...Đó là sự nhẫn nhịn ngu dại; như văn hào Honoré de Balzac (1799-1850) có câu: “La résignation est un suicide quotidien” (nhẫn nhịn là tự sát thường nhật).
TT Francois Mitterand
.
Francois Mitterand là biểu tượng của khuynh hướng chính trị khuynh tả bởi ông là nguyên thủ Pháp đầu tiên thuộc cánh tả (và cũng là cuối cùng thuộc cựu trào ở Pháp). Nếu khuynh hướng phái tả và chiến thuật dựa vào đảng Cộng Sản Pháp giúp ông đủ phiếu cử tri để đắc cử nhiệm kỳ đầu năm 1981 thì chiến thuật “liên minh” với các cánh hữu đã giúp ông tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa năm 1988. Trong hơn 23 năm làm chính trị, ông để lại một di sản tai hại khôn lường cho quốc gia qua các chính sách kinh tế tập trung, phát triển cái gọi là văn hóa “đa dạng” và nhất là chính sách nhập cư di dân Phi châu thiếu cân nhắc mà nhiều thế hệ sau sẽ phải lãnh hậu quả thảm khốc.
Francois Mitterand là biểu tượng của khuynh hướng chính trị khuynh tả bởi ông là nguyên thủ Pháp đầu tiên thuộc cánh tả (và cũng là cuối cùng thuộc cựu trào ở Pháp). Nếu khuynh hướng phái tả và chiến thuật dựa vào đảng Cộng Sản Pháp giúp ông đủ phiếu cử tri để đắc cử nhiệm kỳ đầu năm 1981 thì chiến thuật “liên minh” với các cánh hữu đã giúp ông tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa năm 1988. Trong hơn 23 năm làm chính trị, ông để lại một di sản tai hại khôn lường cho quốc gia qua các chính sách kinh tế tập trung, phát triển cái gọi là văn hóa “đa dạng” và nhất là chính sách nhập cư di dân Phi châu thiếu cân nhắc mà nhiều thế hệ sau sẽ phải lãnh hậu quả thảm khốc.
Ông sinh ngày 26/10/1916 tại Jarnac trong một gia đình Công giáo có khuynh hướng bảo thủ; cư ngụ tại số nhà 22 rue Abel-Guy với tên đầy đủ khi được báp-têm là Francois Maurice Adrien Marie Mitterand; là 1 trong 4 con trai trong số 8 anh chị em. Jarnac là làng quê dân số khoảng 4,000 thời ấy nằm cách duyên hải đại tây dương mấy chục cây số trong vùng Bordeaux, nơi có kỹ nghệ rượu Cognac và dấm Jarnac nổi tiếng. Ông bố Joseph Mitterand là trưởng trạm hỏa xa Angoulême; được bố vợ tặng cho xưởng làm dấm. Bà mẹ Yvonne Lorrain có khuynh hướng chính trị “phóng khoáng” ảnh hưởng tai hại đến chính trị của con trai sau này. Francois từng là trung sĩ bộ binh Pháp và là tù binh của Đức trong 18 tháng; trốn thoát về nước tháng 12/1941 sau mấy lần vượt ngục hụt. Ông hợp tác với chế độ Vichy một năm trong ủy hội tương tế cựu tù binh chiến tranh. Khi thấy quân đồng minh ngày càng mạnh và “gió đã đổi chiều”, ông quay sang gia nhập kháng chiến chống xâm lược Đức và Vichy với các noms de guerre: “Morland, Purgon, Monnier, Arnaud, Laroche, Albre, Capt. Francois”. Ông cũng chống de Gaulle; hận de Gaulle khi gặp lại mình sau ngày giải phóng Paris đã chào mỉa mai Mitterand bằng câu “vous encore!” (cũng lại anh nữa! – tựa Tướng Kỳ hận de Gaulle chơi chữ “qui est-ce Ky?” khi được Kissinger giới thiệu Kỳ với de Gaulle hồi hòa đàm Paris).
Francois có nhân cách đặc biệt: cao 5.7 feet và đi chậm rãi; nói ít tiếng Anh và hành xử bất nhất khó đoán trước. Cái tròng mắt đen và mũi nhọn sắc cạnh kiểu “Lorenzo de Medici” của ông sao chép trên khuôn mặt cô con rơi Mazarine (và cũng là con gái duy nhất) khiến ông cưng chiều con gái vô cùng. Ông chỉ có ít bạn thân gọi nhau bằng “mày, tao” quen trong trại tù binh. Ông thích chơi tennis và ping-pong; ưa ăn món oyster và chỉ đi lễ ở nhà thờ Vézelay mỗi năm vài ba lần lễ trọng. Ông có giọng nói đã không sang sảng “a de la voix”; lại còn có lối nói quanh co khó hiểu mặc dù từ ngữ và cú pháp rất chuẩn xác khiến ông mang biệt danh là “le sphinx” (kẻ bí hiểm). Ông thường bảo bạn đồng hành trả dùm tiền ăn cho mình nhưng luôn “quên” hoàn trả lại cho họ. Bản chất mê quyền lực chính trị và hay hạch sách khiến ông có lần phải “thanh minh thanh nga” với báo chí nguyên văn rằng “je ne demande rien de plus que ce que j’ai déjà; je ne demande rien à personne” (tôi không đòi hỏi chi hơn những gì mình đang có; tôi không xin ai cái gì cả).
Mitterand đối với thuộc cấp xa cách và ngạo mạn bao nhiêu thì lại “gần gũi” và “ưu ái” phụ nữ bấy nhiêu. Trong một lần đến họp tại nhà cô chị vợ tương lai Christine Gouze (trong nhóm kháng chiến chống Đức), thấy ảnh cô em xinh đẹp Danielle, Francois 27 tuổi bèn làm quen và hỏi cưới. Cô vợ tương lai đã mô tả anh Francois để ria mép hồi đó của mình sao trông giống các “vũ công Tango”, yếu tố khiến cô từ thích đến yêu. Sáu tháng sau, lễ cưới diễn ra hôm 28/10/1944 (sinh nhật thứ 20 của cô dâu) tại nhà thờ St Séverin; chỉ 2 tháng sau khi Paris được giải phóng. Có vợ rồi nhưng ông vẫn đi lại với 2 người tình cũ: Anne Pingeot để kiếm đứa con gái Mazarine vì chưa có con gái; và ky giả Thụy-điển Christina Forsne để có thêm con trai Hravn. Ông cũng bổ nhiệm để Pháp có nữ thủ tướng đầu tiên là bà Edith Cresson thiếu nữ tính, người từng bổ nhiệm 5 nữ bộ trưởng trong nội các và từng tuyên bố “đàn ông không thể thay thế được ngoại trừ trong lãnh vực đời tư!”; ngụ ý cái gì đàn ông làm được thì đàn bà cũng làm được; trừ “chuyện ấy”! Ông thường yêu cầu thuộc cấp đi cùng chuyến bay vận động tranh cử bỏ tiền túi ra lấy vé xe điện về dinh để “nhường” ghế cho một phụ nữ nào đó dự trù sẽ được đón ngồi cạnh ông.
Về đối ngoại, Mitterand khuynh tả luôn trấn an các lãnh tụ đồng minh khuynh hữu như Ronald Reagan, Margaret Thatcher, Helmut Kohl, George Bush; kể cả Mikhail Gorbachev, Shimon Peres, Vaclav Havel, Hosni Mubarak … bằng cách trao đổi cân xứng hoặc ngả theo đòi hỏi của họ để được yên thân lo chuyện quốc sự và trăng hoa; chẳng hạn miễn cưỡng tán thành sự thống nhất nước Đức để đổi lại sự thống nhất tiền tệ Euros hầu thoát khỏi ảnh hưởng ngoại tệ mạnh của đồng Mark, trục xuất 47 điệp viên tình báo đội lốt “ngoại giao” của Nga, chống Nga can thiệp ở Afghanistan, tham gia cuộc chiến Trung Đông 1991..vv.. Tuy nhiên, ông đã lầm khi chủ trương duy trì ảnh hưởng của Pháp tại các nước thuộc địa và cựu thuộc địa để ngăn ngừa ảnh hưởng lấn lướt của ngôn ngữ và kinh tế “Anglo-Saxon”. Ông từng tổ chức phong trào nói và viết tiếng Pháp đúng văn phạm có thưởng và tin rằng số lượng di dân Phi châu đông đảo sẽ giúp duy trì sự phổ thông rộng rãi của Pháp ngữ trên phạm vi thế giới. Một hội nghị các “quốc gia nói tiếng Pháp” lại được tổ chức ở Hà Nội là một điển hình! Trong chuyến công du Trung Cộng tháng 1/1961, sau 2 giờ đàm đạo với Mao, ông khen Mao là kẻ “nhân đạo”!?
Ảnh hưởng của Pháp qua chuyến công du Hà Nội, viếng thăm Điện Biên Phủ và Saigon hồi đó của ông đã không mấy thành công. Việc can thiệp trả tự do cho nhà văn Dương Thu Hương chỉ thành tựu với số tiền chuộc 95 triệu Francs lấy từ quỹ phát triển văn hóa chứ không do ảnh hưởng ngoại giao (VC chỉ cần súng đạn Liên-xô và tiền; không cần Mitterand). Vả lại, đây là thành công của bà vợ chứ không hẳn là của ông: Bà Danielle tuy chính thức là đệ nhất phu nhân nhưng thường xuyên sống cô đơn hằng đêm do ông chồng chỉ về nhà vợ bé sau mỗi ngày làm việc. Do đó bà âm thầm làm chính trị để trám vào chỗ trống trải bất hạnh ấy. Bà từng làm bạn thân với bà góa Hortenzia của cố TT Salvador Allende bị Mỹ lật đổ, bà Wang Guangmei vợ Lưu-thiếu-kỳ; từng qua thăm Tibet và Cuba và từng giúp người Kurds khiến chính phủ Thổ phản đối. Với tư cách chủ tịch quỹ từ thiện “France-Libertés”, bà tiếp tục hoạt động từ thiện sau khi ông chồng qua đời. Trong một lần trả lời phỏng vấn hiếm hoi với ký giả Sylvie-P. Brosselette, bà thú nhận “vâng, Francois là một ‘séducteur’ (kẻ mê gái); tôi đành phải cam chịu”!
Dương Thu Hương bị tên đại tá Nguyễn Công Nhuận thuộc tổng cục phản gián A-25 CSVN của các đao thủ phủ giết người không gớm tay Dương Thông và Nguyễn Văn Hưởng bắt về tội gởi các tài liệu, băng thu âm qua Pháp, Mỹ và Tiệp để tố cáo nạn tham nhũng thối nát của họ ở VN. Trong các tài liệu này có chứng cứ thu âm lời khai của Việt kiều Bùi Duy Tâm và thu âm cuộc gặp đao phủ Thông tại trụ sở cơ quan tình báo ở số 15 Trần Bình Trọng; cáo buộc đích danh Dương Thông làm giàu (ăn rất nhiều tiền hối lộ của Việt kiều Tâm, bạn của DTH) qua đàn em Năm Huy (Bùi Quốc Huy), đầu nậu của băng nhóm tội phạm khét tiếng Năm Cam và các nhóm tội phạm hình sự gia trọng khác ở VN. Các nhóm này cướp của, giết người, bắt cóc đòi tiền chuộc, buôn bán ma túy, lừa gạt người vượt biên để cướp vàng … Thứ trưởng nội vụ Nguyễn Văn Hưởng ngoài các tội ác tương tự còn mua chuộc giựt vợ Hồ Thu Hồng (sinh 1960) của nhà văn Nguyễn Nhật Tuấn ..vv..
Xin mở dấu ngoặc đơn ở đây về nhà văn DTH, người từng có các tiểu thuyết được dịch ra nhiều ngoại ngữ và được CSVN cho sang Pháp 3 tháng rồi trở về nước. Trong lần họp báo ở Paris hôm 22/10/1994 tại Jussieux Université do Đặng Tiến của nhóm Thông Luận tổ chức; núp dưới danh nghĩa của Lm Phạm Đán Bình (trưởng ban Việt Học), bà DTH khoe đây là lần thứ 16 được hội nhà văn Pháp và các tổ chức quốc tế khác mời. Bà cũng khoe có đông thân nhân sống trong Nam; thậm chí có người mang quân hàm cấp Tướng (?!). DTH đã tránh né trả lời nhiều câu hỏi hóc búa của bà Nguyễn Thị Nga đến từ Ý và của ký giả Thế Huy (báo Văn Nghệ Tiền Phong số 459); qua đó, bà vẫn ca tụng HCM là “người Việt vĩ đại nhất thế kỷ 20”; bào chữa cho các tật xấu của “bác” như bỏ vợ, giết vợ, từ con và bồ bịch lăng nhăng vì “bác” cũng chỉ là “con người”(!); cáo buộc “miền Nam đánh thuê cho một chủ thuyết và miền Bắc cũng đánh thuê cho một chủ thuyết khác”. DTH lúng túng, ấp úng khi trả lời về chi tiết “binh sĩ VNCH tàn sát và xúc phạm thi thể các nạn nhân phụ nữ” viết trong “Tiểu Thuyết Vô Đề” của mình.
Theo báo VNTP số 459, một ông “LTK” nào đó trong một chuyến đi Genève để cứu trợ thuyền nhân đã gặp và chất vấn DTH về chi tiết trên. DTH đã bảo ông ta rằng chi tiết này được bịa ra để sách được nhà cầm quyền cho phép xuất bản. Với bản chất đanh đá và ngạo mạn cố hữu khi trả lời bà Nga nghi vấn về vai trò mà CSVN đã trao cho trong chuyến đi này và về thái độ thiên vị (không nêu cái xấu nào của bên mình), DTH đã tuyên bố bất chấp “một vạn người khen và một vạn người ném đá”! Bà Dương Thu Hương được CSVN thả tháng 11/1991 sau 8 tháng giam giữ từ tháng 4/1991; cho đi Pháp ba tháng từ 22/8 đến 22/11/1994 theo lời mời của hội nhà văn Pháp tại cuộc họp báo hôm 6/10/1994 ở Maison des Écrivains, rue Verneil quận 7 Paris và cho đi Pháp tỵ nạn hôm 30 Tết năm 2005. Trong cuộc phỏng vấn của ký giả Hồng Phúc trên báo Thế giới Ngày Nay số 177 ở Kansas, bà DTH đã tiết lộ chi tiết “bất ngờ” được đi tỵ nạn nhờ bạn bè thân cận với phu nhân Danielle Mitterand (báo TGNN đánh máy sai là Daniel) xin can thiệp. Con số 950 triệu Francs tiền chuộc đăng trên báo này có lẽ sai vì tương phản với con số 95 triệu Francs mà DTH đã kể trong cuộc phỏng vấn của ký giả Tuyết Lan ở Paris.
Theo VNTP số 457, vì không thủ tiêu DTH được, Hà Nội bèn tương kế tựu kế dùng bà để thực hiện âm mưu hất cẳng Văn Bút VN Hải Ngoại ra khỏi tổ chức Văn Bút Quốc Tế (một trong 2 tổ chức duy nhất của LHQ mà hậu duệ VNCH còn giữ được cho đến nay); nhờ cựu Đại-tá Bùi Tín thăm dò trước: Hà Nội cử Trần Hoàn, bộ trưởng TTVH đem phái đoàn “văn công được cởi trói” dự trù gồm DTH, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyên Ngọc, Bảo Ninh, Nguyễn Duy, Ý Nhi và Nguyễn Quang Sáng qua Pháp để đi Tiệp dự đại hội VBQT (PEN International) lần thứ 21 tổ chức tại Praha từ 6 đến 12/11/1994 do chính Tổng Thống Tiệp Vaclav Havel chủ tọa lễ khai mạc. Đại hội có 82 phái đoàn và 450 văn nghệ sĩ của 120 quốc gia tham dự. CSVN đã thất bại ngay từ đầu vì bị Văn Bút Poland và Canada tố cáo đàn áp và bỏ tù nhiều văn nghệ sĩ trong nước. Văn Bút Hong-Kong cũng yêu cầu Cao Ủy LHQ tái xét định cư các thuyền nhân văn nghệ sĩ còn kẹt trong trại cấm ở đây. Nhờ vậy VBVNHN thành công; bất chấp sự yếu kém về sức khỏe, tài chính và phương tiện của các thành viên phái đoàn vốn là các văn nghệ sĩ VNCH cựu tù chính trị vừa qua Mỹ định cư theo diện H.O. như Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Sĩ Tế, Cao Mỵ Nhân, Minh Nguyệt.
Về đối nội, Mitterand ngay sau khi đắc cử năm 1981 và có đa số ghế khuynh tả ở quốc hội đã bổ nhiệm Pierre Mauroy (1/7 thủ tướng trong nhiệm kỳ đầu) với 4 đảng viên Cộng sản trong nội các và thi hành các chính sách cực tả như quốc hữu hóa một số cơ sở kinh doanh tư nhân, bãi bỏ luật “Securité et Liberté”, bãi bỏ án tử hình qua luật Badinter, giải tán tòa án đặc biệt Cour de Sureté, hạn chế quyền chận, khám và bắt giữ nghi can của ngành cảnh sát, ban hành các chương trình “Grands Projets” tốn kém công quỹ, giảm chế độ làm toàn thời gian xuống còn 39 giờ/tuần, 5 tuần nghỉ hè/năm và 10% tăng lương tối thiểu, tăng quyền lợi công nhân, tăng welfare, tăng thuế nhà giàu, tăng tiền hưu/già từ 1,400F lên 1,700F, tuổi hưu non là 60, hưu già từ 65 giảm còn 62 tuổi; và nhất là ban hành các qui chế di dân và quốc tịch dễ dàng để hợp thức hóa tình trạng cư trú bất hợp pháp của trên nửa triệu di dân châu Phi; trong đó đại đa số là tín đồ Hồi giáo!
Qui chế này gây tai hại to lớn cho an ninh nước Pháp sau này nhưng đã giúp ông dễ tái đắc cử nhiệm kỳ 7 năm lần thứ hai năm 1988 với 54% phiếu cử tri (trong đó có hàng trăm ngàn cử tri Hồi giáo di dân lậu được ông cho vào quốc tịch). Hậu quả là thuế khóa và nạn thất nghiệp gia tăng, đồng Franc bị mất giá 3 lần, dân số Hồi giáo ngày càng đông (được lấy ít nhất 4 vợ + tảo hôn + bắt buộc góa phụ lấy anh em trai của chồng quá cố theo luật Shar’ia) và quỹ xã hội ngày càng hao hụt. Chính ông đã lén cấp ngân quỹ cho một tín đồ Hồi giáo (sau làm dân biểu, bộ trưởng, tổng bí thư đảng PS “parti socialiste” của Mitterand) lập hội “SOS Racisme” để chống dân Pháp bản xứ. Ngoài vô số sì-căng-đan về tham nhũng, Mitterand còn âm thầm bao che cho các tội phạm chiến tranh tay sai Nazi thời Vichy như Paul Touvier, René Bousquet, Maurice Papon và ngay cả Klaus Barbie … Riêng trường hợp Bousquet, ông chối không bao che; viện cớ để tránh chia rẽ nội bộ quốc gia nên chỉ làm “chậm lại” tiến trình xét xử của tòa án (!?). Không bao che sao được khi chính Bousquet, chủ tờ báo “La Dépêche du Midi” đã đề bạt và đóng tiền cho quỹ tranh cử và chuyến công du Trung Cộng 1961 của Mitterand?!
Khi đảng Cộng sản của Georges Marchais bị thu hẹp và các đảng khuynh tả khác (FGD, PSU, PCF) như đảng Xã Hội, đảng Cực Tả bị mất đa số ghế hai lần ở quốc hội, ông khôn khéo mời các đối thủ phe hữu lập chính phủ liên minh: Jacques Chirac 1986-1988 và Édouard Balladur 1993-1995. Ông giao cho các nội các chính phủ này việc đối nội để một mình lo đối phó với việc đối ngoại và quốc phòng. Do đó, các cơ sở bị quốc hữu hóa được trả lại khổ chủ tư nhân, việc thử bom nguyên tử ở Nam Á châu gia tăng, các đạo luật, qui chế hay điều lệ bị Mitterand từ chối ký ban hành được đem qua quốc hội phê chuẩn và công bố ..vv.. Hơn thế nữa, các đảng khuynh hữu chiếm đa số quốc hội 485 ghế so với 92 ghế của khuynh tả khiến thủ tướng khuynh tả Pierre Bérégovoy, người kế vị Edith Cresson phải tự tử hôm 1/5/1993. Khi Francois Mitterand, kẻ có bàn tay “sát bạn” gần 80 tuổi và sắp chết, đảng PS của ông đại bại khiến Lionel Jospin thất cử vào tay Jacques Chirac và thêm bạn thân Francois de Grossouvre phải tự sát.
Francois Mitterand rất sợ các bí mật bản thân bị tiết lộ cho công chúng nên đã đặt các bí mật này thuộc loại “bí mật quốc gia”. Do đó ngay trong nhiệm kỳ đầu, ông đã ra lệnh lập cơ quan mệnh danh “chống khủng bố” để nghe lén 3,000 cú phôn của 150 người gồm nhiều ky giả, chính trị gia và cá nhân; trong đó có ky giả Edwy Plenel của tờ Le Monde, luật sư Antoine Comte và nhà báo Jean-Eden Hallier, người đe dọa khui vụ Mitterand bị ung thư tuyến tiền liệt từ 1981 (cấm bác sĩ riêng hé môi) và vụ con rơi Mazarine Pingeot. Vụ nghe lén bất hợp pháp này bị phát giác hồi 1993 bởi tờ “Libération”; bị Mitterand và tay chân cản mũi kỳ đà đến mãi tháng 11/2004 mới được đưa ra tòa Tribunal Correctionel de Paris xét xử. Có 12 người bị buộc tội “atteinte à la vie privée” (xâm phạm đời tư) và 7 người lãnh án treo hôm 9/11/2005. Tòa xử nhẹ vì quan tòa cho rằng “les faits avaient été commis sur ordre du président de la République” (các hành động này được thi hành theo lệnh tổng thống nước Cộng Hòa). Mitterand chết hôm 8/1/1996 nên chỉ bị buộc tội danh “l’inspirateur et le décideur de l’essentiel” (kẻ chủ mưu và chủ động cốt lõi); và dĩ nhiên, đang thi hành án dưới âm phủ!
Cô con rơi, con gái rượu Mazarine (sinh ngày 18/12/1974 ở Avignon) của ông tổng thống với bà Anne Pingeot (một trong 2 bồ nhí lâu bền và vô số bồ nhí tạm qua đêm) từng khoe: “khi vắng mặt, ổng là tổng thống; khi về nhà, ông là của moi”! “Khi vắng mặt” là lúc ông đang làm việc ở dinh Élysée hay thỉnh thoảng về nhà với vợ ở rue de Bièvre, đối diện Notre Dame de Paris; “khi về nhà” là mỗi đêm sau khi làm việc, ông về với vợ bé ở avenue Château de Souze-la-Briche thuộc khu công chức Quai Branley gần tháp Eiffel. Ông dời họ về đây vì vấn đề an ninh sau khi bí mật hợp thức hóa khai sinh cho con gái năm 1984. Trước đó hai mẹ con vô danh Mazarine cư ngụ trong một chung cư ở rue Jacob quận 6. Hồi thập niên 1970s, Mitterand đã mua một căn nhà ở Gordes cho Anne Pingeot để tiện giấu vợ. Sau khi mãn nhiệm kỳ 2 năm 1995, Mitterand lui về lầu 3 chung cư ở Avenue Frédéric-le-Play để chờ chết (hôm 8/1/1996 khi ông bảo Bs Jean-Pierre Tarot rút ống trợ sinh). Kẻ cho ông uống rượu là “con rể” Mohamed Ulad-Mohand làm nghề sản xuất phim; con của đại sứ Maroc.
Mazarine sống không hôn thú và có 3 con: Astor, Tara và Marie. Cô Mazarine nay dạy triết ở Université Paris 8. Cô từng được tháp tùng cha đi thăm TT Nelson Mandela ở S. Africa và dự quốc yến hồi tháng 10/1994 mừng quốc khách vua Nhật. Cô được dự lễ tang bố cùng với bà Danielle Mitterand và các anh trai cùng cha khác mẹ. Khi bị báo Paris Match tiết lộ vụ con rơi này hồi 1994, ông đành phải xác nhận và cương với một ky giả: “Ừ, đúng thế thì đã sao nào; đây không phải là chuyện của công chúng!”.
Hậu duệ của Francois Mitterand ngày nay là Francois Hollande cũng o bế dân Moslems để kiếm phiếu tái cử; đã chỉ định nhiều tổng bộ trưởng đạo Hồi để đánh đổi. Bà thị trưởng Hidalgo khuynh tả còn bỏ tiền quỹ 75,000 EU$ ra mở tiệc ngay trong tòa thị chính Paris để khoản đãi tín đồ Hồi giáo Paris (hưởng welfare và sẽ khủng bố bất cứ lúc nào khi có lệnh của imams) nhân dịp kết thúc “mùa chay” Ramadan 2016 vừa qua.
Thị trưởng Lille, bà Martine Aubry còn mặc sắc phục phụ nữ Hồi giáo khi đến dự và tuyên bố không quan tâm có bao nhiêu trái bom nổ chậm trong thành phố này!!
Chính phủ Hollande chi thả giàn đến độ cho tín đồ hồi giáo Adama gốc Mali ở số 93 Seine St Denis, Bodigny – có 4 vợ (tối thiểu theo luật hồi giáo) và 46 (bốn mươi sáu) đứa con – được lãnh trợ cấp welfare (tiền thuế của công dân Pháp; có người phải làm 2 jobs) 6,157 EU$ mỗi tháng dành cho những đứa dưới 18 tuổi + tiền housing, tiền học, tiền y tế thuốc men, bảo hiểm răng, vé xe bus ..vv .. và ..vv.. Hollande chỉ ngừa được rắn cắn dân mình trong tình huống nhất thời và giả tạo khi cho nó ăn no nê để ru ngủ nhưng chính sách biệt đãi di dân tuyệt đối không tiêu hủy được nọc độc của rắn trong mình nó! Đó là sự nhẫn nhịn ngu dại; bởi vì văn hào Honoré de Balzac (1799-1850) có câu: “La résignation est un suicide quotidien” (nhẫn nhịn là tự sát thường nhật).
Đánh giá về con người rất phức tạp của Francois Mitterand – đại biểu của chính trị khuynh tả và giới “peuple de gauche” vô trách nhiệm, vô cảm ở Pháp, nhà phân tích Anh King Lear – sau khi phê bình tiểu sử Mitterand do Jean Lacouture viết năm 1998 là quá tử tế – đã nhận xét thẳng thừng: “Mitterand có tài, can đảm, lãng mạn, mê phụ nữ nhưng cũng ti tiện, hung dữ, để bụng oán thù, cay độc, trịch thượng, tàn nhẫn, dối trá thâm căn cố đế và mưu mô hiểm ác với cả thù lẫn bạn”.
Chả thế mà nhà ái quốc Jean-Marie Le Pen của Mặt Trận khuynh hữu Front National (FN) đã phải thốt lên lời lẽ thống thiết ngắn gọn nhưng chính xác và dứt khoát về Francois Mitterand: “Ông ấy không bảo vệ nước Pháp và nhân túy của Pháp như quí vị thấy! Hỡi các bạn của tôi ơi, nước Pháp đang bại vong!”./
.
HÀ BẮC
(tham khảo tài liệu của Ronald Tiersky, Agnès Dherbeys, Maia, Laurent Rebours, New York Times, Baume, TGNN, VNTP, Associated Press, l’Express).
(tham khảo tài liệu của Ronald Tiersky, Agnès Dherbeys, Maia, Laurent Rebours, New York Times, Baume, TGNN, VNTP, Associated Press, l’Express).
No comments:
Post a Comment