…. Còn nữa, muốn biết tại sao "chàng Bill Clinton hảo ngọt" hay léng phéng hết bà nầy đến cô nọ để phải hầu tòa nhiều lần, sém bị mất chức, chỉ cần biết câu “ông ăn chả bởi bà ăn nem” là có câu trả lời. Tại sao khi “theo chồng về dinh” (White House), bà Hillary chọn “chỉ có” 29 người đàn bà làm những kẻ “hầu cận” cho mình mà chỉ duy nhất một người đàn ông là Vince Foster, người cao to và đẹp trai, bạn từ khi còn ở Little Rock, bởi đây là người đã “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” (tiếng tăm).
Hillary Clinton và Vince Foster |
Để tránh chữ “bị cắm sừng”, lệnh của “ai đó” đã cho Vince Foster “bị… tự tử” vào đêm 20-7-1993 sau một thời gian “hầu cận” bà Hillary tại Bạch Cung.
Cần biết thêm: Tại đám tang của cha bà Hillary, chính bờ vai của Vince Foster chứ không phải của ai khác đã được Đệ nhất phu nhân Hillary tin tưởng dựa vào”. Buồn và “lâm ly”, cảm động quá! Hillary “bật khóc” khi bà được báo hung tin Vince Foster “đi bán muối”. Ngay đêm sau đó, cảnh sát và FBI đã lục soát văn phòng của Foster tại White House, đã lấy đi một số “tài liệu nhạy cảm”, dẫn đến 5 cuộc điều tra riêng rẽ của liên bang và 3 cuộc điều tra chính thức đối với cái chết của Foster.
Sau đám tang của Foster ở Arkansas, Hillary đã "không thể ra khỏi giường sau nhiều ngày". Theo Ann McCoy, một người bạn của Hillary ở Arkansas, cái chết của người "bạn thân" này đã "tạo ra một khoảng trống lớn" trong cuộc đời Hillary.
Trước khi Bill Clinton tuyên thệ nhậm chức, Vince Foster đã làm việc không biết mệt mỏi với một luật sư Arkansas khác để phi tang những ghi chép tài chính của Bill và Hillary liên quan đến một hợp đồng nhà đất mờ ám - một scandal sau đó được liệt vào nhóm “gate” ở Mỹ - với cái tên Whitewater-gate. Đã có nhiều cuộc điều tra chính thức vào các giao dịch địa ốc và tài chính phức tạp của Clinton đó, một số “con thiêu thân” là những phụ tá thân cận của Clinton & Hillary bị kết tội còn hai "chính phạm" không bị khởi tố (theo Dailymail, Time).
Bill Clinton, Hillary là những kẻ ham tình, hám tiền, mê quyền lực; 8 năm ở Bạch Cung vẫn chưa vừa lòng, muốn vào đó thêm nữa để cho "thỏa chí bình sinh", kiếm thêm vài chục tỷ đô la nữa trên danh nghĩa một "quỹ" ma quỷ nào đó và khi đi ra, "dọn" thêm mớ đồ đạc từ tòa Bạch Ốc về nhà lần nữa chứ một lần "vỡn"... chưa đủ !
Tiện đây, trước khi bầu cử, xin nói qua về “cung cách” đối xử với kẻ thù của đảng Dân Chủ Mỹ, xem chơi cho biết.
Dưới sự lãnh đạo của đảng Dân Chủ Mỹ, các chính quyền Dân Chủ chỉ ưu tiên đối nội, dùng trợ cấp xã hội để "mua” phiếu bầu từ dân nghèo, dân thiểu số hưởng trợ cấp xã hội, dân nhập cư bất hợp pháp,… lấy khuôn mẫu chính trị Âu châu làm chuẩn nên không đúng với thực tế của chính trị Mỹ. Đảng Dân Chủ Mỹ luôn đặt quan niệm "đàm phán, thỏa hiệp, xoa dịu, mua chuộc…" làm phương châm nhưng thường thì quan niệm nầy không hữu hiệu trước các địch thủ ương ngạnh, quá khích, hung hãn...
Để dẫn chứng điều nầy, chúng ta xem qua vài hoạt động của vài chính quyền Dân chủ điển hình. Dưới triều T.T. James Earl Carter, Jr. (nickname: Jimmy Carter), ngày 4-11-1979, người Iran đã tràn vào sứ quán Mỹ tại Tehran bắt cóc 52 người Mỹ là nhân viên sứ quán và gia đình họ làm con tin trong 444 ngày mà chính phủ Carter không có bất cứ biện pháp gì giải cứu họ được.
Nhân viên sứ quán Mỹ bị bắt cóc tại Tehran năm 1979
Danh dự của nước Mỹ bị hạ nhục đến tột cùng, mỹ từ “siêu cường” của Mỹ chỉ còn là con số không to tướng nếu không nói là số âm. Tất cả là “nhờ” ở chính quyền Carter, khuôn mẫu của chính quyền thuộc đảng Dân Chủ. Đến triều đại Bill Clinton cũng không khá gì. Do có thành tích "trốn lính" nên chẳng có kiến thức gì về lãnh đạo chỉ huy quân sự hay các biến cố trọng đại mà chỉ thích đàn bà con gái hơn chuyện chính trị, bị quốc hội Mỹ “đàn hặc” về chuyện đáng xấu hổ đó.
Theo ông Bob Woodward, người xuất bản nhiều sách liên quan đến chính giới Mỹ, trong cuốn “Bush at war” cho biết: “George Tenet (giám đốc CIA) cảm thấy bị trói tay bởi “thái độ bồ câu” của Clinton và nhóm cố vấn của ông ta” (He {Tenet} felt bound by the dovish attitude of Clinton and his advisers).
Một đoạn khác viết, “Trong 8 năm cầm quyền của Clinton, khuôn mẫu tự nhiên của Clinton khi bị thách thức hoặc bị tấn công là “thụt lùi theo phản xạ” (During the 8 years of Clinton, the natural pattern when challenged or attacked had been a “reflexive pullback”). Trước phản ứng của chính quyền Bill Clinton khi nước Mỹ bị tấn công, trong cuốn sách trên viết: ”Khái niệm “tẩy trùng” bằng cách phóng hỏa tiễn hành trình, quý vị biết đó, vào lều trại của vài gã xấu nào đó, thật sự, nghe buồn cười” (The antiseptic notion of launching a cruise missile into some guy’s, you know, then, really is a joke). Và: ”Theo ý tôi, qua phản ứng đó, người ta cho rằng Mỹ giống như một anh chàng bất lực... ẻo-lả, khả năng về công-nghệ thì hùng mạnh thực đấy nhưng không là quốc gia cứng rắn để có thể phóng hỏa tiễn tiêu diệt địch thủ và rõ ràng là như vậy... Rõ ràng là bin Laden đã cảm thấy tự tin và dạn-dĩ hơn và nghĩ rằng Mỹ không có gì làm cho hắn phải sợ sệt, e dè nữa” (I mean, people viewed that as America... a flaccid, you know, kind of technologically competent but not very tough country that was willing to launch a cruise missile out of a submarine and that’d be it... It was clear that bin Laden felt emboldened and didn’t feel threatened by the US).
Một đoạn khác: ”Chúng ta không muốn giống như những kẻ đang làm công việc “nghiền cát” (từ ngữ chế-diễu những nổ lực yếu ớt của chính quyền Clinton), dùng hỏa tiễn bắn vào các lều trại và đại loại như vậy. (We don’t want to look like we’re “pounding sand” {pounding sand was Bush derisive expression for the weak efforts of Clinton administration} cruise missiles into tents and so forth). Bob Woodward cho biết thêm: ”Rất nhiều thành viên trong Hội đồng An ninh Quốc gia (của T.T. George W. Bush, lúc ông ta viết cuốn sách nầy) đều cho rằng phản ứng của chính quyền Clinton đối với Osama bin Laden và bọn khủng bố quốc tế, đặc biệt là sau các cuộc tấn công vào các tòa đại sứ (Mỹ) vào năm 1998 là quá nhu-nhược, nhẹ tay đến mức gần như xúi giục, mời mọc bọn khủng bố tiếp tục tấn công nước Mỹ” (Many members of his national security team believed the Clinton administration’s response to Osama bin Laden and international terrorism, especially since the embassy bombings in 1998, had been so weak as to be provocative, a virtual invitation to hit the US again).
Còn dưới thời Obama, khi tranh cử, ông ta hứa sẽ rút quân ở Afghanistan nhưng đã không có kế hoạch gì để làm được mà trái lại, đã đổ hàng tỉ đô la từ tiền thuế của dân để viện trợ cho Pakistan để mong thỏa hiệp nhằm giải quyết vấn đề Aghanistan nhưng đã bị nước này coi thường. Pakistan "tay nhận tiền Mỹ" nhưng lại "không làm gì cả" (do nothing), đã vậy, lại còn cho tổ chức khủng bố ẩn cư an toàn, xem thường Mỹ. Với bọn khủng bố Trung Đông, ông tông tông Dân Chủ nầy quan niệm "dùng luật sư để nói chuyện thay cho hành động quân sự cứng rắn" nên đã làm cho Hoa Kỳ mất hẳn uy tín tại vùng đất nầy khi bỏ mặc cho Ai Cập, Syria, Lybia... tan hoang, tiếp theo sau 2 vụ Putin đã "múa gậy vườn hoang" tại Trung Cận Đông (chiếm lãnh thổ Crimea từ Ukraine hồi tháng 3.2014) do Nga xem thường một nước Mỹ yếu đuối dưới sự lãnh đạo của một tổng thống hèn nhát, thiếu năng lực lãnh đạo, kém khả năng đối đầu trước những vấn đề quan trọng, hành xử theo quan điểm, khuôn mẫu cố hữu của đảng Dân Chủ Mỹ.
Điều đau lòng là từ ngữ “cọp giấy” (paper tiger) được "khai sinh"dành cho Mỹ từ một biến cố cũng dưới triều T.T. thuộc đảng Dân Chủ khác, vụ Vịnh Con heo ở Cuba vào thập niên 60 của thế kỷ trước, dưới sự chỉ huy yếu kém của chính phủ John F. Kennedy không thể gột rửa được. Vài dòng xem chơi cho biết trước ngày bầu cử.
Nếu muốn “mình nghèo, bầu cho Dân Chủ để được hưởng trợ cấp chứ Cộng Hòa là đảng người giàu, bầu cho họ sẽ bị cắt trợ cấp” (sic) như một vị đảng viên Dân Chủ Mỹ gốc… mít trả lời khi tôi hỏi “kỳ nầy bầu cứ cho ai?” [thì hãy bầu cho Đảng Dân Chủ để được vinh dự đi "nghiền cát" với họ dưới sự khinh dể của thế giới - BBT bổ sung thêm] . Quả là cách sử dụng lá phiếu “quá rẻ” của “cử tri có quốc tịch… giấy” thật !
Cuối cùng, xem một đoạn viết về bầu cử từ báo Mỹ, như sau: Các đảng viên đảng Dân Chủ Mỹ quả thực ủng hộ những chính sách khuyến khích các cử tri xếp hàng chờ đợi các khoản phúc lợi – các chính sách mà thường bị mắc kẹt trong sự phụ thuộc vào chính phủ. Các đảng viên đảng Cộng Hòa cần phải bắt đầu nhắc nhở người dân rằng chủ nghĩa bảo thủ không chỉ là về cắt giảm phúc lợi. Nó được cho là sẽ giúp người ta leo lên các nấc thang cơ hội. (Democrats do indeed support policies that encourage voters to line up for entitlements - policies that often have the unintended consequence of trapping recipients in dependency on the state. Republicans need to start reminding people that conservatism is about more than just cutting benefits. It’s supposed to be about getting people to climb the ladder of opportunity). [ở đây xin đề nghị quý độc giả đọc tiếp bài ĐI BÂU VÀ CHỌN ỨNG CỬ để thấy cái lợi của chính sách Bảo thủ của đảng Cọng Hòa - BBT]
Chúc một cuối tuần bình an.
LCT.
No comments:
Post a Comment