Kinh tế sẽ thắng sự khác biệt về ý thức hệ ? !!
Trích từ PT DÙ VÀNG--
Người ta đã từng cho rằng kinh tế sẽ thắng sự khác biệt về ý thức hệ. Sư tử sẽ ngoan ngoãn nằm xuống cạnh đống thịt cừu, dưới sự bảo trợ của Thương mại Toàn cầu. Dân chủ tự do và học thuyết thị trường tự do sẽ lan truyền và sự thịnh vượng tự củng cố. “Họ” có thể trở nên giống như “chúng ta”...
1/ Mất Hồng Kông:
Bắc Kinh đang u mê về hệ thống kinh tế và pháp lý Hồng Kông, là đánh giá sai lầm lớn nhất trong năm, có thể là nhất thập niên. Hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, sẽ tạo cú hích, đoàn kết phương Tây chống lại Trung Quốc. Ở Hoa Kỳ, đảng Cộng hòa và Dân chủ xích lại gần nhau, trong sự nhất trí chống lại bá quyền TQ.
Đa số các nước lớn Tây phương, hiện nay coi Trung Quốc là lực lượng ác trên thế giới. (Chỉ có 3% người Anh, 4% người Đức và 5% người Pháp và người Mỹ xác định Trung Quốc là tốt. Xếp hạng cá nhân Xi đã tăng 71% về "Không Tin Được" (No Confidence)- hơn 21 điểm so với những tháng gần đây).
2/ Thiệt hại thực sự là tổn thất tài chính:
Điều đáng báo động là có vẻ như Xi không quan tâm đến dư luận phương Tây. Thiệt hại tài chính khi Hongkong mất vị thế sẽ gây hại nhiều nhất cho Trung Quốc - bây giờ và trong dài hạn.
Thực tế, Hồng Kông là trung tâm tài chính toàn cầu, số 3 thế giới (sau New York và London). Vị thế này là tài sản giá trị khôn lường, điều mà không thành phố nào trong Liên minh châu Âu dù muốn, mà có thể có.
Lợi thế tài chính phải mất hàng thế kỷ mới đạt được. Nó dựa trên các hiệu ứng như độ sâu thị trường và tính thanh khoản.
Mọi người muốn giao dịch ở nơi mà hầu hết người khác đều tham gia với cái giá tốt nhất. Mọi người muốn giao dịch với người họ hiểu rõ và thông qua các tổ chức có thể tin tưởng. Và hầu hết mọi thứ thuộc tài chính đều dựa trên thói quen tin tưởng tích lũy, tin vào sự công bằng của hệ thống, bảo mật hợp đồng và hành vi dự đoán được của đối tác.
Niềm tin không thể đơn giản được ủy quyền bởi các quan chức nhà nước, như là một phần của kế hoạch 5 năm. Sai lầm chiến lược, Xi sẽ giết chết lòng tin này và làm suy yếu tài sản vô giá của Hồng Kông, đưa đến sự sụp đổ nhanh chóng và không thể sửa chữa.
3/ Quan trọng của HongKong với tình trạng tiền tệ TQ :
Hồng Kông quản lý hơn 70% khối lượng giao dịch quốc tế bằng tiền Trung Quốc - nó trở thành nền tảng cho bất kỳ kế hoạch nào nhằm nâng nhân dân tệ lên thành đồng tiền thanh lý/ dự trữ, cạnh tranh với Đô la hoặc Euro.
Bao năm nay, tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ đã tiến triển chậm chạp, chỉ có 2% tổng số giao dịch toàn cầu. Trung Quốc muốn định vị tiền tệ của mình thay thế đồng đô la Mỹ. Cắt đứt kênh Hồng Kông sẽ chấm dứt tham vọng này. Việc tháo dỡ hệ thống tài chính Hồng Kông, có thể sẽ làm giảm giá đồng nhân dân tệ và đe dọa vô hiệu hóa đồng đô la Hồng kong.
4/ Hồng Kông là đường ống, hút đô la Mỹ cho Trung Quốc đại lục :
Các ngân hàng đại lục cho vay quốc tế bằng đô la và đi qua cửa ngõ Hồng Kông. Có nhiều hoạt động kinh doanh quốc tế, chủ yếu được thực hiện bằng đô la Mỹ, từ Hồng Kông. Với Thượng Hải [trung tâm tài chính thị trường Đại lục] nằm bên trong kiểm soát của Trung Quốc, rõ ràng không thể thay thế.
5/ Hồng Kông tạo điều kiện tài chính cho Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ :
Nhân dân tệ không được xem là loại tiền tệ toàn cầu, VĐ&CĐ cần nguồn tài chính bằng đô la để thực hiện các mục tiêu quan trọng- như đã khởi động vào 2014. Tái cấp vốn của Ngân hàng Phát triển TQ, NH xuất nhập khẩu TQ, cũng như nguồn vốn cho Quỹ Con đường tơ lụa, AIIB... đều bằng đô la, chũ yếu thông qua HongKong. Và khi Trung Quốc thiếu nguồn cung đô la [đáng tin cậy], họ sẽ thiếu khả năng đáp ứng các mục tiêu.
6/ Đạo luật tự trị Hồng Kông :
Sự ưu việt của đồng đô la và vai trò then chốt của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ có nghĩa là các ngân hàng Trung Quốc có thể ngay lập tức gặp khó khăn,trong trường hợp bị Hoa Kỳ trừng phạt.
7/ Hongkong và Nợ của Trung Quốc:
Không chỉ các ngân hàng dễ bị tổn thương bởi kênh Hồng Kông. Các công ty Trung Quốc cần đô la để hoạt động, tài trợ cho sự tăng trưởng, để hỗ trợ xuất khẩu của họ, tài trợ cho khách hàng. Họ phát hành rất nhiều trái phiếu đô la. Quản lý và tái cấp khoản nợ này đòi hỏi sự tiếp cận thị trường đồng đô la, vốn là mục tiêu trung tâm tài chính Hồng Kông. Mọi thứ vốn đả được tổ chức chặt chẽ.
Giờ đây, đối mặt với tình trạng thiếu đô la, các công ty Trung Quốc đang xem xét 120 tỷ đô la phải trả nợ trong năm nay. Các nhà phát triển bất động sản và các công ty công nghiệp chiếm 3/4 số 233 tỷ USD trái phiếu được xếp là nợ xấu. Có thêm 563 tỷ nợ được xếp hạng cao hơn. Câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể trả được nợ hay không. Làm thế nào họ có thể truy cập số đô la cần thiết - và với cái giá nào?
8/ Hồng Kông & FDI (Vốn đầu tư nước ngoài) :
Là cửa ngõ đầu tư vào Trung Quốc, HongKong vẫn là trung tâm của nền kinh tế TQ [bài viết này được viết năm 2019, trước Luật an ninh]. Đây là giao diện chính của TQ với thị trường vốn toàn cầu, là kênh dẫn 60% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các nhà đầu tư có xu hướng chuyển tiền vào TQ qua Hồng Kông vì hệ thống pháp lý và kết hợp đáng kể của Hồng Kông với các công ty Trung Quốc, có nghĩa là các nhà đầu tư dễ truy đòi khi xãy ra tranh chấp... Nếu Hồng Kông không còn là cơ sở đáng tin cậy để nhảy vào thị trườngTrung Quốc, có thể tạo ra một cú đánh mạnh, có tác hại lâu dài.
9/ Vốn đầu tư từ Hồng Kông:
Nhìn chung, 65% vốn đầu tư nước ngoài vào TQ và 61% vốn đầu tư TQ ra nước ngoài, đi qua ngõ Hồng Kông.
10/ Hồng Kông thống trị thị trường sàn IPO cho các công ty TQ :
Các công ty Trung Quốc đã huy động hơn 350 tỷ đô la vốn trong đợt chào bán ban đầu (IPO) tại Hồng Kông, kể từ năm 1997, bằng tổng số tiền huy động từ tất cả các sàn chứng khoán lớn khác- và khoảng 1/2 số tiền IPO huy động từ sàn chứng khoán New York. HongKong là phần quan trọng trong nền kinh tế khởi nghiệp của TQ.
11/ Hồng Kông là trung tâm châu Á ưa thích của các công ty tài chính phương Tây :
Vị trí của HongKong với các công ty tài chính phương Tây làm ăn với Trung Quốc, đang bị đe dọa bởi các cuộc đàn áp, hạn chế báo chí và biểu hiện tự do.
Tài chính dựa trên thông tin. Mất quyền truy cập thông tin về tài chính, chính trị và kinh tế có chất lượng cao và mất quyền tự do xuất bản, trao đổi ý kiến, dự báo, phân tích và khuyến nghị không kiểm duyệt, thì một thị trường tài chính không thể hoạt động tốt. Hồng Kông đã xây dựng vị thế tài chính dựa trên (trong số những thứ khác) một nền báo chí tự do.
Đó là trung tâm khu vực của nhiều tổ chức truyền thông phương Tây, như CNN, Bloomberg và Thời báo Tài chính. Động thái đàn áp của Trung Quốc làm tổn hại chất lượng thông tin cho các nhà đầu tư ở thị trường Hồng Kông. Bắc Kinh đã trục xuất các phóng viên báo Time, Wall Street và Washington Post và đã gia hạn lệnh cấm. Kiểm duyệt đang tăng cường. New York Times đã quyết định chuyển hoạt động châu Á sang Hàn Quốc. Những người khác đang đánh giá các thành phố khác và có khả năng sẽ làm theo. Ngay cả báo chí tự do địa phương cũng cho biết sẽ rời khỏi Hồng Kông.
Các công ty truyền thông xã hội và cung cấp Internet sẽ ra đi tiếp theo. Facebook, Microsoft và Google đang bắt đầu xét lại. Mạng ảo VPN - cho phép các cá nhân Trung Quốc truy cập miễn phí thế giới bên ngoài - đang tạm ngừng hoạt động. VPN cho biết cảm thấy an toàn hơn khi đóng máy chủ và tránh định tuyến lưu lượng truy cập trực tuyến đến Hồng Kông. Việc mất luồng thông tin miễn phí sẽ đẩy các nhà đầu tư ra đi.
Hồng Kông còn là trung tâm ngành Quỹ Bão hiễm ở châu Á, với nhiều tài sản được quản lý hơn toàn thể Singapore, Nhật Bản và Úc cộng lại. Nhiều công ty trong số này, hiện đang lên kế hoạch chuyển sang Tokyo hoặc Singapore.
No comments:
Post a Comment