Pizza là một trong những niềm tự hào về tinh hoa ẩm thực của người Italy, nhưng thực chất lại có nguồn gốc sâu xa từ đất nước Hy Lạp đó.
Thời xưa, người dân Hy Lạp thường nướng những miếng bánh mì khô trên các phiến đá bị nung nóng sót lại từ các đám cháy. Sau đó, để có thể tận dụng những thức ăn còn dư thừa con người đã đem đặt hết lên trên bề mặt miếng bánh mì nướng đó rồi ăn. Pizza được bắt nguồn từ đó.
Tiền thân của chiếc bánh pizza nức tiếng trên thế giới hiện nay chỉ là những chiếc bánh mì tròn, mỏng dẹt, được bán cho người nghèo với mức giá khá rẻ.
Pizza du nhập vào Italy lần đầu tiên dưới hình dạng là một chiếc bánh mì hình tròn, dẹt, với mức giá khá rẻ. Chúng ngon và được rao bán rất nhiều trên đường phố dành cho người nghèo.
Chiếc pizza đầu tiên có hình dáng, và hương vị như ngày nay, ra đời vào năm 1889, được làm để phục vụ Nữ Hoàng Margherita Teresa Giovanni, khi bà đến thăm Napoli. Chiếc bánh này bao gồm fromage mozzarella, cà chua, và lá húng quế, tượng trưng cho màu sắc có trên quốc kỳ của đất nước này. Món pizza này nhanh chóng được yêu thích, và người đầu bếp đầu tiên làm ra nó đã đặt theo tên của Nữ Hoàng: Pizza Margherita. Ngày nay ngoài Pizza Margherita, rất nhiều các biến thể khác vô cùng thơm ngon, và được ưa chuộng không kém đã ra đời như: Pepperoni pizza, Extravaganzza pizza, Bologness pizza…
Pizza Margherita đại diện cho 3 gam màu: xanh lá cây, trắng, đỏ trên quốc kỳ của Italy.
Người Italy thông thường sẽ thưởng thức pizza cùng một ly kem gelato mát lạnh, vị thơm ngon của pizza quyện cùng vị thanh mát, ngọt ngào của kem gelato rất thú vị. Hơn nữa, người Italy không bao giờ ăn kèm salad với pizza, thay vào đó, họ sẽ kết hợp với antipasto (món khai vị với fromage, thịt muối, nấm, quả olive...). Đặc biệt, pizza là món bạn hoàn toàn có thể cầm ăn bằng tay, thay vì sử dụng dao, dĩa mà không ai dám bảo bạn vô duyên, ngay cả khi đang ngồi trong nhà hàng !. Thứ còn được các tín đồ của món này công nhận là không thể thiếu khi ăn chính là Ketchup (tương cà), và sốt dấm ớt Tabasco, hoặc tương ớt ngọt Heinz.
Pizza không chỉ là chiếc bánh khiến người ta nghĩ đến Italy, mà còn nhanh chóng trở thành món ăn phổ biến, và được yêu thích trên cả thế giới nữa. Theo thống kê, có đến 93% người Mỹ sẽ ăn pizza ít nhất một lần trong tháng. Và ước tính trung bình một năm, mỗi người Mỹ tiêu thụ khoảng hơn 9 kg pizza. Các cửa hàng bán bánh pizza tại Mỹ còn chiếm đến 17% tổng số nhà hàng ở đất nước này.
Pizza pepperoni là loại bánh pizza truyền thống được nhiều người ưa thích nhất.
Hằng năm trên thế giới có khoảng 5 tỷ chiếc pizza được bán ra. Trong số đó pizza pepperoni là loại được yêu thích nhất, chiếm 36% tổng số. Tối thứ 7 được coi là thời điểm phù hợp nhất trong tuần, để thưởng thức một chiếc bánh pizza. Trong khi đó, có rất nhiều người tiêu dùng trên thế giới hiện nay tin rằng: Pizza là một bữa sáng hoàn hảo dành cho họ. Ngày 9/2 hằng năm được chọn là ngày Quốc tế Pizza.
Chiếc "kiềng 3 chân" này trong mỗi hộp pizza dùng để làm gì?
Mặc dù là tín đồ của pizza, nhưng liệu bạn có biết được công dụng thực sự của chiếc đế nhựa 3 chân này không hỉ ?
Bạn thích ăn pizza, và bạn sẽ luôn tận dụng cơ hội mua 1 tặng 1 vào ngày khuyến mại, để order vài chiếc về nhà xôm tụ cùng bạn bè?
Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc rằng: Mỗi khi order pizza về nhà, chiếc bánh của mình luôn kèm theo một chiếc đế 3 chân bằng nhựa được đặt ở giữa chiếc bánh không? Chúng tồn tại để làm gì nhỉ? Câu trả lời đây này :
Ai ăn pizza cũng đều biết chiếc đế 3 chân này, nhưng không phải ai cũng biết công dụng của nó là gì.
Chiếc đế 3 chân bằng nhựa màu trắng đó thực chất có tên là “Pizza saver" - có tác dụng để ngăn không cho phần bánh pizza phía dưới dính vào nắp hộp bánh.
Được biết, chiếc đế 3 chân bằng nhựa này được phát minh vào ngày 10/2/1983 bởi Carmela Vitale đến từ New York, và được trao bằng sáng chế vào năm 1985.
Trong bằng sáng chế của mình, “Pizza saver" được cho là phát minh “Thần thánh" giúp duy trì toàn vẹn cấu trúc của bánh pizza.
Thiết kế ban đầu của "pizza saver”.
Chúng ta biết rằng: Hộp đựng pizza làm từ hộp bìa carton. Khi chiếc bánh pizza nóng được đặt vào hộp, khu vực ở giữa của nắp hộp dễ bị chùng xuống dưới tác động của hơi nước.
Pizza ở trong hộp càng lâu, hơi nước càng tập trung bên trong hộp, và khiến cho phần nắp hộp "mềm nhũn", dễ sập xuống. Nếu không có vật "chống", phần nắp pizza sẽ dính vào phần fromage, các loại nhân của pizza, cho đến khi hộp mở ra.
Nếu không có vật "chống", phần nắp pizza sẽ dính vào phần fromage, các loại nhân của pizza cho đến khi hộp mở ra.
Và chiếc "kiềng 3 chân" kia có thể giải quyết tất cả. Với chất liệu nhựa, và không để lại dấu vểt quá nhiều trên bánh (chỉ có 3 dấu chấm nhỏ), pizza saver sẽ chống phần trung tâm của nắp hộp, không để chúng "sụp đổ" làm hỏng mặt bánh trong quá trình bảo quản, và vận chuyển.
90% chúng ta đang không biết ăn pizza đúng cách.
Ăn pizza cũng là một nghệ thuật. Và nghệ thuật đó thậm chí có thể chứng minh bằng toán học.
Cùng với pasta - mì Ý, pizza là một trong những món ăn "quốc hồn quốc tuý" của đất nước hình chiếc ủng. Nhưng chúng ta cũng không cần phải đến Ý để được thưởng thức chúng, vì những món ăn này đã lỡ trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới rồi.
Nổi tiếng là thế, nhưng chưa chắc bạn đã biết cách ăn pizza đúng cách đâu. Cứ thử để ý xem nhé, mỗi lần đi ăn pizza, có phải bạn lại thấy cảnh tượng này đây ?
Cầm miếng bánh và cho vào miệng như nè ?
Hoặc dùng dao dĩa một cách điêu luyện và cho rằng đấy là chuẩn?
Nhiều bạn đến đây có thể phản đối rằng: Ăn pizza thì không có chuyện đúng hay sai. Nhưng thực ra, ăn pizza là phải ăn bằng tay mới đúng kiểu. Nhưng ăn bằng tay cũng phải đúng cách, vì nếu để miếng bánh lỏng lẻo, phần nhân bánh có thể rơi rụng bất kỳ lúc nào.
Cách ăn pizza đúng chuẩn đó là kẹp miếng pizza lại thành hình chữ U như hình dưới, và nó đã được chứng minh bằng định luật toán học hẳn hoi.
Bất kể một mặt phẳng nào, từ tờ giấy cho đến miếng bánh pizza, sẽ có một khu vực "không cong”.
Cụ thể, đó là định luật do Carl Fridrich Gauss - Nhà toán học người Đức - đưa ra ở thế kỷ 19, mang tên "Theorema Egregium”.
Định lý nhằm mục đích định nghĩa lại độ cong của một mặt phẳng, rằng độ phẳng là không đổi ngay cả khi mặt phẳng được bẻ cong.
Theo đó, bất kể một mặt phẳng nào, từ tờ giấy cho đến miếng bánh pizza, sẽ có một khu vực "không cong" - zero curvature - hay có thể gọi là điểm cân bằng.
Khi đặt một tờ giấy lên bàn, toàn bộ tờ giấy là điểm không cong. Khi uốn nó thành một hình trụ, toàn bộ tờ giấy sẽ trở thành đường cong. Nhưng có một đường vẫn giữ nguyên là điểm không cong, đó chính là trục dọc của tờ cuộn giấy. Vậy có thể hiểu rằng đối với bất kỳ một mặt phẳng được uốn cong nào, vec-tơ đường cong và đường cân bằng luôn vuông góc với nhau.
Giờ ta hãy quay trở lại với miếng pizza. Khi ta cầm miếng bánh lên, đầu bánh sẽ chúi xuống đất, tạo thành đường cong. Nhưng dù vậy, ta vẫn có khu vực cân bằng là đường kẻ ngang.
Điểm cân bằng - zero curvature sẽ vuông góc với đường cong ở bất kỳ mặt phẳng nào.
Tất nhiên việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn, khi đầu bánh cứ chúi xuống đất như thế. Vậy nên, thứ chúng ta cần bây giờ là đổi hướng cho đường cân bằng đó chĩa về phía trước.
Và thực hiện bằng cách nào? Chỉ cần đặt ngón tay vào đầu bánh, gấp nó thành hình chữ U, bạn đã biến đường cân bằng từ nằm ngang sang nằm dọc, giúp miếng bánh chĩa thẳng ra phía trước một cách đầy dũng mãnh và... ngon mắt !.
Đây mới là cách ăn pizza chuẩn này.
Đây là cách cắt bánh pizza của các nhà Khoa học và nó sẽ khiến bạn điên đầu.
Các nhà Khoa học luốn khiến chúng ta phải bất ngờ với những nghiên cứu kỳ lạ của mình.
Một câu hỏi cũ nhưng có thể khiến cho nhiều người tranh cãi, đó là làm thế nào để cắt chiếc bánh pizza thành những phần bằng nhau. Và có vẻ như câu hỏi này cũng khiến cho các Nhà toán học phải đau đầu để tìm ra lời giải.
Các nhà khoa học đã tìm ra được câu trả lời hoàn hảo nhất cho việc chia một chiếc bánh pizza thành những phần bằng nhau.
Hai Nhà toán học Joel Haddley và Stephen Worsley tại Đại học Liverpool, Anh Quốc tin rằng: Họ đã tìm ra được câu trả lời hoàn hảo nhất cho việc chia một chiếc bánh pizza thành những phần bằng nhau, theo nhiều cách. Nó thực sự khá phức tạp và đau đầu, thậm chí là gây hoa mắt đối với những ai không học giỏi môn Hình học.
Hai Nhà toán học này gọi đây là các đĩa monohedral, bởi trông chúng giống như một phiến đá cẩm thạch với hình họa phức tạp.
Bắt đầu bằng việc chia miếng pizza thành 6 phần bằng nhau.
Bạn sẽ cần bắt đầu bằng cách chia miếng bánh pizza thành 6 phần bằng 3 đường con đặc biệt mà tôi cũng không thể biết được chúng được vẽ nên dựa trên hàm số nào. Và có vẻ như bước đầu tiên này đã khá phức tạp đối với chúng ta, nhưng hãy đợi chút, vì các bước tiếp theo có thể khiến bạn đau đầu hơn.
Từ một chiếc pizza đã được chia thành 6 miếng này, bạn có thể tiếp tục để chia nó thành 12 phần bằng nhau theo khá nhiều cách. Đó chính là chia từng miếng tam giác nhỏ thành hai phần bằng nhau.
Tiếp đó là chia các hình tam giác nhỏ thành hai phần bằng nhau.
Công đoạn này thì đơn giản hơn một chút, vì bạn chỉ cần cắt từ đỉnh của tam giác đến trung điểm của cạnh đối diện, bất kỳ là từ đỉnh nào bạn cũng có thể chia miếng tam giác nhỏ này thành hai phần bằng nhau. Và bạn sẽ có kết quả giống như hình trên.
Tuy nhiên 12 miếng pizza bằng nhau vẫn là chưa đủ đối với các Nhà toán học, họ thậm chí còn muốn chia nó thành 20, 24, 28 hay 36 miếng bằng nhau. Mặc dù không hiểu họ sẽ chia như vậy để phân phát pizza cho ai nhẻ ?.
Tiếp tục chia nhỏ các hình tam giác bên trong để có nhiều miếng bằng nhau hơn nữa.
Và cách làm đó là tiếp tục chia nhỏ từng miếng tam giác, từ 12 miếng pizza bạn có thể có được 24 miếng pizza có kích thước bằng nhau.\
Nhưng đó chưa phải là cách chia phức tạp nhất và điên đầu nhất. Chúng ta hãy nhìn vào hai bức hình dưới đây, và nó thực sự giống với một hình ảnh gây ảo giác hơn là cách mà một người bình thường sẽ cắt chiếc bánh pizza.
Đây chưa phải là cách chia phức tạp nhất và điên đầu nhất.
Bạn có thấy ảo giác khi nhìn bức ảnh này không?
Và đây là cách mà các Nhà toán học cắt bánh pizza.
18 phiên bản pizza ngon nổi tiếng trên thế giới.
Pizza không chỉ còn là của riêng người Italia, mà nó đã đi ra toàn thế giới, với những biến cải vô cùng thú vị và ngon lành. Dạo quanh thế giới nếm các món ăn cay nổi tiếng, Vòng quanh thế giới bằng 20... bát mì. Những món ăn gây rùng mình khắp thế giới. Bất ngờ với những món pizza siêu "kỳ quặc" đến từ Nhật Bản.
Khám phá những phiên bản pizza ngon nổi tiếng trên thế giới.
1. Lamacun, Thổ Nhĩ Kỳ:
Chiếc "bánh pizza" tại Thổ Nhĩ Kỳ mang tên Lamacun có phần đế mỏng và giòn. Lamacun có nhiều loại nhân khác nhau, và còn có cả loại phù hợp cho người ăn chay. Phần rau trộn gồm cà chua, xà lách, rau mùi, và một chút sốt mayonnaise, tạo nên sự khác biệt thú vị cho những miếng Lamacun.
2. Tarte Flambee, Pháp:
Khó có thể tìm được một món ăn Âu đơn giản, mà tuyệt vời như những chiếc Tarte Flambee của vùng Alsace nước Pháp. Loại pizza độc đáo này không có hình tròn như truyền thống, chúng thường được cắt theo từng miếng hình chữ nhật, và không thể thiếu hành, thịt xông khói thái sợi chỉ.
3. Okonomiyaki, Nhật Bản:
Okonomiyaki thường được gọi là bánh xèo Nhật Bản. Loại bánh hấp dẫn này là sự kết hợp giữa nguyên liệu bản địa trong kiểu dáng của chiếc pizza cổ điển. Phần đế được làm từ những sợi mì đan xen làm từ bột, đường, men, khoai nghiền, bắp cải, hoặc trứng. Sự khác biệt tạo nên nét hấp dẫn trong mỗi chiếc Pizza kiểu Nhật là sốt Okonomiyaki, và những miếng vụn cá ngừ khô bên trên.
4. Lángos, Hungary:
Đây là món ăn đường phố rất được ưa chuộng tại Hungary. Phần nhân bánh không thể đầy đặn hơn với thật nhiều fromage, kem chua, hành tây, và cả tôm, nếu bạn yêu cầu. Đế của những chiếc bánh Lángos được làm từ bột nhão và chiên trong chảo.
5. Sfiha, Syria:
Những chiếc bánh tròn nhỏ cỡ bàn tay với phần nhân là thịt cừu băm, hạt thông, và hành lá được xem là pizza tại Syria. Ngoài ra Sfiha cũng rất phổ biến ở Trung Đông.
6. Zapiekanka, Ba Lan:
Là sự kết hợp tuyệt vời giữa pizza và sandwich, bánh Zapiekanka rất được yêu thích tại Ba Lan. Fromage, nấm, và thật nhiều hành, tất cả được trải đều trên một chiếc bánh mì dài, sau đó được nướng làm cho fromage tan chảy và nguyên liệu có mùi thơm hấp dẫn. Loại bánh này thường được ăn kèm với sốt cà chua.
7. Bulgogi Pizza, Hàn Quốc:
Bulgogi là món ăn ưa thích của người Hàn Quốc, và là món ăn quen thuộc trong ẩm thực xứ Kim chi. Có nhiều kiểu Bulgogi nhưng cách kết hợp món ăn ngon tuyệt này với phần đế bánh mỏng giòn tan, và nước sốt sẽ mang đến một phiên bản pizza đầy hấp dẫn.
8. Kebab Pizza, Thụy Điển:
Từ tên gọi Kebab Pizza ta có thể hình dung ra loại đồ ăn vặt đầy hấp dẫn của người Thụy Điển. Những phần ăn Kebab Pizza gồm khoai tây chiên thanh dài, thịt, kem tươi, và không thể thiếu lớp vỏ cũng là phần chân đế đỡ cho tất cả những nguyên liệu nhân không rơi ra ngoài. Món ăn này được coi là món ăn đêm phổ biến của người dân đất nước này.
9. Neapolitan, Italy:
Đến từ chính quê hương của pizza, những chiếc Neapolitan mang phong cách truyền thống và đơn giản đến tối thiểu. Ngoài phần đế dày có viền fromage, phần nhân chỉ đơn giản là sốt cà chua và fromage mozzarella nổi tiếng quen thuộc. Chính sự đơn giản đến khó tin này mang đến một chiếc pizza không thể ngon lành hơn được.
10. Khachpuri, Georgia:
Chiếc bánh có hình dáng như một chiếc thuyền sâu lòng được nướng với trứng, và fromage tạo thành món ăn takeaway phổ biến ở Georgia. Khachpuri là món mặn có thể ăn bất cứ thời điểm nào trong ngày, và phù hợp với tất cả mọi đối tượng.
11. Coca, Tây Ban Nha:
Coca gồm một lát bánh mì nướng cùng với rau quả mà thường là ớt chuông đỏ, và xúc xích Tây Ban Nha. Phần nhân bánh có thể thay đổi tùy thuộc vào khẩu vị, và nguyên liệu sẵn có ở từng vùng. Loại bánh này có độ mỏng hơn nhiều so với những chiếc pizza thông thường, nhưng đừng chủ quan, vì chúng vẫn có thể làm tăng vòng eo số 2 của bạn lên đáng kể đấy.
12. Pizza chiên, Scotland:
Những chiếc pizza chiên quả thực đã tạo nên một món ăn đường phố đầy hấp dẫn ở Glasgow, và Fife. Sau khi chiên trong dầu, bánh được gấp đôi tạo thành hình bán nguyệt. Bạn nên thử kiểu bánh này nếu có dịp đến Scotland du lịch, chắc chắn bạn sẽ không hối tiếc đâu na.
13. Manakish, Li Băng:
Cũng là một kiểu bánh bột nướng có dạng hình tròn nhỏ bằng bàn tay, những chiếc Manakish thường trở thành bữa sáng của người dân Li băng. Phần bột nướng trên chảo với nhân đơn giản gồm: hành, dầu, gia vị, và một chút bột cay, sẽ kích thích vị giác của bất kỳ ai.
14. Deep-Dish, Chicago, USA:
Tại Chicago, Mỹ, bạn sẽ được nếm thử món pizza độc đáo với phần nhân được kẹp ở giữa hai lớp vỏ bột dày làm cho chiếc bánh trở nên “đồ sộ” hơn bất cứ loại pizza thông thường nào cả. Khi phiên bản đặc biệt này được nướng vừa đủ nhiệt, phần cheese trong nhân bánh tạo nên dòng chảy cheese béo ngậy trong vòm miệng. Bên cạnh đó, nước sốt cà chua phủ đều trên mặt bánh cũng sẽ khiến bạn khó lòng rời mắt đâu !.
15. Cong You Bing, TC :
Cong You Bing là món ăn đường phố phổ biến ở TC và Đài Loan. Loại bánh làm từ bột mì được nướng trong lò cùng với dầu, hành tỏi, cùng mỡ lợn tạo thành chiếc bánh có vỏ giòn bên ngoài và nhân tơi xốp bên trong.
16. Pastrmajlija, Macedonia:
Thịt nướng với hạt tiêu tạo nên phần topping ngon tuyệt cho món bánh Pastrmajlija vốn được nhiều người Macedonia ưa chuộng. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm trứng lên bánh để tăng thêm hương vị. Loại bánh có lớp đế khá dày này có hình dáng rất phong phú tùy thuộc vào đôi bàn tay, và cách tạo hình của người thợ bánh.
17. Paratha, Ấn Độ:
Paratha có hình dạng tròn mỏng và có chu vi bằng cả một chiếc đĩa lớn. Ngoài nguyên liệu chính là bột mì, món ăn này còn có thể kết hợp với rau, thịt, hoặc trứng, mang lại sự ngon miệng cho người thưởng thức.
18. Flammkuchen, Đức:
Flammkuchen là một cách biến tấu thú vị giữa pizza của Ý, và Tarte Flambee của Pháp. Flammkuchen có lớp đế rất mỏng phủ đầy bên trên là hành tây, kem tươi, thịt xông khói, muối, và tiêu. Đây là món ăn bình dân với giá cả hợp lý và đặc biệt thích hợp cho một ngày mưa lạnh na !.
No comments:
Post a Comment