Chục mười tám
Lê Duy Đoàn
Năm 1992, tôi quen biết ông Chung Yoo Sop, một người Đại Hàn rất nhân hậu, qua Việt nam tìm kiếm và tìm cách giúp đở những đứa con lai sinh ra từ những mối quan hệ cha Hàn , mẹ Việt. Những người cha Hàn quốc này có thể là những người lính trong các sư đoàn bộ binh Bạch mã, Mãnh hổ hay lữ đoàn thủy quân lục chiến Rồng xanh của Đại Hàn, lực lượng quân đội nước ngoài tham chiến đông đảo chỉ sau Mỹ trong chiến tranh Việt nam. Một số người cha Hàn quốc này làm công nhân cho hảng RMK của Mỹ xây dựng đường sá quốc lộ hay tỉnh lộ theo kỹ thuật làm nền và tráng nhựa hiện đại nhất của Mỹ lúc đó. Một số qua Việt nam mở các cửa hàng bán đồ gia dụng, thực phẩm, gia vị, thức ăn của người Hàn vì người Hàn quốc rất bảo thủ trong vấn đề ẩm thực.
Năm 1973, khi hiệp định Paris được ký kết, Mỹ rút quân về nước, người Đại Hàn cũng rút theo. Những người phụ nữ Việt lấy chồng Hàn( hầu hết không chính thức) ở lại Việt nam nuôi những đứa con lai. Bây giờ ông Chung qua Việt nam tìm những người vợ có chồng Đại Hàn và con lai của họ để dạy tiếng Anh, tiếng Hàn và dạy nghề. Có những hội đoàn Tin lành tài trợ cho việc này. Những người Hàn có lương tâm thấy những dấu vết xấu xa và những ám ảnh ghê rợn mà dân tộc họ để lại trên đất nước Việt nam sau khi họ rút về nước là những vết nhơ và những chuyện đau buồn nên họ tìm cách hàn gắn và chuộc lổi.
Không biết ông Chung nói có thật lòng hay không là khi qua Việt nam có hai lần ông khóc. Lần thứ nhất là năm 1967, ông khóc vì tủi cho đất nước của ông. Sao một đất nước cũng chia cắt như đất nước của ông mà Việt nam phát triển vượt trội như thế ?! Lần thứ hai ông khóc là vào năm 1990, ông buồn vì thương cho người Việt và đất nước Việt nam sao lại thụt lùi, lạc hậu và người dân nghèo khổ như vậy.
Năm 1973, khi hiệp định Paris được ký kết, Mỹ rút quân về nước, người Đại Hàn cũng rút theo. Những người phụ nữ Việt lấy chồng Hàn( hầu hết không chính thức) ở lại Việt nam nuôi những đứa con lai. Bây giờ ông Chung qua Việt nam tìm những người vợ có chồng Đại Hàn và con lai của họ để dạy tiếng Anh, tiếng Hàn và dạy nghề. Có những hội đoàn Tin lành tài trợ cho việc này. Những người Hàn có lương tâm thấy những dấu vết xấu xa và những ám ảnh ghê rợn mà dân tộc họ để lại trên đất nước Việt nam sau khi họ rút về nước là những vết nhơ và những chuyện đau buồn nên họ tìm cách hàn gắn và chuộc lổi.
Không biết ông Chung nói có thật lòng hay không là khi qua Việt nam có hai lần ông khóc. Lần thứ nhất là năm 1967, ông khóc vì tủi cho đất nước của ông. Sao một đất nước cũng chia cắt như đất nước của ông mà Việt nam phát triển vượt trội như thế ?! Lần thứ hai ông khóc là vào năm 1990, ông buồn vì thương cho người Việt và đất nước Việt nam sao lại thụt lùi, lạc hậu và người dân nghèo khổ như vậy.
Theo lời giới thiệu của ông Chung, tôi làm đại diện giao dịch cho ông Lee Duk Kon, Tổng giám đốc Công ty Seoul Industrial Company, Ltd của Đại Hàn có văn phòng ở thủ đô Seoul. Ông Lee trắng trẻo, cao to, vai rộng, khuôn mặt quắc thước, phong thái trí thức. Giọng ông nhẹ, nhã nhặn, luôn nói những lời mềm mỏng tôn trong khác hẳn với đa số người Hàn quốc qua Việt nam lúc đó.
Ông Lee qua Việt nam tìm nguồn cung cấp và xuất khẩu chuối già lùn, già hương sang thị trường Đại Hàn. Lúc đó, chuối hiện đang nhập khẩu vào thị trường Đại Hàn là giống chuối có vỏ màu vàng tươi (chuối bom) hầu hết đều từ các nông trường trồng chuối ở các nước Nam Mỹ như Perou, Ecuador… Không biết lấy thông tin từ đâu mà ông Lee biết hương vị chuối Việt nam hơn hẳn chuối Nam Mỹ. Ở Seoul, một trái chuối Nam Mỹ có giá 1 đô la, chuối già Việt nam một trái phải trên 1 đô la trong khi mua ở Việt nam một nải chuối chưa đầy 1 đô la. Thế là ông qua Việt nam để xuất khẩu chuối.
Những năm đó, Liên Xô và khối cọng sản Đông Âu đã sụp đổ, Việt nam mở cửa nền kinh tế. Các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt nam thăm dò, tìm kiếm cơ hội làm ăn, mua bán. Người Đại Hàn và người Đài Loan nhanh chân hơn hết.
Chúng tôi chọn công ty Fataco, một công ty dịch vụ và xuất nhập khẩu của tỉnh Bến tre làm đối tác. Bến tre cũng giống hầu hết các tỉnh ở đồng bằng Nam bộ, có những vùng đất phù sa màu mỡ ven sông Tiền, sông Hậu, những cồn bãi hoa màu tươi tốt. Đây là vùng nguyên liệu rất phong phú.
Ông Lee chỉ là một người kinh doanh không có kinh nghiệm. Ông không lường trước mọi điều liên quan đến việc xuất khẩu chuối trong điều kiện quá nhiều rủi ro khi làm ăn với Việt nam. Ngay chuyến đầu tiên xuất 8 containers chuối sang Đại Hàn, tất cả đều hư thối phải thuê đổ bỏ bên ngoài phao số không ở cảng Busan ( họ gọi chuối hư thối đó là tông(1) banana).
Sau này tôi mới biết, hảng tàu đã không thông tin đầy đủ về lộ trình và thời gian vận chuyển. Chuyến hàng thay vì đi từ Sài gòn qua tới Đại Hàn mất từ 7 đến 10 ngày thì lại trung chuyển qua Singapore nên mất cả tháng. Lại nữa, những hảng tàu lúc đó hoạt động còn hạn chế vì lịnh cấm vận của Mỹ chưa được giở bỏ, hàng xuất khẩu ít nên tàu chất hàng ở nhiều địa phương khác nhau, phải bốc dỡ nhiều nơi nên chuyến tàu trễ nãi.
Lúc đó trình độ dân Việt nam làm hàng xuất khẩu còn kém, container lạnh không bảo đảm nhiệt độ ổn định, thời gian vận chuyển trên biển lại quá lâu. Hàng đóng trong thùng carton thoáng, có bao nilon đục lổ nhưng chất hàng không thoáng nên chuối chín sớm. Một trái chín kéo lây chuối trong cả thùng carton chín theo và cứ như thế kéo dây chuyền cả container đều chín. Tất cả những yếu tố đó biến những container chuối già hương hàng tuyển, độ chín tới 80% thành một đống “tông banana” thúi hoắc. Ông Lee mất trắng cả chuyến hàng và bỏ cuộc.
Nhiều công ty Đại Hàn vẫn tiếp tục qua Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu chuối.
Những người này quen và biết hoạt động của ông Chung, giúp tiền bạc để mua cho các cháu con lai xe đạp và tài trợ gia đình các em khó khăn. Họ cũng nhờ ông Chung tìm những vùng đất màu mỡ ở miền Tây để đầu tư trồng chuối và thu hái xuất khẩu theo dự tính hình thành một dây chuyền khép kín giống như mô hình xuất khẩu chuối của các nước nam Mỹ.
Ông Chung nhờ tôi đi một chuyến về các tỉnh miền Tây để tìm hiểu những thổ sản nông nghiệp có thể xuất khẩu được, đồng thời kiếm những vùng đất chuyên canh cây chuối ở các tỉnh miền tây.
* *
Lúc đó vào dịp hè, các con tôi được nghỉ học. Tôi rủ vợ tôi đi miền tây một chuyến cho biết. Hai chúng tôi đèo nhau trên chiếc xe gắn máy Dream khởi hành từ sớm tinh mơ. Đường quốc lộ còn khá tốt, xe cộ lưu thông thưa thớt, nạn cướp bóc không có rộ lên như sau này nên chuyến đi an toàn và rất thú vị.
Chúng tôi đi một lèo từ Sài gòn đến gần ngã ba Trung lương, ghé vào nhà người bà con làm việc ở Công ty Địa chất 88 lúc trời vừa hửng sáng. Đường đi dày đặc sương mù. Khi dừng xe vào nhà, chúng tôi nhìn nhau và cùng cười rộ. Mặt người nào cũng đầy nhọ vằn vện như quệt nhọ nồi. Thì ra, những vẩn bụi li ti trôi nổi cùng sương sớm,nên khi chúng tôi đi trong màn sương, chúng tôi đã hứng trọn bụi bặm trong không khí mà không hề hay biết. Ngó qua ngó lại hai khuôn mặt như ma trơi.
Trong bốn ngày chúng tôi đi xe gắn máy qua các tỉnh Tiền giang, Bến tre, Vĩnh long, Sóc Trăng, Cần thơ, An giang và Đồng tháp. Ba đêm ngủ lại ở Vĩnh long, Cần thơ và Sa đec thật "ấn tương" và vô cùng thú vị. Nói là đi tìm vùng nguyên liệu xuất khẩu nhưng chúng tôi kết hợp công việc nghiên cứu thực địa với việc tranh thủ đi chơi cho biết những địa danh nổi tiếng ở những tỉnh mình đi qua vì đây là một dịp hiếm hoi trong đời.
Ở đây tôi chỉ nói đến chuyện đi chơi, không kể chuyện nghiên cứu .
Bây giờ người ta vẫn quen miệng nói Nam kỳ lục tỉnh nghĩa là toàn Nam bộ chỉ có 6 tỉnh. Đó là tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn độc lập, tức là khoảng thời gian từ năm 1832 (cải cách hành chính của vua Minh Mạng) cho tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây).
Sau thời điểm đó, Pháp xóa lục tỉnh và chia Nam kỳ ra thành nhiều tỉnh rồi. Tên gọi lục tỉnh không còn đúng và không còn ý nghĩa. Lúc chúng tôi đi về miền tây thì miền tây Nam bộ đã chia ra thành 12 tỉnh.(mời đọc chú thích bên dưới bài viết(2).
Sau thời điểm đó, Pháp xóa lục tỉnh và chia Nam kỳ ra thành nhiều tỉnh rồi. Tên gọi lục tỉnh không còn đúng và không còn ý nghĩa. Lúc chúng tôi đi về miền tây thì miền tây Nam bộ đã chia ra thành 12 tỉnh.(mời đọc chú thích bên dưới bài viết(2).
Nhà của bà O ruột của vợ tôi ở gần ngã ba Trung Lương nằm trong khu ở tập thể của công ty địa chất 88. Chúng tôi gửi ba lô, túi xách để đi chơi cho gọn nhẹ. Hai vợ chồng O dượng cùng tốt nghiệp kỹ sư ngành dầu khí ở Tiệp khắc nhưng lúc về Việt nam ngành dầu khí đang phôi thai nên phải chuyển qua ngành thăm dò địa chất.
Công ty này thăm dò địa chất thì ít mà khai thác nước ngầm là chính vì những vùng xa thành phố không có nước sạch, mà nước sông, kênh rạch ở các tỉnh nam kỳ hầu hết đều bị chua phèn, đến mùa nắng nóng đôi khi nhiễm mặn. Mỗi nhà đều để nhiều lu vại để đựng nước lắng phèn. Khoan nước ngầm là nghề tay trái nhưng lại tăng thu nhập rất nhiều cho cán bộ nhân viên công ty.
Công ty này thăm dò địa chất thì ít mà khai thác nước ngầm là chính vì những vùng xa thành phố không có nước sạch, mà nước sông, kênh rạch ở các tỉnh nam kỳ hầu hết đều bị chua phèn, đến mùa nắng nóng đôi khi nhiễm mặn. Mỗi nhà đều để nhiều lu vại để đựng nước lắng phèn. Khoan nước ngầm là nghề tay trái nhưng lại tăng thu nhập rất nhiều cho cán bộ nhân viên công ty.
Cơ ngơi của công ty là 3 dãy nhà liên kế xếp thành hình chữ U, nhà trệt cột gỗ,vách ván mái lá cửa nẻo đơn sơ.
Trong khuôn viên rộng rãi hơn hecta của công ty có hai nơi đặc biệt: vòi nước giếng khoan và cầu tõm.
Một vòi nước giếng khoan nước ngầm với tầng nước ngầm sâu đến 50 mét chảy liên tục dòng nước ngọt trong vắt và ấm khoảng 37-38 độ C. Dân quanh vùng mang thùng đến lấy nước thoải mái. Ngồi tưới tắm dưới vòi nước ấm hàng giờ vẫn không thấy ngán. Thật là một trải nghiệm thú vị.
Một cái ao cá tra rộng khoảng 150 mét vuông hứng nước thừa chảy từ vòi nước giếng khoan chảy vào liên tục. Chúng tôi nói đùa là cá nhiều hơn nước. Những con cá to dài mình đen nháy chen vây với nhau lượn lờ chờ đợi. Trên ao cá là một cái cầu tiêu đôi dã chiến được chống đở bởi bốn cột gỗ ọp ẹp lắc lư trên ao, từ bờ ao đi ra là cái cầu ván lắc lẻo ( chúng tôi gọi đó là cầu tõm). Cầu che tạm bợ xung quanh bằng những miếng ván đầu thừa đuôi thẹo hở trên trống dưới và che cao chưa tới bẹn nên đứng ngoài xa người ta vẫn có thể thấy “cầu sĩ” là ai. Thành ra, hai “cầu sĩ” có thể thấy mặt nhau và rôm rả nói chuyện với nhau thoải mái trong khi làm chuyện “tứ khoái”. Ngồi trong tư thế như vậy người Huế nói là thấy “dị òm” chứ người Nam thì cứ “tự nhiên như người Hà lội”.
Khắp Nam kỳ lúc đó dân chúng làm “cầu tõm” trên ao hồ hay ven sông rạch và cứ thoải mái “gần gũi với môi trường”. Ít nhà có cầu tiêu tự hoại.
Đi tới đâu chúng tôi cũng hỏi những người dân địa phương những danh lam thắng cảnh đặc trưng và những đặc sản ẩm thực của vùng đó.
Dạo quanh thị xã Mỹ tho một vòng qua mấy đường phố mất khoảng mươi phút. Thị xã nhỏ nhắn, đường phố còn nhỏ hẹp, cây cối hai bên đường phủ che bóng mát, Thị xã nhỏ , người dân hiền hòa thân thiện như thành phố Huế hay thị xã Hội an.
Chúng tôi ra đường Trưng Trắc tìm quán hủ tiếu điểm tâm. Hủ tiếu Mỹ tho thì đã quá nổi tiếng từ lâu rồi.
Hủ tiếu nguyên là món ăn gốc từ người Triều Châu, mang vào Ðàng Trong được người mình Việt hóa. Người Tiều phát âm là “củi tiểu” hay “củi thiểu” và người mình đọc trại ra là “hủ tíu” rồi “hủ tiếu” như ngày nay.
Không ai biết hủ tiếu có mặt ở Việt Nam vào lúc nào, nhưng chắc một điều là nó có mặt sau khi người Hoa được các chúa Nguyễn cho vào định cư ở phía Nam. Ðặc biệt là kể từ khi Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào lập xứ Ðông Phố, cho người Tàu cư ngụ ở Trấn Biên (Biên Hòa) lập ra xã Thanh Hà, và người Tàu ở Phiên Trấn (Saigon & Gia Ðịnh) lập ra xã Minh Hương.
Hủ tiếu sau khi vào miền Nam được người mình đón nhận, biến cải để hợp với cái mỹ vị, nghệ thuật ăn uống của con người ở đây. Hủ tiếu Tiều có mặt ở Ðàng Trong theo như lịch sử của Saigon thì đã trên 300 năm, không ngừng cải tiến, phục vụ cái sở thích ăn ngon của người địa phương, dần dà hủ tiếu Tiều trở thành hủ tiếu Việt; mà tiếng tăm vang lừng như: Hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Sa Ðéc và nhứt là hủ tiếu Mỹ Tho.
Ở Mỹ tho còn có một món hủ tiếu với cách chế biến hoàn toàn khác nhưng cũng ngon miệng không kém hủ tiếu Mỹ tho là hủ tiếu sa tế , có gốc gác từ người Hoa.
Chúng tôi vào một quán ăn của một người Việt gốc Hoa trên đường Trưng Trắc bên bờ sông Bảo Định, ( người địa phương nói là những tiệm ăn san sát trên đường này mới đúng là hủ tiếu Mỹ Tho chánh gốc) nơi chúng tôi có thể gọi 2 loại hủ tiếu Mỹ tho và hủ tiếu sa tế để ăn thử cho biết.
Hai loại hủ tiếu Mỹ tho và hủ tiếu sa tế đều dùng cùng một loại sợi bánh khô nhưng khác nhau ở nước dùng: Hủ tiếu Mỹ tho dùng nước lèo, hủ tiếu sa tế dùng nước xốt nên hương vị khác nhau.
Sợi bánh hủ tiếu Mỹ Tho là loại bánh khô, được chế từ gạo thơm địa phương như gạo Nàng Hương, gạo Nanh Chồn hay gạo Nàng Thơm Chợ Ðào (gạo ngon số một). Hiện nay có hai trung tâm sản xuất bánh hủ tiếu khô nổi tiếng (loại hủ tiếu Mỹ Tho): Một ở thị trấn Mỹ Tho và một ở Gò Công, sản xuất hầu hết hủ tiếu khô Mỹ Tho cung cấp cho cả nước.
Sợi hủ tiếu Mỹ Tho do vậy có mùi thơm của gạo, trụng nước sôi thì mềm nhưng không bở, nhai nghe dai dai, nên gọi là hủ tiếu dai, ăn không có mùi chua. Sau khi trụng, cho vào tô, trộn với ít mỡ hành phi, nhìn sợi hủ tiếu trong bóng, ẩn đục bên trong nhìn rất bắt mắt.
Nước lèo chan vào tô hủ tiếu nấu bằng thịt và xương ống nguyên chất, đặc biệt là có thêm tôm khô, khô mực nướng và củ cải trắng, củ cải đỏ nên vị thanh tao vô cùng.
Các món phụ gia góp phần làm tô hủ tiếu Mỹ Tho thêm hấp dẫn là giá sống, chanh, ớt, hẹ, nước tương còn có thêm rau cần. Nhìn tô hủ tiếu Mỹ Tho nấu với thịt heo bầm, có điểm con tôm thẻ, lột xẻ đôi, thêm đồ lòng heo, sườn heo và trứng cút nữa, tô hủ tiếu Mỹ Tho như vậy quả không thấy hơi hám gì của người Tàu nữa cả, mà rặc là hủ tiếu theo phong cách nam bộ Việt Nam.
Còn tô hủ tiếu sa tế lại có vị Tàu đặc trưng. Tôi nghe là việc nấu nước sốt sa tế không hề đơn giản. Đầu tiên hầm nồi nước lèo bằng xương bò cho thật đậm, Tiếp đó, pha sa tế với các loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng rang giã nhuyễn, mè rang… xào với dầu mè. Sau đó, cho hỗn hợp đã chế biến vào nước hầm bò và nêm lại gia vị.
Ăn hủ tiếu sa tế ta cảm nhận vị ngọt đậm đà của nước hầm xương, vị thơm thơm cay cay của ngũ vị hương hòa trong vị chua chua của khế, hương thơm của mè, đậu phộng, húng quế… tất cả hoà lẫn tạo thành một mùi vị rất riêng cho món ăn đặc trưng của người Hoa.
Ăn hủ tiếu sa tế ta cảm nhận vị ngọt đậm đà của nước hầm xương, vị thơm thơm cay cay của ngũ vị hương hòa trong vị chua chua của khế, hương thơm của mè, đậu phộng, húng quế… tất cả hoà lẫn tạo thành một mùi vị rất riêng cho món ăn đặc trưng của người Hoa.
Quả thật ở Mỹ Tho, có sự khác biệt rõ ràng giữa 2 tô hủ tiếu Việt và hủ tiếu Tàu.
Điểm tâm xong, chúng tôi lên đường thẳng đến thăm chùa Vĩnh Tràng. Chùa là ngôi tổ đình của dòng Lâm Tế – Trí Huệ . Chùa Vĩnh Tràng không chỉ là ngôi chùa lớn nhất tỉnh Tiền Giang mà còn là ngôi cổ tự danh tiếng bậc nhất ở miền Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc ở đường Nguyễn Trung Trực, thuộc xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Chùa vốn là một thảo am do ông Tri huyện Bùi Công Đạt xây cất vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Đến năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì chùa đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Chùa đã trải qua nhiều lần hư sập, trùng tu mới mang dáng vẻ kiến trúc châu Á pha lẫn châu Âu đẹp đẽ và "hoành tráng" như ngày nay.
Rời chùa, chúng tôi thẳng đến bến phà Rạch Miễu bắt qua sông Tiền, nối Bến Tre và Mỹ Tho. Đó là bến phà khá hiện đại, do có Đan Mạch tài trợ đóng các phà mới.
Bến phà Rạch Miễu (hay bến phà Tân Thạch) nằm trên quốc lộ 60 nối liền 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, với bờ phía Tiền Giang đặt tại phường 6, thành phố Mỹ Tho, và bờ phía Bến Tre đặt tại xã Tân Thạch, huyện Châu Thành. Rạch Miễu là một thị tứ ở bờ phía Bến Tre.
Đường thủy đi ngang qua sông Tiền của phà Rạch Miễu dài khoảng 3,2 km, đi vòng qua cồn Phụng và cồn Thới Sơn. Chờ phà hơi lâu. Phà đi qua tới bờ bên kia cũng phải mất đến nửa giờ. Gió trên sông lồng lộng đưa hương đồng gió nội phả vào người mát rượi như thổi đi những phiền muộn đời người.
Chúng tôi dự tính đi những điểm tham quan xa trước, gần sau. Thế là chúng tôi vội vã lên xe dông tuốt đến tận Ba Tri rồi Bãi Ngao là huyện lỵ ven biển của Bến Tre.
Con đường từ thị xã Bến Tre về Ba Tri dài đến 35 km chỉ là đường đất rộng chưa tráng nhựa, vắng xe cộ đi lại, thỉnh thoảng mới có một chiếc xe khách cũ kỹ chạy qua tung bụi mù trời. Dọc hai bên đường là cả một rừng dừa xanh tốt, nhà cửa thưa thớt, nghèo nàn.
Thị Trấn Ba Tri là nơi an nghỉ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Xã Bảo Thạnh của huyện Ba Tri là quê hương của Phan Thanh Giản (vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ), đồng thời còn là nơi an nghỉ của xử sĩ Võ Trường Toản. Cả ba người đều là danh nhân Nam Kỳ.
Sau khi dạo quanh chợ Ba Tri, chúng tôi đến viếng khu lăng mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), cách thị trấn Ba Tri chừng 1km trên đường về An Đức. Khu lăng mộ được xây dựng vào năm 1972 có quy mô nhỏ, gọn nhưng trang trọng với nhiều cây cao bóng mát.
Nguyễn đình Chiểu là người gốc Huế từng sống và học hành ở Huế từ 12 đến 19 tuổi. Cha ông tên Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, (nay là xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế), là thư lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Mẹ là Trương Thị Thiệt, người làng Thanh Ba, huyện Phước Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia Định.
Trong truyện Lục Vân Tiên có vài chi tiết giống cuộc đời ông
( Đời thật)…Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, đúng vào năm 21 tuổi. Khi ấy, có một nhà họ Võ hứa gả con gái cho ông.
Năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng chưa kịp thi thì được tin mẹ mất tại Sài Gòn (1849). Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả và khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết, nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc.
Đui mù, mất mẹ, hôn thê bội ước, cảnh nhà sa sút… ông đóng cửa chịu tang cho đến năm 1851, ông mới mở trường dạy học và làm thuốc.
(Lục Vân Tiên)…Sau khi về nhà thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng tiểu đồng lên đường đi thi, ghé thăm Võ Công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho chàng. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về quê chịu tang. Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt nặng, rồi bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Nhờ giao long dìu đỡ đưa vào bãi, Vân Tiên được gia đình ông ngư cứu mạng. Sau đó chàng lại bị Võ Công khinh rẻ và bị Võ Thể Loan gạt bỏ vào hang núi Thương Tòng.
Ngày 3 tháng 7 năm 1888, ông mất tại Ba Tri, Bến Tre. Người ta kể lại rằng ngày đưa đi an táng, cả cánh đồng An Bình Đông, nay là An Đức, trắng xóa khăn tang của những người mến mộ và thương tiếc ông.
Trong nhà tưởng niệm , ngoài tượng và bài vị thờ cụ Đồ Chiểu, còn có treo tranh vẽ chân dung của các vị anh hùng dân tộc như Trương Định, Thủ Khoa Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực, Phan Tòng, Lê Quang Quan… và trích đoạn những tác phẩm văn học nổi tiếng của cụ Đồ.
Phía sau, bên trái nhà tưởng niệm là phần mộ của cụ Đồ với phu nhân. Gần bên đó là nơi yên nghỉ của nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (bút hiệu này có nghĩa là bà Nguyệt Anh góa chồng). Tên thật của bà là Nguyễn thị Khuê, con gái thứ tư của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Bà là nhà thơ và là chủ bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Tờ báo Nữ giới chung do bà phụ trách là tờ báo đầu tiên của phụ nữ được xuất bản tại Sài Gòn[ rất nổi tiếng vào đầu thế kỷ trước.
Tới Bãi Ngao chúng tôi chỉ thấy bờ chứ không thấy bãi nào hết. Sóng biển đục ngầu phù sa vổ bờ, xâm thực bờ thành từng hàm ếch. Cảnh vật vắng lặng nhuốm màu “thương hải tang điền”. Chỉ có tiếng sóng biển vổ bờ rì rào, rì rào…
Về lại thị xã, chúng tôi ghé vào chợ Bến Tre kiếm trái sầu riêng Cái Mơn về ăn và làm quà biếu O Dượng.
Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre. Từ thành phố Bến Tre qua cầu Hàm Luông, men theo QL 57 đến Cái Mơn khoảng 21km. Đặc biệt, đặc sản trái cây nổi tiếng nhất là loại sầu riêng cơm vàng, hạt lép có hương thơm ngào ngạt nổi tiếng trong và ngoài nước.( Cái: từ cổ là con rạch. Mơn, theo ý kiến của một linh mục phụ trách lâu năm ở họ đạo Cái Mơn, là do nói trại từ khmum (tiếng khmer có nghĩa là mật ong).
Đến bây giờ vẫn chưa có tư liệu chính thức nào ghi chép lại nguồn gốc, xuất xứ của giống sầu riêng đặc biệt này nhưng theo truyền miệng, loại quả lạ này xuất xứ từ Campuchia, do ông Nguyễn Duy Lưu (1857- 1947) một thầy dạy Nho học ở Cái Mơn, rất yêu thích công việc trồng trọt. Vào khoảng năm 1910 ông được mời sang Campuchia để dạy học cho con cái Hoàng gia. Tình cờ ông thưởng thức được loại trái lạ, có mùi vị rất đặc trưng. Khi ăn thì vị ngọt thanh kết hợp với mùi thơm lừng làm những ai lần đầu tiên thưởng thức cũng phải nhớ mãi không quên. Ông Lưu đưa giống cây lạ này về trồng trên mảnh vườn nhà tại Cái Mơn (xã Vĩnh Thành – Chợ Lách) và đặt tên là “sầu riêng sữa bò”. Sầu riêng sữa bò của ông Lưu chỉ cho trái vào mùa hè, vào tháng 5, đến tháng 7 dương lịch. Trái khi chín vẫn xanh ngắt, mỏng vỏ, gai thưa, khi chín múi lớn vàng ươm, có vị ngọt dịu và béo ngậy như sữa, hương thơm thì ngào ngạt. Đặc biệt, là đúng 12 giờ trưa hay nữa đêm, khi trái tự rụng xuống thì mới chịu chín. Vô phúc cho đôi trai gái nào ngồi tình tự dưới gốc cây sầu riêng vào giờ đó?!
Tiếng đồn về một giống trái ngon có vị lạ bay xa, đến mùa thu hoạch, nhiều người trong và ngoài tỉnh Bến Tre hiếu kỳ tìm đến vườn ông Lưu để thưởng thức trái lạ và xin giống về trồng.
Tiếng đồn về một giống trái ngon có vị lạ bay xa, đến mùa thu hoạch, nhiều người trong và ngoài tỉnh Bến Tre hiếu kỳ tìm đến vườn ông Lưu để thưởng thức trái lạ và xin giống về trồng.
Người dân Bến Tre lúc đó rất thật thà, họ nói sầu riêng Cái mơn cơm vàng hạt lép là đúng y chang. Chỉ có giá là cao gấp đôi những loại sầu riêng khác.
Trở lại bến phà, chúng tôi gửi xe trên bờ bến thuyền chuyên chở khách qua Cồn Phụng. Cồn Phụng là một trong bốn cù lao trên sông Tiền, lấy tên linh vật ( Long, Lân( cồn Thới sơn), Quy, Phụng). Bến thuyền nằm cạnh bến phà. Sóng vổ mạn thuyền lách bách. Thỉnh thoảng những chiếc tàu lớn đi dọc sông đẩy những đợt sóng lớn làm con thuyền chao nghiêng.
Lên bờ chúng tôi đi quanh một vòng thăm thú những dấu tích còn lại của ông Đạo Dừa.
Ðạo Dừa do ông Nguyễn Thành Nam sáng lập. Ông xuất thân trong một gia đình khá giả ở huyện Châu Thành, qua du học ở Pháp lấy được bằng kỹ sư hóa học. Sau một thời gian sản xuất xà phòng không thành công, ông bỏ lên núi tu khổ hạnh, mỗi ngày chỉ ăn một lần vào giờ ngọ bằng rau và hoa quả và uống nước dừa xiêm. Một năm sau, từ núi, ông về lại Bến Tre, dựng một túp lều ở mỏm cù lao Tân Long vào năm 1952. Sau mấy tháng hoạt động, thấy bất tiện, ông về quê ở ấp I, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, mua một xà lan nhỏ, đậu bên mé sông Ba Lai và dựng một lều cao trên một mẫu vườn dừa, rồi ngồi tu “tịnh khẩu”. Kỹ sư Nguyễn Thành Nam bắt đầu xưng giáo chủ của một đạo lấy tên là “Đạo Dừa”.
Nhận thấy địa điểm nói trên có nhiều điều bất lợi, ông Nguyễn Thành Nam chuyển toàn bộ cơ sở về mũi Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch (nằm bên tuyến phà Rạch Miễu hiện nay). Tại đây, ông đặt mua một xà lan lớn có sức chứa hàng trăm tấn, thiết kế làm ba tầng đưa về neo đậu bên một khu đất, trên đó xây dựng một số tháp, đài, nhà khách, vườn hoa…
Bây giờ, khách qua lại bến phà Rạch Miễu vẫn còn thấy một số công trình xây cất, vết tích còn lưu lại của đạo Dừa.
Hiện nay, chiếc xà lan làm nơi hành đạo của ông Nguyễn Thành Nam được đưa về làm khách sạn nổi trên sông Bến Tre ở thị xã, còn cơ sở xây cất ở cồn Phụng được biến thành nơi nghỉ dưỡng và là một địa chỉ du lịch để phục vụ công chúng và du khách.
Chúng tôi dùng cơm trưa ở nhà hàng gần khu kiến trúc của ông đạo Dừa. Trong bảng thực đơn có hầu hết những món ăn dân dã của miệt vườn miền Tây như: món cá tai tượng chiên xù, hấp nước dừa, nước nắm; lẩu mắm; cá kho tộ; ốc nướng tiêu; lươn hấp muối, lươn um dừa lá cách, bắp chuối; cháo gà ta thả vườn, gà nướng lu, lẩu gà nòi hầm sả; các món ăn biến tấu từ chuột dừa; xôi chiên phồng; bánh xèo; đuông dừa chiên bơ, chiên nước nắm; các món ăn chế biến có nước cốt dừa.
Ngồi dưới bóng mát những tán cây trên bờ cù lao Phụng, nhìn những chuyến tàu thuyền xuôi ngược và qua lại trên sông Tiền, hưởng làn gió mát từ sông lên, chúng tôi ăn một dĩa đuông dừa chiên bơ uống bia và thưởng thức cái lẩu mắm là bửa ăn đậm đà hương vị ẩm thực Nam Kỳ.
Về lại nhà ở tập thể của O Dượng trong khuôn viên công ty địa chất 88, tắm vòi nước nóng để xua bụi đường và tan mệt nhọc, chiều chúng tôi lên đường về Vĩnh long.
Chúng tôi theo quốc lộ I qua các huyện Châu Thành, Cai lậy, Cái bè đến bến phà Mỹ thuận. Bến phà nối Tiền Giang với Vĩnh Long, hai bờ cách nhau chừng 1 km. Bờ bắc, bờ nam mặc dù là hai tỉnh khác nhau nhưng đều có tên là Mỹ Thuận. Lên bờ đi 9 km thì đến thị xã Vĩnh Long. Chúng tôi ở lại khách sạn Cữu Long, số 1 đường 1/5, thị xã Vĩnh Long. Khách sạn có vị trí nhìn ra ngã ba sông rất đẹp, tiện nghi khá tốt.
Buổi chiều, đi tản bộ trên bờ sông hóng ngọn gió lành chúng tôi cảm thấy thích thú vô cùng. Nhìn qua bên kia sông, những rừng dừa tít tắp. Tà tà đi đến chợ chúng tôi tìm mua cho được hai loại trái cây đặc biệt của Vĩnh Long là bưởi Năm Roi và sầu riêng Sáu Ri.
Giống bưởi Năm Roi do ông Trần Văn Bưởi (1918 – 1990) người làng Mái Dầm (nay thuộc xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, Hậu Giang) tìm thấy. Sinh thời, ông Bưởi làm nghề buôn bán trên sông. Một tối ông ngủ lại trên ghe bầu ở Tân Châu (vùng Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang thời Pháp thuộc) thì vô tình nhặt được một trái cây trên sông. Trái cây da có màu xanh, ruột màu vàng ươm. Xẻ ra nếm thử thấy vị ngon, mọng nước ông Bưởi rất thích. Ông lấy hột mang về quê Phú Hữu (chợ Mái Dầm) để trồng.
Sau khi giống bưởi này được phổ biển khắp vùng quê ông Trần Văn Bưởi, người các nơi khác cũng đến xin giống cây về trồng. Ngày nay, bưởi Năm Roi được trồng nhiều nhất là ở Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang và huyện Bình Minh, Vĩnh Long. Có thể nói chỉ có hai nơi này là trồng bưởi Năm Roi chất kượng nhất. Cây ít bị sâu bệnh, trái ngọt và to.
Tương truyền, sợ con cháu trong nhà hái trái làm mất giống cây quí nên ông Bưởi đe: “Đứa nào mà hái trái cây của ông Bưởi là ông đánh năm roi nghe chưa”. Vì câu nói của ông, giống bưởi có tên gọi là “Năm Roi”. Bưởi năm roi có tên gọi từ đó.
Còn sầu riêng Sáu Ri là lấy tên theo tên ông Sáu Ri ở ấp Phước Định 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, Vĩnh Long, từ những năm đầu thập niên 1990 đã nổi tiếng là người tiên phong trồng và cho ra trái một giống sầu riêng mới: cơm vàng, khô ráo, cầm không dính tay; hạt lép, vị ngọt, mùi thơm. Loại sầu riêng này có phần ngon hơn. sầu riêng Cái Mơn bên Bến Tre.
Đi một ngày thấm mệt, chúng tôi vào giấc ngủ sâu cho đến sáng. Khách sạn bao luôn bửa ăn sáng trong giá phòng chúng tôi dùng điềm tâm cũng với món hủ tiếu Nam vang,
Chúng tôi đi vô chợ kiếm trái dừa sáp dùng thử cho biết. Đây là loại đặc sản hiếm chẳng nơi nào có. Chỉ có ở Cầu Kè, Trà Vinh mới có giống dừa độc đáo này. Năm 1992. Giá một trái dừa sáp chỉ gấp rưởi, gấp đôi giá trái dừa xiêm. Nghe nói sau này, trong những dịp lễ hội. một trái dừa sáp có giá lên tới 300000-400000 đồng.
Theo người địa phương, dừa sáp Cầu Kè có nguồn gốc từ một giống dừa ở Philippines, nhưng các cây giống lại do một sư ông từ Campuchia mang về năm 1942. Ban đầu, cây dừa sáp được trồng trong chùa, sau thấy trái lạ và ngon nên người dân quanh vùng xin giống mang về vườn nhà trồng.
Dừa sáp chỉ khác dừa bình thường ở ruột trái, còn lại cây, lá, vỏ, điều kiện thổ nhưỡng không khác gì dừa thường. Sau hơn nửa thế kỷ trồng, tích luỹ nhiều kinh nghiệm, người nông dân Cầu Kè nhân được 5 giống dừa sáp: sáp tròn, sáp dài, sáp có cạnh, sáp vỏ xanh và sáp vỏ vàng.
Ruột trái dừa sáp dày gấp đôi (hoặc gấp ba) ruột trái dừa thường, gồm 3 phần: phần ruột sát vỏ dẻo ít, phần ruột tiếp xúc với nước dừa mềm và rất dẻo, trong cùng là nước dừa (ít hơn nước trái dừa thường rất nhiều, thể lỏng sền sệt, vị ngọt nhẹ). Dừa sáp chủ yếu được nạo ăn trực tiếp. Miếng dừa dẻo, ngọt, thơm và một chút beo béo . Cơm dừa sáp còn được dùng xay sinh tố (cùng đường, sữa, đá bào) uống rất ngon. Một số nhà hàng còn dùng cơm dừa sáp trộn với các loại trái cây xắt hạt lựu ướp đá làm món tráng miệng hấp dẫn.
Rời Vĩnh Long, chúng tôi theo quốc lộ I đến bến phà Cần Thơ. Chúng tôi lấy phòng ở khách sạn Kim long tọa lạc tại trung tâm thành phố , gần chợ Cần thơ.
Để hành lý lại khách sạn, chúng tôi lên đường đến Sóc Trăng, nơi có Chùa Dơi nổi tiếng.
Tới ngã ba Tân Phú Thạnh, chúng tôi rẻ vào quốc lộ I, đi một lèo tới Sóc trăng. Khoảng cách chừng trên 30 km. Chùa Dơi tọa lạc ở số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thành phố Sóc Trăng,cách trung tâm thành phố khoảng 2km
Gọi là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của hàng vạn con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m.. Trên những cành cây khắp khuôn viên chùa rộng lớn là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ từ bao đời nay, chúng treo mình xếp cánh, úp mặt, móc chân lủng lẳng dày đặc trên những cành cây trong khuôn viên chùa vào ban ngày. Chừng khoảng 6 giờ chiều dơi bay đi kiếm ăn đến 5 giờ sáng hôm sau lại quay về. Ðiều thú vị nữa là dơi không bao giờ ăn và phá hại trái cây trong khu vực chùa, nơi chúng nương náu.
Thật ra gọi đúng tên chùa là Chùa Mã Tộc ( chùa Wathsêrâytecho Mahatup) được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer cách đây 400 năm tại tỉnh Sóc Trăng và đã được trùng tu nhiều lần. Chùa có tôn trí pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m và nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt.
Buổi chiều chúng tôi về lại Cần Thơ, đi vào chợ mua trái cây. Quán cơm ở gần chợ giá cả vừa phải mà ngon. Tối, chúng tôi đi dạo trên bến Ninh Kiều.
Bến Ninh Kiều nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông này và sông Cần Thơ, đường Hai Bà Trưng, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Đi dạo trong phong cảnh sông nước hữu tình bên dòng Hậu Giang hiền hòa đón gió lộng từ sông lên thật thú vị vô cùng.
Bến Ninh Kiều trước đây là một bến sông ở đầu chợ Cần Thơ. Ninh Kiều ngày ấy có tên là bến Hàng Dương, hàng ngày tấp nập thuyền bè qua lại. Con đường Hai Bà Trưng hiện nay trước đây là đường Lê Lợi, nên dân chúng gọi bến sông là bến Hàng Dương hay là bến Lê Lợi. Năm 1958 bến sông và công viên này được đặt tên là bến Ninh Kiều để kỷ niệm một trận đánh oanh liệt của Lê Lợi chống quân Minh:
“Tuy Động thây phơi đầy đất
Ninh Kiều máu chảy thành sông”.
Ninh Kiều máu chảy thành sông”.
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi thuê chiếc tác ráng len lỏi vào chợ nổi Cái Răng. Ở miền Tây là vùng sông nước nên có nhiều chợ nổi nhưng chợ Cái Răng của Cần Thơ là nổi tiếng nhất.
Chợ chỉ cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 5 km và buôn bán nhộn nhịp từ sáng sớm đến khỏang 8-9 giờ thì vãn. Lúc này khoảng 6h sáng, hàng trăm ghe thuyền lớn bé đã đậu san sát nhau để cùng tham gia chợ nổi. Trên thuyền chất đầy hàng hoá, phổ biến là các loại trái cây, các sản phẩm miệt vườn được treo lủng lẳng trên một cấy sào cắm trươc mũi ghe mà người địa phương gọi là “cây bẹo”. Vì thế mà người mua chỉ cần nhìn vào “cây bẹo” là biết được trên ghe bán thứ gì.
Chợ nổi Cái Răng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hoá ở đây với số lượng lớn và mỗi mặt hàng đã được phân loại nên đồng đều về chất lượng kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận sử dụng các ghe xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây toả đi khắp nơi, thậm chí đưa sang tận Campuchia.
Chợ nổi Cái Răng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hoá ở đây với số lượng lớn và mỗi mặt hàng đã được phân loại nên đồng đều về chất lượng kích cỡ. Nếu như dân địa phương và các vùng lân cận sử dụng các ghe xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thương lái thu mua trái cây toả đi khắp nơi, thậm chí đưa sang tận Campuchia.
Giờ này cũng là lúc chợ nổi sôi động nhất, cả khu chợ như phình to ra, lấn gần hết cả lòng sông. Mọi thứ âm thanh loạn cả lên. Nào là tiếng máy nổ, nào là tiếng chèo khua nước, tiếng sóng vỗ òm oạp vào mạn thuyền rồi tiếng cười nói, tiếng người mua kẻ bán, tất cả tạo nên một vẻ sầm uất và xô bồ không kém gì những khu chợ trên cạn. Nhịp sống năng động ở chợ trên sông thể hiện qua những chiếc ghe nhỏ bán thức ăn, cà phê thậm chí cả đồ nhậu len lỏi trong chợ, phục vụ nhu cầu của tất cả mọi người từ đàn ông, phụ nữ đến trẻ em. Chỉ cần 4.000-5.000 đồng cho một bát hủ tiếu hay 2.000 đồng cho ly cà phê đá – tuy không ngon lắm nhưng bạn sẽ rất thú vị khi được thưởng thức nó trong không khí mênh mang sông nước.
Ở chợ nổi còn có đầy đủ các loại dịch vụ từ sửa máy, sửa cân, ghe bán xăng dầu đến những cửa hàng bách hoá như mỹ phẩm, mắm muối, thuốc tây, bánh kẹo…Các xuồng dịch vụ nhỏ gọn, len lỏi rất thiện nghệ áp mạn ghe bán hàng rồi thu tiền, nhưng tất cả đều nhường nhịn nhau. Thỉnh thoảng lẫn trong những đám thuyền ghe chở đầy hoa quả, hàng hoá, lại thấy thấp thoáng những chiếc tàu du lịch cỡ nhỏ phục vụ khách tham quan, trong đó có khách nước ngoài. Khách ta, khách tây đủ loại tất cả như bị cuốn vào nhịp buôn bán sôi động đang diễn ra trên sông. Nhìn quang cảnh và sinh hoạt chợ nổi Cái Răng tôi đã hiểu thêm được biết bao điều về con người, cách sống và những nét sinh hoạt đặc trưng của người dân Nam Kỳ. Quả là thú vị.
Ở chợ nổi còn có đầy đủ các loại dịch vụ từ sửa máy, sửa cân, ghe bán xăng dầu đến những cửa hàng bách hoá như mỹ phẩm, mắm muối, thuốc tây, bánh kẹo…Các xuồng dịch vụ nhỏ gọn, len lỏi rất thiện nghệ áp mạn ghe bán hàng rồi thu tiền, nhưng tất cả đều nhường nhịn nhau. Thỉnh thoảng lẫn trong những đám thuyền ghe chở đầy hoa quả, hàng hoá, lại thấy thấp thoáng những chiếc tàu du lịch cỡ nhỏ phục vụ khách tham quan, trong đó có khách nước ngoài. Khách ta, khách tây đủ loại tất cả như bị cuốn vào nhịp buôn bán sôi động đang diễn ra trên sông. Nhìn quang cảnh và sinh hoạt chợ nổi Cái Răng tôi đã hiểu thêm được biết bao điều về con người, cách sống và những nét sinh hoạt đặc trưng của người dân Nam Kỳ. Quả là thú vị.
Đi trên sông nước ,ngắm cảnh bình minh đang lên, chúng tôi tận hưởng những làn gió mát rượi vào buổi sáng sớm mang hơi thở phù sa và dường như có cả cái hồn của châu thổ.
Đến Cần Thơ, nghe bánh xèo của bà Mười Xiềm nổi tiếng ở Trà Nóc, cách Cần Thơ chỉ 15km, chúng tôi cũng muốn đến ăn thử một lần cho biết. Nghe nói quán bà Mười nằm bên vệ đường, mái lá ọp ẹp như tất cả những chòi lá miền quê sông nước khác nhưng khách phải xếp hàng đợi lâu mới có bánh..
Thích thì thích nhưng khi nghe đường đi thì gần nhưng có vô số những cây cầu nhỏ xíu bắc qua nhiều con lạch nhỏ miền quê nên chúng tôi ngại, lở sơ ý té cả xe lẫn người xuống lạch thì khốn.
Chúng tôi vội vã lên đường theo quốc lộ 91 đi Long Xuyên. Chiều đi tiếp về Sa đéc.
Không có nhiều thời gian nên chúng tôi chỉ ghé qua thị xã Long Xuyên, đi một vòng, ăn trưa xong chúng tôi hỏi đường nào gần nhất đi qua Sa đec, nhiều người chỉ cùng một lối đi: Qua phà Vàm Cống, men theo quốc lộ 80 mà đi. Người ta còn cảnh báo là đường xấu lắm. Tôi không hỏi kỹ chỉ nghĩ xấu lắm là đường ổ trâu, ổ voi, mình cứ tránh là được. Không ngờ, chuyến đi từ phà Vàm Cống về tới Sa đéc là một thảm họa thật sự.
Con đường quốc lộ 80 đi song song với một dòng kênh thẳng tắp đang được làm mới, đang còn ở giai đoạn đổ đá nền. Những tảng đá hộc, kích cở bằng hai bàn chân đang còn lổn chổn trên đường nên xe gắn máy nhảy lóc chóc như phi ngựa không thể nào chạy mà không té nên tôi phải dắt xe dẩn bộ. Mặc dù vẫn để máy nổ nhưng đi một đoạn chúng tôi phải dừng lại nghỉ. Mệt muốn đứt hơi. Đường vắng không một bóng người và xe cộ. E chừng qua hai mươi km đường như vậy chúng tôi mới tới đoạn đường tráng nhựa về Sa đéc. Đoạn đường chiến binh đó chúng tôi vừa đi vừa nghỉ mất hơn hai giờ đồng hồ.
Tới Sa đéc, trời chiều sập tối. Hú hồn.
Con đường quốc lộ 80 đi song song với một dòng kênh thẳng tắp đang được làm mới, đang còn ở giai đoạn đổ đá nền. Những tảng đá hộc, kích cở bằng hai bàn chân đang còn lổn chổn trên đường nên xe gắn máy nhảy lóc chóc như phi ngựa không thể nào chạy mà không té nên tôi phải dắt xe dẩn bộ. Mặc dù vẫn để máy nổ nhưng đi một đoạn chúng tôi phải dừng lại nghỉ. Mệt muốn đứt hơi. Đường vắng không một bóng người và xe cộ. E chừng qua hai mươi km đường như vậy chúng tôi mới tới đoạn đường tráng nhựa về Sa đéc. Đoạn đường chiến binh đó chúng tôi vừa đi vừa nghỉ mất hơn hai giờ đồng hồ.
Tới Sa đéc, trời chiều sập tối. Hú hồn.
Tới khách sạn Sa đéc,chúng tôi tắm rửa nghỉ ngơi một chút rồi hỏi tiếp tân khách sạn quán hủ tiếu Sa đec nào ngon.
Họ chỉ một quán bình dân trên một con đường nhỏ có món ngon đặc biệt là hủ tiếu khô. Họ cam đoan với tôi, ăn một lần là nhớ mãi vì chỉ có ở xứ này thôi.
Bất ngờ đầu tiên là hủ tiếu được trình bày trong đĩa thay cho tô. Cọng bánh cũng to hơn bình thường và trắng ngà. Người ta để lên đó những tim, gan và thịt heo xắt thành từng lát to che gần kín đĩa. Món ăn trông hấp dẫn hơn nhờ một loại nước xốt màu vàng đậm được rưới lên trên, thoang thoảng mùi thơm. Đĩa hủ tiếu còn được tô điểm bằng vài cọng hẹ, cải xà lách xắt nhuyễn và một ít hành phi.
Chúng tôi ăn khi dĩa hủ tiếu còn nóng và trộn đều cho nước xốt thấm vào từng sợi hủ tiếu. Thứ nước dùng sền sệt, beo béo và đậm đà quyện lấy từng sợi hủ tiếu vừa mềm vừa dai tạo một cảm giác ngon miệng đặc biệt.
Được biết, công thức pha chế loại nước xốt lạ này là “bí kíp” riêng của quán hủ tiếu ở đây. Khác với sợi bánh khô dùng cho hủ tiếu Mỹ Tho, sợi bánh hủ tiếu Sa đec chúng tôi ăn là loại hủ tiếu tươi được làm bằng bột gạo.
Hủ tiếu Sa Đéc trước nay được xếp vào hàng món ngon Nam Kỳ, sánh ngang với hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho. Nhưng ẩm thực Sa Đéc có phần còn phong phú hơn khi ngoài món hủ tiếu nước, hủ tiếu khô thì họ còn có thêm món hủ tiếu hấp cũng thú vị không kém.
Chúng tôi đi xe gắn máy tà tà quanh thị xã. Chỉ có mấy con đường phố hiền hòa. Chúng tôi ghé tới chợ trái cây bán đêm bên bờ sông. Dưới cột đèn đường chiếu ánh sáng vàng vọt là một dãy những người bán nhiều loại trái cây. Mỗi người bán để trên gánh hàng của mình một cây đèn măng-sông (manchon) nên cả dãy hàng dài bốn năm chục mét sáng rực trên lề đường cạnh bờ sông.
Chúng tôi chú ý ngay một cô gái đẹp nổi bật giữa những người bán hàng.
Cô gái có dáng dấp và vẻ đẹp mặn mà thôn nữ nhưng phong thái kiêu sa như con nhà khuê các, lời ăn tiếng nói dịu dàng lễ phép, đặc biệt là giọng Nam bộ ngọt như mía lùi. Hàng trái cây của cô cũng tươi và đẹp. Những trái xoài tươi múp míp còn nguyên cuống xanh. Bà xã tôi hỏi “ Chục nhiêu ?”( bao nhiêu tiền một chục) bắt chước giọng người nam nhưng vẫn lòi cái đuôi giọng Huế trọ trẹ.
“ Dạ, mười ngàn, xoài cát Hòa Lộc đó cô”.
“ Chắc không?”.
“ Cô mua lầm chứ bọn em bán đâu có lầm, người Sa đéc thật thà lắm cô”. ”Cô cứ coi, xoài cát Hòa lộc và xoài cát Chu nhìn giống nhau nhưng cát Chu múp, màu vỏ ngả qua màu vàng nghệ, xoài cát Hòa Lộc hình dạng thuôn dài, vỏ màu vàng mơ. Mùi thơm xoài cát Hòa lộc bay xa. Đặc biệt phía bụng từ cuống tới đầu trái xoài cát Hòa Lộc có cái rảnh nhõ mà cát Chu thì không có”.
“ Dạ, mười ngàn, xoài cát Hòa Lộc đó cô”.
“ Chắc không?”.
“ Cô mua lầm chứ bọn em bán đâu có lầm, người Sa đéc thật thà lắm cô”. ”Cô cứ coi, xoài cát Hòa lộc và xoài cát Chu nhìn giống nhau nhưng cát Chu múp, màu vỏ ngả qua màu vàng nghệ, xoài cát Hòa Lộc hình dạng thuôn dài, vỏ màu vàng mơ. Mùi thơm xoài cát Hòa lộc bay xa. Đặc biệt phía bụng từ cuống tới đầu trái xoài cát Hòa Lộc có cái rảnh nhõ mà cát Chu thì không có”.
Bà xã tôi rất thích xoài cát Hòa lộc, thấy xoài tươi ngon giá rẽ thích mua nhiều nhưng tôi cản vì cồng kềnh quá( ở Sài gòn một chục mười quả tươi ngon thế này giá cũng đến hai chục ngàn đồng). Vừa ngồi lựa xoài vừa nói chuyện với cô gái, chúng tôi biết là cô gái sắp theo gia đình đi Mỹ theo diện HO. Cha cô là trung tá trong quân đội Sài gòn, đi “ học tập cải tạo” về mấy năm rồi, cửa nhà sa sút, cô phải bỏ học đi bán phụ cha mẹ nuôi gia đình. Mẹ cô là dòng dõi của ông Huỳnh Thủy Lê, một đại điền chủ của vùng đất Sa Đéc xưa kia.
Ông Huỳnh Thủy Lê là nhân vật chính được nhắc đến trong quyển tiểu thuyết nổi tiếng “Người tình” (L’amant) của nữ văn sĩ Pháp danh tiếng Marguerite Duras. Đó là một chuyện tình có thật gắn liền với ký ức thời thiếu nữ của bà lúc bà mới 15 tuổi. Trên chuyến phà theo dòng sông Mê Kông nối liền Sa Đéc với Vĩnh Long, bà đã gặp người tình của mình, ông Huỳnh Thủy Lê. Từ đó, một thiên tình sử tráng lệ ra đời.
Truyện ”Người tình” đã được dựng thành phim, do Jean-Jacques Annaud đạo diễn lấy bối cảnh là Sa đec, trường Marie Curie ở Sài gòn và khu Chợ lớn, với các ngôi sao Jane March, Lương Gia Huy và Lisa Faulkner. Bộ phim bắt đầu được bấm máy tại Việt Nam năm 1986, hoàn thành năm 1990 . Thời gian làm phim là bốn năm nhưng họ mất hai năm đầu chỉ làm công việc tiền trạm và thiết kế. Phim do hãng Cinematic Hongkong và Liên hiệp điện ảnh băng từ TP HCM làm dịch vụ. Cuối năm 1991, Người tình đã được công chiếu ở TP HCM. Việt Nam. Tuy nhiên, bản phim chiếu tại Việt Nam là bản tiếng Pháp đã bị cắt hầu hết cảnh nóng so với bản tiếng Hoa và tiếng Anh.
Bà xã tôi lựa xong 12 trái xoài (cứ nghĩ là chục mười hai trái là tốt lắm rồi), đưa cho cô gái bỏ vào túi xách. Cô gái hỏi
" Cô mua một chục hả? Lựa thêm đi cô, ở Sa đéc chục mười tám lận cô à.”
" Cô mua một chục hả? Lựa thêm đi cô, ở Sa đéc chục mười tám lận cô à.”
Chúng tôi rất ngạc nhiên và vô cùng cảm kích. Chục mười tám. Nghe có lộn không đây?
Chúng tôi đã mua xoài, măng cụt, cam quýt và những trái cây tính chục. Ở Sài gòn chục có nơi là 10 trái, có nơi 12. Mỹ Tho chục mười hai, Bến Tre chục 12, Cái Bè chục 14, Vĩnh long chục 14, Cần Thơ chục 14. Không nơi đâu có chục 18 như ở Sa đéc.
Bây giờ khắp đất nước Việt Nam, ở đâu người ta mua bán hàng hóa cũng dùng cân theo trong lượng tính bằng kilogram. Thời kỳ bán mớ rau, bán nạm hành, bán rổ cá , bán ngảo tôm, đong lon gạo bán chục trái cây đã qua rồi.
Bây giờ tôi kể lại chuyện này với cách bán trái cây tính chục là kể chuyện cổ tích. Trong chuyện cổ tích đó có chuyện mua xoài CHỤC MƯƠÌ TÁM ở Sa đec.
* *
*
Chục nguyên nghĩa là 10. Nhưng khái niệm chục trên đất Nam Kỳ là một con số biến thiên theo quy chuẩn của mỗi vùng, mỗi tỉnh thành. Chục là mười mấy tùy theo mỗi địa phương. Đó là một chuẩn mực được sự đồng thuận của hầu hết mọi người trong vùng miền đó. Chẳng ai thắc mắc vì sao như thế. Vùng này vùng kia không nhìn nhau mà toan tính thiệt hơn. Đây là một nét vô cùng đặc trưng và đặc sắc của người Nam Kỳ lúc đó.
Ở miền Trung, lên miền Bắc chẳng có nơi nào mua bán mà tính chục theo lối nói của người Nam Kỳ. Chục là mười, thế thôi. Làm chi mà có chục mưới tám?
Người Nam Kỳ có những tố chất chung rất đáng quý, đáng mến. Tính tình họ bộc trực thẳng thắn, ruột để ngoài da, không thích vòng vo, chúa ghét ba xạo. Họ hào phóng, hiếu khách, Họ trọng nghĩa khinh tài. Họ chân tình và thật thà.
Chục mười tám thể hiện sinh động tính hào phóng của người dân Nam Kỳ. Chục mười tám ghi một vết son đậm nét trong lòng tôi. Cả đời tôi sẽ luôn nhớ đến cô gái đẹp nỏn nường “chục mười tám” một lần gặp gỡ ở chợ trái cây Sa đéc.
* *
Sáng hôm sau,chúng tôi theo lời giới thiệu của cô tiếp tân khách sạn đi ăn một món đặc sản khác cùa thị xã Sa đéc. Món chả cua đồng.
Trên đĩa sứ trắng tinh bày biện rất khéo là màu xanh của dưa leo, màu đỏ cà chua, chính giữa là một khối chả cua đồng màu nâu sẫm có rắc đậu phộng rang giã giập cùng vài cọng ngò điểm xuyết phía trên trông thật bắt mắt. Cạnh đó là một đĩa bánh phồng tôm chiên vàng nóng hổi, thơm lựng. Tôi lấy miếng bánh phồng tôm xúc một ít chả cua đồng bỏ lên miếng bánh rồi đưa vào miệng. Vị ngọt, mềm, thơm của riêu cua, vị chua chua, giòn giòn của cà, dưa leo kết hợp vị béo của bánh phồng tôm giòn tan trong miệng, kích thích mọi giác quan, thật là ngon tuyệt vời!
Ăn sáng xong, chúng tôi ra quán cà phê cóc ven sông, nhìn nước chảy bèo trôi, thuyền bè đi lại, nhâm nhi tách cà phê, nói với nhau chuyện chục mười tám tối hôm qua và cảm nhận sâu sắc cái sự hào phóng và tình tự của người dân Nam Kỳ.
Xong , chúng tôi ghé thăm vườn hồng Tư Tôn nổi tiếng ở Sa đéc.
Cho tới xế chiều chúng tôi mới về tới nhà.
Chúng tôi đã thực hiện một hành trình đi qua bảy tỉnh trong 4 ngày 3 đêm vô cùng kỳ thú trãi qua dặm trường mấy trăm cây số. Mệt nhưng quá vui.
Với tôi, sau chuyến đi, cho đến bây giờ, điều đọng lại mang tính nhân văn sống động nhất, đáng nhớ nhất là CHỤC MƯỜI TÁM. Một nét hào sảng đậm đà chất Nam Kỳ.
Lê Duy Đoàn
Sài gòn, 12/6/2013
Chú thích:
- Tông banana ( tục) : chuối cứt.
- Nam kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh là tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn độc lập, tức là khoảng thời gian từ năm 1832 (cải cách hành chính của Minh Mạng) tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây). Đương thời, người Pháp gọi Nam Kỳ Lục Tỉnh bằng cái tên Basse-Cochinchine (tức là vùng Cochinchine “hạ”hay vùng Hạ Đàng Trong).
Vua Minh Mạng năm 1832 đã đổi các trấn thành tỉnh, đặt ra Nam Kỳ và chia đất Nam Kỳ, vốn trước là tổng trấn Gia Định, thành 6 tỉnh nên gọi là Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh. Đó là các tỉnh:
- Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
- Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
- Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
- Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
- An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
- Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
Trong dân gian, còn chia thành ba tỉnh miền Đông gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và ba tỉnh miền Tây gồm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
_,___
No comments:
Post a Comment