Wednesday, May 31, 2017

Sáu điều giải thích vì sao nước Mỹ là quốc gia đáng sống nhất thế giới


Thẩm Quần, tác giả cuốn “Nước Mỹ cũng hoang đường” có nói mấy câu thế này: “Trong xã hội này, bất kể có xảy ra chuyện gì, bạn cũng rất khó cảm nhận được hoàn cảnh bế tắc không lối thoát. Bạn không bị buộc phải đi kiện cáo khiếu nại khắp nơi, (người Mỹ không hiểu “khiếu nại” là gì), không bị buộc phải phạm tội, mà luôn luôn có con đường đang chờ đợi bạn”. Chẳng phải đó chính là mẫu hình của một xã hội lý tưởng sao? Khi người dân quả thực không còn mối lo sợ sinh tồn nữa thì họ mới có khả năng truy cầu hạnh phúc chân chính.

Tại sao nước Mỹ có thể xây dựng được một xã hội kiểu như thế này? Người Mỹ thực sự không có áp lực sinh tồn, không có mối lo đằng sau sao? Họ có thể thực sự truy cầu hạnh phúc chân chính sao? Hãy cùng xem qua những điểm dưới đây:

1. Tiêu dùng

Nếu mua 1 đôi giày, đi được 2 tuần và cảm thấy không hợp với chân, bạn có thể đến của hàng trả lại. Nhân viên bán hàng sẽ đưa ra cho bạn 3 sự lựa chọn: Một là đổi đôi mới, hai là dùng số tiền đó mua một sản phẩm khác, ba là trả hàng, nhận lại tiền. Cơ chế này rõ ràng phải được xây dựng trên một nền tảng văn minh nhất định.

Khi trình độ ứng xử văn minh và ý thức của người ta không đạt tới được một mức độ nhất định thì không xứng đáng được hưởng cơ chế đó. Để duy trì bất kỳ chế độ xã hội tốt đẹp nào thì điều cốt yếu chính là dựa vào tự giác chứ không phải pháp luật.

HCD: Ở Mỹ ít khi người ta lợi dụng chuyện được trả lại tự do nầy. Ở nhiều xứ khác có khi không thể áp dụng được, bị trả hoài sập tiệm. 

Tôi cũng biết có người mua cái máy ảnh đi du lịch vài tuần xong mang trả lại tiệm (có tiệm cho trả trong vòng 90 ngày, có tiệm cho trả sau một năm...thường là 15 ngày).

2. Quyền lực và trách nhiệm
Nếu bị đánh ở nơi công cộng, hung thủ lại trốn thoát biệt tăm, bạn có thể yêu cầu chính phủ bồi thường. Sao có thể xảy ra chuyện đó? Rõ ràng chuyện xảy ra chẳng liên quan gì đến chính phủ cả. Nhưng các luật sư Mỹ sẽ giải thích cho chúng ta rằng: “Chính phủ phải chịu trách nhiệm bởi vì có tội phạm làm hại bạn. Bạn bị thương phải đi khám bệnh, bị tổn thất về tinh thần và thể chất không đi làm được. Tất cả những điều này chính phủ phải chịu trách nhiệm”.

Nhiều người nước ngoài có thể thấy rằng đó là một suy nghĩ ngược đời. Lỗi chẳng phải ở chính phủ. Chẳng phải chính phủ vẫn luôn trấn áp, bài trừ tội phạm đó sao? Như vậy chẳng phải đã là quá đủ hay sao? Nhưng người Mỹ nghĩ khác. Họ truy cứu trách nhiệm của chính phủ ở một tầng sâu hơn. Công dân không được bảo vệ tốt, kẻ phạm tội lại trốn thoát, đó là lỗi ở chính phủ.

Có một nhà văn Trung Quốc ở Mỹ vì xích mích mà ra tay đánh người ta, tự cho là mình có lý. Anh ta sẵn sàng chấp nhận chịu phạt để đánh người nhưng không thể ngờ rằng một cú đấm của mình lại nghiêm trọng đến vậy. Anh phải mất một số tiền rất lớn thuê luật sư mới có thể đạt được thỏa thuận bồi thường với người bị hại, còn bị phạt tù 1 ngày, 100 giờ lao động công ích tại địa phương và 2000 đô la.

Anh ta bao biện rằng: “Việc đánh người tôi thừa nhận nhưng tôi muốn xác nhận là tôi đánh người ta là việc quang minh chính đại, là có lý, nói cách khác là người ta đáng bị đánh”.

Luật sư cho anh biết: “Anh hoàn toàn không hiểu pháp luật Mỹ. Người ta có đáng bị đánh hay không thì lại là chuyện khác, không liên quan đến vụ án này. Quan tòa vụ kiện này chỉ muốn biết anh có đánh người hay không thôi. Nếu người ta nợ tiền anh hoặc lừa đảo anh, làm cho anh bị tổn thương về thân thể, tinh thần, thì anh có thể khởi kiện người ta. Đó lại là vụ một kiện khác”.

3. Quyền lợi của trẻ em và người già

Một bà mẹ bận rộn việc nhà, nhất thời sơ suất chẳng may làm con ngã xuống bể bơi và đứa bé qua đời. Đúng lúc đang đau đớn khôn nguôi thì bà mẹ nọ nhận được trát từ toà án vì tội “lơ là chức trách”, không làm hết trách nhiệm của người giám hộ. Bà sẽ phải đối mặt với một bản án hình sự.

Nhiều người có thể cho rằng việc này rõ ràng là không thấu tình đạt lý. Vừa mới chịu nỗi đau mất con, bà mẹ lại còn vì thế mà phải ngồi tù. Trên đời làm gì có chuyện hoang đường như vậy?

Lý do của quan tòa rất đơn giản. Bà mẹ không làm hết chức trách nên một sinh mạng bị mất đi ngoài ý muốn. Đây là điều pháp luật không cho phép. Một khi bà mẹ này bị xử tù, tác dụng răn đe của pháp luật sẽ khiến hàng ngàn hàng vạn bà mẹ khác phải tận tâm làm hết trách nhiệm trong việc bảo vệ con cái.

Người Mỹ quan niệm, “Khi bạn sinh ra một đứa con, trước tiên, đứa bé đó thuộc về chính nó. Nó có vô số quyền lợi ngay từ khi sinh ra, sống trong xã hội này. Bất kể nó có ý thức hay không, bất kể có lớn lên thành người hay không, thì xã hội này vẫn có tầng tầng lớp lớp luật pháp để bảo vệ nó”.

Bảo vệ quyền lợi trẻ em, đảm bảo sức khỏe người già, quyền lợi của người yếu thế thực sự là công việc chủ yếu, là nhiệm vụ quan trọng của chính phủ Mỹ. Cha mẹ một người bạn của tôi sau khi làm thủ tục định cư vĩnh viễn ở Mỹ giờ đây được nhà nước thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, ngay cả thuốc men cũng được gửi tận nhà. Thậm chí lắp cặp kính lão, máy trợ thính cũng được chính phủ bỏ tiền ra mua cho họ. Hơn nữa họ còn có thể đến các trung tâm hoạt động người cao tuổi, được hưởng chế độ đãi ngộ và bảo vệ đặc biệt dành cho người già.

Một hôm, sau khi kiểm tra chỗ ở của ông bà, người phụ trách trung tâm người cao tuổi đã yêu cầu bạn tôi cần phải cải tiến 3 chỗ. Bên giường các cụ phải lắp điện thoại có thể với tay đến được. Phòng ngủ phải có đèn ngủ thấp và bên bồn tắm phải có tay vịn an toàn bằng kim loại.

Khi bạn tôi trả lời đã biết rồi, người phụ trách trung tâm nói: “Chỉ biết thôi không được, anh phải nói cho chúng tôi biết khi nào anh sửa lỗi xong. Tôi phải đến kiểm tra lại”. Có người cho đây là việc nhỏ nhưng trên đời thực không có việc nào lớn hơn so với việc nhỏ này. Đó chính là “coi công việc thực sự là công việc, coi con người thực sự là con người”.

4. Phục vụ nhân dân
Nhà báo là vua không ngôi. Ý nói nếu không có bài báo của các hãng truyền thông vạch trần cái xấu thì chính quyền lợi dụng chức quyền làm điều ám muội sẽ chuyên chế, tham nhũng. Nhưng nhiều chính quyền thường lấy việc chống tội phạm để yêu cầu bảo mật nên tha hồ lợi dụng chức quyền làm điều ám muội.

Ở Mỹ, chỉ cần bỏ ra 10 đô la mua bộ thu radio vô tuyến, bạn có thể nhận được tất cả thông tin của cảnh sát.

“Hả? Vậy thì cảnh sát chẳng còn bí mật gì nữa à?”, một người bạn mới đến Mỹ không tài nào hiểu được.

“Họ cần bí mật gì cơ chứ? Họ phục vụ chúng ta”, có người trả lời.

“Thế thì chẳng phải loạn sao?”.

“Có gì mà loạn? Nếu công việc của cảnh sát chỉ riêng cảnh sát biết, người cũng đã bắt rồi, việc cũng đã xử lý xong rồi, lúc đó mới thông báo cho các nhà báo chúng ta thì thế mới là loạn. Lúc đó, ai biết việc đó là thật hay giả?”.

Chỉ một câu đơn giản rõ ràng: “Họ phục vụ chúng ta” đã đánh tan tất cả những cái cớ lợi dụng chức quyền làm điều mờ ám của những người thực thi quyền lực. Trấn áp tội phạm, bảo vệ xã hội là trách nhiệm của chính quyền. Làm thế nào bắt tội phạm trước con mắt theo dõi của mọi người, làm thế nào ngăn chặn mở rộng quyền lực, phòng chống lợi dụng chức quyền làm điều ám muội là vấn đề kỹ thuật mà các cơ quan quyền lực chính phủ phải tự giải quyết. Chính phủ phục vụ nhân dân là vấn đề nguyên tắc.

HCD: Ở Mỹ quyền được tự do ăn nói được hiến pháp bảo vệ. Người dân được quyền nói bất cứ điều gì kể cả chửi Tổng Thống hay vị chức sắc nào. Ở New York (hay Washingon DC, quên mất) có cái "công trường" có nhiều bục cao, để cho ai đó muốn phát biểu điều gì đứng lên diễn thuyết, bất mãn thì cứ "chửi", mọi người có bu lại nghe hay không là tùy nói hay nói đúng hay "nói dai". 

Báo chí truyền thông...có sức mạnh "như ông vua" nhưng cũng có trách nhiệm với lời nói, nói bậy là bị kiện ra tòa. Những vị chức sắc dễ bị phê bình nhất, nhất là khó dấu được truyền thông chuyện bí mật gì. Dĩ nhiên chuyện truyền thông phanh phui ra không phải là vu khống. Hãng thông tấn nào vu khống không bằng chứng thì bỏ mạng ngay tại chỗ. 

Những quốc gia khác như Nga, Tàu thì quyền "thông tin" là của nhà nước... Điều nầy chứng tỏ rằng quí vị nguyên thủ Nga và Tàu "không hơn"...họ biết rõ sức mạnh của tự do ngôn luận. Mỗi cây viết là một khẩu đại bác, nên họ giữ lại cho mình, dán băng keo lên miệng người dân cho tiện sổ sách.

(bắt đầu trích -- >)
1.
- Hỏi: Sự khác nhau giữa báo Pravda (Sự thật) và báo Izvestia (Tin tức) là gì ? Đáp: Trong báo “Sự thật” thì không có tin tức, còn trong báo “Tin tức” thì không có sự thật.
2.
Hỏi: Có đúng là ở Liên Bang Xô Viết có tự do ngôn luận giống như ở Hoa Kỳ không? 
Đáp: Đúng thế. Ở Hoa Kỳ, quý vị có thể đứng trước cửa Nhà Trắng và hét to, “Đả đảo Reagan!”, và quý vị sẽ không bị trừng phạt. Ở Liên bang Xô Viết, quý vị có thể đứng ở Quảng trường Đỏ ở Moskva và hét to “Đả đảo Reagan!”, và quý vị cũng sẽ không bị trừng phạt.
3.
Hồi Liên Xô mới đổ, một anh này vào tiệm uống cà phê đòi xin một tờ báo Đảng. “Chúng tôi dạo này không tích trữ báo Đảng nữa.” Vài phút sau anh ta lại xin một tờ báo Đảng. “Dạo này chúng tôi không còn có báo Đảng nữa.” Mười phút sau anh ta lại hỏi xin một tờ báo Đảng.

Phục vụ viên cáu tiết hét lên: “Tôi đã nói mấy lần là bây giờ quán chúng tôi không chứa báo Đảng nữa sao anh cứ hỏi mãi?”

“À, tại câu đấy nghe hay quá, xin cứ nhắc lại thêm vài lần nữa cho tôi nghe.” (< -- hết trích)


5. Sự quyết định của các tầng lớp dưới

Nước Mỹ là xã hội được xây dựng theo hướng từ dưới lên. “Có sự ủng hộ của nhân dân thành thị, anh có thể làm lãnh đạo thành phố. Có sự ủng hộ của cử tri tiểu bang, anh mới được làm thống đốc tiểu bang hoặc nghị sỹ. Có sự ủng hộ của cử tri toàn quốc, anh mới có thể làm Tổng thống”. Đây là khác biệt lớn nhất giữa xã hội Mỹ và xã hội Trung Quốc. Cơ chế này của Mỹ làm cho người dân sống thẳng thắn mạnh mẽ. Thái độ của quan chức vì dân phục vụ cũng không cần phải học tập, giáo dục, bởi vì bản thân cử tri đã là sợi dây sinh mạng của quan chức.

Điều đó có lúc làm người ta không thể tưởng tượng nổi. Thành phố Hillsborough, San Francisco không làm đèn đường, không mở cửa hàng, cửa hiệu. Việc này ngay cả thống đốc và Tổng thống cũng không thể can thiệp gì được. Cư dân ở thành phố này căn cứ vào đặc điểm địa lý đặc thù, nhu cầu cuộc sống của mình mà đã tự thông qua những điều ấy.

Năm 2006, Schwarzenegger, thống đốc bang California không đồng ý đặc xá miễn tội tử hình cho người da đen Williams bất chấp sự thỉnh nguyện của các đoàn thể quần chúng, thậm chí là can thiệp của Tổng thống. Cuối cùng bản án vẫn được thực thi. Do đó, ở Mỹ, các cấp chính quyền chỉ chịu trách nhiệm với cử tri theo khung của hiến pháp. Thống đốc không có quyền miễn nhiệm thị trưởng. Ngay cả Tổng thống cũng không có quyền miễn nhiệm thống đốc.

6. Tam quyền phân lập
Mỹ là quốc gia có ba cấp lập pháp: quốc gia, bang, thành phố (địa hạt), mỗi cấp ban hành luật pháp, quyền và trách nhiệm riêng của mình. Pháp luật quốc gia lấy nhân quyền làm nguyên tắc, quản lý các phương châm đối nội đối ngoại, các chính sách lớn. Luật pháp bang lấy nhân tính làm cơ sở, xử lý các tranh chấp dân sự, hình sự. Luật pháp thành phố (địa hạt) tôn trọng tình hình thực tế dân tình, giữ gìn bản sắc truyền thống.

Ba cấp lập pháp không phải quan hệ trên dưới trực thuộc, mà mỗi cấp phụ trách chức trách riêng của mình, cũng như cá dưới nước phân tầng rõ ràng, tầng trên, giữa, dưới, cũng có ba loại thức ăn khác nhau, không can thiệp lẫn nhau. Nếu bất chợt có tranh chấp xung đột, thì trái lại pháp luật cấp thấp hơn sẽ có tác dụng quyết định.

Đạo lý này cũng không khó giải thích, càng là luật pháp thấp hơn một cấp thì càng gần với người dân, hợp với tình người. Mà pháp luật cấp cao do tính trừu tượng của nó đã mất đi tính khả thi. Theo chiều dọc thì ba cấp lập pháp, mỗi cấp nắm giữ chức phận của mình. Theo chiều ngang thì pháp luật bang, pháp luật thành phố (địa hạt) cũng có khác nhau.

Đó là nguyên nhân vì sao nước Mỹ không có bộ giáo dục. Các luật hôn nhân, giao thông, thuế, dân sự, hình sự của các bang ít nhiều đều có sự khác nhau.

Hệ thống ấy nếu vận hành ở một quốc gia khác có lẽ sẽ gây loạn không chừng. Nhưng người Mỹ ở tầm lớn thì khẳng định nhân quyền, ở tầm trung thì thừa nhận nhân tính, ở tầm thấp hơn thì tôn trọng nguyên tắc địa phương, đã đáp ứng được mối quan hệ trên mọi lĩnh vực, đã vận hành chế độ ba cấp lập pháp thành thục điêu luyện.

Một nhà văn Trung Quốc sau khi đến Mỹ đã cảm khái nói: “Suốt 20 năm nay, càng đi sâu vào xã hội Mỹ, tôi không ngừng phát hiện thấy một sự thực rằng: thiết kế chế độ xã hội ở đây hoàn toàn là để giải quyết các loại vấn đề có thể xảy ra của nhân dân. Cũng có thể nói rằng, trong xã hội này, bất kể anh có xảy ra chuyện gì, rất khó mà cảm thấy mình lâm vào bước đường cùng, luôn luôn có con đường đang chờ đợi bạn”.

Có lẽ điều đó chính là lý do giải thích vì sao bất kể là nhân tài hay kẻ bất tài, người khôn hay kẻ dại cũng đều muốn di cư sang Mỹ. Đây chính là quốc gia mà bạn không bao giờ bị cảm thấy rơi vào bước đường cùng.

Hải Sơn biên dịch

Tuesday, May 30, 2017

THĂM MỘ ALEXANDRE DE RHODES, NGƯỜI TẠO RA BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT


Alexander De Rhode
Câu chuyện về người con đất Việt tìm thăm lại mộ ngài Alexandre de Rhodes ở miền đất xa xôi, làm cho người đọc cảm thấy ấm lòng.
Anh Trường là hướng dẫn viên du lịch, đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa nhưng trong lòng vẫn mong ngóng về một điều bấy lâu, đó là được tới tận nơi ngài Alexander de Rhodes an nghỉ, đặt lên mộ ngài một bó hoa và nói nên lời cảm tạ từ đáy lòng.
Sài Gòn Buổi Sáng xin phép anh Trường gửi tới bạn đọc câu chuyện về hành trình Thăm mộ cụ ALEXANDRE DE RHODES
“Từ thuở còn sinh viên, khi được học về nguồn gốc chữ quốc ngữ mà chúng ta có được để sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi như ngày nay. Tôi đã thầm cảm ơn những nhà truyền giáo phương Tây, đặc biệt là Alexandre de Rohdes, người đã có đóng góp lớn lao trong việc hoàn thiện hệ thống bảng chữ cái cho người Việt Nam của chúng ta.
Và may mắn thay, trong chuyến đi Iran lần này. Một cơ duyên vô cùng quý báu đã giúp tôi có cơ hội đến viếng thăm ngôi mộ, nơi yên nghỉ của ông trong một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran.
ALEXANDRE DE RHODE
Vùng đất Esfahan, Iran nơi ngài Alexandre de Rhodes an nghỉ. Ảnh google map

SỰ CHỈ GIÚP CỦA NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT BỤNG
Từ lời gợi ý của một chị bạn, chúng tôi biết được tin tuc về ngôi mộ của Alexandre de Rhodes được an táng trong một nghĩa trang công giáo của người Armenia tại Esfahan. Nhưng do thời gian lưu lại nơi đây khá ngắn, vì thế hy vọng được đến viếng thăm ngôi mộ của ông là khá mong manh cho chúng tôi.
Khi nghe chúng tôi nói về ước nguyện của mình, cô Malih- một hướng dẫn viên người Iran vô cùng thông cảm và hết sức tận tình giúp đỡ. Mặc dù với thâm niên hơn 10 năm làm nghề hướng dẫn viên, đã đưa biết bao nhiêu đoàn khách từ khắp năm châu đến thăm Esfahan, nhưng là người Hồi giáo cho nên cô chưa hề biết đến thông tin về khu nghĩa trang người công giáo Armenia nằm ở đâu. Và cô cũng không hề biết đến thông tin nào về Alexandre de Rhodes.
ALEXANDRE DE RHODE cha đẻ chữ quốc ngữ 11 
Người đã giúp anh Trường có được tờ giấy phép vào thăm mộ ngài Alexandre de Rhodes

Sau quá trình tìm kiếm, thông qua một người bạn gái gốc Armenia, cô Mila hỏi thăm được địa chỉ của nghĩa trang. Nhưng vấn đề là không phải ai cũng được vào thăm nghĩa trang. Mà cần phải có sự đồng ý của người quản lý ở nghĩa trang.
Một lần nữa, chúng tôi may mắn gặp được một vị quản lý ở nhà thờ Vank, ông đã nhiệt tình viết cho chúng tôi một tờ giấy phép để xuất trình cho người quản lý ở nghĩa trang.
Cầm tờ giấy trên tay, chúng tôi vội vàng đi về phía ngoại ô thành phố Esfahan. Nơi có nghĩa trang của cộng đồng người Armenia sống tại đây.
NƠI NGƯỜI NẰM XUỐNG
Trước mặt chúng tôi là một nghĩa trang rộng lớn. Những dãy mộ xếp hàng dài nối bên nhau mênh mông. Chúng tôi biết là sẽ không dễ dàng để tìm ra vị trí lăng mộ của ngài. Chúng tôi tìm gặp một cụ già quản mộ ở đây dò hỏi. Cụ nhanh chóng lên xe đưa chúng tôi đến ngôi mộ có tên Alexandre de Rhodes….
Đường vào nghĩa trang nơi ngài Alexandre de Rhodes an nghỉ 
Đường vào nghĩa trang nơi ngài Alexandre de Rhodes an nghỉ

Hôm chúng tôi đến, là ngày đầu năm mới của tết cổ truyền Nowruz của người Ba Tư (Iran), một vài ngôi mộ gần đấy được đặt những chậu hoa. Còn ngôi mộ của ông không có một cành hoa nào, đó chỉ là một nấm mồ nhỏ làm bằng một tảng đá hình chữ nhật nằm khép mình khiêm tốn bên những ngôi mộ khác.
ALEXANDRE DE RHODE cha đẻ chữ quốc ngữ 9 
Anh Trường cùng mọi người mua hoa trước khi đến thăm mộ ngài Alexandre de Rhodes

Một niềm xúc cảm thân thương nghẹn ngào mà tôi không thể tả thành lời đang tuông chảy trong tôi. Đây là nơi an nghỉ của người đã có đóng góp vô cùng to lớn cho dân tộc Việt Nam. Dưới lớp đất ấy là thi hài của một người phương Tây xa lạ.
Ông đã mất từ gần 4 thế kỉ trước nhưng ông là người đã giúp cho dân tộc Việt Nam có được một bảng chữ cái với các thanh sắc uyển chuyển nhẹ nhàng, nhằm để ghi lại và diễn đạt tiếng mẹ Việt Nam.
ALEXANDRE DE RHODE cha đẻ chữ quốc ngữ 5 
Mộ ngài Alexandre de Rhodes

Đặt một chậu hoa tím mua được trong một hiệu bán hoa tết của người Iran lên mộ ông. Chúng tôi không ai nói lời nào. Nhưng giữa chúng tôi có một sự đồng cảm sâu sắc. Chấp tay lên ngực, tôi khẻ cúi đầu xin gửi đến người một lời tri ân sâu sắc. 
Nhìn thái độ thành khẩn và tôn kính của chúng tôi dành cho người nằm dưới nấm mộ. Người quản trang hỏi cô Malih: ông ấy là ai mà chúng tôi có vẽ tôn kính thế. 
Và ông đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng đây là người đã có công hoàn thiện bản chữ cái cũng như xuất bản những quyển tự điển Việt -Bồ- La tinh đầu tiên cho người Việt Nam từ những năm 1651.
ALEXANDRE DE RHODE cha đẻ chữ quốc ngữ 6 
Người con Đất Việt đặt lên mộ ngài bó hoa tươi thắm với tấm lòng thành kính

NGƯỜI QUẢN LÝ NGHĨA TRANG
Qua cuộc chuyện trò, tôi đuợc biết người quản trang có tên gọi là Rostam Gharibian, ông đã làm việc ở đây được 17 năm. 
Tôi hỏi, trong 17 năm đó có bao giờ ông thấy ai là con cháu hay người thân của ngài Alexandre de Rhodes đến viếng mộ ông ấy hay không. 
Thoáng chút đăm chiêu, ông trả lời rằng: vì là một thầy tu cho nên khi mất đi cũng như bao người khác Alexandre de Rhodes cũng không có vợ con. Và họ hàng thì cũng ở xa tít tận châu âu cho nên chắc cũng không ai còn nhớ.
Vì thế trong 17 năm nay ông cũng chưa hề nghe thấy một người họ hàng hay con cháu nào của ông đến thăm. Chỉ thĩnh thoảng đôi khi ông thấy có một vài người Việt Nam đến viếng mà khi đó thì ông cũng không biết họ là ai và có quan hệ như thế nào với người đã mất…
ALEXANDRE DE RHODE cha đẻ chữ quốc ngữ 7 
Anh Trường cùng người quản trang

THAY LỜI TRI ÂN
Theo truyền thống của những người Iran, tôi lấy một ít nước rửa lên nấm mồ của ông. Những giọt nước mát trong chảy lên bia mộ ông tựa như lời thì thầm của chúng tôi xin gửi đến người. Cả một đời ông cống hiến vì đạo. Và trong quá trình truyền giáo, với mục đích mong muốn truyền tải những thông điệp trong kinh thánh một cách dễ dàng hơn.
Ông đã không quản khó nhọc để tìm cách sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt. Và đến khi cuối đời, ngài đã lặng lẽ nằm lại nơi xứ người. Có lẽ giờ đây ông không còn một người bà con họ hàng nào nhớ đến ông để thỉnh thoảng ghé thăm chăm nom nấm mồ của ông nữa, nhưng có lẽ ông cũng ấm lòng khi biết rằng vẫn còn đó những người con nước Việt.
Vẫn còn đó hơn 90 triệu người con nước Việt trên khắp 5 châu sẽ Mãi Mãi không bao giờ quên ơn ông. Người đã có công vĩ đại trong việc chấm dứt 1000 năm tăm tối, 1000 năm khốn khó khi những người Việt phải đi mượn chữ Tàu ghi lại tiếng Việt.
ALEXANDRE DE RHODE cha đẻ chữ quốc ngữ 12
Và giờ đây, hạnh phúc thay. Chúng ta đã có được bảng chữ cái của riêng mình. Một bảng chữ cái dựa trên các ký tự La Tinh nhưng vô cùng uyển chuyển và dễ học.
Xin cám ơn người, một vị đại ân nhân của những người con nước Việt. Xin tri ân người với lòng kính yêu sâu sắc: Alexandre de Rhodes !”
Esfahan, Iran. 21/3/2017
TRẦN VĂN TRƯỜNG -VYC TRAVEL
Trang phục " Biết nói" của Đệ nhất Phu nhân Mỹ đi công du nước ngoài 
 
Cùng Tổng thống Donald Trump thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên, Đệ nhất phu nhân Melania chọn những bộ trang phục có sức mạnh truyền tải thông điệp với thế giới.


Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania trong chiếc váy da của Herve Pierre, áo len màu ngà dài tay cạnh Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng ngày 19/5 trước khi thực hiện chuyến công du đầu tiên đến Trung Đông và châu Âu.

Bà Melania được cho là đã lựa chọn rất cẩn trọng về vấn đề trang phục cho chuyến đi này. "Bà ấy tham vấn Bộ Ngoại giao về các quy tắc. Đây không chỉ là những bộ trang phục mà là những thông điệp bà ấy gửi đi", Kate Bennett, phóng viên CNN chuyên trách Nhà Trắng, bình luận.


Khi đặt chân đến Riyadh, thủ đô Arab Saudi và tiếp chuyện Thái tử Muhammad bin Nayef hôm 20/5, bà Melania lựa chọn bộ jumpsuit Stella McCartney kín đáo có giá 1.047 USD, đai lưng Saint Laurent 348 USD.

"Bộ jumpsuit khi đến Arab Saudi của Melania rất tương đồng với trang phục abaya truyền thống phụ nữ Hồi giáo mặc", Bennett nói


Melania Trump diện váy hồng Reem Acra cùng Tổng thống Trump dự lễ đón do Nhà vua Salman bin Abdulaziz Al Saud tổ chức tại cung điện Al Murabba ở Riyadh ngày 20/5.

"Xuất sắc và cẩn trọng: Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump được ca ngợi vì trang phục tôn trọng Arab Saudi", tờ Arab News giật tít trên trang nhất ngày hôm đó

Cách phối sắc trắng trong thiết kế của Dolce & Gabbana với sắc đen của giày da rắn Manolo Blahnik giúp Đệ nhất phu nhân Melania trở nên nổi bật ở Riyadh hôm 21/5.


Bà Melania ưa thích các mẫu thiết kế có thắt lưng to bản để tôn vòng eo. Trong ảnh, bà tham dự một sự kiện của nữ giới ở Riyadh hôm 21/5


Đệ nhất phu nhân Mỹ mặc chiếc váy lụa Reem Acra có giá 4.170 USD, cùng chồng lên chuyên cơ Không lực Một rời sân bay quốc tế King Khalid ở Riyadh hôm 22/5 để lên đường tới Israel


Đệ nhất phu nhân Mỹ mặc bộ đầm đen cùng Tổng thống Trump chuẩn bị dự bữa tối cùng Thủ tướng Isarel Benjamin Netanyahu và phu nhân ở Jerusalem ngày 22/5. 


Ở Israel, Đệ nhất phu nhân Mỹ chọn nhiều trang phục trắng. Chiếc jacket trắng được Melania mặc khi tới thánh địa Jerusalem ngày 22/5 thuộc bộ sưu tập của Michael Kors, có giá 1.995 USD. "Melania chọn nhiều trang phục trắng khi đến Israel bởi cờ của Israel có hai màu trắng và xanh nước biển", Bennett nói.


Bà Melania diện áo trắng dài, duyên dáng của Roksanda có giá 2.730 USD, trò chuyện cùng phu nhân Thủ tướng Israel trước khi rời sân bay quốc tế Ben Gurion ở Tel Aviv, Israel ngày 23/5.


Phong cách thời trang của bà Melania thay đổi ở từng điểm đến. Trong ảnh, bà chọn thiết kế của Dolce & Gabbana khi đến sân bay Leonardo da Vinci-Fiumicino ở Rome, Italy ngày 23/5.


Tuân thủ quy định về trang phục truyền thống khi gặp Giáo hoàng, bà Melania chọn áo đen dài tay của Dolce & Gabbana, đi kèm khăn trùm đầu. Trong ảnh, gia đình Trump gặp Giáo hoàng Francis ở Vatican ngày 24/5.

"Melania am hiểu thời trang, hiểu việc đứng trước ống kính và gửi thông điệp đến thế giới. Bộ trang phục ở Vatican cho thấy Melania muốn thể hiện sự tôn trọng văn hóa, muốn mặc trang phục đúng và làm điều đúng", Mary Alice Seon Stevenson, nhà bình luận thời trang phát biểu trên CNN.


Bà Melania chọn thiết kế sang trọng trong bộ sưu tập của Michael Kors xuất hiện tại sân bay Brussels ngày 24/5 cạnh phu nhân Thủ tướng Bỉ


Đệ nhất phu nhân Melania (phải) và Tổng thống Trump chụp hình cùng Vua và Hoàng hậu Bỉ tại cung điện ở Brussels ngày 24/5.


Vũ Phong ( Theo Reuter)
TẠI SAO 63 TRIỆU CỬ TRI MỸ KHÔNG RỜI Ô TRUMP?

WAYNE ALLY ROOT

Các số liệu thăm dò tín nhiệm mới nhất đã được công bố. Rasmussen (cơ quan thăm dò chính xác nhất của cuộc bầu cử năm 2016) cho biết tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện tại là 48%.

Một điều quan trọng cần lưu ý là, 48% chính xác là tỷ lệ cử tri đã bầu cho ông Trump trở thành tổng thống – chỉ chưa đầy một nửa tổng số cử tri của toàn quốc. Bởi vì số người ta đi bỏ phiếu nhiều hơn … và chúng ta có lợi thế về đại cử tri các tiểu bang miền trung Tây Mỹ … nên 48% là tất cả những gì ông Trump cần để thắng cử nếu bầu cử lại.

Nên nhớ rằng kết quả 48% này là sau khi ông Trump phải trải qua hai tuần tồi tệ nhất trong lịch sử của các tổng thống Mỹ hiện đại. Đó là sau hai tuần mà ông phải chịu đựng những tin tức thiên vị, xấu xa, tiêu cực nhất từ truyền thông trong lịch sử hiện đại. Đó là sau vụ scandal ầm ĩ sau khi giám đốc FBI bị sa thải.

Đó là sau những cáo buộc ông Trump “cản trở công lý” Đó là sau những cuộc trò chuyện giữa ông với các lãnh đạo thế giới bị rò rỉ thông tin, khiến chính quyền của ông chịu tai hại nghiêm trọng.

Đó là sau các cáo buộc về đội của ông thông đồng với Nga, và kết quả đó là sau khi ông bị lên án đã tiết lộ thông tin an ninh mật cho người Nga.

Phe tự do (liberal) thật đáng thương, tuyệt vọng, và hoang tưởng. Tôi gần như cảm thấy thương hại cho họ. Trong một khoảnh khắc họ thực sự tưởng rằng họ tóm được thóp của Trump đúng vị trí mà họ muốn.

Nhưng ông Trump đã bỏ D.C. lại phía sau để tham gia sân khấu thế giới, với phong cách chính xác của một vị Tổng thống. Ông đã có một bài phát biểu tuyệt vời ở Ả Rập Saudi. Ông đã đến thăm Đài Tưởng Niệm Holocaust ở Israel và trở thành vị tổng thống đầu tiên thăm viếng bức Tường phía Tây tại Jerusalem (ông mặc đồ kippah của người Do Thái)

Và rồi những kẻ Hồi giáo cực đoan lại tấn công khủng bố. Lần này ở Manchester, Anh quốc. Những kẻ khủng bố IS nửa người nửa quỷ man rợ lần này đã phát nổ một quả bom tại một nhà thi đấu rất đông các bé gái trong một buổi hòa nhạc của ca sĩ người Mỹ Ariana Grande.

Và cứ như thế, 63 triệu cử tri ủng hộ Trump đã được nhắc nhở về những vấn đề quan trọng … được nhắc nhở là tại sao họ bỏ phiếu cho Trump … được nhắc nhở là tại sao họ sẽ không bao giờ rời bỏ Trump.

Sáu mươi ba triệu người chúng ta đã ủng hộ Trump không phải ông là một vị thánh. Ông không phải là một vị thánh. Hay là một chính trị gia hoàn hảo. Chúng ta không muốn ông giống như các chính trị gia truyền thống. Trump không theo luật lệ của D.C. Trump là một quân bài bí ẩn – và chúng ta thích ông theo cách đó.

Nhưng sau cuộc tấn công khủng bố ở Manchester, chúng ta lại được nhắc lại một lần nữa vì sao chúng ta phải ủng hộ ông Trump. Bởi vì ông là người duy nhất giữ cho bọn trẻ an toàn vào ban đêm.

Không có gì còn quan trọng hơn. Tất cả những thứ khác chỉ vụn vặt. Chúng tôi không quan tâm đến việc liệu ông ta có sai thải giám đốc FBI hay không, hay vì sao ông ta làm chuyện đó. Đó là đặc quyền Tổng thống của ông. Obama không bao giờ sa thải bất cứ ai bởi vì “bút đã sa”. Tất cả mọi người trong chính phủ đều đứng về phía ông ta.

Chúng ta không mấy để tâm khi những người phe tự do (liberal) lên án Trump là “cản trở thực thi công lý”. Tổng thống nào cũng phải đối mặt với giọng điệu như vậy. Hay bạn thực sự nghĩ rằng Obama không hề làm gì gây tác động FBI để thiên vị cho Hillary? Chúng ta biết chắc chắn rằng việc ông chồng Bill Clinton bí mật gặp gỡ Tổng Chưởng Lý Loretta Lynch trên đường băng là cản trở công lý. Vậy cuộc điều tra đó đâu rồi?

Chúng tôi cũng chẳng quan tâm đến một số cuộc gọi hữu nghị với các quan chức Nga – nhân viên của bất kỳ tổng thống tân cử nào cũng có những cuộc gọi tương tự. Nhưng chúng tôi chắc chắn biết rằng Hillary đã bán phần lớn kho uranium của Hoa Kỳ cho Nga để đổi lại vài trăm triệu đô la cho các khoản tài trợ cho Quỹ Clinton. Đây mới là vụ scandal thực sự với người Nga.

Chúng ta biết rằng Trump đã không chuyển “thông tin mật” cho các quan chức Nga. Thứ nhất, bất cứ điều gì Tổng thống nói chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới khác là ngay lập tức “giải mật”. Đó là luật. Thứ hai, chẳng phải Hillary mới là người có vấn đề về việc rò rỉ thông tin mật ? Những người đảng Dân chủ dường như không quan tâm đến điều đó. Giám đốc FBI cũng chẳng quan tâm đến điều đó.

Và chẳng phải Obama cũng đã chuyển thông tin mật cho người Nga hai lần vào những năm 2014 và 2016 hay sao? Lúc đó, những cuộc điều tra như thế này sao không thấy xuất hiện.

Đối với chúng tôi, điều quan trọng là Trump là chính trị gia duy nhất hiểu được mối đe dọa mà những kẻ Hồi giáo cực đoan đặt lên đất nước chúng ta… nền kinh tế của chúng ta… con cái chúng ta. Chính sách của ông đảm bảo cho con cái của chúng ta an toàn vào ban đêm.

Trump hiểu được rằng cần phải xây dựng bức tường để bảo vệ biên giới phía Nam nước Mỹ khỏi các phần tử khủng bố lén vào Mỹ. Đảng Dân chủ thực sự muốn để biên giới mở.

Trump hiểu rằng chúng ta phải giao cho các nhân viên biên phòng của chúng ta quyền lực để bảo vệ biên giới. Đảng Dân chủ muốn trói tay các nhân viên biên phòng và sử dụng tiền đóng thuế để trả cho luật sư bảo hộ những người nước ngoài tới đây bất hợp pháp.

Trump muốn ngăn chặn những người nước ngoài từ các quốc gia nhất định đã nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố được phép vào Mỹ. Ông muốn “kiểm tra triệt để” vì vậy không ai có thể nhập cư để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố như ở Manchester, Anh Quốc. Nhưng các thẩm phán ‘tự do’ không thông qua bầu cử mà được Obama bổ nhiệm chỉ quan tâm đến quyền của người nước ngoài, người bất hợp pháp và khủng bố.

Trump muốn chấm dứt đem những người ty nạn thuộc khu vực chiến tranh Hồi giáo vào nước Mỹ. Đảng Dân chủ muốn tăng gấp đôi nỗ lực của Obama để đưa nhiều người tị nạn đến các khu phố và trường học của chúng ta. Hãy hỏi công dân EU xem chính sách đó đã thành công thế nào đi.

Hãy hỏi Thụy Điển về vấn nạn hiếp dâm. Hỏi Đức về việc phụ nữ không còn cảm thấy an toàn khi đi dạo phố đi. Hãy hỏi cha mẹ của các nạn nhân Pháp bị khủng bố tại phòng hòa nhạc tại ở Paris đi. Hãy hỏi bố mẹ của những cô gái trẻ không bao giờ có thể trở về nhà từ buổi hòa nhạc của Ariana Grande tại Manchester. Hãy hỏi các cảnh sát trung thực ở bất cứ nơi nào trong EU về “vùng cấm xâm nhập” [mà các cộng đồng Hồi giáo lập lên].

Một người ty nạn xấu có cái giá quá đắt để cho phép nhập cư vào nước ta. Tại sao bất cứ nhà lãnh đạo có đầu óc bình thường nào lại đi làm việc đó?

Trump là cơ hội duy nhất của chúng ta để cứu nước Mỹ. Để tránh cho chúng ta không trở thành EU. Để giữ cho con của chúng ta an toàn vào ban đêm.

Xin lỗi những người bạn dân chủ tuyệt vọng và hoang tưởng của tôi. Việc sa thải giám đốc FBI đã không giúp ích cho bạn. Câu chuyện “giả mạo” liên quan đến người Nga đã không giúp ích cho các bạn. Cáo buộc “cản trở công lý” giả dối đã không giúp ích gì cho các bạn. Tôi ghét phải báo tin đó cho các bạn, nhưng mà…

Không ai trong số 63 triệu cử tri của Trump sẽ rời bỏ ông. Cuộc thăm dò mới nhất của Rasmussen đã chứng minh điều đó. Chúng tôi sẽ không đi đâu cả.

Bởi vì tất cả những tin tức tiêu cực về Trump chẳng là gì nếu đặt cạnh việc ông sẽ giúp bảo vệ con em chúng tôi an toàn vào ban đêm khỏi lũ điên cuồng, cực đoan, hận thù mà đảng Dân chủ muốn đưa tới Mỹ. Chúng tôi hiểu hoặc là Trump, hoặc là sự kết thúc của nước Mỹ.

Chính vì thế, dù chuyện gì xảy ra, dù tốt hay xấu, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục lựa chọn Trump.

Wayne Ally Root

Thu Hương (biên dịch)
Nổ lớn tại Formosa ngay sau 24 giờ vận hành thử
BBC

Vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ tối 30/5
Tin tức nói vừa xảy ra vụ nổ lớn tại khu vực thuộc Formosa Hà Tĩnh.
Vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ tối 30/5, khiến khói bốc cao ở bên trong khu công nghiệp Vũng Áng.
Một số báo trong nước nói rằng sự vic đã xảy ra tại khu vận hành lò cao số 1 của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Vụ nổ "có thể từ thiết bị hun khói của lò vôi" tuy nhiên "không gây ảnh hưởng lớn đến dây chuyền vận hành lò cao", dù "hiện khu vực xảy ra vụ nổ vẫn xuất hiện những bụi khói cao và nhiều tiếng nổ nhỏ", bản tin của Zing đăng lúc vừa quá nửa đêm ngày 30 sang ngày 31/5 viết.
Theo trang An ninh Tiền tệ, giới chức hữu quan đã nhanh chóng phối hợp với Formosa để " xử lý sự vic, không để lại hậu quả".
Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, Formosa Hà Tĩnh chỉ vừa kết thúc 24 giờ chạy thử nghiệm lo cao số 1.
Tiến trình thử nghiệm, theo công bố của Bộ Tài nguyên Môi trường tại cuộc họp báo thường kỳ qu‎í hai của Bộ hôm 29/5, bắt đầu diễn ra từ buổi chiều cùng ngày.
Tại cuộc họp báo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng nói "kết quả thử nghiệm sẽ có sau 24 giờ" trong lúc giới chức và giới chuyên môn "theo dõi chặt chẽ kết quả quan trắc trực tuyến và lấy mẫu trực tiếp", báo An ninh Thủ đô đưa tin.
Theo tuyên bố của Bộ Tài nguyên Môi trường tại cuộc họp báo, thì các phương án ứng phó trong trường hợp phát sinh sự cố cũng đã được tính đến.
"Mỗi 5 phút một lần chúng tôi lại được báo cáo, nếu có bất kỳ xảy ra đều sẽ có phương án giải quyết," ông phó tổng cục trưởng được An ninh Thủ đô trích lời.
----------
Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Một lò đốt luyện kim của nhà máy Formosa đã nổ tung khi còn đang trong vòng thử nghiệm dẫn đến nhiều tiếng nổ dây chuyền khác báo hiệu hệ thống luyện kim của nhà máy này có thể hoàn toàn bị hư hỏng. Do sức nổ mạnh, các cột bụi và khói hóa chất dâng cao tung tóe trong không khí có thể dẫn đến gây nguy hại cho người dân khi hít thở do khí thở bị nhiễm hóa chất. Như vậy là ngoài việc làm cá chết hàng loạt do chất phế thải chưa xử lý đồ tuồn ra biển, nhà máy Formosa nay lại đem đến một nguy cơ khác cho người dân, đó làm ô nhiểm khí thở.
Theo quy trình luyện kim, các lò đốt này có nhiệt độ lên đến trên 1000 độ C, thậm chí trên 2000 độ C cho nên sức nổ từ các lò này rất mạnh. Các quặng sắt được đưa vào lò đốt, nung lên ở nhiệt độ cao trên cả ngàn độ C để trở thành chất lỏng sắt nguyên chất, sau đó, nguyên tố carbon và nhiều nguyên tố cần thiết khác được thổi vào thể lỏng kim loại trong lò để rồi khi nguội dần sẽ trở thành thép. Tùy loại thép theo đơn đặt hàng mà phần trăm các nguyên tố như Carbon chẳng hạn pha trộn trong sắt sẽ khác nhau. Trong quá trình luyện kim này, các khí cực độc như khí hydrogen sulfide (H2S) và Ammonia (NH3) sẽ hình thành, được các thiết bị dẫn khí của lò chuyển qua nơi chứa dùng cho nhiều vấn đề khác hoặc được xử lý trước khi thải ra không khí. Cho nên, nếu sự cố bị lò bị nổ thì lập tức, hai thứ khí cực độc này tung ồ ạt vào không khí, lan rộng cả vùng trời tùy theo sức nổ.
Nếu hít phải khí amonia thì phổi sẽ dễ đi đến hủy hoại dẫn đến tử vong tức khắc. Hít khí hydrogen sulfide thì dẫn đến ói mửa, mắt bị tổn hại, ho, khó thở và tử vong nếu lượng khí này quá cao trong phổi. Do đó, sự cố nổ này là đại thảm họa cho toàn bộ người dân Hà Tĩnh, không chừa một ai nếu các lượng khí độc tung tóe ra từ vụ nổ quá cao. Chưa thấy có tình trạng yêu cầu người dân di tản để an toàn; kết quả thử nghiệm của chế độ Việt Cộng không biết còn ai tin nổi nữa không sau vụ thử nghiệp hóa chất làm ô nhiểm biển làm cá chết hàng loạt bị che giấu lấp liếm cho đến giờ chót.
Trước đây, người dân Hà Tĩnh đã tụ tập cả ngàn người bao vây trụ sở chính quyền và dương cao ngọn cờ của Việt Nam Cộng Hòa để chống đối chế độ chà đạp người dân bảo kê cho nhà máy luyện kim Formosa. Chuyện này chưa từng có tại Việt Nam trước giờ. Mất biển mất cá, đời sống của người dân Hà Tĩnh lao vào cùng cực nên chẳng còn ai sợ đảng nữa. Nay xảy ra vụ nổ này, nếu toàn vùng trời Hà Tĩnh bị ô nhiễm thì hậu quả sinh thái cho dân lành không biết sẽ như thế nào đây.
Do đó, xin gởi đến Dân Làm Báo thật nhanh vài dòng tin tức ngắn này trước khi tình hình được phanh phui kỹ lưỡng hơn.
------------

CUỘC CHIẾN SINH TỬ

Vũ Linh

Thế giới truyền thông dòng chính (TTDC) sôi sục vì vụ điều tra Nga đã can dự như thế nào vào cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Trong thời gian mấy tháng qua, mở bất cứ tờ báo nào, hay xem bất cứ tin tức trên đài TV nào, thì cũng đều thấy những cái tít khổng lồ về chuyện điều tra này. Kèm theo không biết cơ man nào những lời bàn ngoài lề của hàng trăm, hàng ngàn Mao Tôn Cương, bất kể đúng hay sai, bất kể biết chuyện hay không biết chuyện. Ta thử nhìn lại diễn biến câu chuyện vô lý này.

Tháng Sáu năm ngoái, ngay khi hai chính đảng chuẩn bị họp đại hội tuyển lựa ca sĩ đại diện ra tranh cử tổng thống thì bất thình lình, Ủy Ban Quốc Gia của đảng DC la hoảng “Nga đã thâm nhập vào hệ thống emails của Ủy Ban”. Không đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào nên chẳng ai hiểu thực sự Nga đã làm gì, có tác động như thế nào vào cuộc bầu cử. Ít lâu sau, Wikileaks xì ra cho báo chí hàng chục ngàn emails của Ủy Ban. Tốt, xấu, đủ loại.

Đảng DC mau mắn tố Nga là thủ phạm lấy tin, đưa cho Wikileaks để hại bà Hillary. Vẫn không bằng chứng. Cả Nga lẫn Wikileaks đều cải chính. Không ai biết gì hơn. Chuyện ghê gớm quá, cần phải điều tra? Không, lạ lùng thay, chính quyền Obama, kể cả các cơ quan trực thuộc như FBI, CIA, NSA, im ru bà rù, không điều tra gì ráo, cho dù khi đó TT Obama và tất cả quan chức của ông đều vẫn còn ăn lương đầy đủ, tức là vẫn còn job, còn trách nhiệm điều tra và bắt những kẻ gian khi chuyện gian trá xẩy ra. Tại sao? Vì hai lý do: không muốn làm khó Nga quá, sau này bà tổng thống Hillary sẽ khó nói chuyện với Putin, và không muốn có điều tra quy mô vì sợ khui lại vụ emails riêng của bà Hillary xem Nga có thâm nhập vào đó không. Rồi câu chuyện chìm xuồng.

Báo Washington Post đặt câu hỏi tại sao bây giờ vụ Nga can thiệp lại nổ đùng lại? Rồi cũng chính WaPo trả lời: vì tất cả những đổ thừa khác để diễn giải cái thất bại của bà Hillary đều vô hiệu, chẳng ai để ý, trong khi việc tố Nga can dự thu được nhiều chú ý hơn. Nói trắng ra, câu chuyện Nga can dự tự nó chẳng có ý nghiã hay hậu quả gì, chẳng có gì đáng nói, cho đến khi bà Hillary thất cử, vì đó là cái cớ duy nhất còn lại với ít căn bản để giải thích việc bà Hillary thất bại. Do đó, cần phải tiếp tục khai thác lá bài này, bất cần bằng chứng. Chính trị khác xa với luật pháp vì chính trị không bao giờ cần bằng chứng.

Mà ngay cả câu chuyện Nga can dự cách nào cũng du di theo thời gian, tùy theo cái điểm nào ăn khách đáng tin, điểm nào không ăn khách đáng ngờ.

Mới đầu thì tố Nga giúp gian lận phiếu, có thể sửa máy bầu cử. Nhưng sau khi biết mấy chục ngàn máy bầu cử Mỹ không có kết nối vào trang mạng, do đó Putin từ Mạc Tư Khoa không thể điều khiển máy được thì cái lý này chìm xuồng.

Quay qua tố Putin chui vào các hệ thống emails của DC để lấy tin bất lợi cho bà Hillary xì ra cho thiên hạ, khiến bà mất hậu thuẫn. Khi không chứng minh được quan hệ giữa Putin và Wikileaks thì câu chuyện lại phải đổi hướng.

Chuyển qua tố quan hệ đặc biệt giữa Trump và Putin, đại khái Putin giúp đưa Trump vào Toà Bạch Ốc để Trump làm con rối của Putin để điều khiển cả nước Mỹ theo lệnh của Putin. Các giao dịch giữa doanh gia Trump với tài phiệt Nga từ mấy chục năm trước bị bới ra, coi như bằng chứng quan hệ đặc biệt giữa Trump và Mafia Nga do Putin lãnh đạo. Cái mà lập luận “quên” nhắc tới, là Trump có quan hệ kinh doanh với hơn hai tá quốc gia trên thế giới, qua gần 150 công ty, chứ không phải chỉ có quan hệ với Nga. Như vậy cũng hơi khó để tìm hiểu xem Trump là con rối của nước nào.

Sau khi TT Trump đánh bom Syria, là con đẻ của Putin, lại phải đổi hướng. Lôi ra quan hệ giữa Putin và đám cận thần của TT Trump. Vừa rớ vào thì được tặng ngay món quà vĩ đại: TT Trump cất chức tướng Flynn vì ông này nói láo với PTT Pence về việc ông đi gặp đại sứ Nga. Trúng số Power Ball! Bằng chứng cụ thể nhất Trump móc nối với Putin qua các đệ tử của cả hai ông.

Bây giờ, ta giả dụ là tướng Flynn thực sự đại diện cho ông Trump đi gặp đại sứ Nga, thông đồng chuyện gì đó. Thế thì sao? Trong luật bầu cử Mỹ, có một điều khoản ghi rõ tuyệt đối cấm các ứng viên chính trị nhận tiền yểm trợ vận động từ ngoài nước. Cho đến nay, chưa có một tin nào nói Trump đã nhận tiền của Nga, trực tiếp hay gián tiếp. Người nhận tiền –bạc triệu- từ ngoại quốc chính là bà Hillary qua cái Quỹ Clinton Foundation. Chỉ những người ngu ngơ nhất hay phe đảng nhất mới nghĩ những bạc triệu này thực sự là tiền các tay độc tài khát máu trên thế giới giúp ông bà Clinton làm chuyện phước thiện, không dính dáng gì đến việc giúp bà thành tổng thống để sau này được nhờ.

Ngoài việc cấm nhận tiền thì luật Mỹ không ghi gì khác. “Nói chuyện” hay cho là “thông đồng” gì gì đi nữa thì cũng vẫn không là một tội hình sự đáng bị bắt hay trừng phạt gì. Không có luật nào cấm các ứng viên hay phụ tá có quyền liên lạc với một chính khách nước ngoài để xin giúp đỡ khi còn đang vận động tranh cử. Ứng viên Obama khi đang vận động tranh cử năm 2008 đã liên lạc và điều đình với chính quyền Đức để cho ông được đi đọc diễn văn tranh cử trước bức tường Bá Linh, mang hình ảnh cả chục ngàn dân Âu Châu ủng hộ ông để kiếm hậu thuẫn tranh cử trong nước, phá bớt hình ảnh một anh tổ chức cộng đồng địa phương lờ mờ.

Đó có phải là những móc nối để một chính quyền ngoại quốc giúp thắng cử không? Không một ai khiếu nại việc chính quyền Đức giúp Obama hết. Tại sao ông Obama vẫn làm tổng thống mà không mất job vì những quan hệ này? Vì chẳng có gì là phạm pháp hết. Tất cả đều là kỹ thuật tranh cử bình thường, như GS Hiến Pháp thiên tả Dershowitz đã phân tích rõ rệt, nhưng với TT Trump, TTDC bóp méo thành một xì-căng-đan vi phạm đủ thứ luật, không khác gì Watergate.

Theo bà Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein và ông Adam Schiff, hai lãnh tụ khối DC trong tiểu ban An Ninh của Thượng Viện và Hạ Viện, bất kể những tố cáo tràn ngập trên báo chí, cả hai đều chưa thấy có bất cứ bằng chứng nào là đã có sự thông đồng bất chính giữa Trump và Putin.

Mà nếu không phải là phạm tội gì thì điều tra chuyện gì? Để làm gì? Nhất là khi DC biết không có lý do pháp lý để lột chức, mà cho dù lột chức được thì cũng sẽ là đại hoạ cho DC. TT Trump bị lột chức và PTT Pence lên thay thế, bảo đảm sẽ là món quà lớn nhất DC có thể tặng cho CH, khiến CH đoàn kết lại sau lưng một tổng thống ít gây tranh cãi, DC và TTDC sẽ hết chuyện để đánh và sẽ tự diệt. Hy vọng hạ Trump năm 2020 chiếm lại Toà Bạch Ốc cũng thành mây khói.

Câu trả lời kẻ này xin tạm đưa ra: điều tra xem Nga đã làm gì, không phải để kết tội hay đàn hặc TT Trump đâu, chỉ là để trước hết gây khó khăn, tai tiếng cho Trump, sau đó để hy vọng tìm ra một móc nối nào đó, một cái bằng cớ Nga can thiệp giúp giải thích cái thua đau của bà Hillary. Giải an ủi.
Có một chuyện thật sự đáng và cần điều tra: đó là những tin bí mật trong hậu trường đang bị xì ra cho TTDC để làm khó dễ chính quyền Trump.

Chưa khi nào trong lịch sử chính trị Mỹ lại có chuyện tin hậu trường bị xì ra kiểu thác lũ như hiện nay. Lẫn lộn trong khối tin bị xì là tin thật, tin giả, tin dựng đứng, tin diễn giải, tin bóp méo, tin phóng đại, tin bí mật an ninh quốc gia, tin với hậu quả chết người, tin diễu dở,... Danh sách quá dài cho khuôn khổ bài báo này. Hình như đám quan chức còn sót lại của chính quyền Obama chỉ còn là một nhóm người bất mãn, tìm mọi cách đánh phá tân chính quyền để bớt tức tưởi vì thua đậm, bất kể quyền lợi quốc gia, bất kể giúp khủng bố, bất kể đe dọa mạng sống người dân, bất kể... tất.
Trong khi đó thì TTDC chộp lấy những tin bị xì ra như hổ đói vì 99,9% những tin bị xì đều bất lợi cho TT Trump, có thể khai thác tối đa để đánh ông ta, bất kể sự thật vì không thể kiểm chứng, và cũng bất kể mọi hậu quả tốt hay xấu. TTDC đã bỏ cái áo “thông tin trung thực” từ lâu rồi, tinh thần trách nhiệm của người cầm bút cũng đã bye-bye lâu rồi, để bây giờ khoác cái áo “bộ đội xung phong” trong cuộc chiến đánh một tổng thống tuy được bầu chính danh và hợp pháp, nhưng không được họ chấp nhận.
Ta nhìn qua vụ thảm sát trẻ con tại Manchester bên Anh mới đây. Qua điều tra sơ khởi, họ nghi ngờ thủ phạm là khủng bố ISIS, nhưng giữ bí mật không loan báo ra cho công chúng, chỉ chia sẻ tin này với các cơ quan an ninh Mỹ và đồng minh NATO. Ngay sau khi an ninh Mỹ nhận được tin của Anh chia sẻ, hai đài CNN và CNBC đã được “thông báo” và mau mắn xì ngay tin “cảnh sát Anh cho biết đây là đánh bom tự sát của ISIS”. Tin chính xác chứ không phải tin phiạ. Nhưng cảnh sát Anh nổi đoá vì cái tin này bị xì ra có tác động bứt giây động rừng, nhóm khủng bố tiếp tay với tên tự sát biết là tông tích bị lộ, lo tẩu thoát hay phá hủy ngay chứng tích. Ngay sau đó, chính phủ Anh loan tin tạm ngưng hợp tác chia sẻ tin tức với tình báo và an ninh Mỹ, trong khi bà thủ tướng Anh chính thức nêu vấn đề với TT Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO.

Điều này cực kỳ tai hại cho cuộc chiến chung chống khủng bố toàn cầu khi các nước không còn có thể hợp tác, chia sẻ tin tức cho nhau nữa. Chưa kể uy tín của cả nước Mỹ bị vỡ tan từng mảnh. Không ai còn dám tin tưởng, chia sẻ tin bí mật an ninh, hay tin nhạy cảm chính trị nào với Mỹ nữa.

Điểm đáng nói là CNN loan tin chính phủ Anh chấm dứt chia sẻ tin tức tình báo an ninh với Mỹ, tuyệt đối không đả động đến việc chính mình là cơ quan ngôn luận đầu tiên xì tin tối mật này lên đài TV, mà chỉ ghi lại việc New York Times đã đăng hình một cái hộp máy mà cảnh sát Anh nghi ngờ là loại bom được dùng tại Manchester để dẫn chứng việc Mỹ xì tin khiến Anh bực mình, hiển nhiên với hàm ý NYT chính là cơ quan xì tin bí mật. Chẳng những CNN giả dối mà còn không mấy can đảm, mau mắn nhẩy ra xiả tay vào anh đồng chí NYT để chạy tội của chính mình.

Kẻ viết này thiển nghĩ không biết đã đến lúc nước Mỹ này bắt buộc phải ra luật cấm hay giới hạn việc truyền thông xì tin bí mật một cách hoàn toàn vô trách nhiệm, đe dọa đến an ninh quốc gia, hay đe dọa đến mạng sống của người dân hay không. Tự do ngôn luận cần phải chấp nhận một giới hạn để bảo vệ mạng sống của người dân vô tội.

Có thể nào sau vụ này, những quan chức xì tin và TTDC đăng tin sẽ cảm thấy đã đi quá xa, sẽ ngừng xì và đăng tin bí mật nữa không? Kẻ này không tin họ sẽ thay đổi cách hành xử. Trái lại, họ sẽ thấy đây là cách gây khó dễ cho TT Trump hữu hiệu nhất, khiến ông sẽ gặp thất bại tứ phiá, bất kể những hậu quả tai hại như thế nào cho quyền lợi và an ninh nước Mỹ, cho cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín. Do đó, cần phải tiếp tục.

Cần tiếp tục vì đây là cuộc chiến sinh tử của cái “trục” mới Cấp Tiến-Dân Chủ-TTDC chống TT Trump. TTDC đang bắn tiểu liên, trung liên, đại liên đủ cỡ để hạ TT Trump bằng mọi giá.

Ta nhìn vào cuộc viếng thăm Ả Rập Saudi của TT Trump. Đây là cuộc viếng thăm lịch sử với những ý nghiã cũng lịch sử không kém khi lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, một tổng thống phá lệ không chọn hai nước láng giềng Canada hay Mexico, hay các nước đồng minh Âu Châu, mà lại lựa Ả Rập Saudi là nước đi viếng thăm đầu tiên.

Thông điệp của TT Trump rất rõ rệt, sinh viên năm thứ nhất đại học Cầu Kho cũng hiểu, chỉ có lãnh tụ khối DC tại Hạ Viện, cụ bà Nancy Pelosi, lên TV than phiền bà không hiểu tại sao TT Trump lại đi Ả Rập Saudi, vì theo bà, đa số mấy tên khủng bố vụ 9/11 là dân Ả Rập Saudi. Trong khi DC và TTDC chỉ trích TT Trump đồng hoá khủng bố Hồi giáo cực đoan với tất cả dân Hồi giáo, thì bà Pelosi đồng hoá một tá tay khủng bố 9/11 với tất cả dân Ả Rập. Đây là thông điệp của TT Trump:

- Ông coi cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump.

- Ông nhìn Ả Rập Saudi, người anh cả của thế giới Ả Rập, như là đồng minh cần thiết và quan trọng nhất trong cuộc chiến này.

- Ông cũng muốn gửi một thông điệp quan trọng nhất cho các ông toà cấp tiến tại Mỹ là ông không có “hậu ý” kỳ thị Ả Rập hay Hồi giáo gì hết khi ông ký các sắc luật tạm giới hạn việc nhập cảnh vào Mỹ của dân tỵ nạn vài xứ Ả rập.


Trong khi đó, thông điệp của Ả Rập Saudi cũng rõ rệt không kém. Quốc Vương 81 tuổi đích thân tới cầu thang máy bay để nghênh đón TT Trump, rồi sau đó lần đầu tiên trao tặng huân chương cao quý nhất nước cho một tổng thống Mỹ. Chưa hết, quốc vương còn tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo với sự tham dự của lãnh đạo 50 quốc gia Hồi giáo trên thế giới đến họp mặt nghe TT Trump nói chuyện. So sánh như thế nào với sự tiếp rước TT Obama là người đã khom lưng xin lỗi Ả Rập và Hồi giáo?
Ả Rập Saudi đã nói rõ họ không coi TT Trump như người kỳ thị Ả Rập hay Hồi giáo, mà trái lại, đã là người đang tìm cách diệt khủng bố Hồi giáo thật sự, 
giúp bạch hoá uy tín của đạo Hồi đang bị nhóm khủng bố cuồng tín làm hoen ố, cũng như giúp diệt ISIS là nhóm đã giết cả chục ngàn dân Hồi giáo và Thiên Chúa giáo tại Trung Đông.

Trước những thông điệp quan trọng vậy, TTDC nhìn thấy gì? Nếu quý độc giả nghĩ TTDC sẽ bình loạn về quan hệ Mỹ-Ả Rập, tương lai cuộc chiến chống khủng bố, hòa bình tại Trung Đông, vấn nạn dân tỵ nạn Trung Đông, giá dầu hỏa trên thế giới, Ả Rập đầu tư vào Mỹ giúp cải tiến hệ thống đường xá cầu cống Mỹ, hay bất cứ đề tài quan trọng nào khác, thì quý độc giả đã lầm to. TTDC chỉ nhìn thấy:

- Đệ Nhất Phu Nhân không đội khăn chùm đầu để biểu hiện sự tôn trọng văn hoá và tôn giáo nước chủ nhà. Cái thắt lưng áo đầm lớn quá khổ.

- Đệ Nhất Phu Nhân hai lần quạt tay TT Trump, không chịu nắm tay ông.

- TT Trump tham gia vào việc múa gươm với các lãnh tụ bộ lạc Ả Rập, bị chê là một điệu muá thô bỉ của một đám đàn ông hiếu sát, khinh miệt phụ nữ.

- TT Trump cúi đầu để Quốc Vương Ả Rập choàng huân chương qua đầu (TTDC cho đây cũng chẳng khác gì việc TT Obama cúi gập người trước Quốc Vương Ả Rập trước đây, hai hình ảnh và cử chỉ mà chỉ những người đau mắt nặng mới thấy không có gì khác biệt)

Cái chú ý vào tiểu tiết vớ vẩn đó tiếp tục qua chuyến đi Âu Châu khi TTDC chúi mũi vào chuyện TT Trump bắt tay TT Pháp quá mạnh, TT Pháp bắt tay bà thủ tướng Đức trước (ông Tây nịnh đầm?), TT Trump xô thủ tướng Montenegro, cái áo đắt tiền của bà Melania,…

Việc TTDC xiả tay vào những chi tiết vụn vặt chỉ chứng tỏ một chuyện: chuyến đi đầu tiên của TT Trump đã không có “thảm hoạ” nào để khai thác hết. Trong khi TTDC hò hét đòi đàn hặc thì các nhà lãnh đạo từ Ả Rập đến Âu Châu, kể cả NATO, đều đón tiếp TT Trump một cách trịnh trọng và vồn vã gấp bội khi đón TT Obama.

Thật ra, thái độ chống đối của TTDC, cho dù đến mức nhỏ nhen nhất cũng không có gì đáng ngạc nhiên, mà chuyện đáng nói tuần này là CNN –vâng quý độc giả không đọc lộn đâu: CNN!- cho đăng một bài ca tụng TT Trump đã dám làm chuyện TT Obama trước đây không dám làm: thẳng thắn đặt sách lược chống khủng bố Hồi giáo cực đoan với lãnh đạo xứ Ả Rập Hồi giáo mà không khom lưng xin lỗi chuyện gì hết.

Cần nhìn cho rõ: đây không phải là bài xã luận của CNN đâu. CNN chỉ là cho phép một nhà báo bảo thủ người Anh, Timothy Stanley, viết bài này và đăng trong mục Opinions, là mục ý kiến của độc giả và những nhà báo ngoài hệ thống CNN, để nói cho rõ đây không phải là ý kiến của CNN. Dù sao, thì đó cũng là một cuộc cách mạng không đổ máu vĩ đại nhất của CNN. Có lẽ tại vì đã đọc bài nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy CNN được hân hạnh đứng đầu trong nhóm truyền thông phe đảng nhắm mắt chống TT Trump với 93% các bài viết tiêu cực chống TT Trump. Một cố gắng phi thường của CNN để chứng minh mình cũng... công bằng, chưa chống TT Trump tới 100%, năm thì mười họa cũng ngừng tay, không đánh Trump.

Cái đau đầu cho đảng CH, cho nội các, cho ông phát ngôn viên xấu số Sean Spicer là tất cả những tấn công chống TT Trump lại được chính ông giúp thổi phồng lên qua cái tính khí và khẩu nghiệp của ông. TT Trump là một chính trị gia không giống bất cứ chính trị gia nào. Ông là người bốc đồng, coi trời bằng vung, luôn phản đòn, ăn nói vung vít, bất cần phải đạo chính trị, không có cái tài “nói láo với một vẻ rất thành thật” như Clinton (I never had sex with that woman!), hay dẻo mép nhún nhường, vuốt ve xin lỗi tám phương tứ hướng như Obama, hay xuề xòa thân thiện như Bush con, cũng chẳng có cái cười quyến rũ của Reagan.

Ông đắc cử một phần nhờ cách xử thế không giả dối, không gượng ép đó, nhưng nếu cái ngông đó có ngày giết ông thì cũng không phải là chuyện lạ. (28-05-17)

Vũ Linh
.

Monday, May 29, 2017

 Cứu dân Việt sao bằng cứu voi Châu Phi?


GNsP – “Khoảng 33.000 con Voi bị sát hại mỗi năm để lấy ngà cho mục đích buôn lậu, đó là một con số khá khủng khiếp và vấn nạn này đang đẩy loài Voi đến nguy cơ tuyệt chủng”. Đó là nổi niềm trăn trở của Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam Phạm Hương 2015 và cũng là động lực khiến cô Hoa Hậu này và Á hậu Lệ Hằng sang Châu Phi với vai trò Đại sứ thiện chí để bảo vệ Voi.

Đọc bản tin trên mà tôi nghe trong lòng đầy sự chua chát, thấy thật thương cho bầy Tôm, Cá ở vùng biển quê nhà. Cá chết trắng bờ như dãi khăn tang trãi dài trên vùng biển miền Trung và hiện tại hiện tượng Nghêu, Sò, Cá vẫn tiếp tục chết hàng loạt. Thế nhưng chẳng thấy mỹ nữ nào hé đôi môi xinh đẹp của mình thốt lên lời vàng ý ngọc để lên tiếng bảo vệ chúng. Vậy mà những người đẹp này lại lặn lội sang tận Phi Châu với hy vọng “sẽ góp được tiếng nói nhằm kêu gọi những người đang có ý định mua bán hay sử dụng ngà Voi hãy chấm dứt ngay hành động này lại, trước khi chúng ta sẽ không bao giờ được thấy loài Voi trên hành tinh này nữa.”

Bảo vệ động vật là một hành động rất ý nghĩa và đáng hoan nghênh. Thế nhưng trước khi “bình thiên hạ” hãy biết “tề gia” nếu không sẽ bị chê cười rằng “ việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng”. Việc bảo vệ hệ sinh thái biển tại quê nhà không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ sinh vật biển mà còn là bảo vệ nòi giống, dân tộc. Vậy thì nguy cơ giống nòi bị tiêu diệt ngay trên quê hương lẽ nào không đủ sức làm cho trái tim các mỹ nữ thổn thức bằng nguy cơ diệt chủng những chú Voi tận Châu Phi xa xôi ? Là những người nổi tiếng, chắc chắn tiếng nói của họ sẽ có sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Thế nhưng những người biết dùng lợi thế đó để làm những việc ích nước lợi dân quả là như “ sao buổi sớm” như “ lá mùa Thu” trong xã hội hiện nay.

Trong khi những người trẻ “bận đi bảo vệ Voi” tận Châu Phi thì Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, vị giám mục trên 70 tuổi phải dẫn đầu phái đoàn của Giáo phận Vinh thực hiện chuyến đi vận động quốc tế ở châu Âu và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa để cứu dân Việt. Đức Cha Phaolo chia sẻ: “Đây là chuyến đi ngoài dự phóng cũng như chuyên môn của chúng tôi vì thực sự chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những chuyến đi như vậy. Chúng tôi là những người làm mục vụ. Đáng lẽ những chuyến đi như vậy phải là của những người cầm quyền”.

Vâng! Đó còn phải là những chuyến đi của những người trẻ, những người nổi tiếng nữa. Thế nhưng, một thực tế không thể phủ nhận là nếu Hoa Hậu Phạm Hương và Á Hậu Lệ Hằng đi ra nước ngoài với một mục đích như Đức Cha Hợp là vận động quốc tế quan tâm đến thảm họa Formosa tại Việt Nam thì chắc chắn các cô không thể “phủ cây hàng hiệu khi ra sân bay”, càng khó có cơ hội tiếp cận với những hợp đồng quảng cáo béo bở và việc xuất hiện trên những phương tiện truyền thông đại chúng – điều kiện không thể thiếu để trở thành Sao trong giới showbit – lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Vì lẽ biết bao người lên tiếng phản đối Formosa, lên tiếng đòi Tôm Cá phải được bơi lội, phải được sống trong môi trường biển trong sạch đều bị bắt cóc, cầm tù, đánh đập. bị vu khống, hứng chịu búa rìu của truyền thông bẩn.

Đó là lý do vì sao những người nổi tiếng, đặc biệt trong giới showbiz, nghệ sĩ tại Việt Nam hiện nay rất thờ ơ với hiện tình đất nước, xã hội. Họ dùng tài năng, sắc đẹp và ảnh hưởng của mình đối với công chúng để phục vụ một mục đích duy nhất là kiếm thật nhiều tiền.

Dù vậy, tuy rất ít nhưng cũng có những người cũng rất tài năng, đang có cuộc sống thành đạt, giàu có, nổi tiếng, được nhiều người trong xã hội ngưỡng mộ, thậm chí là đang được hưởng sự đãi ngộ của chế độ, thế nhưng khi nhận thấy chính quyền không còn “cho dân, vì dân” , thấy người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều bất công, áp bức họ sẵn sàng từ bỏ danh vọng, địa vị, sự hưởng lạc cho bản thân, chọn cho mình cuộc sống hiểm nguy, chấp nhận hứng chịu sự hiểu lầm, tù đày, thử thách để đứng về phía những người dân và chống lại bạo quyền…

Họ dại chăng ? Thưa không, câu nói của Albert Schweitzer, người được giải Nobel Hòa Bình năm 1952 như một lời khẳng định đầy giá trị rằng: “Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn”.


Điền Phương Thảo

Blog Archive