Tuesday, October 3, 2017

Cái DVD Bằng Mười Cái Cưa

TT Thành, WA
 
Image result
Mùa này là mùa ưa thích của hắn, mùa garage sale!  Ở tiểu bang mưa nhiều hơn nắng này thì mùa xuân hè nắng nhiều là garage rộ lên như nấm.  Năm nay hắn có thêm ông bạn tháp tùng, có cùng chí hướng nên có thêm phần hào hứng.

Trước tiên là hai chàng xồn xồn lãng tử nhắm vào các thứ để chữ “Free”  cái đã rồi tính gì thì tính.  Các thứ cho không này lại có nhiều món có chỗ xài mà khỏi phải mua mất tiền như mấy cái kềm cũ sét hay mấy caí lượt chải đầu, xấp giấy trắng chưa xài vân vân và vân vân.  Garage sale thì có nhà có đồ tốt mà giá bán lại rẽ còn thêm mặc cả được nữa.  Còn có nhà thì bán đồ cũ mèn lại giá mắc!  Hên xui! Chính đó mới là cái thú của những chuyến lãng du, lùng sụt.

Thứ bảy rồi gặp hên, hai chàng vào trúng được khu bán đồ tốt lại gía rẻ.  Hắn hốt một mớ đủ thứ nào là nồi niêu, áo thung cho bà xã để về bả khỏi nhằn là cứ đi thu gom đồ cũ về mắc công đi đổ.  Hắn vớ được hai cái DVD còn mới có vẻ là phim hay chỉ có 50 xu mội cái.  Anh bạn hắn thấy một cây cưa điện nằm gầm bàn lên coi coi rồi bỏ xuống.  Hắn chộp ngay vì hắn đang cần một cái để cưa mấy nhánh cây bị gió bão thôi gãy mùa rồi.  Hắn đem lại hỏi bà bán thì bà ta nói giá năm đồng nhưng noí cho hắn biết thêm là chỉ mới xài có mấy lần rồi để trong kho cả sáu năm nay chưa xài tới.  Hắn hỏi xem chỗ nào có ổ điện để cắm chạy thử thì bà ấy nói không dám cho thử vì sợ không an toàn.  Hắn cần quá nên nói mua đại với giá “hên xui” là ba đồng thì bà ta ok.  Hắn mừng trong lòng hy vọng là nó chạy đươc.  Hắn bị mừng hụt!

Sau nhiều lần cắm thử hết ổ điện này tới ổ nọ cây cưa vẫn mằn im không lên tiếng!  Rồi bị thua ba đồng rối.  Hắn bỏ cây cưa vào góc kho rồi sực nhớ tới hai cái DVD.  Một cái có cốt truyện phiêu lưu mạo hiểm sôi động có tánh cách hài hước và nhạc cũng hay.  Caí thứ nhí có cái tựa hơi lạ: “Kite Runner”, xin tạm dịch “Trẻ chạy diều”, cốt truyện xãy ra ở Áp-Ga- Nit -Tăng thời đám cộng quân Xô Việt xâm chiếm xứ này khoản năm 1979.  Câu chuyện thật cảm động và có ý nghĩa dân tộc, ái quốc đươc bắt đầu bằng cảnh trẻ thả diều ở làng quê nghèo xứ Áp gan và cũng đươc chấm dứt bằng cảnh thả diều nhưng ở vùng trời xanh California, xứ Mỹ.   

Bé trai tên Amir, con chủ nhà khá giả và bé trai tên Hassan là con người tớ  nhưng thật ra Hassan là con riêng của cha Amir khi ăn nằm với người tớ gái. Hai đứa chơi thân với nhau nhưng tính tình lại khác nhau.  Amir thì có điếu kiện học hành thích viết văn.  Hassan vì là con người tớ nên không được học và phải phụ cha làm mọi  việc trong nhà.  Amir thì tánh nhu nhược, Hassan thì gan dạ và trung thành với bạn mình.  Khi bị những trẻ lớn hơn bắt nạt thì Hassan gan dạ đứng ra bào vệ cho Amir đang run sợ.  Trong một cuộc thi thả dìều, Amir và Hassan thắng cuộc.  Đám du đãng đòi Hassan phải nộp con diều thắng cuộc cho chúng nhưng dù bị đánh đạp Hassan vẫn không làm theo lời chúng.  Amir đứng xa lén nhìn và trong lòng bỗng nổi lên lòng ganh ghét tính dũng cảm của người bạn mình.  Sau đó Amir lén bỏ cái đồng hồ đeo tay của mình dưới nệm của Hassan và đi mét với cha.  Hassan chấp nhận là mình có làm để Amir không trừng phạt nếu cha biết được sự thật.  Tuy ông cha tha thứ nhưng cha của Hassan xin thôi việc và dẫn con bỏ đi vì thấy bị nhục vì con của mình.  Khi xe tăng của bọn Xô Viết tiến vào, cha của Amir cùng con bỏ xứ qua ẩn náu ở Pakistan.  Khi người bạn ở lại giữ nhà hỏi chừng nào ông về lại thì ông trả lời một cách chắc chắn là:

- Không biết chừng nào nhưng bọn  xâm lược đó  không thề nào chiếm mãi xứ này!

Một thời gian sau hai cha con định cư tại  một thành phố có đông dân tỵ nạn Áp ghan ở California. 

Hôm nay là ngày ra trường bốn năm đại học của Amir.  Hằng ngày Amir vẫn phụ cha mình bán hàng ở khu chợ trời. Trong khu chợ  đa số là người Afghan mà cha Amir có bàn bày bán hàng sản phẩm của xứ mình thì kế bên có bàn của một cô gái con của một ông tướng Áp ghan khi xưa cũng bày bán.

Cha của Amir rất thân với ông tướng  lưu vong này vì hai người có cùng lý tưởng chiến đấu cho dân tộc.  Amir phải lòng cô con gái và có lần đưa cho cô một phần bản thaỏ của truyện mình để cô đọc. Tình cờ ông tướng tới và hỏi Amir đưa cho con gái mình tập giấy gì.   Amir trả lời là truyện của mình viết.  Ông hỏi:

- Cậu viết truyện loại gì vậy?

- Cháu viết tiểu thuyết.

Ông cầm tập giấy vứt vào thùng rác rồi nói:

- Cậu nên viết về hoàn cảnh đau thương của xứ mình thì hơn!

Cô con gái nhìn nét mặt ngỡ ngàng của chàng với đầy e ngại.

Sau đó anh nhờ cha cầu hôn cho mình cô con gái và đươc ông tướng chấp thuận.  Đám cưới diễn ra đúng theo phong tục của người Afghan trên đất Mỹ. Một thời gian lâu sau khi cưới hai người vẫn chưa có con rồi ông cha thì phải vào bệnh viện vì bịnh phổi.  Khi đưa ông về nhà được vài ngày thì bệnh trở nên nặng, trưóc khi ra đi mãi mãi ông cho Amir biết Hassan là con riêng của ông và ông muốn Amir về lại xứ để tìm Hassan. 

Trong trí Amir diễn lại những hình ảnh khi còn bé và cảm thấy trong lòng đầy hối hận vì những gì mình đã gây cho Hassan và lòng hy sinh cao quý người em cùng cha của mình.  Mang râu gỉả, đầu quấn khăn  như cách của một người dân bản xứ, Amir vượt biên giới Pakistan về Áp –Ga- Nit -Tăng để tìm ngươì em khi xưa.  Sau nhiều lần dọ thăm, Amir được người dẫn đường cho biết là Hassan đang bị nằm trong vùng kiểm soát của quân khủng bố Taliban.  “Không vào hang hùm sao bắt được hổ”, Amir liều mình vào tận hang ổ của quân Taliban.  Sau khi được gặp tên thủ lảnh, Amir biết được là Hassan đã chết nhưng có để lại một đứa con trai bị bán cho bọn Taliban làm nô lệ.  Amir phải chịu nhiều hành hạ để được chúng cho gặp đứa con trai, cháu của mình.  Chính nhờ đứa cháu mà Amir đã cùng thoát thân với nó để sau đó  đem nó về Mỹ sống với gia đình như là con của mình của mình. 

Cảnh cuối của cuốn phim là Amir đã trao vào tay cháu mình sợi nhợ điều khiển con diều tại một công viên ở California để được thấy lại  hình ảnh khi xưa mà mình và Hassan đã cùng thả con diều hạng vô địch thuở còn bé xa xưa.

Cuốn phim ngoài viẹc nói lên tình bạn cao quý còn cho ta thấy hình ảnh yêu quê hương và dân tộc mình của người Afghan lưu vong nhưng không hề để bị mất gốc.

Cuốn phim làm hắn xúc động vì nó đã nói lên được lòng yêu nước và hoài hương của những con người lưu vong phải rời bỏ quê hương nhưng không bao giờ bị tha hoá và vẫn gợi lại được tình yêu thương đồng bào nơi thế hệ con cháu của mình.

Như vậy là dù bị mất ba đồng cho cái cưa không xài đưọc nhưng xem cái DVD đó hắn lại  cảm nhận cái nhiệm vụ mà lớp người như hắn phải làm gì để tạo một niềm tin và ý chí phục vụ cho dân tộc và cho đồng bào của mình khi được ở một đất nước tự do.

‘Thật đúng là caí DVD này đối vơí mình thì giá trị thật của nó bằng cả mười cái cưa.’  Hắn khoan khoái tự nhủ như vậy.


No comments:

Blog Archive