Tác Giả: Nguyễn Thanh Tú | Posted on: 2016-06-01 |
Ngày 01 tháng 6, 2016
Xin chào Quý Vị
Tôi là Nguyễn Thanh Tú, con trai của cố ký giả Đạm Phong.
Qua hơn ba thập niên, tôi nghĩ rằng cha tôi đã sai khi quyết bảo vệ niềm tin của Ông. Vì nhất định không thoả hiệp về đạo đức của người làm báo, ông đã mất mạng.
Tôi mất người cha, người thầy và cũng là người bạn. Gia đình tôi mất đi người đứng đầu. Láng giềng của tôi mất đi một công dân khả kính. Cộng đồng của tôi mất đi một tiếng nói kiên định. Và ngành báo chí mất đi một ngòi bút bất khuất.
Người mặc áo trắng là Nguyễn Thanh Tú (19 tuổi), con trai của cố ký giả Đạm Phong. Houston, Texas 08-24-1982
Khi tôi lớn lên, nỗi tức giận vì mất cha đã dần nhường chỗ cho niềm kính trọng. Cha tôi biết ông đang gặp hiểm nguy. Chúng tôi đã bàn về chuyện đó. Trong khoảng thời gian trước khi Ông bị sát hại, chúng tôi thậm chí đã cùng đối mặt với những kẻ trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Họ cố gắng mua chuộc. Họ đe dọa. Họ dùng bạo lực. Nhưng vô ích.
Đối với cha tôi, tự do báo chí là thiêng liêng. Đó là lý do khởi thuỷ để chúng tôi rời bỏ Việt Nam và sang đây. Tôi nhớ Ông hay nói với mọi người, tôi không chọn ngành báo chí mà ngành báo chí đã chọn tôi. Ông không lùi bước. Và Mặt Trận Hoàng Cơ Minh không bỏ cuộc.
“Làm thế nào tôi có thể giải thích cho các con tôi rằng ông nội các cháu đã liều mình bằng đường biển đầy tuyệt vọng sang Mỹ để có tự do, để rồi ông nội các cháu lại bị giết vì làm báo Tự Do?” Houston, Texas 2015
Ông chiến đấu bằng chữ nghĩa. Họ dùng súng đạn.
Vụ sát hại cha tôi và bốn nhà báo người Mỹ gốc Việt khác đã diễn ra từ năm 1981 đến năm 1990. Chuyện đã cũ, có thể một số người nghĩ vậy. Nhưng không cũ đối với tôi và gia đình tôi, và cũng không cũ đối với tất cả những ai – như tôi – tin rằng chuyện này chưa kết thúc cho đến khi vụ án được mở lại và thủ phạm bị đưa ra trước ánh sáng công lý.
Nguyễn Đạm Phong – cha của tôi – sẽ đồng ý với buổi họp báo hôm nay. Cùng với tôi trên bàn tham luận là những nhà báo chịu trách nhiệm chiếu rọi ánh sáng lên hồ sơ bị lãng quên từ lâu về các nhà báo Mỹ gốc Việt bị sát hại ngay trên đất Mỹ. Trước mặt tôi, quý vị là các nhà báo mà tôi hy vọng sẽ đưa câu chuyện này đi xa hơn nữa.
Câu chuyện về các nhà báo bị sát hại không cũ, cha tôi chắc sẽ nói thế. Mười nhà báo đã bị giết chết trên thế giới trong năm nay. Gần 1.200 nhà báo đã thiệt mạng kể từ năm 1992. Tự do báo chí vẫn còn bị vây hãm, và trách nhiệm của các nhà báo là phải nói lên những gì đang xảy ra, cũng như những gì đã bị bụi thời gian bao phủ.
Thời cha tôi hành nghề báo chí, chúng ta không thể tưởng tượng được sẽ có một ngày mà nhiều chục ngàn người Việt Nam túa ra đường để chào đón Tổng thống Obama tại Việt Nam. Vậy mà điều đó đã xảy ra. Tổng Thống Hoa Kỳ đã đến thăm Hà Nội và nói về nhân quyền ngay tại thủ đô của nước Cộng sản ấy. Đó là một ngày mới, ngoại trừ một điều.
Vụ giết hại năm nhà báo ở Mỹ vẫn chưa có đáp số. Cho tôi được nói rõ, lòng tôi đã thanh thản với quyết định của cha tôi khi xưa. Song lẽ, vẫn phải mở lại cuộc điều tra và đem lại công lý lúc này. Không chỉ cho cha tôi. Không chỉ cho tôi và gia đình tôi. Mà cho tất cả những ai theo đuổi chân lý bằng ngành báo chí.
Nguyên văn tiếng Anh:
I spent more than three decades thinking my father was wrong for standing up for his beliefs. Refusing to compromise on his journalistic ethics cost him his life.
I lost my father, my mentor and my friend. My family lost the head of our household. My neighborhood lost one of its most respected citizens. My beloved Vietnamese community lost an unwavering voice. And journalism lost achampion.
As I’ve grown older, the anger I felt at losing my father has evolved into respect. He knew what he was risking. We talked about it. In the time leading up to his murder, we even faced the Front (Mat Tran) together. They tried bribes. Threats. Violence. Nothing worked.
To him, freedom of the press was sacred. It is why we originally came here from Vietnam. I remember him telling people, I didn’t pick journalism. Journalism picked me. He would not back down. And they would not back off. He fought with words. They used bullets.
My father’s murder and the murders of four other Vietnamese American journalists took place between 1981 and 1990. Old news, some may say. Not to me. Not to my family. And not to all who believe – as I do – that this story does not end until the case is reopened and the guilty are brought to justice.
Nguyen Dam Phong – my father – would approve of this gathering. With me on the panel are journalists responsible for shining light on a long forgotten case of Vietnamese American journalists murdered right on U.S. soil. Before me are journalists who will hopefully carry the story a bit further down the field.
The story of murdered journalists is not old, my father would say. Ten journalists have been killed this year worldwide. Nearly 1,200 have been killed since 1992. Freedom of the press remains under siege, and it is up to reporters to tell what is happening, as well as what has been covered up by the sands of time.
When my father was reporting, we could not imagine the day when Vietnamese came out in the tens of thousands to welcome President Obama in Vietnam. Yet here we are. The President has visited Hanoi and spoken about human rights right in the heart of that Communist country. It is a new day except for one thing.
The murders of five journalists in America have never been solved. Let me be clear. I have come to peace with my father’s decision. Still, the day has arrived for the investigation to be reopened, and for justice to finally be served. Not just for him. Not just for me and my family. But for all those who pursue truth through journalism.
***
Thư của Gs Nguyễn Văn Lục gửi ngay sau khi theo dõi buổi họp báo trên
Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt
Nguyễn Văn Lục
Cả đêm qua và sáng nay, tôi chờ đợi buổi họp báo ở Washington DC diễn ra vào hôm nay, mồng một tháng sáu năm 2016 về những nhà báo gốc Việt bị giết vào thập niên 1980.
Đầu óc còn đang quay cuồng với chuyến đi của ông TT Mỹ. Một ông bạn rủ buổi trưa đi ăn bún chả của Obama.. Chẳng ra làm sao cả, mùi cá chết- hình như ở nước mắm- đã xông lên mũi. Thằng chả TT. Mỹ hay thật, ăn bún chả, nước mắm thúi mà còn mua thêm bốn phần để take out. Ăn một bữa bún chả mà bán được 100 máy bay phản lực. Cuối tuần vừa qua cũng đã phải chiều ý bà vợ đi mua hai caisse nước mắm dự trữ, sợ sau này phải ăn nước mắm cá chết nhiễm độc!!
Nhưng đàn bà họ không nghĩ xa hơn một tý nữa dùm, hết hai caisse rồi thì sao?|Đàn cá chết ở miền Trung và số phận như thế nào dành cho Trần Huỳnh Duy Thức. Trương Duy Nhất, Điếu Cầy đều được ra tù rồi sang bên này trở thành rác Mỹ.
Buổi họp báo nhằm kêu gọi Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ mở lại cuộc điều tra về cái chết của năm nhà báo bị giết cho đến nay vẫn chưa được giải quyết xong.
Trong số những nhân vật có mặt trong buổi họp náo này có ký giả A.C Thompson và anh Nguyễn Thanh Tú.
Thiên duyên tiền định chăng? Một câu chuyện avant-gout gửi đến riêng anh Nguyễn Thanh Tú.
Trong buổi tối ngày 31 tháng năm, đang ngồi trước màn hình, tôi nghe được tin có cuộc phỏng vấn mẹ của một bé trai 5 tuổi cách đây 31 năm đã bị bắt cóc và ám sát chết khi em bé trai này ra đứng chơi gần nhà.
Em bé tên Demi-Roux Bergevin chỉ ra khỏi nhà khoảng 15 phút, ngày 5 tháng sáu, 1985 và từ đó em biệt tích. Khu em ở là khu St Paul, một khu dành cho dân nghèo, ngoại ô thành phố Montreal.
Ba ngày sau, người ta đã tìm được xác của bé trai ở rất xa nơi em cư ngự và sau đó cảnh sát đã mở cuộc điều tra để tìm ra thủ phạm!! Thủ phạm đã không tìm được ra như trong một số trường hợp tương tự.
Bà mẹ của em bé trai đã không bỏ cuộc.
Suốt 30 năm- toute seule- Bà tự nguyện và hứa với con trai là bà sẽ bằng mọi cách tìm ra thủ phạm. Bà tự mở một cuộc điều tra riêng, thu thập tin tức, hình ảnh liên quan đến những vụ ám sát tương tự.
Năm 1993, bà đã báo cho cảnh sát điều tra một nghi phạm tên J.Baptiste Duchesnau, tên này lúc ấy đang bị giam giữ về một vụ án hình sự khác. Nhưng vẫn chưa đủ bằng cớ tội phạm.
Tiếc thay, tên tội phạm này sau đó đã tự tử chết trong nhà tù. Vụ án kể như chìm xuồng. Nhiều cảnh sát điều tra tội phạm đã làm việc với bà, kết quả không đi đến đâu.
Từ 1993 đến nay 2016, có một cảnh sát điều tra tội phạm đã có thể tìm ra dấu tích tội phạm và cuối cùng, họ đã thông báo cho bà biết, đã có đủ bằng cớ tội phạm chính là tên sát nhân Duchesnau đã tự tử năm 1993.
Được hỏi bà có cảm nghĩ gì khi thủ phạm được tìm ra và nhận diện( Identifiés). Bà nói trong xúc động: Lời hứa với con đã được thực hiện.
Được hỏi có dự tính gì cho tương lai?
Bà trả lời: Như một giải thoát- một immense soulagement.
Nghĩ đến câu chuyện này, tôi nghĩ đến trường hợp anh Nguyễn Thanh Tú.
Sẽ có một ngày anh Tú ạ.. Người Việt Nam thường có câu tự an ủi: Lưới Trời lồng lộng thưa mà không lọt.
Tôi và rất nhiều người cầm bút khác chia xẻ với anh trong một niềm hy vọng không lâu, cơ quan tư pháp Hoa Kỳ sẽ mở cuộc điều tra để tìm ra những thủ phạm đã ám hại cha anh- ký giả Đạm Phong và những người khác.
Phần tôi chống mắt lên để xem những tờ báo lớn nào, những cơ quan truyền thông nào trong nay mai, đăng hay không đăng những tin tức liên quan đến vụ án báo chí này. Đấy cũng là dấu hiệu hay đấy chứ. Phải không cô Hà Giang? Ký giả gạo cội của một tờ báo lớn.
Xin chờ xem nhé!!
-----------
No comments:
Post a Comment