Sunday, October 29, 2017

Văn hóa kinh doanh của người Đức: Bất kể hành vi phi đạo đức nào cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới thất bại


Source:Daikynguyen

Là một đất nước có nền kinh tế hùng mạnh và dựa nhiều vào thương mại, ngoại thương, Đức luôn được đánh giá là có văn hóa doanh nghiệp rất chuyên nghiệp và hiệu quả.
Những nhà nghiên cứu về thị trường mong muốn có được lợi nhuận thì phải phù hợp và hòa nhập được với văn hóa của người bản địa. Sự khác biệt lớn trong văn hóa kinh doanh mà các doanh nhân gặp phải thường là về phong cách kinh doanh, thái độ đối với sự phát triển mối quan hệ đối tác, nguyên tắc đúng hẹn, phong tục tặng quà…
Khi bạn có ý định kinh doanh ở Đức, hiểu về văn hóa kinh doanh của người Đức là một yếu tố cần thiết hàng đầu giúp bạn có thể hợp tác thành công với đối tác của mình.
Thương mại, ngoại thương, Đức luôn được đánh giá là có văn hóa doanh nghiệp rất chuyên nghiệp và hiệu quả. Ảnh youtube.com
Bất kể một hành vi phi đạo đức nào cũng sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong đàm phán kinh doanh
Doanh nhân Đức không xem tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Hoạt động của một doanh nghiệp không chỉ là tìm lợi ích kinh doanh mà tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mới là thiên chức của nhà doanh nghiệp Đức.
Doanh nghiệp Đức không cạnh tranh nhau bằng giá rẻ mà chỉ cạnh tranh bằng phẩm chất sản phẩm. Họ tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh với một mức độ cần phải có và sẵn sàng chuyển phần lớn lợi nhuận để đầu tư vào phẩm chất sản phẩm, phục vụ hậu mãi, nhằm đảm bảo phát triển doanh nghiệp bền vững.
Những trường dậy nghề ở Đức luôn có môn học về đạo đức kinh doanh. Một trong hai trường dạy nghề đầu tiên nổi tiếng ở Berlin đã lấy lời của Christian Beuth để làm khẩu hiệu:
Trường này chỉ dành cho những người rất có khả năng, siêng năng, có tư cách đàng hoàng và có đạo đức; những người khác sẽ bị đuổi học. Được gia nhập trường là một sự tuyên dương. Sự siêng năng kinh doanh không thể không đi kèm với đạo đức. Nhà trường không có hình phạt nào khác là buộc thôi học.
Chính vì coi trọng và ưu tiên các giá trị đạo đức trong kinh doanh, nên nếu làm ăn với người Đức, bạn đừng hy vọng những “chiêu trò” nhằm thu được lợi ích ngắn hạn, xâm hại đến lợi ích của người khác, chỉ chú trọng đến lợi nhuận mà bỏ qua phẩm chất sản phẩm, dịch vụ sẽ thu hút được sự chú ý của họ trong đàm phán kinh doanh.
Hối lộ và tham nhũng
Theo như trang đánh giá www.transparency.org, Đức đạt 79/100 điểm về việc chống tham nhũng và chỉ số tham nhũng là 13/176. Lĩnh vực xây dựng và đấu thầu được chính phủ Đức đặc biệt quan tâm nhằm cắt giảm nạn tham nhũng trong và ngoài nước. Các luật chống tham nhũng áp dụng nghiêm ngặt cho các hoạt động kinh tế trong nước. Đức đã phê chuẩn Công ước về chống hối lộ năm 1998 qua đó làm giảm việc hối lộ của các quan chức nước ngoài của công dân Đức và các công ty ở nước ngoài.
Hầu hết các chính phủ và chính quyền địa phương đều liên kết với nhau để luân phiên nhân sự ở các khu vực dễ bị tham nhũng. Cán bộ Chính phủ bị cấm nhận quà tặng liên quan đến công việc của họ. Chính phủ Đức đã truy tố hàng trăm vụ tham nhũng trong nhiều năm qua. Vì thế khi làm ăn, giao thương với người Đức, nếu có ý định “đi cửa sau” hoặc “bôi trơn” thì bạn sẽ có nhiều khả năng đánh mất niềm tin của họ vì đó không phải là hành vi được ủng hộ trong kinh doanh ở đất nước này.
Khi hợp tác kinh doanh ở Đức bạn không thể nghĩ đến “đi cửa sau” hoặc “bôi trơn” vì nó không có tác dụng. Ảnh amazon.com
Doanh nghiệp và chính phủ cùng hợp tác bảo vệ môi trường
Chính phủ Đức nhìn nhận vô cùng nghiêm túc về vấn đề môi trường, việc thúc đẩy liên minh hợp tác giữa các Đảng, giữa doanh nghiệp và chính phủ trong những năm qua đã tác động to lớn đến mục tiêu chính sách về năng lượng và môi trường. Từ việc loại bỏ dần năng lượng hạt nhân để thúc đẩy hiệu suất năng lượng và tái tạo năng lượng, Đức trở thành quốc gia tiên phong trong Liên minh Châu Âu về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tạo ra nguồn nhiên liệu sạch thay thế. Nước Đức cũng đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về khai thác và sử dụng năng lượng gió.
Năm 2000, chính phủ đã thành lập một cơ chế chấm dứt việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong 15 năm tới. Chính phủ cũng đang nỗ lực để đáp ứng cam kết của EU đối với việc bảo vệ thiên nhiên. Vì thế những hoạt động kinh doanh có yếu tố bảo vệ hoặc gây ít tác hại tới môi trường sẽ được cộng thêm điểm trong thứ tự ưu tiên của đối tác Đức.
Vạch rõ giới hạn và tuân thủ theo các nguyên tắc, quy định
Xét về nhiều góc độ thì người Đức được đánh giá là bậc thầy trong việc lập kế hoạch. Người Đức suy nghĩ rất thấu đáo, mỗi một khía cạnh của một dự án đều có một phương án chi tiết, ky càng. Thận trọng trong việc lập kế hoạch giúp cho người Đức luôn có phương án tối ưu nhất trong cả kinh doanh và cuộc sống, họ luôn đặt mình vào trong một giới hạn an toàn.
Người Đức suy nghĩ rất thấu đáo, mỗi một khía cạnh của một dự án đều có một phương án chi tiết, ky càng. Ảnh mshoagiaotiep.com
Mọi việc trong cuộc sống và công việc của người Đức hầu hết đều được vạch rõ và điều chỉnh bởi những quy định, ví dụ: thông qua luật pháp, nguyên tắc và thủ tục. Đó là những điều hết sức rõ ràng trong quản ly' kinh tế, chính trị và môi trường xã hội công bằng. Người Đức tin tưởng rằng việc vạch rõ ranh giới giữa người với người, giữa những địa điểm và những sự việc là một con đường vững chắc nhất để đưa con người tuân thủ theo những nguyên tắc và quy định trong cuộc sống. Trong văn hóa kinh doanh của người Đức thì điều này được phản ánh trong việc tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh, làm giảm đi các phương án dự phòng hay hạn chế các tình huống tự phát trong quá trình diễn biến sự việc.
Người Đức không thích sự bất ngờ. Những thay đổi đột xuất trong các thương vụ kinh doanh thường không được chào đón mặc dù họ có thể đưa ra phương án giải quyết ngay lúc đó. Kinh doanh là một công việc được xem là rất nghiêm túc, và người Đức sẽ không đánh giá cao nếu bạn đưa ra nhiều phương án bổ sung, thay thế, điều đó thường bị xem là một kế hoạch không chuyên nghiệp.
Nguyên tắc đúng giờ
Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình, hay quan niệm người quan trọng thì phải xuất hiện sau cùng sẽ phản tác dụng đối với người Đức.
Người Đức cảm thấy thoải mái với việc tổ chức và phân chia rõ ràng từng phần công việc để kiểm soát nó một cách hiệu quả. Họ quản ly' thời gian rất cẩn thận và tuân thủ nghiêm ngặt, họ luôn lên lịch trình và viết nhật ky' công tác để theo dõi và quản ly' chi tiết từng giai đoạn công việc theo tiến độ thời gian. Tàu điện ngầm đến và rời ga đúng giờ từng phút, các dự án được lên lịch trình và xây dựng bằng biểu đồ quản ly chi tiết, cẩn thận. Việc bạn đến muộn dù chỉ là vài phút khi gặp gỡ với người Đức cũng thể hiện ra sự thiếu tôn trọng đối với đối phương, do vậy bạn đừng trễ hẹn khi có cuộc gặp với họ. Nếu vì một ly' do nào đó mà bạn đến trễ, hãy gọi điện và giải thích cho họ về tình huống khiến bạn trễ hẹn. Để có một cuộc hẹn thể hiện sự tôn trọng với đối tác, bạn hãy đến sớm 5 đến 10 phút.
Để có một cuộc hẹn thể hiện sự tôn trọng với đối tác, bạn hãy đến sớm 5 đến 10 phút. Ảnh amazon.com
Văn hóa tặng quà
Người Đức thường không có thói quen tặng quà cho đối tác kinh doanh. Người ta thường chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh, bỏ bớt các thủ tục, nghi thức, nghi lễ như tặng quà cho đối tác khi đi công tác kinh doanh. Tuy nhiên, trong nhiều hoạt động xã hội thì việc tặng quà vẫn là một việc làm tương đối phổ biến. Sau đây là những gợi ý quan trọng khi chúng ta xem xét tới việc tặng quà:
Một khách hàng nghĩ tới việc tặng một món quà thì nên lựa chọn những món quà nhỏ những có phẩm chất tốt, không quá đắt đỏ. Bạn có thể tặng quà ngay tại buổi họp kinh doanh, mà món quà đó là những dụng cụ văn phòng có thể dùng ngay trong công sở, ví dụ như những cây bút có phẩm chất  tốt mang hình ảnh hay thương hiệu của công ty bạn.
Khi được mời tới thăm nhà một đối tác kinh doanh người Đức, bạn có thể mang theo hoa, rượu vang, socola, hoặc những món quà nhỏ đặc trưng cho vùng quê hay quốc gia của bạn.
  • Hoa không được gói bằng số lẻ, không phải bọc gói, tránh mua 13 loại hoa hoặc 13 bông hoa hồng đỏ, tuy nhiên quy tắc này lại không áp dụng cho 1 bó hoa mà được gói và bó do người bán hoa.
  • Không tặng hoa hồng đỏ vì nó biểu tưởng cho sự lãng mạn
  • Không tặng hoa cẩm chướng vì nó tượng trưng cho tang tóc
  • Không tặng hoa Ly hoặc hoa cúc vì chúng được dùng trong đám tang
Người Đức thường mở quà ngay khi nhận được, đây cũng nét chung của những người Châu Âu khác trong văn hóa nhận quà.
Những món quà nhỏ và ý nghĩa có thể sử dụng được trong công việc là những món quà được ưu tiên khi chon lựa quà tặng gặp khách hàng. Ảnh pinterest.com
Lịch sự và đẹp mắt trong trang phục công sở
Diện mạo và khả năng thuyết trình là những điểm quan trọng của người Đức, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh thực tế. Ngay cả những bộ trang phục thường ngày của họ cũng sạch sẽ, gọn gàng và chỉnh chu. Sau đây là những cách ăn mặc phù hợp của người Đức khi tham gia vào công việc sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về cách ăn mặc của họ
Trang phục được làm bằng những chất liệu tốt là rất quan trọng, ăn mặc tùy tiện và cẩu thả trong cả trang điểm đối với nữ giới đều không được đánh giá cao.
Doanh nhân nên mặc complet tối màu, âu phục, cà vạt và áo sơ mi trắng. Phụ nữ cũng là những chân váy tối mầu và áo trắng, hoặc bộ veste công sở. Ảnh brainyquote.com
Trang phục công sở ở Đức được thiết kế rất lịch sự, theo mẫu quy định. Doanh nhân nên mặc complet tối màu, âu phục, cà vạt và áo sơ mi trắng. Phụ nữ cũng là những chân váy tối mầu và áo trắng, hoặc bộ veste công sở, những trang phục này được áp dụng cho cả thời tiết hơi nóng một chút. Khi làm việc với người Đức, bạn không nên cởi áo choàng hay tháo cà vạt trước họ. Phụ nữ được quy định là không trang điểm đậm hoặc đeo những bộ trang sức lớn lộng lẫy. Tuy nhiên bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy một người mang tất trắng với giầy và trang phục tối màu.
Tịnh Tâm

No comments:

Blog Archive