Đoàn Xuân Thu
Thưa thành phố San Francisco, hồi xưa bà con mình hay gọi là Cựu Kim Sơn, là một trung tâm văn hóa và tài chính hàng đầu về phía Bắc của tiểu bang California, Hoa Kỳ. San Francisco (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Thánh Phanxicô”)
Cơn sốt đi tìm vàng ở California vào năm 1849, đã biến nó thành thành phố lớn nhất trên miền Tây Duyên hải Hoa Kỳ vào thời điểm đó.
Năm 1906, ba phần tư thành phố bị động đất tàn phá và đám cháy rất lớn đã bùng lên, thiêu rụi hơn 28 ngàn tòa nhà, khiến hơn 225 ngàn người trong 400 ngàn cư dân không nơi trú ẩn.
Ngày nay, San Francisco rộng tới 121 cây số vuông, là thành phố đông dân thứ tư tại tiểu bang California, sau Los Angeles, San Diego và San Jose, đứng thứ 14 trong các thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ với hơn 825.863 người.
Mật độ dân số 6.803 người chen chúc trên một cây số vuông, chỉ sau Thành phố New York. San Francisco mùa hè mát mẻ, đôi khi có sương mù, đồi dốc trùng điệp, kiến trúc đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh trong đó có cầu Golden Gate, xe chạy bằng dây cáp, nhà tù xưa trên đảo Alcatraz và khu Phố Tàu.
Và cũng tại cái Chinatown nầy một tờ báo địa phương vừa đi một bài viết rất cảm động của một nữ phóng viên viết về một phụ nữ Việt Nam đã lớn tuổi!
Làm chúng ta nhớ tới bài hát: ‘San Francisco!’
“If you’re going to San Francisco/ Be sure to wear some flowers in your hair/ You’re gonna meet some gentle people there!”
(Nếu đến San Francisco, hãy nhớ cài hoa trên tóc; vì bạn sẽ gặp những người rất đáng yêu ở đó!)
Thưa! Trong mục “The regulars” (Những chuyện bình thường), nhà báo có kèm theo một đoạn video tên là Suu the Street Sweeper. Suu là viết theo tiếng Mỹ, không bỏ dấu. Còn có bỏ dấu thì là Sửu.
Sửu là một người phụ nữ Việt Nam, tên đầy đủ là Ngô Thị Sửu. Tên Sửu vì bà sanh năm Kỷ Sửu, 1949, năm nay 67 tuổi.
Video Sửu, người quét đường của báo Francisco Chronicle vào ngày mùng Một, tháng Tám vừa qua, đã được tới 2.6 triệu lượt người xem và được chia sẻ tới 27 ngàn lần, lan truyền trên mạng xã hội Facebook.
Bà Sửu khiêm tốn: “Mọi người bảo tôi giống ngôi sao điện ảnh. Không đâu, tôi không phải là ngôi sao điện ảnh, chỉ là phim ảnh quét dọn đường phố mà thôi.”
Đó là một cận ảnh của một người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời, từ cuộc chiến tranh Việt Nam cho đến lúc định cư tại đất nước Hoa Kỳ, nhưng vẫn chịu thương, chịu khó, vẫn đứng vững như một nhành liễu rũ kiên cường trước gió!
Chồng bà vốn làm việc cho Tòa Đại sứ Mỹ và đã quay trở lại Hoa Kỳ vào năm 1970, bỏ lại người vợ Việt Nam, một đứa con trai và đứa con gái chưa kịp chào đời.
Năm 1985, một mình dắt hai đứa con đến Mỹ! Bà đã không đi thêm bước nữa, mà ở vậy nuôi con ăn học.
Chỉ sau ba tháng học tiếng Anh, rồi suốt hơn 23 năm trời ròng rã làm việc cho các nhà hàng để nuôi con, để gửi tiền về Việt Nam nuôi một mẹ già đã 97 tuổi.
Bà Sửu nói ít tiếng Mỹ, từ vựng rất đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu! (Mỹ nó gọi là ‘broken English’, nghĩa là nói tiếng Anh không lưu loát!)
Chân dung của Bà Sửu phác họa trong đoạn video cho thấy: Đó không những là một người phu quét đường bình thường và cần mẫn mà cũng còn là một bà ngoại dũng cảm, tự mình nuôi dạy ba đứa cháu sau khi người con gái đã qua đời ở tuổi mới 33.
Lấy di ảnh của con gái trên bàn thờ xuống, dùng chiếc khăn lau khung kiếng rồi rơm rớm nước mắt, bà Sửu kể lại: “Chồng nó giết nó chết khi nó chỉ mới 33 tuổi rồi phải đi tù gần tới 40 năm!”
Lần theo bi kịch nầy thì sáng ngày 22, tháng Tư, năm 2003, tại thành phố Garland, tiểu bang Texas, con gái của bà ra xe để đi làm thì người chồng cũ, vừa mới vừa ly dị xong vài tuần trước, sau 16 năm chung sống và có 3 con, đã rình rập rồi dùng búa đập chết khi cô ấy ngồi vào tay lái.
“Tôi không biết tại sao nó lại muốn giết con tôi?! Con gái tôi không phải là người gây nên chuyện. Chẳng qua chồng cũ của nó muốn cưới một đứa khác ở Hà Nội! Vậy là con tôi nó muốn thôi; không sống chung nữa!
Nhưng thằng chồng cũ của con gái tôi đã rình rập và đe dọa nó. Con tôi đã khóc vì rất sợ; không biết mình phải làm gì bây giờ? Rồi cuối cùng nó bị giết chết một cách rất dã man!
Ba nó hồi xưa làm việc cho Tòa Đại sứ Mỹ vào năm 1970, rồi được chuyển về lại Hoa Kỳ trước khi con gái tôi chào đời 4 tháng.
Khi đã lập gia đình và có con, con gái tôi đã cố tìm cho được cha ruột để báo cho ông ấy biết là đã có mấy đứa cháu ngoại vào 3 năm trước khi nó bị giết.
Đứa em gái cùng cha khác mẹ với nó đã dự định gặp nhau vào tháng Sáu năm 2003. Giờ đã trễ!”
Sau bi kịch đó, ba đứa cháu còn thơ dại. Mẹ bị giết, cha phải đi tù. Một gia đình tan vỡ vì nỗi cuồng ghen!
Về đâu? May mắn thay còn bà Ngoại. Vì tục ngữ cũng có câu: “Nhất mẹ nhì cha, thứ ba bà ngoại”. Bà Sửu đã bay xuống Dallas rước đám cháu ngoại của mình về San Francisco để nuôi dưỡng.
Sau 23 năm phụ việc cho nhà hàng, cảm thấy ông chủ không tôn trọng mình đúng mực, bà Sửu nghỉ làm! Rồi thay vì đến nhà hàng khác để tiếp tục làm bồi bàn thì bà lại đến hội đồng thành phố San Francisco xin việc.
“Tôi cần tiền nuôi đám cháu mồ côi của tôi. Làm ơn cho tôi một công việc làm, bất cứ việc gì! Tôi có thể chùi rửa cầu tiêu cũng được!”
“Có chắc là bà muốn công việc làm vệ sinh, quét rác trên đường phố hay không? Có thể một, hai, tuần?!”
“Vậy là họ mướn tôi ngay!”
“Là một người mẹ rồi bây giờ là một người bà đơn thân thực rất khó khăn nhưng tôi can đảm! Trời Phật phù hộ nên tôi có thể làm được điều đó.”
“Đám cháu tôi rất ngoan hiền. Chúng đi học, đi làm, rồi về nhà ngay. Không quậy phá. Không gây gì rắc rối. Tôi thương yêu chúng lắm.
Tôi không bao giờ bỏ cháu tôi… Không bao giờ!”
Trong một căn chung cư ở tầng sáu có nuôi một con chó nhỏ tên Ellie, bà ngồi ngó ra ngoài cửa sổ, thấy người bộ hành nhỏ như kiến đi tới đi lui.
Một ngày bắt đầu bằng nấu bữa ăn sáng trên một cái bếp ga cho mình và ba đứa cháu, bà mặc chiếc áo bảo hộ màu vàng của công nhân vệ sinh, xách túi ra khỏi nhà, lên xe bus rồi xe lửa để bắt đầu vào ca làm việc lúc 11 giờ sáng.
Sở Công Chánh của thành phố San Francisco gồm 1200 nhân viên, có nhiệm vụ chăm sóc, duy tu, bảo dưỡng, giữ vệ sinh cho đường phố.
Bà Sửu quét rác, bắt đầu từ giao lộ của đường số Chín và dọc đường Irving St. trong Chinatown.
Công việc khá vất vả! Đẩy một thùng đựng rác có bánh xe, với cái chổi và đồ hốt rác đi quét,nhặt rác, nhặt tàn thuốc. Đôi khi còn làm thêm những việc ngoài bổn phận của mình như nhổ sạch cỏ dại mọc trên lối đi.
Năm năm trời như vậy ai cũng đều biết mặt. “Người ta rất tử tế và tôn trọng tôi. Tôi rất vui!”
Mấy đứa trẻ âu yếm gọi tôi là bà Ngoại! Có những người tôi không quen biết nhưng vẫn giúp đỡ tôi. Nhiều người yêu mến đến gặp tôi, và ôm tôi, rồi chụp ảnh cùng.
Dù đây chỉ là quê hương thứ hai của tôi; nhưng tôi yêu nước Mỹ, tôi yêu người Mỹ! Vì họ đã quan tâm đến cuộc sống của gia đình tôi; cũng như hàng triệu người Việt Nam khác. Nước Mỹ thật tốt, thật từ tâm. Khi tôi chết, tôi sẽ gởi nắm xương tàn của một người phải ly hương tại nước Mỹ nầy đây!”
Ở tuổi 67, bà Sửu cho hay mình vẫn sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi nào không còn đủ sức khỏe nữa mới thôi!
Bà Sửu là một công nhân quét rác dọc lề đường, một con người rất bình thường nhưng lại rất phi thường. Tiếng chổi của bà vang xa hơn cái lề đường Irving St. của thành phố San Francisco, làm lay động đến lòng người ở khắp mọi nơi.
Người xem đoạn video nầy đã tôn trọng và hết lời khâm phục, ngưỡng mộ tinh thần lao động chăm chỉ bất chấp tuổi già của một người phụ nữ bình thường nhưng vô cùng dũng cảm, một người bà tuyệt vời không những cho đám cháu của chính bà mà cho cả cộng đồng của chúng ta.
Rồi có bà mẹ Mỹ còn rất trẻ, nói: “Đứa con trai lên sáu tuổi của tôi rất sung sướng được nói chuyện khi gặp bà quét rác trên đường phố. Bà là một viên ngọc quý! Là tinh hoa thầm lặng của xứ sở nầy đây!”
Một người Mỹ tốt bụng, từ tâm, muốn lập ra quỹ hiến tặng để bà ấy có tiền đi nghỉ lễ ở quê hương mình. Thì người khác lại cho rằng nước Mỹ chính là quê hương của bà ấy rồi!
Có người nói: “Thật là tuyệt khi nghe bà ấy là người Việt. Mấy đứa cháu thật vô cùng may mắn! Xin cảm ơn lòng độ lượng của người gây quỹ. Tuy nhiên những người Việt Nam, nhất là người cao tuổi, họ không thích nhận tiền ‘bố thí’ của người khác đâu!”
Ba đứa cháu hiếu thảo của bà Sửu
Báo chí thường tường thuật về những con người kiệt xuất, phi thường nhưng câu chuyện của bà Sửu trong cái bình thường lại chứa tất cả những cái phi thường.
Nhưng thằng chồng cũ của con gái tôi đã rình rập và đe dọa nó. Con tôi đã khóc vì rất sợ; không biết mình phải làm gì bây giờ? Rồi cuối cùng nó bị giết chết một cách rất dã man!
Ba nó hồi xưa làm việc cho Tòa Đại sứ Mỹ vào năm 1970, rồi được chuyển về lại Hoa Kỳ trước khi con gái tôi chào đời 4 tháng.
Khi đã lập gia đình và có con, con gái tôi đã cố tìm cho được cha ruột để báo cho ông ấy biết là đã có mấy đứa cháu ngoại vào 3 năm trước khi nó bị giết.
Đứa em gái cùng cha khác mẹ với nó đã dự định gặp nhau vào tháng Sáu năm 2003. Giờ đã trễ!”
Sau bi kịch đó, ba đứa cháu còn thơ dại. Mẹ bị giết, cha phải đi tù. Một gia đình tan vỡ vì nỗi cuồng ghen!
Về đâu? May mắn thay còn bà Ngoại. Vì tục ngữ cũng có câu: “Nhất mẹ nhì cha, thứ ba bà ngoại”. Bà Sửu đã bay xuống Dallas rước đám cháu ngoại của mình về San Francisco để nuôi dưỡng.
Sau 23 năm phụ việc cho nhà hàng, cảm thấy ông chủ không tôn trọng mình đúng mực, bà Sửu nghỉ làm! Rồi thay vì đến nhà hàng khác để tiếp tục làm bồi bàn thì bà lại đến hội đồng thành phố San Francisco xin việc.
“Tôi cần tiền nuôi đám cháu mồ côi của tôi. Làm ơn cho tôi một công việc làm, bất cứ việc gì! Tôi có thể chùi rửa cầu tiêu cũng được!”
“Có chắc là bà muốn công việc làm vệ sinh, quét rác trên đường phố hay không? Có thể một, hai, tuần?!”
“Vậy là họ mướn tôi ngay!”
“Là một người mẹ rồi bây giờ là một người bà đơn thân thực rất khó khăn nhưng tôi can đảm! Trời Phật phù hộ nên tôi có thể làm được điều đó.”
“Đám cháu tôi rất ngoan hiền. Chúng đi học, đi làm, rồi về nhà ngay. Không quậy phá. Không gây gì rắc rối. Tôi thương yêu chúng lắm.
Tôi không bao giờ bỏ cháu tôi… Không bao giờ!”
Trong một căn chung cư ở tầng sáu có nuôi một con chó nhỏ tên Ellie, bà ngồi ngó ra ngoài cửa sổ, thấy người bộ hành nhỏ như kiến đi tới đi lui.
Một ngày bắt đầu bằng nấu bữa ăn sáng trên một cái bếp ga cho mình và ba đứa cháu, bà mặc chiếc áo bảo hộ màu vàng của công nhân vệ sinh, xách túi ra khỏi nhà, lên xe bus rồi xe lửa để bắt đầu vào ca làm việc lúc 11 giờ sáng.
Sở Công Chánh của thành phố San Francisco gồm 1200 nhân viên, có nhiệm vụ chăm sóc, duy tu, bảo dưỡng, giữ vệ sinh cho đường phố.
Bà Sửu quét rác, bắt đầu từ giao lộ của đường số Chín và dọc đường Irving St. trong Chinatown.
Công việc khá vất vả! Đẩy một thùng đựng rác có bánh xe, với cái chổi và đồ hốt rác đi quét,nhặt rác, nhặt tàn thuốc. Đôi khi còn làm thêm những việc ngoài bổn phận của mình như nhổ sạch cỏ dại mọc trên lối đi.
Năm năm trời như vậy ai cũng đều biết mặt. “Người ta rất tử tế và tôn trọng tôi. Tôi rất vui!”
Mấy đứa trẻ âu yếm gọi tôi là bà Ngoại! Có những người tôi không quen biết nhưng vẫn giúp đỡ tôi. Nhiều người yêu mến đến gặp tôi, và ôm tôi, rồi chụp ảnh cùng.
Dù đây chỉ là quê hương thứ hai của tôi; nhưng tôi yêu nước Mỹ, tôi yêu người Mỹ! Vì họ đã quan tâm đến cuộc sống của gia đình tôi; cũng như hàng triệu người Việt Nam khác. Nước Mỹ thật tốt, thật từ tâm. Khi tôi chết, tôi sẽ gởi nắm xương tàn của một người phải ly hương tại nước Mỹ nầy đây!”
Ở tuổi 67, bà Sửu cho hay mình vẫn sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi nào không còn đủ sức khỏe nữa mới thôi!
Bà Sửu là một công nhân quét rác dọc lề đường, một con người rất bình thường nhưng lại rất phi thường. Tiếng chổi của bà vang xa hơn cái lề đường Irving St. của thành phố San Francisco, làm lay động đến lòng người ở khắp mọi nơi.
Người xem đoạn video nầy đã tôn trọng và hết lời khâm phục, ngưỡng mộ tinh thần lao động chăm chỉ bất chấp tuổi già của một người phụ nữ bình thường nhưng vô cùng dũng cảm, một người bà tuyệt vời không những cho đám cháu của chính bà mà cho cả cộng đồng của chúng ta.
Rồi có bà mẹ Mỹ còn rất trẻ, nói: “Đứa con trai lên sáu tuổi của tôi rất sung sướng được nói chuyện khi gặp bà quét rác trên đường phố. Bà là một viên ngọc quý! Là tinh hoa thầm lặng của xứ sở nầy đây!”
Một người Mỹ tốt bụng, từ tâm, muốn lập ra quỹ hiến tặng để bà ấy có tiền đi nghỉ lễ ở quê hương mình. Thì người khác lại cho rằng nước Mỹ chính là quê hương của bà ấy rồi!
Có người nói: “Thật là tuyệt khi nghe bà ấy là người Việt. Mấy đứa cháu thật vô cùng may mắn! Xin cảm ơn lòng độ lượng của người gây quỹ. Tuy nhiên những người Việt Nam, nhất là người cao tuổi, họ không thích nhận tiền ‘bố thí’ của người khác đâu!”
Ba đứa cháu hiếu thảo của bà Sửu
Báo chí thường tường thuật về những con người kiệt xuất, phi thường nhưng câu chuyện của bà Sửu trong cái bình thường lại chứa tất cả những cái phi thường.
No comments:
Post a Comment