Tuesday, July 28, 2020


Câu Chuyện Kỳ Thị Sắc Tộc Laney College Oakland – Trần Xuân Ninh

 Câu Chuyện Kỳ Thị Sắc Tộc Laney College Oakland  – Trần Xuân Ninh
Diễm Phúc Bùi Nguyễn và giáo sư Matthew Hubbard
Diễm Phúc Bùi Nguyễn và giáo sư Matthew Hubbard

Laney College  Oakland là một trường đại học cộng đồng (community college) ở thành phố Oakland tiểu bang California với chừng 17,000 sinh viên mà khoảng 30% là người gốc châu Á. 

Những đại học cộng đồng được thành lập trên một quan niệm nền tảng rất tốt đẹp là giúp cho mọi thành phần cầu tiến có điều kiện đi lên. Thí dụ như các học sinh trung học vì lý do này hay khác sau khi tốt nghiệp không thể vào các đại học chính thức thì có thể ghi danh đại học cộng đồng để có đủ tín chỉ đi xa hơn trong các chuyên khoa đại học mình muốn theo trong tương lai đường dài, hay là có một nghề thích hợp với sở thích và khả năng, sau khi mãn khóa. 

Các lớp Anh văn (ESL) của trường giúp ích rất nhiều cho những dân mới nhập cư có đủ khả năng giao tiếp trong xã hội mới vân vân. Trường Laney College Oakland mới được đưa lên mạng điện tử giang hồ vì hai chị em nữ sinh viên năm thứ nhất Nguyễn Bùi Diễm Phúc. 

Chuyện khởi đầu từ ông Matthew Hubbard, người Mỹ trắng,  giáo sư toán (lượng giác) khi đọc đến tên Diễm Phúc thì đã có gợi ý với cô Phúc là nên “Anh hóa“  (Anglicized) để tránh bị đọc thành âm thô tục tiếng Anh là Fuck khó nghe. Cô Phúc đã cho đó là kỳ thị chủng tộc và khiếu nại với nhà trường. Vấn đề trở thành to hơn,  gây nhiều bàn tán bênh chống ngược suôi, khi chị gái của Diễm Phúc đưa lên mạng Instagram, chỉ trích vị giáo sư là “thiếu hiểu biết và trơ tráo.” Cô viết trên mạng điện tử rằng:
Là một giáo sư, ông ta nên cố gắng học tên và văn hoá của cô ấy, chứ đừng cố gắng ‘tẩy trắng’ (whitewash) cái tên đó. Em gái tôi tốt nghiệp trung học với suy nghĩ cuối cùng thì cô ấy có thể sử dụng tên thật của mình. Thật mừng rằng cha mẹ tôi muốn chúng tôi gìn giữ văn hoá bằng cách giữ lại tên tiếng Việt của chúng tôi,” 
Hiệu trường trường Laney, bà Tammeil Gilkerson đã cho Giáo Sư Hubbard tạm nghỉ việc hành chính để điều tra. 

Bà Gilkerson nói rằng bà “đã thảo luận và làm việc để chống lại nạn phân biệt chủng tộc, bài ngoại và bạo lực trong cộng đồng người da đen và châu Á – Thái Bình Dương” trong hàng thập nien.  Và “Chúng tôi nhận ra rằng trường học và cộng đồng của chúng tôi chính là sự phản ánh của một xã hội rộng lớn hơn và chúng tôi phải tích cực chống lại sự thiếu hiểu biết trong giáo dục. Chúng tôi sẽ không dung thứ cho sự phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử hay áp bức dưới bất kỳ hình thức nào,” 
Trong khi rất nhiều thành phố đang có những cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc do cái chết của người Mỹ đen say rượu G. Floyd, thì phát biểu mạnh mẽ của Gilkerson kể là hợp thời, nhất là khi người ta biết rằng bà Gilkerson là thuộc một gia đình đa-chủng-tộc Đen, Trắng, Mễ, Á châu, mà vắn tắt tiếng người dân thường gọi là “mud” (bùn).
Như người ta biết, trường đại học cộng đồng sống bằng trợ cấp chính phủ mà đối tượng phục vụ đa số là dân mới nhập cư, lạ nước lạ cái, tiếng Anh không thạo, cần thời gian để thích ứng với đời sống trong xã hội mới. Không đủ sinh viên vào học thì trợ cấp (fund) bị cắt và trường đi xuống. Phát biểu mạnh mẽ của Gilkerson nhân chuyện giáo sư Hubbard chỉ là một dịp để quảng cáo trên truyền thông đến mọi sắc dân mà nói ra đơn giản ngắn gọn  là “Thưa các bạn đủ mọi sắc tộc, xin mời các bạn đến học trường chúng tôi, vì các bạn sẽ được hoan nghênh nhiệt liệt, phục vụ không đâu bằng”.
Nhìn khách quan thì gợi ý của ông Hubbard cho cô Phúc không thể gọi là kỳ thị chủng tộc. Mà nhiều phần là một hảo cảm. Bởi nếu thực sự kỳ thị không coi ra gì thì cứ thản nhiên đọc cả tên lẫn họ theo kiểu Mỹ “Fuck Damn Boy Ngien”. Hay là Fuck ngắn gọn. Không mấy ai có thể trách cứ được, bởi vì ở nước Mỹ này, không có đòi hỏi một người Mỹ phải biết và nói tiếng ngoại quốc đúng tiêu chuẩn. Trừ trường hợp là giáo sư ngôn ngữ hay là những người học làm điệp viên, thông ngôn, hay nhân viên ngoại giao.
Suy nghĩ một chút có thể thấy rằng hai chị em cô Phúc này ở trong một tình trạng tâm lý vừa mặc cảm tự ti, vừa mặc cảm tự tôn. 

Tự ti vì trưởng thành trong một chế độ toàn trị, đầu óc bần cố trống rỗng, khi được nhìn thấy thế giới choáng lộn Hoa kỳ, thì không tránh khỏi chạy theo bắt chước đủ thứ dù chỉ là nói miệng, từ chống phân biệt chủng tộc đến tự do phát biểu, bình đảng bình quyền. 

Tự tôn vì huyền thoại khoác lác nhồi vào đầu từ nhỏ bởi lời bác Hồ “vĩ đại” là “nước ta rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu”, có thành tích “đã đánh Pháp đuổi Mỹ”. 

Tự tôn cũng là vì ở dưới cái chế độ Việt cộng biến thái hiện nay, bố mẹ có đủ quyền lực hay tiền bạc cho con đi học đại học ở Mỹ, dù chỉ là đại học cộng đồng tức là thứ đại học “ngoài luồng”, giúp cho những sinh viên trong hoàn cảnh không thuận lợi có thể học hành để tiến xa hơn hay là kiếm sống vừa với khả năng của mình.  

Cái tâm lý phức tạp này có thể thấy rõ trong phát biểu của chị gái Diễm Phúc, khi cô này chõ mồm vào qua Instagram, xấc xược lên giọng dậy dỗ ông Hubbard là “đừng cố gắng  tẩy trắng (whitewash)” tên Phúc của em cô ta. Nghe câu khẳng định cô viết  “Thật mừng rằng cha mẹ tôi muốn chúng tôi gìn giữ văn hoá bằng cách giữ lại tên tiếng Việt của chúng tôi,” người ta thấy cô không hiểu hai chữ văn hóa là gì mà chỉ thấy sự huênh hoang kệch cỡm. Khăng khăng đồng hóa cái tên với văn hóa.
Có điều rằng trong cơn say phát biểu, cô quên rằng khi chủ trương giữ chặt cái tên, cô không biết rằng đã xúc phạm bác Hồ vĩ đại của cô là người đã có trên chục cái tên, ngoài hai tên củ tên cái là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành bố mẹ đặt cho.

Bác Sĩ Trần Xuân Ninh
(Ngày 29 tháng 6/2020)

No comments:

Blog Archive