất hoài nghi về sự chọn lựa của anh, nên tôi cũng ít hỏi thăm vì sợ anh khó trả lời, nếu anh đuối. Và tôi đã vô cùng kinh ngạc khi biết anh đã đậu bằng Expert Comptable sau chỉ có 3 năm học, nghĩa là trong một năm nào đó, anh đã “làm” luôn 2 chứng chỉ một lúc. Trong tâm tưởng, tôi đã xin lỗi vì đã coi nhẹ anh.
Càng ngày, con người Trần Bích Lan càng lộ cho tôi thấy anh là một génie / thiên tài.
Lần đầu tiên từ Paris qua Hoa Kỳ chơi và thăm thú bạn bè, trước khi về Pháp anh nói với tôi là khu Bolsa còn thiếu một tiệm chè, bây giờ mình mở tiệm chè là ăn tiền. Lúc đó chưa có Chè Hiển Khánh. Nhưng nghe vậy thì biết vậy, chứ tôi nghĩ mình không có nghề, thuê người thì rất phức tạp, vả lại tôi không thích buôn bán, nên lờ luôn.
Nhưng số của các thiên tài thường không ít lận đận. Sau khi đậu bằng Expert Comptable xong, đáng lý anh Lan ung dung ở Pháp để “thu tiền” thì Mitterand lên làm Tổng Thống Pháp trong 7 năm. Mitterand là một người của đảng Xã Hội có liên minh với Marchais là đảng cộng sản, nên anh lo xa, tìm đường di tản trước qua Hoa Kỳ.
Thế rồi từ một Giáo Sư kiêm Thi Sĩ hàng đầu một quốc gia, khi đổi đời thì cầm trong tay một bằng cấp “hái ra tiền” của Pháp, thêm một lần di tản, anh lại phải bắt đầu lại từ đầu trên đất Mỹ. Tay chân vụng về như anh mà cũng tìm được việc “assembler” điện tử đã làm tôi ngạc nhiên. Sau đó, tài ứng biến của anh, khi làm báo, làm nhà in, làm băng nhạc Việt trên đất Mỹ dễ dàng kiểu “một vốn bốn lời” mà làm đâu ăn đó, càng làm tôi thán phục. Các bạn thân, cũng như tôi, đành ngả mũ chào thua”.
Anh em quen biết từ xưa, nhất là đám bạn từng học bên Pháp từ cuối thập niên 40 và hiện đang sinh sống bên Pháp, độ vài ba năm lại hẹn nhau sang Cali chơi. Khi có dịp gặp lại cùng ăn nhậu vui đùa, điểm danh “bè bạn thời tuổi trẻ”, anh em thường gọi Trần Bích Lan là “Midas”. Đây là biệt danhø đặt theo tên một ông vua trong thần thoại. Theo truyền thuyết của Hy Lạp thì khi ông này đụng đến món gì thì món đó liền biến thành vàng. Gọi vậy, vì thi sĩ nhà ta có một cái nhìn về kinh tế hết sức bén nhạy. Chúng tôi đứa thì nói là nếu anh liều lĩnh hơn, với cái “flair”, cái khả năng “đánh mùi” thị trường của anh, thì trên đất Mỹ này có lẽ khỏi phải đi làm, chỉ cần ngồi nhà đầu tư cũng đủ thành tỉ phú, không khi ông cụ thân sinh của anh khi còn ở Hà Nội. Đứa thì nói nếu bộ óc của Midas Trần Bích Lan là một cái máy xe hơi hay máy bay, thì chắc không cái máy nào qua mặt được, vì đầu óc anh hoạt động không ngưng nghỉ. Điều này thì riêng tôi biết rõ.
Có khi anh ngồi đó, hai bàn tay ôm bụng, mắt lim dim như một thiền sư, nhưng đầu óc thì vẫn làm việc hết tốc lực. Có thể chàng vừa nghĩ đến một bài thơ lục bát, vừa duyệt lại xem báo Đời còn thiếu bài gì, vừa tìm cách sửa cái hệ thống nước của cái nhà đang cho mướn bên Woodbridge, vừa nghĩ đến cuốn sách đang viết. Tôi biết điều đó là vì có một hôm, đang trong trạng thái “nửa tỉnh nửa mê” đó anh bật dậy hỏi tôi vài câu về tình báo Mossad của Do Thái, hoặc súng Luger của Đức hoạt động như thế nào, nặng nhẹ ra sao, có cân bằng không, bắn có bị giật không, có chính xác không... Để rồi về sau, khi đọc Giấc Mơ tôi có thấy những chi tiết của buổi nói chuyện ngày hôm đó. Giấc Mơ là tên bộ trường thiên tiểu thuyết chính trị trào lộng anh viết ở hải ngoại, đã in được ba cuốn. Cũng như truyện dài “Vài Ngày Làm Việc ở Chung Sự Vụ” đã in ở Việt Nam, với tôi, đây là thứ tiểu thuyết tối tân, chưa từng có ở đâu.
Sau khi biết mình bị bệnh, anh nói chuyện với tôi nhiều hơn. Anh biết tôi thích ngành Y, và có đọc khá nhiều về các sách liên quan đến Y học, nên hay bàn bạc với tôi , cho tôi hay phương thức trị liệu và những tiến trình của công việc chữa chạy. Mặc dù anh có hai người con là bác sĩ, nhưng có lẽ anh không muốn cho gia đình lo chăng.
Có lúc anh phải vào bệnh viện trong thành phố Orange, chỉ cách sở làm của tôi chưa đến một dặm, nên tôi thường ghé thăm. Một hôm, anh bảo tôi là anh cần được cạo râu, và nhờ tôi làm việc đó. Việc gì chứ cạo râu là “nghề” của tôi nên hôm sau tôi mang đủ “dụng cụ hành nghề” để cạo râu cho chàng. Hành nghề thợ cạo xong, trên đường về sở làm, tôi lại đâm lo, vì dù từ khi nằm bệnh, anh có vẻ hơi “nhõng nhẽo” hơn, nhưng nhờ tôi cạo râu là chuyện chưa từng có.
Tháng 12 năm 1997 tôi được hãng biệt phái tạm lên New York 3 tháng để giúp một đơn vị mới thành lập. Ông giám đốc đơn vị mới có vẻ thích năng xuất của tôi, nên trước khi mãn hạn biệt phái ông ta đề nghị tôi thuyên chuyển hẳn về New York, công việc chỉ có 7 giờ 30 phút một ngày thay vì 8 giờ như tiêu chuẩn, và tăng lương 35%. Tăng lương 35% là một gia tăng “khổng lồ”, nên khi về lại Quận Cam, tôi đã vấn kế anh.
Như một Expert Comptable có văn bằng, anh đã hỏi tôi định làm việc bao nhiêu lâu nữa, định làm gì với mấy cái nhà ở đây. sau khi về hưu có trở lại sống ở đây không, và nhiều câu hỏi nữa. Rút cục những điều anh khuyên cũng giống như suy nghĩ của tôi. Tôi bắt đầu thu xếp làm thủ tục thuyên chuyển, và định đến tháng 7 năm 1998 tôi đi New York làm việc.
Hai tháng trước ngày tôi “dời đô” lên miền Đông Bắc, ngày 18 tháng 4 năm 1998, Nguyên Sa Trần Bích Lan, tức Giuse Trần Bích Lan được Chúa gọi về Nhà Cha.
Bồ Đại Kỳ
Source:Vietbao
Khi tôi trở về nước, anh đã là một Giáo Sư Triết nhà thơ hàng đầu, đời sống ổn định. Khi nói chuyện, anh vẫn than phiền là vì bận dạy học túi bụi, không có giờ cho hoạt động văn thơ. Thú thật, thoạt tiên tôi không có cảm tình nhiều với anh. Câu chuyện của chúng tôi rất rời rạc, nhạt phèo. Chúng tôi không cùng nghề nghiệp, tôi không biết nhiều về văn thơ. Kỷ niệm chung bên Pháp cũng “lạc điệu” vì anh ở Paris còn tôi ở miền Nam, nên hôm nào đến thăm mà không có vợ chồng Trần Đình Hòa thì tôi chỉ nói chuyện nhiều với Bà Cụ.
Mãi về sau, tôi mới biết được thực tài dạy Triết của anh, và tôi “phục sát đất”. Một lần, gia đình Hòa tổ chức một bữa cơm, yêu cầu tôi đi đón anh Lan khi tan trường. Hôm đó tôi đến sớm, không biết làm gì để giết thì giờ. Lúc nhỏ còn đi học, môn Triết là môn mà tôi ghét nhất, vừa buồn ngủ, vừa “ba phải”, hai phía tranh luận, hoàn toàn đối nghịch nhau, nhưng người nào cũng “đúng”, không như những môn Toán hoặc Lý Hóa, chỉ có một giải pháp đúng.
Nhưng trong khi chờ thầy giáo xong lớp dạy, tôi đến đứng gần cửa sổ lớp, hút thuốc, để nghe xem “cha nội” này giảng dạy ra sao. Hôm đó giáo sư Triết Trần Bích Lan đang đang dạy về “Phản Xạ Có Điều Kiện”. Tôi còn nhớ khi xưa tôi cũng có học qua bài này, tôi còn nhớ về con chó của Pavlov, và tôi đến gần cửa sổ hơn, lắng tai theo dõi con chó Pavlov của tuổi học sinh, nhưng “Thầy Lan” không nói về chú khuyển, mà nói là “khi người ta muốn cho con nít đi tè, thì người ta ‘xi’ bằng cách phát âm tiếng xi kéo dài, thì con nít sẽ tè, vì đó là phản ứng có điều kiện. Lâu ngày, cô hay cậu bé quen rồi, lúc nghe âm thanh đó thì bé biết là đã đến lúc mình phải giải tỏa áp lực của bàng quang”. Nghe xong tôi “khoái” quá, vì giáo sư giảng quá hay: đó là một điều mà không ai không biết, vì ai cũng có em có cháu, bản thân tôi đã từng nhiều lần xi cho các cháu con của các ông anh bà chị họ tôi đi tè, và tôi nhìn thấy chính mắt là chúng nó tè thiệt, chứ trường hợp con chó Pavlov thầy nói vậy thì tôi hay vậy chứ tôi có bao giờ đánh chuông leng keng để xem con chó tiết nước bọt đâu. Dĩ nhiên trong bài giảng anh cũng nói về trường hợp con chó, nhưng đó chỉ là để học trò biết về từ chương mà thôi, chứ thực nghiệm thì ai cũng kiểm nhận được cái “xi” thần sâu của ông bà chúng ta. Sau cái “buổi chiều định mệnh” đó, tôi nhìn Triết Học với một nhãn quan khác, nhờ anh Lan. Từ đó về sau, chiều chiều có việc đi đâu, tôi cũng hay ghé để nghe lóm, rồi chờ anh xong, tôi đưa anh đi ra Kim Hoa “nhậu” vài chai “33”, rồi mới về nhà.
Về sau, tôi theo bước Trần Đình Hòa vào làm em rể anh Lan. Đám cưới của chúng tôi khá đặc biệt, vì cô dâu chú rể không có đi hưởng “tuần trăng mật”. Ngay sau đám cưới một ngày, các Giáo Sư Trần Bích Lan “Triết Học chi Bảo”, Nguyễn Văn Phú “Chưởng môn Tóan Học” và Giáo Sư Nguyễn Xuân Nghiên (?)“Đại Sư Lý Hóa” đều bị lực lượng Công An của Tướng Nguyễn Văn Là bắt giam vì có manh nha đảo chánh. Một sự việc mà ngay cả con nít cũng phải bật cười: ba anh thầy giáo trói gà không chặt, nhát như cáy, dưới tay không có một nhân viên, mà bị ghép vào tội lập đảng để đảo chánh!
Lúc đó Bà Cụ ở nhà với chị Lan vừa sinh cháu út được vài tuần, nên tôi được bầu làm người “đàn ông trong nhà”. Tôi trong quân ngũ, mà phép dài hạn lại rất khó xin nên vấn đề “trăng mật” phải quên đi. Những cáo buộc vu vơ như vậy mà nếu không nhờ có ông cố của anh là Cụ Thượng Thư Trần Trạm, người đã che chở “ông” Ngô Đình Diệm trong Triều khi xưa thì có lẽ cả ba ông thầy “một ra là khó ve.à.”
Sau khi ra khỏi trại tù “biệt kích Ngô Quyền”, hường thêm đặc ân được Tổng Thống Ngô Đình Diện đích thân tiếp kiến, Trần Bích Lan bỗng trở thành con người khác. Anh chị Lan rút về khỏi nơi đô hội, về đường Phan Thanh Giản tự làm chủ trường Văn Học. Bỏ luôn veston, xe hơi tài xế, anh Lan tối ngày chụp trên đầu cái mũ, áo ngoài quần, có thêm biệt danh “Ông Đội Mũ”. Nhờ vui bước giang hồ theo anh mà tôi có tên là Bồ Hòn. Đó là khi thành bạn Trần Dạ Từ, nhập bọn “Nồi Niêu Xoong Chảo” làm các nhật báo Sống, Hòa Bình, Độc Lập, Báo Đen..., cùng vui với Kiều Phong Lê Tất Điều, Đỗ Quí Toàn / Ông Đạo Cấy, Cung Tiến / Thạch Chương và Nguyên Sa/ Hư Trúc. Nhưng đó là chuyện khác.
Sau Cơn Hồng Thủy 1975, anh chị và cháu Út đã sang Pháp. Và sau khi nghiên cứu kỹ tinh hình, anh đi học để trở thành Expert Comptable.
Expert Comptable của Pháp cũng tương tự như CPA của Mỹ. Nhưng học khó hơn, nhất là môn Toán rất “nặng”, và khi hành sự công việc cũng đòi hỏi hơn, nên một người Expert Comptable giỏi của Pháp có thể lãnh lương nhiều hơn một CPA của Mỹ rất nhiều. Chương trình hoc là 4 năm, nhưng ít có người họbạn c xong trong 4 năm, vì như tôi đã nói, Toán rất nặng. Khi nghe tin anh đi học môn này, tôi rất hoài nghi về sự chọn lựa của anh, nên tôi cũng ít hỏi thăm vì sợ anh khó trả lời, nếu anh đuối. Và tôi đã vô cùng kinh ngạc khi biết anh đã đậu bằng Expert Comptable sau chỉ có 3 năm học, nghĩa là trong một năm nào đó, anh đã “làm” luôn 2 chứng chỉ một lúc. Trong tâm tưởng, tôi đã xin lỗi vì đã coi nhẹ anh.
Càng ngày, con người Trần Bích Lan càng lộ cho tôi thấy anh là một génie / thiên tài.
Lần đầu tiên từ Paris qua Hoa Kỳ chơi và thăm thú bạn bè, trước khi về Pháp anh nói với tôi là khu Bolsa còn thiếu một tiệm chè, bây giờ mình mở tiệm chè là ăn tiền. Lúc đó chưa có Chè Hiển Khánh. Nhưng nghe vậy thì biết vậy, chứ tôi nghĩ mình không có nghề, thuê người thì rất phức tạp, vả lại tôi không thích buôn bán, nên lờ luôn.
Nhưng số của các thiên tài thường không ít lận đận. Sau khi đậu bằng Expert Comptable xong, đáng lý anh Lan ung dung ở Pháp để “thu tiền” thì Mitterand lên làm Tổng Thống Pháp trong 7 năm. Mitterand là một người của đảng Xã Hội có liên minh với Marchais là đảng cộng sản, nên anh lo xa, tìm đường di tản trước qua Hoa Kỳ.
Thế rồi từ một Giáo Sư kiêm Thi Sĩ hàng đầu một quốc gia, khi đổi đời thì cầm trong tay một bằng cấp “hái ra tiền” của Pháp, thêm một lần di tản, anh lại phải bắt đầu lại từ đầu trên đất Mỹ. Tay chân vụng về như anh mà cũng tìm được việc “assembler” điện tử đã làm tôi ngạc nhiên. Sau đó, tài ứng biến của anh, khi làm báo, làm nhà in, làm băng nhạc Việt trên đất Mỹ dễ dàng kiểu “một vốn bốn lời” mà làm đâu ăn đó, càng làm tôi thán phục. Các bạn thân, cũng như tôi, đành ngả mũ chào thua”.
Anh em quen biết từ xưa, nhất là đám bạn từng học bên Pháp từ cuối thập niên 40 và hiện đang sinh sống bên Pháp, độ vài ba năm lại hẹn nhau sang Cali chơi. Khi có dịp gặp lại cùng ăn nhậu vui đùa, điểm danh “bè bạn thời tuổi trẻ”, anh em thường gọi Trần Bích Lan là “Midas”. Đây là biệt danhø đặt theo tên một ông vua trong thần thoại. Theo truyền thuyết của Hy Lạp thì khi ông này đụng đến món gì thì món đó liền biến thành vàng. Gọi vậy, vì thi sĩ nhà ta có một cái nhìn về kinh tế hết sức bén nhạy. Chúng tôi đứa thì nói là nếu anh liều lĩnh hơn, với cái “flair”, cái khả năng “đánh mùi” thị trường của anh, thì trên đất Mỹ này có lẽ khỏi phải đi làm, chỉ cần ngồi nhà đầu tư cũng đủ thành tỉ phú, không khi ông cụ thân sinh của anh khi còn ở Hà Nội. Đứa thì nói nếu bộ óc của Midas Trần Bích Lan là một cái máy xe hơi hay máy bay, thì chắc không cái máy nào qua mặt được, vì đầu óc anh hoạt động không ngưng nghỉ. Điều này thì riêng tôi biết rõ.
Có khi anh ngồi đó, hai bàn tay ôm bụng, mắt lim dim như một thiền sư, nhưng đầu óc thì vẫn làm việc hết tốc lực. Có thể chàng vừa nghĩ đến một bài thơ lục bát, vừa duyệt lại xem báo Đời còn thiếu bài gì, vừa tìm cách sửa cái hệ thống nước của cái nhà đang cho mướn bên Woodbridge, vừa nghĩ đến cuốn sách đang viết. Tôi biết điều đó là vì có một hôm, đang trong trạng thái “nửa tỉnh nửa mê” đó anh bật dậy hỏi tôi vài câu về tình báo Mossad của Do Thái, hoặc súng Luger của Đức hoạt động như thế nào, nặng nhẹ ra sao, có cân bằng không, bắn có bị giật không, có chính xác không... Để rồi về sau, khi đọc Giấc Mơ tôi có thấy những chi tiết của buổi nói chuyện ngày hôm đó. Giấc Mơ là tên bộ trường thiên tiểu thuyết chính trị trào lộng anh viết ở hải ngoại, đã in được ba cuốn. Cũng như truyện dài “Vài Ngày Làm Việc ở Chung Sự Vụ” đã in ở Việt Nam, với tôi, đây là thứ tiểu thuyết tối tân, chưa từng có ở đâu.
Sau khi biết mình bị bệnh, anh nói chuyện với tôi nhiều hơn. Anh biết tôi thích ngành Y, và có đọc khá nhiều về các sách liên quan đến Y học, nên hay bàn bạc với tôi , cho tôi hay phương thức trị liệu và những tiến trình của công việc chữa chạy. Mặc dù anh có hai người con là bác sĩ, nhưng có lẽ anh không muốn cho gia đình lo chăng.
Có lúc anh phải vào bệnh viện trong thành phố Orange, chỉ cách sở làm của tôi chưa đến một dặm, nên tôi thường ghé thăm. Một hôm, anh bảo tôi là anh cần được cạo râu, và nhờ tôi làm việc đó. Việc gì chứ cạo râu là “nghề” của tôi nên hôm sau tôi mang đủ “dụng cụ hành nghề” để cạo râu cho chàng. Hành nghề thợ cạo xong, trên đường về sở làm, tôi lại đâm lo, vì dù từ khi nằm bệnh, anh có vẻ hơi “nhõng nhẽo” hơn, nhưng nhờ tôi cạo râu là chuyện chưa từng có.
Tháng 12 năm 1997 tôi được hãng biệt phái tạm lên New York 3 tháng để giúp một đơn vị mới thành lập. Ông giám đốc đơn vị mới có vẻ thích năng xuất của tôi, nên trước khi mãn hạn biệt phái ông ta đề nghị tôi thuyên chuyển hẳn về New York, công việc chỉ có 7 giờ 30 phút một ngày thay vì 8 giờ như tiêu chuẩn, và tăng lương 35%. Tăng lương 35% là một gia tăng “khổng lồ”, nên khi về lại Quận Cam, tôi đã vấn kế anh.
Như một Expert Comptable có văn bằng, anh đã hỏi tôi định làm việc bao nhiêu lâu nữa, định làm gì với mấy cái nhà ở đây. sau khi về hưu có trở lại sống ở đây không, và nhiều câu hỏi nữa. Rút cục những điều anh khuyên cũng giống như suy nghĩ của tôi. Tôi bắt đầu thu xếp làm thủ tục thuyên chuyển, và định đến tháng 7 năm 1998 tôi đi New York làm việc.
Hai tháng trước ngày tôi “dời đô” lên miền Đông Bắc, ngày 18 tháng 4 năm 1998, Nguyên Sa Trần Bích Lan, tức Giuse Trần Bích Lan được Chúa gọi về Nhà Cha.
Bồ Đại Kỳ
Source:Vietbao
No comments:
Post a Comment