Friday, October 6, 2017

Đe dọa giết nhà báo



Nhật báo Taz của Đức, số ra hôm nay ngày 06.10.2017, đăng một bài báo với tựa đề "Đe dọa giết nhà báo", trong đó chủ yếu nói về 2 cá nhân ở Berlin với nghi ngờ có dính líu đến mật vụ Việt Nam.

Bản tin của nhật báo Taz hôm 6.10 về vụ đe dọa giết nhà báo. Nguồn nhật báo Taz: Morddrohungen gegen Journalisten

Sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin hôm 23.7, cảnh sát Đức bắt đầu quan tâm hơn đến những hoạt động của mật vụ Việt Nam tại đây, các đối tượng thường xuyên ủng hộ cách làm bất hợp pháp, trực tiếp đe dọa nhà báo Đức sẽ phải lần lượt đối diện với pháp luật nước sở tại.

Báo chí và các tổ chức của Đức cũng lên tiếng và chỉ những người Việt Nam có hành động khủng bố báo chí tự do, giúp người dân nước này có thêm một góc nhìn khác về những kiều dân mà nhiều người trong đó đã được Chính phủ Đức cho phép được ở lại định cư vì lý do nhân đạo.

Sau đây là bản dịch bài báo TAZ:

Nhà báo từ Việt Nam bị truy sát tại Berlin 

Hai người Việt đối lập ở Berlin đã trở thành nạn nhân một chiếc dịch kích động. Hai phụ nữ đã theo dõi hai người này, đe dọa họ và công bố những thông tin cá nhân.

"Tao muốn nhằm vào nó và lẩy cò. Tao cũng muốn nói với nó: Chỉ như vậy mày mới xứng đáng với ông bà, ông vải. Xác nó bây giờ quá bẩn“. Đó là những lời đe dọa mà Lê Trung Khoa, một nhà báo Đức – Việt ở Berlin phải đọc về mình trên Internet.

Lê điều hành một tờ báo song ngữ trực tuyến Thoibao.de và viết về chính trị Việt Nam. Ngay từ tháng 7, ông ta đã tạo ra kẻ thù, vì viết về chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Hội nghị Thượng đỉnh G20 một cách phê phán. Trong tháng tám, ông ta lại đưa tin về vụ bắt cóc cựu chính khách Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về Hà Nội và bác bỏ luận điểm của truyền thông nhà nước Việt Nam là người này đã tự nguyện về đầu thú. Một kết luận làm một số người đồng hương và cả cơ quan mật vụ Việt Nam không hài lòng.

Lê đã tiến hành điều tra ở Berlin và ghi lại nhiều vết máu và hai bình xịt thuốc mê trong chiếc ô tô bắt cóc. Những bài báo này đã thu hút 1,5 triệu lượt người đọc riêng trong tháng tám, 80% trong đó là từ Việt Nam. Từ đó, ông ta bị nhiều người đồng hương ở Berlin chửi là „kẻ phản bội nhân dân“ hoặc „thằng khắm“. Mọi người viết trên mạng rằng cơ thể của nó là con người, nhưng bản chất là con chó.

Lê ngồi trong văn phòng Berlin của mình trong Đồng-Xuân-Center, một khu chợ châu Á rộng 160.000 mét vuông – một phần Việt Nam ở Berlin. Ông kể về việc mới đây bị hai phụ nữ Việt Nam theo dõi theo cách của mật vụ. Họ chụp ảnh ông khi gặp một đồng nghiệp nhà báo trong một nhà hàng ở Berlin và đưa lên mạng như ảnh truy nã. Bên cạnh đó là chi tiết về con cái ông. Con ông học cùng trường tiểu học với con của một trong hai người phụ nữ đó.

Lê biết rằng những người phụ nữ này biết địa chỉ riêng của mình. Ông nói, như vậy trên thực tế ông và gia đình đã bị tuyên án. Một trong những người phụ nữ này viết: "Tao sẽ bóp cò, nếu nó dám vào chợ Đồng Xuân“. Người kia nhấn mạnh việc đe dọa với tuyên bố là đã đánh cho nhiều người bị thương phải đi viện. Lê cho biết, an ninh quốc gia của cảnh sát đang điều tra vụ việc này. Vì lý do bảo mật thông tin, cảnh sát không xác nhận tin này.

Một người bạn khuyên Lê: "Đừng viết về chính trị nữa. Nếu không chúng cử một tên Gangster từ Séc tới rồi bạn sẽ bị chết trong rừng“. Với "chúng“, anh bạn muốn ám chỉ mật vụ Việt Nam hoạt động rất tích cực ở Đức. Họ cũng đã thẩm vấn họ hàng Lê ở Việt Nam.

Với những phương pháp tương tự, trước đây, mật vụ đã từng phá tan những phong trào xã hội và truyền thông độc lập ở Việt Nam: Chúng đưa những tên tội phạm tới đe nẹt, hăm dọa và sử dụng vũ lực chống lại những người tích cực hoạt động. Nhưng họ có được bao nhiêu ảnh hưởng ở Đức?

Ngoài Lê, một nhà văn Việt Nam nữa ở Berlin cũng trở thành nạn nhân của một chiến dịch kích động từ mùa hè vừa qua. 

Bùi Thanh Hiếu sống từ bốn năm nay ở Đức. Ông ta là một trong những Blogger nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Blog Người buôn gió của ông có 162.000 người đăng ký theo dõi. Việc viết về những cuộc biểu tình phản đối xã hội ở Việt Nam hay việc bắt bớ những luật sư, những nhà báo đối lập đã làm ông nhiều lần bị đi tù. 

Năm 2013, Đại sứ quán Đức đã môi giới cho ông nhận được một học bổng của Trung tâm PEN. Từ đó tới nay, ông ta đã viết được ba cuốn sách. Ông ta nói với taz: "Ở nước Đức tôi luôn cảm thấy an toàn. Tôi cũng đã nhận được quy chế tị nạn ở đây. Nhưng sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc vào mùa hè thì cũng bắt đầu có sự đe dọa đối với tôi“. Một người đã từng nói với ông ta: "Rồi cũng sẽ đến lượt mày“.

No comments:

Blog Archive