Nắng Chiều
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm
Tác giả sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bà kể, “Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính.” Với 9 bài viết trong năm 2015, bà là một trong 10 tác giả được bình chọn vào danh sách giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ XVI.
Bà Chín bước vào nhà, niềm vui vẫn còn dư âm sau một ngày gặp mặt bạn bè. Bé Minh ra mở cửa và reo vang:
- Ha! Bà ngoại đã về.
- Thưa ngoại mới về.
Bé Xinh chạy từ dưới nhà lên mừng rỡ. Bà mỉm cười xoa đầu cháu rồi xách hành lý bước vào trong. Bà cũng thấy ngại và xấu hổ, Hai đứa cháu ra mừng bà thế này mà bà không mua gì cho cháu. Nhưng tiệc tan thì bà lên xe về liền, có ghé chỗ nào đâu mà mua quà.
Đứa con gái cũng từ dưới nhà đi lên:
- Ủa! Sao má về sớm vậy. Con tưởng má ở chơi tới chiều tối chớ.
Bà Chín cười vui vẻ trả lời con:
- Ờ! tiệc xong má theo bác Phương về luôn vì nhà bác ấy có việc. Mấy bạn má còn ở lại chơi.
Xong bà háy mắt hỏi nhỏ con gái:
- Sao? Ở nhà thế nào? Ba ra sao?
Con gái cười cười:
- Cũng không có gì lớn. Chàng của má không được vui.
- Ba đang ở đâu?
- Trên phòng má. Con cho ăn cơm rồi đưa lên phòng. Chắc đang ngủ.
Bá Chín xách hành lý vào phòng ngủ. Ông chồng bà đang nằm ngáy say sưa. Bà nhìn chồng. Gương mặt ông như nhỏ lại, khắc khổ và mệt mõi. Gương mặt này giống hệt gương mặt má chồng bà ngày xưa.
Bà nhớ ngày mẹ chồng bà còn sống. Ừ! cũng đã qua hơn 10 năm rồi. Nhanh thật. Những ngày mẹ chồng già yếu cuối đời, bà nằm một chỗ trên chiếc giường Hospital bed có bấm nút của người bệnh. Gương mặt bà cũng y như vầy. Khi ngủ lúc nào mắt cũng nhắm nghiền, miệng há ra thở mệt nhọc. Khi thở bằng miệng hơi thở ngắn, cổ bị khô nên hay ho khan.
Ông chồng bà quyết tâm cận kề bên mẹ nên dọn giường vào ngủ chung phòng. Cái phòng được ngăn hai, một lối đi giữa, hai người nằm hai bên. Và thế là bà mặc nhiên chăm sóc hai người bệnh. Một người còn đi lại được nhưng tâm tánh bất thường. Một người nằm một chỗ mọi việc cần người phục vụ. Mỗi khi hai người cùng ngủ, hai gương mặt, hai kiểu nằm giống hệt nhau.
- "Đúng là hai mẹ con! " Đôi lúc bà lầm bầm như vậy.
Mẹ chồng bà Chín không di chuyển được kể từ sau khi bà bị té một trận gãy cả xương mông, sức khỏe yếu dần, hai cơ bắp teo lại.
Chuyện xưa nhớ lại bà còn ngậm ngùi và thấy mọi việc xảy đến không ai có thể lường trước. Đó là một buổi trưa ngày 27 Tết. Bà Chín cùng con cái quét dọn sạch sẽ bàn thờ gia tiên, vì 28 tết là ngày giỗ cha chồng. Bà chuẩn bị mọi thứ tươm tất cho việc cúng kiến ngày mai và ăn Tết luôn. Làm dâu trong gia đình người trung 30 năm bà biết việc giỗ gia tiên rất hệ trọng.
Ngày còn ở VN, dù khó khăn trong đời sống, bà cũng phải chuẩn bị một con heo trong chuồng mập mạp. Gà,vịt phải nuôi sẵn từ mấy tháng trước. Lúa phải có sẵn trong bồ. Gạo chà đầy lu và mọi thứ bà phải dự trữ từ thật lâu để đón bà con bên chồng. Gia đình nhà bà chị chồng, em chồng và bà con có thể đến từ 1 tuần hay 3 ngày trước ngày giỗ và ở chơi đến chiều 29 Tết mới ra về.
Tình gia đình và tộc họ sâu đậm như vậy nên bà là dâu trưởng không thể có điều sơ xuất. Nhà bà rộn ràng khách khứa, tiếng nói tiếng cười vang vang. Mẹ chồng bà ngồi ở bàn giữa ăn trầu vui vẻ tiếp khách. Mấy người đàn ông chè chén la lối, tranh luận ỏm tỏi. Những người phụ nữ bận rộn tới lui. Mấy đứa cháu họ được về thăm mệ ngoại chạy nhảy tung tăng, líu lo ngoài sân. Trái cây trong vườn đã được để dành cho chúng nên mặc sức hái trái và chơi đùa. Đó là những ngày vui của bà mẹ chồng suốt đời tận tụy cho chồng cho con.
Chồng bà Chín là sĩ quan trong quân đội VNCH bị đi tù Cộng Sản hơn 8 năm. Khi được thả về nhà lại bị chính quyền kềm kẹp, theo dõi mỗi ngày. Cho nên con đường duy nhất để xây dựng cuộc sống tự do và tương lai cho các con là phải xuất ngoại. Thật rất khó khăn với quyết định này vì mẹ chồng bà Chín không muốn rời bỏ quê hương, mồ mả ông bà và xa lìa con gái. Còn chồng bà Chín không nỡ bỏ mẹ già lại sau những tháng năm vất vả vì con.
Vì chỉ có một thằng con trai nối dõi nên mẹ chồng bà Chín rất phân vân khi quyết định. Bà làm một chuyến đi ở thử một vòng nhà các con gái rồi sẽ trả lời, để gia đình bà Chín hoàn tất hồ sơ. Cuối cùng bà cương quyết chọn con trai và con dâu, bỏ tất cả lại sau lưng, theo thằng con qua Mỹ.
Bà bị bệnh tiểu đường rất nặng từ ngày còn ở VN nên qua đây phải tiếp tục điều trị. Nhưng dường như tuổi tác làm căn bệnh bà không thể nào dừng lại.Thuốc men đầy đủ nhưng vì quá yêu kính mẹ, chồng bà để cho mẹ tự do ăn uống. Ông luôn chiều và mua những món ăn mà bà mẹ thích cho nên đường mỗi ngày mỗi cao. Hàng ngày Bà Chín phải thử đường cho mẹ chồng và chích thuốc hai lần. Bà ghi vào sổ cẩn thận để báo cho BS biết mà điều trị.
Khi bác sĩ báo tin đã suy thận và trụy tim thì mẹ chồng bà Chín yếu đi trông thấy. Cuối cùng bác sĩ gia đình quyết định bà phải giải phẩu, gắn ống và lọc thận mỗi tuần 3 lần.
Vào ngày lọc thận, trước khi xe của trung tâm tới rước. Bà Chín phải cho mẹ chồng ăn uống đầy đủ, lau sạch sẽ và thay tã cho bà. Để dễ dàng cho y tá làm việc, bà Chín đã may áo cho mẹ chồng ó phần mở ra ở ngay chỗ vết mỗ. Khi gắn hệ thống ống để cho máy chạy thì chỉ cần lột cái nắp áo thì nơi gắn ống sẽ thấy ngay. Để tiện cho việc chuyên chở và mẹ chồng không bị xô đẩy khi đặt lên ghế. Bà Chín đã may một tấm lót thật dày và đặt mẹ nằm lên trên. Nhân viên tới chỉ nắm bốn đầu tấm vải đó và nhấc bà bỏ lên băng ca. Tới nơi cũng nhấc như vậy bỏ lên ghế lọc máu. Như vậy mọi người ai cũng khỏe mà mẹ chồng bà Chín cũng không bị xoay trở hay lôi kéo như những bệnh nhân khác. Các nhân viên có nhiệm vụ đưa rước và y tá nơi trung tâm họ rất thích và khen bà Chín có nhiều sáng kiến
Mỗi khi mẹ chồng cần đi cầu hay cần thay tả. Bà Chín mượn tấm màn che của trung tâm để làm vệ sinh. Thét rồi bà biết nó để chỗ nào và đẩy thế nào cho nó dễ dàng. Mỗi khi thấy bà đẩy tấm màn che lại ghế mẹ chồng, là y tá nhìn nhau cười và các bệnh nhân bên cạnh cũng nhìn bà cười cười, ái ngại. Bởi vì phải uống nhiều thuốc nên phân những người bệnh rất là hôi thúi, Mẹ chồng bà lại rất bón nên chi đôi lúc bà phải lăn nghiêng mẹ chồng để moi những cục phân khô cứng đó ra. Những người xung quanh là những nạn nhân phải chịu cùng với bà Chín. Cho nên mỗi lần xong khi trả tấm màn trở về bà đều nói xin lỗi với những bệnh nhân nằm gần mẹ chồng.
Rút kinh nghiệm, nên mỗi lần cùng mẹ chồng đi lọc máu, trong túi xách mang theo lúc nào bà cũng chuẩn bị sẳn sàng mọi thứ cần dùng. Nào tã, bao tay, giấy lau, giấy chùi, khăn lót, khẩu trang và cả quần áo mẹ chồng phòng hờ khi vây ra quần áo có mà thay.
Sau khi máy chạy đã đều đặn, mẹ chồng ngủ một giấc dậy là bà Chín lại cho mẹ chồng ăn một ít thức ăn nhẹ. Ngồi nhìn máy chạy, bà còn theo dõi những diễn biến trên màn ảnh. Mỗi khi có trục trặc, máy ngưng hay điều chi khác lạ là bà kịp thời gọi y tá đến chỉnh lại. Vì một người y tá phải theo dõi 4 máy, có nghĩa là cho 4 bệnh nhân cho nên đôi khi nhiều máy có vấn đề một lúc họ cũng rất bận rộn.
Khi BS khuyến cáo về vấn đề ăn uống, bà Chín đã thuyết phục mẹ chồng và chồng, bà nấu thức ăn riêng theo chỉ định của BS và bưng vào phòng mẹ chồng để bà dùng riêng. Nhờ lọc thận và ăn uống điều độ, đường mẹ chồng bà Chín lần lần ổn định. Bà khỏe hơn, ít đau nhức. Mỗi ngày bà chín chỉ cần thử đường một lần và chích một lần là đủ.
Mẹ chồng bà Chín vốn sống giữa tình gia tộc nên khi qua Mỹ bà luôn cảm thấy cô đơn, thiếu vắng. Bà nhớ không khí đông vui, rộn ràng con cháu vào những ngày kỵ giỗ, Bà nhớ đến anh em, bà con nên lúc nào cũng canh cánh bên lòng. Những đồng tiền già của bà đều rót về VN làm những việc họ, việc làng, mồ mã tổ tiên, bà con, làng nước. Bà sống bên này nhưng lúc nào cũng hiu hắt nhớ về ngôi làng nhỏ, lũy tre xanh và con sông Ô Lâu kỷ niệm của bà. Ngày giỗ, ngày Tết bà muốn con dâu phải làm thật tươm tất như một lời tạ lỗi với người khuất mặt. Bởi vì thương con bà đã bỏ lại mọi thứ, không làm tròn trách nhiệm con dâu trưởng của bà.
Những ngày giỗ và Tết tại Mỹ, trong nhà bà Chín không thiếu thứ chi. Mứt bánh đầy đủ dù ít ai ăn. Thức ăn kho nấu để cúng phải nấu mâm cỗ theo kiểu miền Trung, vừa cay vừa có nắm ruốc mà mấy đứa con bà Chín không thích mấy. Nhưng mẹ chồng bà bảo đó là những món quê hương mà Ôn, Mệ, Cố, Vãi quen dùng. Ngoài ra còn những đồ lễ kèm theo như giấy tiền vàng bạc, áo quần bằng giấy mà bà Chín bóp bụng phải mua vì bà không tin vào mấy thứ này.
Buổi trưa hôm ấy, khi chưng bàn thờ bà Chín đã trang trọng chất lên 3 đòn bánh tét thật đẹp mà bà đã gói và vớt ra tối qua. Hương hoa, trái cây đã tươm tất để tối mẹ chồng đốt nhang khấn cha chồng. Có người bà con đem đến biếu vài đòn bánh tét, mẹ chồng bà bảo:
- Mi bày lên bàn thờ cúng ôn. Quà người quí hơn của nhà.
Bà vâng lời mẹ chồng đã chất lên bàn thờ ba đòn bánh tươm tất. Nhưng bà mẹ chồng bà không vừa ý. Lúc bà loay hoay với nồi khổ qua hầm, mẹ chồng nhắc ghế trèo lên đem hết hai đòn còn lại chất cả lên bàn thờ. Vì bánh tét tròn nên để chồng lên nhau sẽ bị lăn. Mẹ chồng bà loay hoay chụp thế nào không biết, bà bị té bà ngã lăn xuống đất. Nghe tiếng động bà Chín nhìn lại thì thấy mẹ chồng đã ngã sóng xoài. Ông chồng bà Chín chạy vô quát cho bà Chín một trận rồi hai vợ chồng đem mẹ chồng bà vào bệnh viện. Mẹ chồng bà Chín bị gãy xương hông và phải gắn vào đó ốc vít để nối lại.
Những ngày điều trị, tội nghiệp mẹ chồng bà phải chịu bao nhiêu là đau đớn thể xác vì vết thương, lại phải lọc máu định kỳ tại bệnh viện. Mỗi ngày người physical therapist đến tập bà đi. Hai vợ chồng bà Chín phải kề một bên mẹ để giúp đỡ và khuyên bà hãy gắng chịu đựng. Có khi quá đau bả chửi người tập bằng tất cả sự bực dọc đau đớn bằng tiếng Việt với âm hưởng miền Trung. Anh chàng Mỹ đen to con chẳng hiểu bà già nói gì. Khi được hỏi bà Chín đã trả lời:
- Mẹ chồng tôi khen và cám ơn ông bằng tiếng Việt.
Thế là anh chàng vui lắm càng tận tình và cám ơn mẹ chồng bà rối rít.
Sau ngày bị té, mẹ chồng bà Chín đi lại khó khăn. Kèm thêm bệnh tật, sức khỏe bà giảm xuống trầm trọng. Mỗi khi vào phòng săn sóc cho bà, nhìn bên kia giường ông chồng đang lim dim ngủ, bà Chín thấy gánh nặng đè trên vai mình. Bà khuyên chồng nên về phòng riêng nghỉ ngơi vì có nằm bên cạnh ông cũng không níu kéo được bệnh tật của mẹ. Bà biết tình thương quá đáng này sẽ làm ông càng ngày càng bị stress nhiều hơn. Điều suy nghĩ lo lắng của bà Chín càng ngày càng thấy đúng. Ông chồng bà sức khỏe tăng giảm theo bệnh tình của mẹ. Muốn mẹ mình khỏe mạnh và được chăm sóc tận tình, nhiều lúc ông đã hành xử quá đáng bà Chín và cả với Bác Sĩ, y tá ở bệnh viện.
Một lần mẹ chồng đi cấp cứu và giải phẩu. BS đã cho bà uống thuốc giảm đau. Chồng bà Chín khiếu nại bác sĩ là tại sao mẹ tôi ngủ nhiều. BS giảm thuốc thì bà mẹ đau nhức rên la không thôi. Chồng bà đã cự bác sĩ quyết liệt, yêu cầu BS phải bằng mọi cách để bà mẹ tỉnh táo mà không bị đau đớn. Thấy BS tỏ vẻ bực bội vì sự đòi hỏi quá đáng của chồng. Bà Chín phải tìm cách xin lỗi và mong ông thông cảm vì tình thương mẹ của một người con. Ông chồng bà khi biết chuyện đã gây bà Chín một trận ra trò và giận bà cả tháng vì tội bà Chín không đứng về phe ông mà còn xin lỗi Bác Sĩ.
Đời người không ai bước qua khỏi ngưỡng cửa thần chết. Nhất là một bà già trên 80 bị tiểu đường, hư thận, suy tim. Vào mùa đông năm đó, trời lạnh và có nhiều hôm mưa gió, nhưng định kỳ thì mỗi tuần phải vẫn phải đi lọc máu 3 lần. Bà Chín đã hết sức cẩn thận chăm sóc cho mẹ chồng, mỗi khi những người trong dịch vụ đưa rước chuyển bà ra xe. Bà Chín đã trùm mẹ chồng thật ấm, che luôn cả mặt, và đi theo một bên để che dù. Nhưng sức già cạn kiệt vì tiếp xúc với cái lạnh và gió mưa, bà bị sốt cao, ho và phổi có nước. Mặc dù BS tại trung tâm đã cho thẳng trụ sinh vào máu khi lọc, nhưng bà cũng không ngưng sốt. Các cô y tá khuyên bà Chín nên đem mẹ chồng đi bệnh viện. Bà Chín nhìn họ cười buồn và nói cho họ biết. Khi đem mẹ chồng vào nhà thương thì bà ấy sẽ chết. Nhưng các cô y tá không tin điều đó.
Bà Chín biết rằng khi gọi 911 là mẹ chồng sẽ đi luôn không bao giờ trở về. Vì khi cấp cứu bệnh viện sẽ lấy máu kiểm tra với bao nhiêu xét nghiệm khác. Mẹ chồng bà thì chỉ có mỗ mới có thể lấy máu thử vì các mạch máu đã teo nhỏ, nằm thật sâu dưới lớp da nhăn nheo. Dù thương, dù muốn níu kéo mẹ chồng bà cũng đành bất lưc. Bà nắm tay mẹ chồng rơi nước mắt:
- Mệ ơi! Mệ bệnh nặng lắm rồi. Con không thể lo cho mệ được nữa. Con đưa mệ vô bệnh viện nghen mệ?
Mẹ chồng bà nhìn bà bằng đôi mắt yếu ớt, hai giọt lệ rưng rưng. Bà biết sức bà đã tận, bà gật đầu rồi nhắm mắt lại mệt mỏi. Khi toán cấp cứu đẩy bà ra xe, bà Chín thấy mẹ chồng ráng nhướng đôi mắt nhìn lại bà. Đôi mắt đã nói lên tất cả yêu thương lẫn lời vĩnh biệt. Đôi mắt đó đi theo bà Chín suốt đời mỗi khi nhắc đến mẹ chồng.
Như bà Chín tiên đoán, bệnh viện phải mổ để lấy máu xét nghiệm. Mổ cả hai lần mới được và mẹ chồng bà đi vào hôn mê. BS cho biết bà đã bị pneumonia sức yếu chắc không qua khỏi đêm nay. Bà Chín triệu tập các con, cháu và toàn gia đình đến bệnh viện thăm mẹ chồng bà lần cuối. Các cháu hôn bà và hứa với bà những việc phải làm. 12 giờ đêm giao thừa năm đó, mẹ chồng bà Chín thở hơi cuối cùng và vĩnh viễn ra đi. Chưa tới một ngày vào bệnh viện, mẹ chồng bà đã mất. Khi gặp lại các y tá ở trung tâm lọc máu để báo tin và đóng hồ sơ, một y tá đã nắm tay bà Chín và nói:
- Bà đoán đúng thật, vào bệnh viện là bà ta đi luôn. Tôi chia buồn và good luck cho bà. Bà có thể bắt đầu hưởng những ngày vacation cho riêng bà.
Sở dĩ cô ta nói như vậy vì suốt bao nhiêu năm bà Chín không bỏ sót một ngày nào đi theo lo cho mẹ chồng nơi trung tâm. Các y tá ở đó cứ hỏi bà "Sao bà không đi chơi? Sao bà không nghỉ vacation ? bà phải giải trí nếu không bà sẽ bị trầm cảm"
Bà Chín những tưởng khi mẹ chồng qua đời, hai vợ chồng có thể rảnh rang đi thăm bà con hay du lịch chỗ này chỗ kia. Không ngờ thay vì lấy lại tinh thần để lo cho gia đình, chồng bà rơi vào hụt hẫng, cô đơn và luôn khóc khi nhớ mẹ.
Mẹ chồng bà Chín mất, chồng bà Chín như thân cây bị mục, rũ xuống đau thương. Ông đứng không vững, nói không ra lời và đã bị heart attack. Cuộn phim quay ngày tang lễ, ông cứ mở coi rồi khóc thảm thiết. Con gái phải dấu đi và nói gửi về VN, để kéo cha lại với thực tế. Nhưng sức khỏe ông càng đi xuống, tinh thần lẫn lộn, sống với những hình ảnh bà mẹ lẩn quẩn trong nhà. Bệnh parkinson làm tay chân run rẩy, yếu đuối. Khi điều trị căn bệnh này thì thuốc lại phản ứng với thuốc căn bệnh kia khiến bác sĩ cũng khó lòng cho thuốc đúng liều.
Mặc dù bà Chín đã rời xa căn nhà cũ chỉ có hai vợ chồng già, về ở với con gái để chúng đỡ đần phụ một tay. Nhưng ông chồng bà bây giờ lại coi bà là điểm tựa duy nhất như bà mẹ ngày xưa. Vắng bà là ông không chịu, lúc nào cũng đòi hỏi người lo cho ông phải là bà. Các con không biết làm sao thuyết phục cha. Càng khuyên thì ông càng giận dỗi và chướng nhiều hơn.
Hôm qua bà đã gửi ông ở nhà để đi dự hội ngộ với các bạn thời Trung học. Bà đã nói chuyện, dặn dò và xin phép ông. Con gái, con rễ ở nhà chăm sóc cha cho mẹ có một ngày rảnh rang thăm bạn bè phương xa về dự. Bà đi, nhưng biết khi về ông sẽ giận không nhiều thì ít. Tánh tình ông bây giờ như con nít hay vòi vĩnh. Nhiều khi ông có thể tự đứng dậy, nhưng ông vẫn chờ bà đỡ. Nhiều lúc thức ăn ông có thể tự ăn, nhưng ông vẫn muốn bà đút cho ông. Con gái thường la bà là chiều ông quá đáng đâm hư. Nhưng nếu không chiều, ông nỗi chướng bỏ ăn thì bà lại càng mệt.
Khi bà loay hoay thu xếp lại đồ đạc thì ông đã ngủ dậy. Ông nhìn bà bằng đôi mắt giận hờn. Bà biết trước nên vẫn tươi cười hỏi thăm ông ở nhà thế nào. Ông không trả lời, mặt ụ xuống, nhắm mắt lại.
Khi bà đỡ ông xuống ăn cơm ông không ăn, bỏ bửa cơm chiều và cũng không thèm uống thuốc. Buổi tối tắm cho ông thì ông mặt khó đăm đăm. Nhìn ông, bà thấy ngay hình ảnh một đứa bé đang làm nũng. Bất chợt bà tức cười. Bà không giận ông khó tính, cũng không thấy mình có lỗi, bà chỉ thấy đời mình gắn liền với ông như một định mệnh.
Bà lại nghĩ đến một người em Ngô Quyền dưới bà một lớp. Cô giáo xinh đẹp đó mong manh như một đóa hoa. Cô dịu dàng, nhỏ nhắn lúc nào cũng ân cần với tất cả mọi người.
Khi nhìn cô, ta nghĩ đó là một phụ nữ yếu đuối chắc không thể làm một việc gì nặng nhọc. Nhưng có ai biết được cô đã từng chăm sóc người chồng bệnh lâu năm nằm một chỗ. Người chồng cũng từng là lính, cũng từng ở tù CS và rất to lớn, đẹp trai.
Hai chị em thông cảm nhau khi nói về kinh nghiệm chăm sóc chồng bị bệnh. Em nói:
- Anh gầy nên chị đở lên đỡ xuống có phần nhẹ hơn em. Chồng em to con, mỗi lần đỡ anh em phải ráng hết sức mình. Nhất là mỗi khi làm vệ sinh em thật là mệt.
Vâng, người phụ nữ VN là vậy. Bà Chín cánh tay mặt bây giờ cũng nhức nhấc lên không muốn nỗi. Mỗi khi cần đỡ chồng ngồi dây, bà phải dùng cả hai bàn tay đan lại với nhau, câu cổ ông lên. Mỗi khi tắm rữa xong, lau cho ông, nước miếng ông nhểu từng giọt lên đầu, lên tay bà. Có hôm bà lấy khăn trùm kín cả đầu để khỏi bị ướt.
Còn ông mỗi khi ông đứng hay ngồi nước miếng nhểu lòng thòng có dây. Thay vì đưa tay lên miệng để chùi, ông lại cúi xuống lau bàn và nước miếng cứ thế rãi đầy bàn và trên nền nhà. Bà Chín lại phải lau nước miếng cho ông, rồi lại lau nhà, lau bàn. Loay hoay cả ngày với kéo ghế cho ngồi, lại kéo ông đứng lên, lau nước miếng, nấu ăn, cho ăn rồi đỡ lên phòng, đi vệ sinh. Bà Chín tiêu xài hết thời gian một ngày cho chồng.
Con nhỏ bạn ở Pensylvania gọi phone qua giới thiệu phim hay trên Web. Bà nói:
- Mình đâu có thì giờ đâu mà xem phim bộ.
Nó xì một cái rõ to trên phone rồi nói:
- Làm gì mà bận! Tối ngày bồ chỉ có ngó chừng chồng thôi. Thiếu gì thời gian rảnh rỗi. Xem phim đi. Hay lắm đó.
Hôm kia bà Chín nhận được cú phone của cô giáo từng dạy ngôi trường bà học. Cô đẹp nhất trong những cô giáo về dự hội ngộ hôm đó. Hai cô trò tâm sự thì mới biết ra cùng cảnh ngộ. Chồng cô cũng là một người cần cô chăm sóc. Ông không bệnh nặng như chồng bà Chín nhưng cũng là một bệnh nhân cần người giúp đỡ nhiều mặt.
Cô giáo kể lại những ngày gian lao sau 30 tháng tư. Những ngày cô đi dạy dưới ngôi trường XHCN bị nhiều bó buộc và bị theo dõi vì chồng là ngụy quân. Cô đẹp lắm, hát rất hay. Cô có thể hát tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Miên. Cô đã từng là giáo sư dạy nhạc nên cô có phong cách rất là nghệ sĩ. Nhìn cô ta thấy một cái gì tươi vui, rực rỡ.
Tuy nhiên đàng sau cái rực rỡ đó là một người vợ mẫn cán, một bà ngoại vui tính, một phụ nữ chịu thương, chịu khó với chồng.
Nghe cô tâm sự:
- Cô không dám đi đâu xa em ơi! Mình mà đi chơi, lỡ ở nhà chồng bị té người ta nói mình già rồi mà còn ham vui bỏ chồng như vậy thì xấu hổ lắm.
Bà Chín lại nghĩ tới mình. Đã từ lâu lắm rồi bà không còn sống cho mình nữa, nhiệm vụ đè nặng lên vai, lên hai tay nhăn nheo xấu xí. Một lần đem tro cốt mẹ chồng về VN an táng. Cô em chồng bà Chín nắm tay bà mân mê rồi nói với con cháu:
- Mấy đứa coi nè! Mợ mày là con gái một của ông bà ngoại, là cô giáo, đang ở xứ Mỹ giàu có mà bàn tay nhăn nhúm như vầy, thì biết mợ cực với mệ ngoại và cậu mi biết chừng nào.
Bà không nói được lời nào đành rút tay về. Cám ơn cô em chồng đã có cái nhìn thương yêu về bà chị dâu. Cám ơn những tình yêu thương mà cô ấy dành cho bà. Từ ngày chồng bà Chín bệnh, ông già đi trông thấy. Lưng ông còng lại như một ông già hom hem. Gương mặt ông hốc hác, mệt mõi. Nhìn ông người ta khó lòng đoán ra tuổi thật. Bà Chín mỗi lần ra ngoài cùng chồng bà không dám trang điểm hay sửa soạn. Bà không muốn ông thấy rõ sự sa sút của mình. Bà không dám để chồng thêm nhiều nỗi buồn hơn về thân phận.
Cuộc đời ông đã nhiều bi thương lắm rồi. Cơn bệnh làm cơ thể ông mệt mõi, đau đớn và mất mát nhiều thứ. Bà thương và cũng giận ông không nghe lời bà, bước ra sớm những tư tưởng tiêu cực về tình mẹ con hay bạn bè. Mọi người xung quanh ta đều có duyên với nhau, khi duyên tận thì hãy an vui và chấp nhận. Có muốn níu kéo cũng không được, chỉ làm khổ cho bản thân mình và làm những người xung quanh bị liên lụy.
Nhìn ông, bà thấy một nỗi buồn hiu hắt như nắng chiều cuối ngày còn le lói chân mây. Tóc ông bạc, tóc bà cũng bạc nhiều. Sợi nào cho riêng mình, sợi nào cho chồng, cho con. Theo thời gian nó đã rụng đi xơ xác như tháng ngày và những vất vã chồng chất theo mình.
Mỗi lần bà đem ông ra hớt tóc bà lại thấy lòng mình nao nao chới với, lãng đãng một nỗi buồn. Bà đã từng cạo đầu cho bà nội, mẹ ruột, mẹ chồng những ngày tuổi già xế bóng. Nhất là mẹ chồng, bà chỉ nằm trên giường không thể ngồi ghế. Bà Chín phải kê gối và tìm cách hớt tóc cho bà sạch sẽ. Những người thân yêu được bà săn sóc đã ra đi cả rồi. Bây giờ đến ông chồng, ông rất khó khăn khi ngồi lên ghế trong tiệm, nên bà ra tay làm thợ và bây giờ tay nghề cũng đã khá lắm rồi. Ông không còn càm ràm vì phải ngồi lâu.
Bà Chín sẽ đưa ông sang con sông sinh tử hay chính ông sẽ là người đứng lại bên bờ để tiễn bà. Chuyện tử sinh không ai có thể biết chắc được. Cho nên bà Chín hết lòng làm những gì mình có thể làm được cho chồng.
Những ngày cận kề vất vả này dù thế nào bà cũng mong nó kéo dài, vì ít nhất bà sống cũng có mục tiêu và niềm an ủi. Nếu một mai vắng ông bà sẽ buồn nhiều. Như cuộc sống bị mất đi một phần đời, một thân cây bị gãy đi một nhánh. Bà Chín rút ra một kinh nghiệm sống. Khi thương ai đừng nghĩ quá nhiều về người đó. Đừng chỉ nghĩ về người đó một chiều. Hãy chan hòa tình thương cho những người xung quanh. Bà cố tránh những cái nhìn giận dỗi hay châm bẩm chú ý những diễn tiến tâm lý của ông chồng. Bà để cho ông một chút thoải mái tự do. Còn bà cũng tìm cho mình một niềm vui khi có thể. Đó là vui với bạn bè trên Web, ngoài đời và những nút đen trên keyboard để mình relax. Phương pháp đó giúp bà một lúc nào đó bớt nghĩ về ông, và vui với bốn bức tường, trong căn phòng nhỏ có hai con khỉ già xế bóng.
Hôm qua ông giận hờn không chịu ăn cơm. Hôm nay ông đã bớt căng thẳng nhưng đôi mắt vẫn còn nhìn bà nhiều trách móc. Ông không nói gì với bà, nhưng bà biết ông đã nguôi cơn hờn dỗi. Buổi chiều cho ông ăn uống xong bà ra tưới mấy bụi rau sau nhà. Nắng chiều vẫn còn chiếu những tia bên rặng núi xa xa. Bất giác bà Chín nghĩ đến cuộc sống.
Đời người như một ngày của tạo vật. Khi mặt trời ló dạng ánh sáng dịu dàng xinh đẹp. Có nhiều người tốn rất nhiều tiền để chỉ để đến nơi nỗi tiếng để ngắm mặt trời lên. Đó là sự ra đời tuyệt vời của một sinh mạng. Ngây thơ, trong sáng và thánh thiện như một thiên thần.
Thế rồi từng bước trưởng thành, qua nhiều chặng đường thử thách, con người có khi thật tốt, có lúc thật xấu, có khi cuộc đời đầy tươi đẹp, có lúc sóng gió, bão giông. Cuối cùng về với điểm cuối cùng là lìa xa nhân thế. Như mặt trời qua bao giai đoạn trong ngày, tươi sáng, chói chang, mờ theo mưa bão hay bị che dưới mây đen, núi non chớn chở và cuối ngày là những giọt nắng yếu đuối buổi chiều tà.
Nhưng không phải đến tuổi già thì buổi chiều nào cũng thê lương. Tuổi già buồn hay vui là do nhân sinh quan của mỗi người. Là kết quả của một quá trình vào đời và nhìn lại. Mặc dù ta không thể làm lại từ đầu hay thay đổi, nhưng ta có thể rút lại kinh nghiệm và làm đẹp cho những ngày còn lại. Không còn bận bịu với cơm áo gạo tiền, con cái đã trưởng thành và mọi trách nhiệm đã xong. Sao ta không ung dung tận hưởng những nhẹ nhàng, mát mẻ của ánh nắng và gió mát buổi chiều tà. Bà Chín hay đem ông chồng ra sân sau, cho ông đi tới đi lui để đón gió mát buổi chiều, để con chó Lucy quấn quít mừng vui. Bà hay chỉ cho ông những nụ hoa bà chăm chút mới hé hay những trái đậu đủa thật dài thả xuống dễ thương.
Đối với bà Chín buổi chiều có vẽ đẹp riêng của nó như người lữ hành đã xong một chuyến đường dài mệt mõi, trở về căn nhà ấm êm. Bà muốn cho ông thấy điều đó để giảm bớt những căng thẳng trong đầu và chấp nhận hiện tại. Hãy làm một ánh nắng có ích trên biển xanh buổi hoàng hôn. Hay những giọt nắng cuối cùng chầm chậm để người nông dân về với gia đình. Để mẹ già không vội vã quang gánh về lo cho con bữa cơm nấu muộn.
Nơi đất nước đầy tiện nghi này, tuổi già hay tuổi trẻ đều có quyền ước mơ và thực hiện ước mơ đó. Bà Chín đã xem trên chương trình America Got Talent, bà đã khâm phục bà già trên 80 biểu diễn những những bước khiêu vũ tuyệt vời. Tuần này bà mẹ già và con trai lên biểu diễn. Bà mẹ đã trình diễn một màn bắn cung đứng tim mọi người. Bà đã được chọn để bước tiếp và người con trai đã bị loại.
Cho nên bà Chín nhủ với lòng:
- Dù tuổi già nhưng hãy làm một bà già vui vẻ, hoạt bát và yêu đời. Nếu được chọn, bà sẽ chọn làm một ánh nắng chiều thật đẹp có ích cho mọi người được an vui trong một ngày hạnh phúc.
Nguyễn Thị Thêm
* * *
Bà Chín bước vào nhà, niềm vui vẫn còn dư âm sau một ngày gặp mặt bạn bè. Bé Minh ra mở cửa và reo vang:
- Ha! Bà ngoại đã về.
- Thưa ngoại mới về.
Bé Xinh chạy từ dưới nhà lên mừng rỡ. Bà mỉm cười xoa đầu cháu rồi xách hành lý bước vào trong. Bà cũng thấy ngại và xấu hổ, Hai đứa cháu ra mừng bà thế này mà bà không mua gì cho cháu. Nhưng tiệc tan thì bà lên xe về liền, có ghé chỗ nào đâu mà mua quà.
Đứa con gái cũng từ dưới nhà đi lên:
- Ủa! Sao má về sớm vậy. Con tưởng má ở chơi tới chiều tối chớ.
Bà Chín cười vui vẻ trả lời con:
- Ờ! tiệc xong má theo bác Phương về luôn vì nhà bác ấy có việc. Mấy bạn má còn ở lại chơi.
Xong bà háy mắt hỏi nhỏ con gái:
- Sao? Ở nhà thế nào? Ba ra sao?
Con gái cười cười:
- Cũng không có gì lớn. Chàng của má không được vui.
- Ba đang ở đâu?
- Trên phòng má. Con cho ăn cơm rồi đưa lên phòng. Chắc đang ngủ.
Bá Chín xách hành lý vào phòng ngủ. Ông chồng bà đang nằm ngáy say sưa. Bà nhìn chồng. Gương mặt ông như nhỏ lại, khắc khổ và mệt mõi. Gương mặt này giống hệt gương mặt má chồng bà ngày xưa.
Bà nhớ ngày mẹ chồng bà còn sống. Ừ! cũng đã qua hơn 10 năm rồi. Nhanh thật. Những ngày mẹ chồng già yếu cuối đời, bà nằm một chỗ trên chiếc giường Hospital bed có bấm nút của người bệnh. Gương mặt bà cũng y như vầy. Khi ngủ lúc nào mắt cũng nhắm nghiền, miệng há ra thở mệt nhọc. Khi thở bằng miệng hơi thở ngắn, cổ bị khô nên hay ho khan.
Ông chồng bà quyết tâm cận kề bên mẹ nên dọn giường vào ngủ chung phòng. Cái phòng được ngăn hai, một lối đi giữa, hai người nằm hai bên. Và thế là bà mặc nhiên chăm sóc hai người bệnh. Một người còn đi lại được nhưng tâm tánh bất thường. Một người nằm một chỗ mọi việc cần người phục vụ. Mỗi khi hai người cùng ngủ, hai gương mặt, hai kiểu nằm giống hệt nhau.
- "Đúng là hai mẹ con! " Đôi lúc bà lầm bầm như vậy.
Mẹ chồng bà Chín không di chuyển được kể từ sau khi bà bị té một trận gãy cả xương mông, sức khỏe yếu dần, hai cơ bắp teo lại.
Chuyện xưa nhớ lại bà còn ngậm ngùi và thấy mọi việc xảy đến không ai có thể lường trước. Đó là một buổi trưa ngày 27 Tết. Bà Chín cùng con cái quét dọn sạch sẽ bàn thờ gia tiên, vì 28 tết là ngày giỗ cha chồng. Bà chuẩn bị mọi thứ tươm tất cho việc cúng kiến ngày mai và ăn Tết luôn. Làm dâu trong gia đình người trung 30 năm bà biết việc giỗ gia tiên rất hệ trọng.
Ngày còn ở VN, dù khó khăn trong đời sống, bà cũng phải chuẩn bị một con heo trong chuồng mập mạp. Gà,vịt phải nuôi sẵn từ mấy tháng trước. Lúa phải có sẵn trong bồ. Gạo chà đầy lu và mọi thứ bà phải dự trữ từ thật lâu để đón bà con bên chồng. Gia đình nhà bà chị chồng, em chồng và bà con có thể đến từ 1 tuần hay 3 ngày trước ngày giỗ và ở chơi đến chiều 29 Tết mới ra về.
Tình gia đình và tộc họ sâu đậm như vậy nên bà là dâu trưởng không thể có điều sơ xuất. Nhà bà rộn ràng khách khứa, tiếng nói tiếng cười vang vang. Mẹ chồng bà ngồi ở bàn giữa ăn trầu vui vẻ tiếp khách. Mấy người đàn ông chè chén la lối, tranh luận ỏm tỏi. Những người phụ nữ bận rộn tới lui. Mấy đứa cháu họ được về thăm mệ ngoại chạy nhảy tung tăng, líu lo ngoài sân. Trái cây trong vườn đã được để dành cho chúng nên mặc sức hái trái và chơi đùa. Đó là những ngày vui của bà mẹ chồng suốt đời tận tụy cho chồng cho con.
Chồng bà Chín là sĩ quan trong quân đội VNCH bị đi tù Cộng Sản hơn 8 năm. Khi được thả về nhà lại bị chính quyền kềm kẹp, theo dõi mỗi ngày. Cho nên con đường duy nhất để xây dựng cuộc sống tự do và tương lai cho các con là phải xuất ngoại. Thật rất khó khăn với quyết định này vì mẹ chồng bà Chín không muốn rời bỏ quê hương, mồ mả ông bà và xa lìa con gái. Còn chồng bà Chín không nỡ bỏ mẹ già lại sau những tháng năm vất vả vì con.
Vì chỉ có một thằng con trai nối dõi nên mẹ chồng bà Chín rất phân vân khi quyết định. Bà làm một chuyến đi ở thử một vòng nhà các con gái rồi sẽ trả lời, để gia đình bà Chín hoàn tất hồ sơ. Cuối cùng bà cương quyết chọn con trai và con dâu, bỏ tất cả lại sau lưng, theo thằng con qua Mỹ.
Bà bị bệnh tiểu đường rất nặng từ ngày còn ở VN nên qua đây phải tiếp tục điều trị. Nhưng dường như tuổi tác làm căn bệnh bà không thể nào dừng lại.Thuốc men đầy đủ nhưng vì quá yêu kính mẹ, chồng bà để cho mẹ tự do ăn uống. Ông luôn chiều và mua những món ăn mà bà mẹ thích cho nên đường mỗi ngày mỗi cao. Hàng ngày Bà Chín phải thử đường cho mẹ chồng và chích thuốc hai lần. Bà ghi vào sổ cẩn thận để báo cho BS biết mà điều trị.
Khi bác sĩ báo tin đã suy thận và trụy tim thì mẹ chồng bà Chín yếu đi trông thấy. Cuối cùng bác sĩ gia đình quyết định bà phải giải phẩu, gắn ống và lọc thận mỗi tuần 3 lần.
Vào ngày lọc thận, trước khi xe của trung tâm tới rước. Bà Chín phải cho mẹ chồng ăn uống đầy đủ, lau sạch sẽ và thay tã cho bà. Để dễ dàng cho y tá làm việc, bà Chín đã may áo cho mẹ chồng ó phần mở ra ở ngay chỗ vết mỗ. Khi gắn hệ thống ống để cho máy chạy thì chỉ cần lột cái nắp áo thì nơi gắn ống sẽ thấy ngay. Để tiện cho việc chuyên chở và mẹ chồng không bị xô đẩy khi đặt lên ghế. Bà Chín đã may một tấm lót thật dày và đặt mẹ nằm lên trên. Nhân viên tới chỉ nắm bốn đầu tấm vải đó và nhấc bà bỏ lên băng ca. Tới nơi cũng nhấc như vậy bỏ lên ghế lọc máu. Như vậy mọi người ai cũng khỏe mà mẹ chồng bà Chín cũng không bị xoay trở hay lôi kéo như những bệnh nhân khác. Các nhân viên có nhiệm vụ đưa rước và y tá nơi trung tâm họ rất thích và khen bà Chín có nhiều sáng kiến
Mỗi khi mẹ chồng cần đi cầu hay cần thay tả. Bà Chín mượn tấm màn che của trung tâm để làm vệ sinh. Thét rồi bà biết nó để chỗ nào và đẩy thế nào cho nó dễ dàng. Mỗi khi thấy bà đẩy tấm màn che lại ghế mẹ chồng, là y tá nhìn nhau cười và các bệnh nhân bên cạnh cũng nhìn bà cười cười, ái ngại. Bởi vì phải uống nhiều thuốc nên phân những người bệnh rất là hôi thúi, Mẹ chồng bà lại rất bón nên chi đôi lúc bà phải lăn nghiêng mẹ chồng để moi những cục phân khô cứng đó ra. Những người xung quanh là những nạn nhân phải chịu cùng với bà Chín. Cho nên mỗi lần xong khi trả tấm màn trở về bà đều nói xin lỗi với những bệnh nhân nằm gần mẹ chồng.
Rút kinh nghiệm, nên mỗi lần cùng mẹ chồng đi lọc máu, trong túi xách mang theo lúc nào bà cũng chuẩn bị sẳn sàng mọi thứ cần dùng. Nào tã, bao tay, giấy lau, giấy chùi, khăn lót, khẩu trang và cả quần áo mẹ chồng phòng hờ khi vây ra quần áo có mà thay.
Sau khi máy chạy đã đều đặn, mẹ chồng ngủ một giấc dậy là bà Chín lại cho mẹ chồng ăn một ít thức ăn nhẹ. Ngồi nhìn máy chạy, bà còn theo dõi những diễn biến trên màn ảnh. Mỗi khi có trục trặc, máy ngưng hay điều chi khác lạ là bà kịp thời gọi y tá đến chỉnh lại. Vì một người y tá phải theo dõi 4 máy, có nghĩa là cho 4 bệnh nhân cho nên đôi khi nhiều máy có vấn đề một lúc họ cũng rất bận rộn.
Khi BS khuyến cáo về vấn đề ăn uống, bà Chín đã thuyết phục mẹ chồng và chồng, bà nấu thức ăn riêng theo chỉ định của BS và bưng vào phòng mẹ chồng để bà dùng riêng. Nhờ lọc thận và ăn uống điều độ, đường mẹ chồng bà Chín lần lần ổn định. Bà khỏe hơn, ít đau nhức. Mỗi ngày bà chín chỉ cần thử đường một lần và chích một lần là đủ.
Mẹ chồng bà Chín vốn sống giữa tình gia tộc nên khi qua Mỹ bà luôn cảm thấy cô đơn, thiếu vắng. Bà nhớ không khí đông vui, rộn ràng con cháu vào những ngày kỵ giỗ, Bà nhớ đến anh em, bà con nên lúc nào cũng canh cánh bên lòng. Những đồng tiền già của bà đều rót về VN làm những việc họ, việc làng, mồ mã tổ tiên, bà con, làng nước. Bà sống bên này nhưng lúc nào cũng hiu hắt nhớ về ngôi làng nhỏ, lũy tre xanh và con sông Ô Lâu kỷ niệm của bà. Ngày giỗ, ngày Tết bà muốn con dâu phải làm thật tươm tất như một lời tạ lỗi với người khuất mặt. Bởi vì thương con bà đã bỏ lại mọi thứ, không làm tròn trách nhiệm con dâu trưởng của bà.
Những ngày giỗ và Tết tại Mỹ, trong nhà bà Chín không thiếu thứ chi. Mứt bánh đầy đủ dù ít ai ăn. Thức ăn kho nấu để cúng phải nấu mâm cỗ theo kiểu miền Trung, vừa cay vừa có nắm ruốc mà mấy đứa con bà Chín không thích mấy. Nhưng mẹ chồng bà bảo đó là những món quê hương mà Ôn, Mệ, Cố, Vãi quen dùng. Ngoài ra còn những đồ lễ kèm theo như giấy tiền vàng bạc, áo quần bằng giấy mà bà Chín bóp bụng phải mua vì bà không tin vào mấy thứ này.
Buổi trưa hôm ấy, khi chưng bàn thờ bà Chín đã trang trọng chất lên 3 đòn bánh tét thật đẹp mà bà đã gói và vớt ra tối qua. Hương hoa, trái cây đã tươm tất để tối mẹ chồng đốt nhang khấn cha chồng. Có người bà con đem đến biếu vài đòn bánh tét, mẹ chồng bà bảo:
- Mi bày lên bàn thờ cúng ôn. Quà người quí hơn của nhà.
Bà vâng lời mẹ chồng đã chất lên bàn thờ ba đòn bánh tươm tất. Nhưng bà mẹ chồng bà không vừa ý. Lúc bà loay hoay với nồi khổ qua hầm, mẹ chồng nhắc ghế trèo lên đem hết hai đòn còn lại chất cả lên bàn thờ. Vì bánh tét tròn nên để chồng lên nhau sẽ bị lăn. Mẹ chồng bà loay hoay chụp thế nào không biết, bà bị té bà ngã lăn xuống đất. Nghe tiếng động bà Chín nhìn lại thì thấy mẹ chồng đã ngã sóng xoài. Ông chồng bà Chín chạy vô quát cho bà Chín một trận rồi hai vợ chồng đem mẹ chồng bà vào bệnh viện. Mẹ chồng bà Chín bị gãy xương hông và phải gắn vào đó ốc vít để nối lại.
Những ngày điều trị, tội nghiệp mẹ chồng bà phải chịu bao nhiêu là đau đớn thể xác vì vết thương, lại phải lọc máu định kỳ tại bệnh viện. Mỗi ngày người physical therapist đến tập bà đi. Hai vợ chồng bà Chín phải kề một bên mẹ để giúp đỡ và khuyên bà hãy gắng chịu đựng. Có khi quá đau bả chửi người tập bằng tất cả sự bực dọc đau đớn bằng tiếng Việt với âm hưởng miền Trung. Anh chàng Mỹ đen to con chẳng hiểu bà già nói gì. Khi được hỏi bà Chín đã trả lời:
- Mẹ chồng tôi khen và cám ơn ông bằng tiếng Việt.
Thế là anh chàng vui lắm càng tận tình và cám ơn mẹ chồng bà rối rít.
Sau ngày bị té, mẹ chồng bà Chín đi lại khó khăn. Kèm thêm bệnh tật, sức khỏe bà giảm xuống trầm trọng. Mỗi khi vào phòng săn sóc cho bà, nhìn bên kia giường ông chồng đang lim dim ngủ, bà Chín thấy gánh nặng đè trên vai mình. Bà khuyên chồng nên về phòng riêng nghỉ ngơi vì có nằm bên cạnh ông cũng không níu kéo được bệnh tật của mẹ. Bà biết tình thương quá đáng này sẽ làm ông càng ngày càng bị stress nhiều hơn. Điều suy nghĩ lo lắng của bà Chín càng ngày càng thấy đúng. Ông chồng bà sức khỏe tăng giảm theo bệnh tình của mẹ. Muốn mẹ mình khỏe mạnh và được chăm sóc tận tình, nhiều lúc ông đã hành xử quá đáng bà Chín và cả với Bác Sĩ, y tá ở bệnh viện.
Một lần mẹ chồng đi cấp cứu và giải phẩu. BS đã cho bà uống thuốc giảm đau. Chồng bà Chín khiếu nại bác sĩ là tại sao mẹ tôi ngủ nhiều. BS giảm thuốc thì bà mẹ đau nhức rên la không thôi. Chồng bà đã cự bác sĩ quyết liệt, yêu cầu BS phải bằng mọi cách để bà mẹ tỉnh táo mà không bị đau đớn. Thấy BS tỏ vẻ bực bội vì sự đòi hỏi quá đáng của chồng. Bà Chín phải tìm cách xin lỗi và mong ông thông cảm vì tình thương mẹ của một người con. Ông chồng bà khi biết chuyện đã gây bà Chín một trận ra trò và giận bà cả tháng vì tội bà Chín không đứng về phe ông mà còn xin lỗi Bác Sĩ.
Đời người không ai bước qua khỏi ngưỡng cửa thần chết. Nhất là một bà già trên 80 bị tiểu đường, hư thận, suy tim. Vào mùa đông năm đó, trời lạnh và có nhiều hôm mưa gió, nhưng định kỳ thì mỗi tuần phải vẫn phải đi lọc máu 3 lần. Bà Chín đã hết sức cẩn thận chăm sóc cho mẹ chồng, mỗi khi những người trong dịch vụ đưa rước chuyển bà ra xe. Bà Chín đã trùm mẹ chồng thật ấm, che luôn cả mặt, và đi theo một bên để che dù. Nhưng sức già cạn kiệt vì tiếp xúc với cái lạnh và gió mưa, bà bị sốt cao, ho và phổi có nước. Mặc dù BS tại trung tâm đã cho thẳng trụ sinh vào máu khi lọc, nhưng bà cũng không ngưng sốt. Các cô y tá khuyên bà Chín nên đem mẹ chồng đi bệnh viện. Bà Chín nhìn họ cười buồn và nói cho họ biết. Khi đem mẹ chồng vào nhà thương thì bà ấy sẽ chết. Nhưng các cô y tá không tin điều đó.
Bà Chín biết rằng khi gọi 911 là mẹ chồng sẽ đi luôn không bao giờ trở về. Vì khi cấp cứu bệnh viện sẽ lấy máu kiểm tra với bao nhiêu xét nghiệm khác. Mẹ chồng bà thì chỉ có mỗ mới có thể lấy máu thử vì các mạch máu đã teo nhỏ, nằm thật sâu dưới lớp da nhăn nheo. Dù thương, dù muốn níu kéo mẹ chồng bà cũng đành bất lưc. Bà nắm tay mẹ chồng rơi nước mắt:
- Mệ ơi! Mệ bệnh nặng lắm rồi. Con không thể lo cho mệ được nữa. Con đưa mệ vô bệnh viện nghen mệ?
Mẹ chồng bà nhìn bà bằng đôi mắt yếu ớt, hai giọt lệ rưng rưng. Bà biết sức bà đã tận, bà gật đầu rồi nhắm mắt lại mệt mỏi. Khi toán cấp cứu đẩy bà ra xe, bà Chín thấy mẹ chồng ráng nhướng đôi mắt nhìn lại bà. Đôi mắt đã nói lên tất cả yêu thương lẫn lời vĩnh biệt. Đôi mắt đó đi theo bà Chín suốt đời mỗi khi nhắc đến mẹ chồng.
Như bà Chín tiên đoán, bệnh viện phải mổ để lấy máu xét nghiệm. Mổ cả hai lần mới được và mẹ chồng bà đi vào hôn mê. BS cho biết bà đã bị pneumonia sức yếu chắc không qua khỏi đêm nay. Bà Chín triệu tập các con, cháu và toàn gia đình đến bệnh viện thăm mẹ chồng bà lần cuối. Các cháu hôn bà và hứa với bà những việc phải làm. 12 giờ đêm giao thừa năm đó, mẹ chồng bà Chín thở hơi cuối cùng và vĩnh viễn ra đi. Chưa tới một ngày vào bệnh viện, mẹ chồng bà đã mất. Khi gặp lại các y tá ở trung tâm lọc máu để báo tin và đóng hồ sơ, một y tá đã nắm tay bà Chín và nói:
- Bà đoán đúng thật, vào bệnh viện là bà ta đi luôn. Tôi chia buồn và good luck cho bà. Bà có thể bắt đầu hưởng những ngày vacation cho riêng bà.
Sở dĩ cô ta nói như vậy vì suốt bao nhiêu năm bà Chín không bỏ sót một ngày nào đi theo lo cho mẹ chồng nơi trung tâm. Các y tá ở đó cứ hỏi bà "Sao bà không đi chơi? Sao bà không nghỉ vacation ? bà phải giải trí nếu không bà sẽ bị trầm cảm"
Bà Chín những tưởng khi mẹ chồng qua đời, hai vợ chồng có thể rảnh rang đi thăm bà con hay du lịch chỗ này chỗ kia. Không ngờ thay vì lấy lại tinh thần để lo cho gia đình, chồng bà rơi vào hụt hẫng, cô đơn và luôn khóc khi nhớ mẹ.
Mẹ chồng bà Chín mất, chồng bà Chín như thân cây bị mục, rũ xuống đau thương. Ông đứng không vững, nói không ra lời và đã bị heart attack. Cuộn phim quay ngày tang lễ, ông cứ mở coi rồi khóc thảm thiết. Con gái phải dấu đi và nói gửi về VN, để kéo cha lại với thực tế. Nhưng sức khỏe ông càng đi xuống, tinh thần lẫn lộn, sống với những hình ảnh bà mẹ lẩn quẩn trong nhà. Bệnh parkinson làm tay chân run rẩy, yếu đuối. Khi điều trị căn bệnh này thì thuốc lại phản ứng với thuốc căn bệnh kia khiến bác sĩ cũng khó lòng cho thuốc đúng liều.
Mặc dù bà Chín đã rời xa căn nhà cũ chỉ có hai vợ chồng già, về ở với con gái để chúng đỡ đần phụ một tay. Nhưng ông chồng bà bây giờ lại coi bà là điểm tựa duy nhất như bà mẹ ngày xưa. Vắng bà là ông không chịu, lúc nào cũng đòi hỏi người lo cho ông phải là bà. Các con không biết làm sao thuyết phục cha. Càng khuyên thì ông càng giận dỗi và chướng nhiều hơn.
Hôm qua bà đã gửi ông ở nhà để đi dự hội ngộ với các bạn thời Trung học. Bà đã nói chuyện, dặn dò và xin phép ông. Con gái, con rễ ở nhà chăm sóc cha cho mẹ có một ngày rảnh rang thăm bạn bè phương xa về dự. Bà đi, nhưng biết khi về ông sẽ giận không nhiều thì ít. Tánh tình ông bây giờ như con nít hay vòi vĩnh. Nhiều khi ông có thể tự đứng dậy, nhưng ông vẫn chờ bà đỡ. Nhiều lúc thức ăn ông có thể tự ăn, nhưng ông vẫn muốn bà đút cho ông. Con gái thường la bà là chiều ông quá đáng đâm hư. Nhưng nếu không chiều, ông nỗi chướng bỏ ăn thì bà lại càng mệt.
Khi bà loay hoay thu xếp lại đồ đạc thì ông đã ngủ dậy. Ông nhìn bà bằng đôi mắt giận hờn. Bà biết trước nên vẫn tươi cười hỏi thăm ông ở nhà thế nào. Ông không trả lời, mặt ụ xuống, nhắm mắt lại.
Khi bà đỡ ông xuống ăn cơm ông không ăn, bỏ bửa cơm chiều và cũng không thèm uống thuốc. Buổi tối tắm cho ông thì ông mặt khó đăm đăm. Nhìn ông, bà thấy ngay hình ảnh một đứa bé đang làm nũng. Bất chợt bà tức cười. Bà không giận ông khó tính, cũng không thấy mình có lỗi, bà chỉ thấy đời mình gắn liền với ông như một định mệnh.
Bà lại nghĩ đến một người em Ngô Quyền dưới bà một lớp. Cô giáo xinh đẹp đó mong manh như một đóa hoa. Cô dịu dàng, nhỏ nhắn lúc nào cũng ân cần với tất cả mọi người.
Khi nhìn cô, ta nghĩ đó là một phụ nữ yếu đuối chắc không thể làm một việc gì nặng nhọc. Nhưng có ai biết được cô đã từng chăm sóc người chồng bệnh lâu năm nằm một chỗ. Người chồng cũng từng là lính, cũng từng ở tù CS và rất to lớn, đẹp trai.
Hai chị em thông cảm nhau khi nói về kinh nghiệm chăm sóc chồng bị bệnh. Em nói:
- Anh gầy nên chị đở lên đỡ xuống có phần nhẹ hơn em. Chồng em to con, mỗi lần đỡ anh em phải ráng hết sức mình. Nhất là mỗi khi làm vệ sinh em thật là mệt.
Vâng, người phụ nữ VN là vậy. Bà Chín cánh tay mặt bây giờ cũng nhức nhấc lên không muốn nỗi. Mỗi khi cần đỡ chồng ngồi dây, bà phải dùng cả hai bàn tay đan lại với nhau, câu cổ ông lên. Mỗi khi tắm rữa xong, lau cho ông, nước miếng ông nhểu từng giọt lên đầu, lên tay bà. Có hôm bà lấy khăn trùm kín cả đầu để khỏi bị ướt.
Còn ông mỗi khi ông đứng hay ngồi nước miếng nhểu lòng thòng có dây. Thay vì đưa tay lên miệng để chùi, ông lại cúi xuống lau bàn và nước miếng cứ thế rãi đầy bàn và trên nền nhà. Bà Chín lại phải lau nước miếng cho ông, rồi lại lau nhà, lau bàn. Loay hoay cả ngày với kéo ghế cho ngồi, lại kéo ông đứng lên, lau nước miếng, nấu ăn, cho ăn rồi đỡ lên phòng, đi vệ sinh. Bà Chín tiêu xài hết thời gian một ngày cho chồng.
Con nhỏ bạn ở Pensylvania gọi phone qua giới thiệu phim hay trên Web. Bà nói:
- Mình đâu có thì giờ đâu mà xem phim bộ.
Nó xì một cái rõ to trên phone rồi nói:
- Làm gì mà bận! Tối ngày bồ chỉ có ngó chừng chồng thôi. Thiếu gì thời gian rảnh rỗi. Xem phim đi. Hay lắm đó.
Hôm kia bà Chín nhận được cú phone của cô giáo từng dạy ngôi trường bà học. Cô đẹp nhất trong những cô giáo về dự hội ngộ hôm đó. Hai cô trò tâm sự thì mới biết ra cùng cảnh ngộ. Chồng cô cũng là một người cần cô chăm sóc. Ông không bệnh nặng như chồng bà Chín nhưng cũng là một bệnh nhân cần người giúp đỡ nhiều mặt.
Cô giáo kể lại những ngày gian lao sau 30 tháng tư. Những ngày cô đi dạy dưới ngôi trường XHCN bị nhiều bó buộc và bị theo dõi vì chồng là ngụy quân. Cô đẹp lắm, hát rất hay. Cô có thể hát tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Miên. Cô đã từng là giáo sư dạy nhạc nên cô có phong cách rất là nghệ sĩ. Nhìn cô ta thấy một cái gì tươi vui, rực rỡ.
Tuy nhiên đàng sau cái rực rỡ đó là một người vợ mẫn cán, một bà ngoại vui tính, một phụ nữ chịu thương, chịu khó với chồng.
Nghe cô tâm sự:
- Cô không dám đi đâu xa em ơi! Mình mà đi chơi, lỡ ở nhà chồng bị té người ta nói mình già rồi mà còn ham vui bỏ chồng như vậy thì xấu hổ lắm.
Bà Chín lại nghĩ tới mình. Đã từ lâu lắm rồi bà không còn sống cho mình nữa, nhiệm vụ đè nặng lên vai, lên hai tay nhăn nheo xấu xí. Một lần đem tro cốt mẹ chồng về VN an táng. Cô em chồng bà Chín nắm tay bà mân mê rồi nói với con cháu:
- Mấy đứa coi nè! Mợ mày là con gái một của ông bà ngoại, là cô giáo, đang ở xứ Mỹ giàu có mà bàn tay nhăn nhúm như vầy, thì biết mợ cực với mệ ngoại và cậu mi biết chừng nào.
Bà không nói được lời nào đành rút tay về. Cám ơn cô em chồng đã có cái nhìn thương yêu về bà chị dâu. Cám ơn những tình yêu thương mà cô ấy dành cho bà. Từ ngày chồng bà Chín bệnh, ông già đi trông thấy. Lưng ông còng lại như một ông già hom hem. Gương mặt ông hốc hác, mệt mõi. Nhìn ông người ta khó lòng đoán ra tuổi thật. Bà Chín mỗi lần ra ngoài cùng chồng bà không dám trang điểm hay sửa soạn. Bà không muốn ông thấy rõ sự sa sút của mình. Bà không dám để chồng thêm nhiều nỗi buồn hơn về thân phận.
Cuộc đời ông đã nhiều bi thương lắm rồi. Cơn bệnh làm cơ thể ông mệt mõi, đau đớn và mất mát nhiều thứ. Bà thương và cũng giận ông không nghe lời bà, bước ra sớm những tư tưởng tiêu cực về tình mẹ con hay bạn bè. Mọi người xung quanh ta đều có duyên với nhau, khi duyên tận thì hãy an vui và chấp nhận. Có muốn níu kéo cũng không được, chỉ làm khổ cho bản thân mình và làm những người xung quanh bị liên lụy.
Nhìn ông, bà thấy một nỗi buồn hiu hắt như nắng chiều cuối ngày còn le lói chân mây. Tóc ông bạc, tóc bà cũng bạc nhiều. Sợi nào cho riêng mình, sợi nào cho chồng, cho con. Theo thời gian nó đã rụng đi xơ xác như tháng ngày và những vất vã chồng chất theo mình.
Mỗi lần bà đem ông ra hớt tóc bà lại thấy lòng mình nao nao chới với, lãng đãng một nỗi buồn. Bà đã từng cạo đầu cho bà nội, mẹ ruột, mẹ chồng những ngày tuổi già xế bóng. Nhất là mẹ chồng, bà chỉ nằm trên giường không thể ngồi ghế. Bà Chín phải kê gối và tìm cách hớt tóc cho bà sạch sẽ. Những người thân yêu được bà săn sóc đã ra đi cả rồi. Bây giờ đến ông chồng, ông rất khó khăn khi ngồi lên ghế trong tiệm, nên bà ra tay làm thợ và bây giờ tay nghề cũng đã khá lắm rồi. Ông không còn càm ràm vì phải ngồi lâu.
Bà Chín sẽ đưa ông sang con sông sinh tử hay chính ông sẽ là người đứng lại bên bờ để tiễn bà. Chuyện tử sinh không ai có thể biết chắc được. Cho nên bà Chín hết lòng làm những gì mình có thể làm được cho chồng.
Những ngày cận kề vất vả này dù thế nào bà cũng mong nó kéo dài, vì ít nhất bà sống cũng có mục tiêu và niềm an ủi. Nếu một mai vắng ông bà sẽ buồn nhiều. Như cuộc sống bị mất đi một phần đời, một thân cây bị gãy đi một nhánh. Bà Chín rút ra một kinh nghiệm sống. Khi thương ai đừng nghĩ quá nhiều về người đó. Đừng chỉ nghĩ về người đó một chiều. Hãy chan hòa tình thương cho những người xung quanh. Bà cố tránh những cái nhìn giận dỗi hay châm bẩm chú ý những diễn tiến tâm lý của ông chồng. Bà để cho ông một chút thoải mái tự do. Còn bà cũng tìm cho mình một niềm vui khi có thể. Đó là vui với bạn bè trên Web, ngoài đời và những nút đen trên keyboard để mình relax. Phương pháp đó giúp bà một lúc nào đó bớt nghĩ về ông, và vui với bốn bức tường, trong căn phòng nhỏ có hai con khỉ già xế bóng.
Hôm qua ông giận hờn không chịu ăn cơm. Hôm nay ông đã bớt căng thẳng nhưng đôi mắt vẫn còn nhìn bà nhiều trách móc. Ông không nói gì với bà, nhưng bà biết ông đã nguôi cơn hờn dỗi. Buổi chiều cho ông ăn uống xong bà ra tưới mấy bụi rau sau nhà. Nắng chiều vẫn còn chiếu những tia bên rặng núi xa xa. Bất giác bà Chín nghĩ đến cuộc sống.
Đời người như một ngày của tạo vật. Khi mặt trời ló dạng ánh sáng dịu dàng xinh đẹp. Có nhiều người tốn rất nhiều tiền để chỉ để đến nơi nỗi tiếng để ngắm mặt trời lên. Đó là sự ra đời tuyệt vời của một sinh mạng. Ngây thơ, trong sáng và thánh thiện như một thiên thần.
Thế rồi từng bước trưởng thành, qua nhiều chặng đường thử thách, con người có khi thật tốt, có lúc thật xấu, có khi cuộc đời đầy tươi đẹp, có lúc sóng gió, bão giông. Cuối cùng về với điểm cuối cùng là lìa xa nhân thế. Như mặt trời qua bao giai đoạn trong ngày, tươi sáng, chói chang, mờ theo mưa bão hay bị che dưới mây đen, núi non chớn chở và cuối ngày là những giọt nắng yếu đuối buổi chiều tà.
Nhưng không phải đến tuổi già thì buổi chiều nào cũng thê lương. Tuổi già buồn hay vui là do nhân sinh quan của mỗi người. Là kết quả của một quá trình vào đời và nhìn lại. Mặc dù ta không thể làm lại từ đầu hay thay đổi, nhưng ta có thể rút lại kinh nghiệm và làm đẹp cho những ngày còn lại. Không còn bận bịu với cơm áo gạo tiền, con cái đã trưởng thành và mọi trách nhiệm đã xong. Sao ta không ung dung tận hưởng những nhẹ nhàng, mát mẻ của ánh nắng và gió mát buổi chiều tà. Bà Chín hay đem ông chồng ra sân sau, cho ông đi tới đi lui để đón gió mát buổi chiều, để con chó Lucy quấn quít mừng vui. Bà hay chỉ cho ông những nụ hoa bà chăm chút mới hé hay những trái đậu đủa thật dài thả xuống dễ thương.
Đối với bà Chín buổi chiều có vẽ đẹp riêng của nó như người lữ hành đã xong một chuyến đường dài mệt mõi, trở về căn nhà ấm êm. Bà muốn cho ông thấy điều đó để giảm bớt những căng thẳng trong đầu và chấp nhận hiện tại. Hãy làm một ánh nắng có ích trên biển xanh buổi hoàng hôn. Hay những giọt nắng cuối cùng chầm chậm để người nông dân về với gia đình. Để mẹ già không vội vã quang gánh về lo cho con bữa cơm nấu muộn.
Nơi đất nước đầy tiện nghi này, tuổi già hay tuổi trẻ đều có quyền ước mơ và thực hiện ước mơ đó. Bà Chín đã xem trên chương trình America Got Talent, bà đã khâm phục bà già trên 80 biểu diễn những những bước khiêu vũ tuyệt vời. Tuần này bà mẹ già và con trai lên biểu diễn. Bà mẹ đã trình diễn một màn bắn cung đứng tim mọi người. Bà đã được chọn để bước tiếp và người con trai đã bị loại.
Cho nên bà Chín nhủ với lòng:
- Dù tuổi già nhưng hãy làm một bà già vui vẻ, hoạt bát và yêu đời. Nếu được chọn, bà sẽ chọn làm một ánh nắng chiều thật đẹp có ích cho mọi người được an vui trong một ngày hạnh phúc.
Nguyễn Thị Thêm
No comments:
Post a Comment