Tại sao Mỹ rời bỏ Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc?
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Nikki Haley ngày 19/6 tuyên bố Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHRC), gọi cơ quan này là “một tổ chức không xứng đáng với cái tên của nó”.
Đại sứ Haley cho rằng việc Mỹ ở lại trong tổ chức này sẽ “hợp pháp hóa” các hành vi vi phạm nhân quyền của các nước thành viên bị cáo buộc vi phạm nhân quyền như Trung Quốc, Cuba và Venezuela.
Bà cũng chỉ trích những nước chia sẻ những giá trị với Mỹ và kêu gọi Washington ở lại nhưng lại ‘không sẵn sàng thách thức cơ chế hiện thời một cách nghiêm túc’.
Nơi dung dưỡng các nước vi phạm nhân quyền?
Động thái này diễn ra sau khi chính quyền Trump đã gia hạn cho hội đồng 17 tháng để nghiêm túc cải cách và ngừng phát tán chủ nghĩa chống Do thái dưới lá cờ giả mạo thúc đẩy nhân quyền.
Tư cách thành viên của Hoa Kỳ trong hội đồng đã hợp pháp hoá một đối thủ đặc biệt nguy hiểm đối với các nền dân chủ tự do: nạn nhân của nhân quyền giả. Nhưng để đáp lại, các thành viên của LHQ đã lãng phí nhiều cơ hội cải tổ được cung cấp trong hàng trăm cuộc họp.
Đại sứ Mỹ tại LHQ, bà Nikki Haley. (Ảnh: REUTERS / JOSHUA ROBERTS)
UNHRC là giải pháp thay thế của LHQ cho Ủy ban Nhân quyền – do nhà độc tài Libya Muammar Qaddafi chủ trì trước khi bị tố là không đáng tin cậy.
Khi bị giải tán vào năm 2006, ủy ban gồm các thành viên bị nhiều điều tiếng về vi phạm nhân quyền như Trung Quốc, Cuba, Nga và Ả-rập Xê-út.
Hiện nay, trong số 47 thành viên của UNHRC, có những nước bị tố vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như Cộng hòa Dân chủ Congo, Cote d’Ivoire, Qatar, Venezuela, Cuba và Trung Quốc.
Khi Đại hội đồng LHQ lần đầu tiên soạn thảo các quy tắc cho thành viên UNHRC vào năm 2005, Đại sứ Mỹ khi đó là ông John Bolton (hiện là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump) đã làm việc không mệt mỏi để siết các điều kiện gia nhập.
Tuy nhiên, những đề xuất của Mỹ không được chấp thuận, nên chính quyền Tổng thống Bush (đảng Cộng hòa) khi đó đã chọn không tham gia hội đồng.
Năm 2011, chính quyền Obama (đảng Dân chủ) cũng thúc đẩy cải cách điều kiện thành viên, nhưng vẫn thất bại.
Sự khác biệt chính giữa cách tiếp cận của đảng Cộng hòa và Dân chủ đối với UNHRC là việc có tham gia hay không.
Tổng thống George W. Bush nói nếu hội đồng là một công cụ cho những kẻ lạm dụng nhân quyền giả mạo như các cơ quan nhân quyền, và để chống chủ nghĩa Do Thái bằng cách sử dụng Israel như một “vật tế thần”, lãnh đạo của thế giới tự do sẽ không tham gia hoặc hợp pháp hóa hội đồng.
Trong khi đó, Tổng thống Obama nói sẽ tốt hơn nếu tham gia. Việc Mỹ tham gia đã giống như một kiểu chứng nhận “đạt chuẩn về nhân quyền” cho các nước bị tố vi phạm nhân quyền.
Theo nhà báo Anne Bayefsky của Fox News, động thái này của chính quyền Obama cũng có tác hại như việc trao quyền cho nhà nước tài trợ khủng bố Iran; gọi nhà độc tài Syria Bashar Assad là “người cải cách”; và tham gia và thiết lập lại quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin cho đến khi Moscow cảm thấy an toàn đủ để xâm lược hàng xóm của mình (chiếm Crimea của Ukraine).
Xem Israel nguy hiểm hơn Syria
Đáng chú ý, UNHCR bị chỉ trích là một công cụ hữu hiệu cho việc chống Do Thái, phân biệt đối xử với nhà nước Israel.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley (Ảnh từ video của Fox News)
Một năm trước đây, bà Nikki Haley đã nói rằng Washington đang xem xét lại tư cách thành viên của mình và kêu gọi cải cách và loại bỏ ‘sự thiên vị chống Israel kinh niên’.
UNHRC có một nội dung thường trực trong nghị trình là những vi phạm nhân quyền của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.
Hội đồng đã thông qua nhiều nghị quyết lên án Israel hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên trái đất, và không có gì lên án gần 90% các quốc gia khác trên thế giới.
Hội đồng đã tổ chức nhiều phiên họp đặc biệt khẩn cấp về Israel hơn bất kỳ quốc gia nào khác, bao gồm Syria – nơi có ít nhất 500.000 người đã chết và lên đến 12 triệu người đã bị mất nhà cửa.
Với một đất nước vi phạm nhân quyền rõ rệt như Venezuela, nơi chính phủ đàn áp những cuộc biểu tình khiến nhiều người chết, UNHRC lại không có một nghị quyết lên án nào.
Người đứng đầu Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ ngày 11/9/2017 từng nói lực lượng an ninh Venezuela có thể đã phạm những tội ác “chống nhân loại” đối với những người biểu tình và kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế.
Điều tương tự cũng diễn ra với Trung Quốc, đất nước kiểm soát báo chí, đàn áp tôn giáo và thậm chí mổ cướp nội tạng tù nhân lương tâm, đặc biệt là các nhóm đức tin như học viên Pháp Luân Công, Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và Cơ Đốc giáo.
Video: Vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công dù bị thế giới lên án?
Thế nhưng, hội đồng đã ban hành tới 5 nghị quyết chống lại Israel vì phản ứng của họ đối với người Palestine ở Bờ Tây, nơi đang được dẫn dắt bởi Hamas – một phong trào Hồi giáo cực đoan bị liệt vào danh sách khủng bố.
Bà Nikki Haley cho biết việc Mỹ rời bỏ UNHRC không phải là một sự rút lui khỏi các cam kết của Mỹ đối với nhân quyền, mà vì hội đồng gồm 47 thành viên này là “một tổ chức không xứng đáng với cái tên của nó”.
Trong thực tế, chính quyền Trump đã đấu tranh mạnh mẽ cho nhân quyền hơn bất kỳ chính phủ Mỹ nào trước đó. Chẳng hạn, tháng 12/2017, Tổng thống Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về vi phạm nhân quyền và tham nhũng toàn cầu.
Mỹ Khánh
No comments:
Post a Comment