Saturday, October 21, 2017

Tàu cộng xuất cảng Kiêu Binh

Vi Anh


Tin VOA ngày 14/10/2017, TC khai trương Lãnh Sự Quán tại Đà Nẵng, “một thành phố có tầm quan trọng chiến lược ở miền trung Việt Nam.” Một cán bộ Sở Ngoại vụ Đà Nẵng nói với VOA “chiều muộn ngày 13/10 cả sở và tòa lãnh sự đều không có thông cáo báo chí về sự kiện khai trương…. “Thạc sĩ luật Hoàng Việt chuyên nghiên cứu Biển Đông nói “có một chút khó xử” khi Trung Quốc mở lãnh sự quán ở Đà Nẵng. Thành phố này quản lý huyện đảo Hoàng Sa trên giấy tờ, trong khi thực tế quần đảo này nằm trong tay Trung Quốc từ đầu năm 1974, sau khi Trung Quốc giành lấy bằng bạo lực quân sự từ Việt Nam Cộng Hòa.” Theo truyền thông Việt Nam, hiện có 17 đường bay từ Trung Quốc tới Đà Nẵng, với khoảng 90 chuyến bay/tuần. Tuy không có con số cụ thể, giới kinh doanh và dịch vụ ước tính lượng khách Trung Quốc tới Đà Nẵng tăng rất nhanh trong vài năm gần đây. Đà Nẵng cho hay Trung Quốc hiện đầu tư vào 12 dự án tại thành phố.

Ngoài ra, theo các báo Đất Việt và Dân Trí trong nước, người Trung Quốc từ mấy năm qua lặng lẽ thâu tóm hàng loạt công ty Việt Nam, theo hình thức mua cổ phần hay mua bất động sản tại Việt Nam từ những dự án xây dựng lớn đến những vụ mua đất, mua nhà nhỏ lẻ núp tên người khác. Tin này dựa theo các tài liệu thống kê của Cục Đầu Tư Nước Ngoài thuộc Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư của chính phủ CSVN. Nếu xét về các dự án góp vốn, mua cổ phần thì Trung Quốc lại đứng ở vị trí thứ 2 với hơn 593 dự án. Theo tờ Đất Việt, nếu tính cả lãnh thổ Đài Loan và đặc khu hành chính Hồng Kông thì vốn thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam lên tới 612 triệu mỹ kim, vượt qua Nam Hàn, đứng vị trí số 1 về mua bán, thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.

Trong thời điểm này đài RFI của Pháp cho biết hai nước Tân Tây Lan và Úc phát giác nội tuyến của TC xâm nhập vào thượng tầng kinh tế, chánh trị của  hai nước này. Tại Tân Tây Lan hạ tuần tháng 9/2017: Một dân biểu gốc Hoa, tên là Dương Kiện (Jian Yang) đã lại đắc cử nhân cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 23/09. Vấn đề là khi làm đơn xin vào quốc tịch New Zealand, nhân vật này đã che giấu quá khứ đảng viên đảng Cộng Sản Trung Quốc của mình, cũng như quá trình dạy tiếng Anh cho nhân viên tình báo Trung Quốc…

Và ông Hoắc Kiến Cường (Raymond Huo), một dân biểu gốc Hoa khác chịu ảnh hưởng của Đại Sứ Quán Trung Quốc tại New Zealand, cũng như của các tổ chức cộng đồng để sử dụng làm phương tiện thực hiện các ý đồ chính trị của Bắc Kinh.

Và tại Úc, hai đại doanh nhân gốc Hoa nổi tiếng tại Úc, là tỷ phú gốc Hoa, Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo), năm 2016, đã chi hàng triệu đô la để tài trợ rộng rãi cho các đảng chính trị Úc trong những năm gần đây.

Người Trung Hoa thời xưa và Trung Quốc bây giờ là người di dân cầu thực đông nhứt hoàn cầu. Trong thời trước sau Đại Khủng Khoảng của Mỹ lan khắp Tây Phương, dân Tây Phương sợ người Hoa giành mất công ăn việc làm ở nước mình nên xem di dân Trung Hoa là “hoàng họa”. Nhưng lý do hoàng họa thời đó Tây Phương chỉ dựa mối lo người Hoa giành giựt việc làm ở nước mình.

Còn bây giờ không phải chỉ có người Tây Phương, mà hầu hết các nước ở Phi Châu, Á châu, Mỹ châu lo sợ không những người Hoa giành giựt việc làm, mà lo sợ chế độ CS Bắc Kinh bành trướng, bá quyền, người TQ di dân ỷ thế của Trung Cộng trở thành kiêu binh, xem dân bản xứ như không có.

Bằng cách đơn phương bành trướng chiếm biển và đảo ở Nam Thái Bình Dương, khống chế hải lộ của thương thuyền; bằng cách  lợi dụng quyền phủ quyết, cản trở quyết định của Liên Hiệp Quốc, làm chỗ dựa cho các chế độ độc tài như Miên, Miến Điện, CS Bắc Hàn; bằng cách xuất cảng hàng hoá “made in China” tràn ngập các nước đại đa số là hàng giả, hàng gian, hàng độc; bằng cách mướn đất bao la và dài hạn ở Phi Châu và Châu Mỹ La tinh để sản xuất lương thực đem về Trung Quốc; bằng cách đưa từ người đến cái bàn cầu vệ sinh từ Trung Quốc sang làm ở các công trình TC được thầu giá rẻ ở ngoại quốc; bằng cách cổ xúy tinh thần quốc gia cực đoan lập làng, lập trường, lập tiệm, từ bảng hiệu đến tên đường toàn chữ Tàu, sống cô lập như ghetto ở các thành phố trên thế giới; bằng những “ứng xử kỳ cục” đối với tôn giáo, phong tục tập quán người dân sở tại --  bằng những cách đó, mối lo hoàng hoạ của nhân dân và chánh quyền nhiều nước có công nhân của TC đến càng tăng. Nhiều cuộc đụng độ giữa dân địa phương và công nhân TC đã xảy ra. Tiêu biểu như ở Thanh Hoá Việt Nam và Algérie.

Ở VN, tin tổng hợp của báo chí trong luồng, webs, blog ngoài luồng của VN, cho biết nhiều xung đột đã xảy ra. Ở  Hải Phòng Miền Bắc, ở Nghi Sơn, Thanh Hóa, Đà Nẵng Miền Trung, ở Phước Khánh, tỉnh Đồng Nai, Chợ lớn ở  Miền Nam. Lý do đụng độ chánh yếu là do công nhân TC ỷ nước lớn, ứng xử kỳ cục như “nữ mặc áo lót hở hang ngồi ngoài cửa, nam mặc quần đùi, ở trần, lái xe không đội nón bảo hiểm, tông vào người rồi bỏ chạy, hễ có cãi vã thì công nhân TC hành động như kiêu binh, kéo cả bầy ra dùng thanh sắt, gậy gộc đánh tứ tung dân địa phương.

Nhà cầm quyền CSVN cũng lo ngại vì đối phó thì kẹt với Anh Cả Đỏ. Bộ Công an CSVN thực thà khai báo không ‘nắm’ con số lao động “chui” của TQ ở VN. Còn ở nước Algerie, ở Bắc Phi Châu, thường có các cuộc đụng độ. Báo  Libération của Pháp có lần đi tin rất sốc,  theo kiểu chơi chữ  "casse-tête chinois". Có thể hiểu đập đầu mấy thằng Tàu, cũng có thể hiểu “người Tàu, một vấn đề hóc búa đối với Algerie".

Nhưng vấn đề TC lấn chiếm Biển Đông là chuyện chấn động các nước trong vùng Á châu Thái bình dương và Tây Âu, Bắc Mỹ. Ngoài việc chánh quyền và nhân dân địa phương các nước có TC đến làm ăn lo sợ  bị TC đồng hoá dân mình thành một yếu điểm của cái “quốc gia văn hoá Tàu (culture state), còn nỗi lo sợ người Tàu ở hải ngoại là đội quân thứ 5 của CS Bắc Kinh, xuất cảng cách mạng chủ nghĩa CS theo kiểu Mao sang các nước../.
 

Vi Anh

No comments:

Blog Archive