Đây rồi, đỉnh cao là đây!
Năm Xích Lô
Bà con sống trên đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, thành Hồ đang lo nhà thành “hồ” thực sự. Để chống ngập, đỉnh cao trí tệ đảng đã “đồng ý nhất trí” sẽ nâng đường lên cao hơn từ 0,7 đến 1,3 mét từ mũi tàu Phú Lâm đến vòng xoay An Lạc (khoảng 3 km).
Theo nhà cầm quyền địa phương cho biết “trước đó đã họp dân và thông báo chi tiết thì người dân hoan nghênh với gần 90% đồng thuận” (sic). Mùa mưa đang tới nên nhà cầm quyền cho xây tường chặn trước cửa nhà dân để nâng đường lên “tầm cao mới”. Đường chắc chắn hết ngập vì nước... chảy vào nhà dân. Hoan hô nhà ngập nước, thế là khỏi lo “mất nước”. Cá chết chẳng được lời đáp của nhà nước, thôi nhà ngập nuôi cá ăn đỡ vậy, chớ ăn cá trôi nổi chẳng rõ nguồn gốc lo lắm.
Điệp khúc ngập rồi chống và chống rồi vẫn ngập là sao? Lãnh đạo thành Hồ hứa đến năm X sẽ hết ngập, để rồi năm X đến lại hứa năm Y sẽ ngập hết, xin lỗi hết ngập. Chẳng lẽ họ ngu đần và chẳng biết phải làm gì? Mặc dù kém thông minh (thiểu năng) nhưng gian dối thì thuộc hạng siêu cấp. Miệng của cán bộ đảng thuộc loại ăn tạp đến độ cứu trợ cho dân nghèo đói họ còn ăn được mà, nói chi dự án thì “phần trăm em ơi, tụi bay được chia phần trăm, phần trăm anh ơi, tụi tui lại trúng thầu rồi...” (xin lỗi tác giả Ngọc Sơn & Tuấn Hải của bản nhạc 100 Phần Trăm).
Sài Gòn là vùng đất thấp nên có một số khu phố phía dưới là nước. Trước 1975 mật độ dân số thấp nên đất ruộng bao la là nơi thoát nước. Bây giờ chen chúc, ao ruộng lấp hết, nhà nào cũng nền xi măng không còn khoảng đất cho nước thẩm thấu xuống, hệ thống thoát nước quá tải... thì nước chảy đi đâu về đâu? Nguyên tắc vật lý mà trẻ em cũng biết là nước luôn chảy xuống chỗ thấp nên mỗi khi mưa thì điểm A bị ngập vì thấp, nâng độ cao điểm A thì dĩ nhiên nước chảy về điểm B. Nâng độ cao điểm B nước lại chảy về A và cứ vòng lẩn quẩn thì muôn đời vẫn ngập.
Chẳng lẽ không có giải pháp khoa học? Vấn đề là lỗi hệ thống, CS luôn mang tính cục bộ. Tại sao thấy đường cứ đào rồi lấp, lấp xong lại đào? Tại vì cùng thành phố nhưng bên nào xin được kinh phí sớm thì làm trước, sau đó bên kia được rót nên phải đào lên.
Hãy nhìn qua xứ Hòa Lan, vùng đất thấp so với mặt nước biển. Họ chẳng có “tầm nhìn xa đến năm X” nào như đỉnh cao của đảng nhưng có bao giờ dân của họ lo cứ mưa lại ngập? Bạn có dịp ghé thăm đất nước của họ sẽ cảm nghĩ đang ở miền Tây của Việt Nam vì hệ thống kênh rạch của họ. Chắc họ chẳng điên khi thành phố nào cũng chằng chịt kênh rạch. Có những con kênh bạn thấy rõ tàu thuyền ở độ cao nào.
Một đất nước Dân chủ, đảng đang nắm quyền không bao giờ chi phối vào từng chi tiết nên nhân tài chẳng cần phải gia nhập đảng nào vẫn đóng góp tốt nhất cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Còn độc tài CS thì đời sống người dân chỉ làm thân trâu ngựa để phục vụ cho sự tham lam và gian ác cho nhà cầm quyền.
Ngược lại, bạn thấy sao khi nhìn hai tấm hình trên? Bạn nghĩ là chuyện đùa, làm gì có chế độ nào điên đến độ đó? Đối với người dân sống trong nước thì đúng là nhà nước này nó điên nhưng vì kẻ điên nhất định phải nắm quyền nên người dân chỉ còn nước khóc hoặc mếu nếu không đồng lòng đứng lên giải thể lũ điên và bệnh hoạn đảng Cộng sản Việt Nam.
09.06.2016
Năm Xích Lô
No comments:
Post a Comment