Trương Thanh/ Đại Kỷ Nguyên
Chúng ta vẫn hay lên án việc phán xét người khác. Tất nhiên, từ một vài chi tiết và hành động không đẹp của một người, ta không nên vội kết luận tiêu cực về họ. Thế nhưng, ở chiều hướng ngược lại, việc tôn thờ hay kính ngưỡng một ai đó vì câu chuyện thành công của họ cũng là một hành động thiếu cân nhắc mà chúng ta cần phải tỉnh táo để không trở thành những người bị dẫn dắt.
“Hiện tượng Oprah” và sự vội vàng của công chúng
Sau khi “Nữ hoàng truyền thông” Oprah Winfrey có bài diễn văn được nhiều người đánh giá là xuất sắc và có sức lay động tại Lễ trao giải |Quả cầu vàng" hồi đầu tháng 1, hàng loạt các ngôi sao Hollywood đã kêu gọi bà ra tranh cử tổng thống vào năm 2020. Nhiều hãng thông tấn tại Hoa Kỳ thậm chí đã ví rằng bà có thể trở thành cứu tinh của đảng Dân chủ khi ngày càng có nhiều thông tin bất lợi về ông Obama và bà Clinton được đưa ra phân tích.
Theo Politico, trong tình hình hiện tại, thế giới, hay ít nhất là đảng Dân chủ Mỹ, rất cần những “câu chuyện cổ tích”. Và Oprah đã xuất hiện đúng thời điểm. Bà là người diễn thuyết nổi tiếng, với câu lạc bộ sách và chương trình truyền hình riêng, chuyên tư vấn cho người ta cách làm sao để sống tốt hay nên đọc sách gì.
Bà là người có câu chuyện thành công truyền cảm hứng mà người dân Mỹ nào cũng biết tới. Xuất hiện trên tivi ở trong phòng khách của hàng triệu người dân nước này vào mỗi buổi chiều và nói rằng mình đang lắng nghe và chia sẻ những vấn đề của người Mỹ.
Câu chuyện thành công của bà đầy đau khổ và nghị lực, có thể chạm tới lòng trắc ẩn của rất nhiều người. Từ một cô bé nghèo khó sống xa bố mẹ từ nhỏ, trong căn nhà không có điện nước của bà. Bị lạm dục tình dục liên tiếp từ khi 9 tuổi và có bầu từ năm 14 tuổi.
Khởi đầu sự nghiệp với công việc ở đài phát thanh và được cả đất nước biết tới với danh xưng “Nữ hoàng Truyền thông”. Hiện tại, Oprah Winfrey đang nắm giữ khối tài sản trị giá khoảng hơn 3 tỷ USD và mới đi vào lịch sử hôm 7/1 vừa rồi tại lễ trao giải Quả cầu Vàng khi trở thành phụ nữ da màu đầu tiên đoạt Giải thưởng Cecil B. DeMille.
Và giờ đây, người ta lại đang kỳ vọng, bà sẽ trở thành phụ nữ da màu đầu tiên trở thành tổng thống Mỹ sau tổng thống da màu đầu tiên Obama.
Nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey. (Ảnh: oprah.com)
Hãy dừng đánh giá người khác chỉ qua câu chuyện thành công của họ
Nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey. (Ảnh: oprah.com)
Tác giả Paul Bois đã chia sẻ trên Dailywire rằng:
“Câu chuyện thành công của Oprah Winfrey đại diện cho điều tốt đẹp nhất của tinh thần tự lập của người Mỹ: Giải quyết bằng cách đối diện với nghịch cảnh, chiến thắng thảm kịch, từ nghèo khó vươn tới giàu sang, vẫn cao đẹp dù chịu nhiều áp lực. Bà đã trải qua tất cả những điều đó. Nếu những câu chuyện ‘thành công’ cá nhân là tiêu chuẩn duy nhất mà chúng ta đo lường phẩm hạnh của một người, thì Oprah đúng là đang trên đường trở thành một vị thánh.
Nhà làm phim Spike Lee cũng đã kể câu chuyện tương tự về ông Barack Obama vào đêm trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2008. Cuộc đời của Tổng thống Obama cũng nằm trong số những câu chuyện ‘thành công’ lớn nhất của người Mỹ. Sinh ra vắng bóng cha, được nuôi dạy bởi mẹ là một nhà tổ chức cộng đồng để rồi ông trở thành vị Tổng thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ. Giống như Oprah hay Bill Gates, đó là một thành tựu bảo đảm sự tôn trọng của chúng ta.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng họ đảm bảo nhận được sự tôn kính của chúng ta.
Hãy thử một thử nghiệm tư duy nhỏ. Đây là một câu chuyện ‘thành công’ khác, bạn có thể thấy quen thuộc hoặc là không: Ông là con thứ 4 trong gia đình 6 anh em, với người cha lãnh đạm ít tình cảm, bị trầm cảm sau cái chết của người anh trai yêu quý, thất bại tại học viện khoa học và sau đó trở thành sinh viên ngành nghệ thuật, làm lính gác và rồi trở thành một chính trị gia thành công với kỹ năng diễn thuyết có thể nắm giữ trái tim và khối óc của cả một dân tộc.
Ông ta rất đáng được tôn trọng đúng không? Tên của ông ấy là Adolph Hitler”.
Tác giả Paul Bois lấy ví dụ này chỉ nhằm mục đích minh họa cho sự thiếu cẩn trọng vốn có trong việc ca tụng con người bằng những câu chuyện “thành công” của họ mà không tính đến những gì họ đại diện.
Anh chia sẻ rằng, không ai có thể đánh giá được những gì nằm trong trái tim của Oprah Winfrey. Chúng ta chỉ có thể đánh giá qua những điều bà ấy nói, những vấn đề nổi cộm mà bà ủng hộ và những gì bà ấy đã làm trong quá khứ.
Theo cách đó, chúng ta có thể suy luận rằng bà ủng hộ cho việc tiếp tục duy trì Tổ chức Kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ, một tổ chức sử dụng tiền thuế của dân Mỹ để hỗ trợ phá thai; phủ nhận đạo đức tình dục; cáo buộc một cách sai trái một phụ nữ vô tội về nạn phân biệt chủng tộc; không sử dụng bất kỳ nền tảng truyền thông nào của mình để phơi bày những kẻ lạm dụng tình dục trong ngành giải trí như Harvey Weinstein trong khi kêu gọi mọi người chung tay chống lại nạn xâm hại tình dục trong bài phát biểu gây tiếng vang vừa qua.
Paul Bois chia sẻ trên Dailywire. (Ảnh: wikipedia.org)
Chắc hẳn Paul Bois không có ý định “hạ nhục” Oprah mà chỉ đưa ra những cách người ta có thể đánh giá một con người, đó không phải chỉ là dựa trên thành công của họ.
Paul Bois chia sẻ trên Dailywire. (Ảnh: wikipedia.org)
Kết hợp sự thành công cá nhân với phẩm hạnh thánh thiện là điều không dễ chính xác và đôi khi là sai lầm. |
Tất nhiên đó chỉ là cách suy luận của Paul Bois về Oprah dưới góc nhìn của một con chiên ngoan đạo, những người luôn lên án nạn nạo phá thai. Tuy nhiên, cách anh đặt vấn đề rất đáng để chúng ta lưu tâm, bởi nó có một sự hợp lý và phản ánh đúng tình trạng của rất nhiều trong chúng ta. Những người có xu hướng “Thần tượng hóa” một cá nhân nào đó bởi câu chuyện thành công của họ mà quên đi những khía cạnh khác cũng có thể bộc lộ rất nhiều mặt tối trong con người họ.
Chúng ta cũng có thể đang có cái nhìn chưa đúng về rất nhiều những nhân vật đình đám khác. Đặc biệt là các chính trị gia và người nổi tiếng có tiếng nói trong xã hội. Khi mà tư vấn hình ảnh đã trở thành một nghề, storytelling trở thành một nghệ thuật trong gây dựng hình ảnh (storytelling – một thuật ngữ trong ngành marketing về việc kể câu chuyện truyền cảm hứng để giúp thương hiệu gây được ấn tượng tốt, nay cũng được các chính trị gia áp dụng triệt để).
Doanh nhân, nhà đầu tư và kĩ sư phần mềm nổi tiếng Marc Andreessen từng phát biểu: “Một công ty không có câu chuyện của riêng mình thì coi như không có chiến lược gì hết”. Và một người muốn gây ấn tượng trên con đường tiến vào chính trường cũng cần một câu chuyện đi vào từng con tim của người dân. Tuy nhiên, câu chuyện chỉ là câu chuyện, nó có thể được kể theo bất kỳ cách nào bằng những kỹ năng điêu luyện, nhưng nó không thể hiện được hết con người bạn.
Đằng sau câu chuyện thành công và hình ảnh hoàn hảo của một vị tổng thống
Nhân vật đã đi vào lịch sử Hoa Kỳ khi là tổng thống da màu đầu tiên với câu chuyện thành công tuyệt vời cũng không tránh khỏi nguy cơ sụp đổ hình tượng khi liên tục có các cáo buộc ông là kẻ nói dối.
Đâu mới là câu chuyện bị bỏ sót lớn nhất
Cựu tổng thống Barack Obama đã từng dùng việc trục xuất dân nhập cư như một chiếc gậy đánh vào chiến dịch tranh cử của ông Trump. Nhà viết sách của ông, Jonathan Favreau, đã từng nhấn mạnh rằng: “Sự giam giữ và trục xuất những người nhập cư không phải là tội phạm – kể cả trẻ em – có thể là một trong những câu chuyện bị bỏ sót lớn nhất trong kỷ nguyên của Trump”.
Thế nhưng, ông chủ cũ của ông đã trục xuất hơn 2,5 triệu người nhập cư không có giấy tờ. Trên thực tế, ông Obama đã đưa số người ra khỏi Hoa Kỳ trong hai nhiệm kỳ của ông nhiều hơn so với tất cả các tổng thống của thế kỷ 20 cộng lại. Một phân tích của tờ New York Times năm 2014 cho thấy “hai phần ba số người bị trục xuất chỉ vì liên quan đến những vi phạm nhỏ, bao gồm cả vi phạm giao thông, ngay khi họ không có hồ sơ hình sự nào cả.”
Cựu tổng thống Barack Obama đang không tránh khỏi nguy cơ sụp đổ hình tượng khi liên tục có các cáo buộc ông là kẻ nói dối. (Ảnh: whitehousemuseum)
Ông Obama quên mất những gì mình đã nói?
Cựu tổng thống Barack Obama đang không tránh khỏi nguy cơ sụp đổ hình tượng khi liên tục có các cáo buộc ông là kẻ nói dối. (Ảnh: whitehousemuseum)
“Obama về cơ bản không đồng ý với khái niệm phân biệt đối xử với các cá nhân vì đức tin hay tôn giáo của họ”, một phát ngôn viên của Obama viết vào ngày 30/1/2017, sau khi Tổng thống Trump cấm người dân từ bảy nước Hồi giáo (Iran, Iraq, Sudan, Syria, Somalia, Libya và Yemen) nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Nhà Trắng, Sean Spicer, đã tuyên bố một ngày trước đó rằng chính Obama, chứ không phải Trump, là người đầu tiên liệt kê bảy quốc gia này là “các quốc gia cần đặc biệt quan tâm”. Chính ông Obama đã ký một đạo luật vào tháng 12/2015 giới hạn việc đi đến Hoa Kỳ cho những người dân từ bảy quốc gia đó.
“Tôi chưa bao giờ theo đạo Hồi”
Ông Obama cũng từng nói rằng mình chưa bao giờ thực hành tín ngưỡng Hồi giáo và trường học của ông khi còn ở Indonesia là trường Cơ đốc giáo. Thế nhưng khi còn ở trường học, ông đã thực hành tín ngưỡng Hồi giáo hàng ngày và trong suốt 31 năm trước khi vợ ông khiến ông cải đạo. Ông cũng nói tên của mình là một từ trong tiếng Swahili, tuy nhiên đó đều là từ tiếng Ả rập. Barack có nguồn gốc từ Baraka có nghĩa là “may mắn” và Obama cũng là tên Ả rập.
Lời hứa chỉ là một lời nói gió bay
Vào tháng 12/2014 khi Edward Snowden công bố những tài liệu mật liên quan đến việc nội các của Obama nghe lén hoạt động của các nhân vật cao cấp của nước ngoài, ông Obama đã ra trước công chúng hứa rằng không bao giờ có chuyện nghe lén như vậy xảy ra nữa. Nhưng sau đó dường như không có gì thay đổi.
Theo bài viết trên báo Wall Street Journal ra ngày 29/12 thì chính phủ Obama vẫn tiếp tục hoạt động nghe lén các nhân vật trọng yếu trong giới cầm quyền, từ các chính trị gia của Thượng hạ viện trong nước cho đến các lãnh đạo tại các quốc gia đồng minh. Theo đạo luật hiện hành của Hoa Kỳ, bất cứ ai nói dối Quốc hội phải chịu án tù giam, nhưng ông Obama và Keith Alexander – Giám đốc Văn phòng An Ninh Quốc Gia đều bình an vô sự.
Cựu tổng thống Barack Obama và Giám đốc Văn phòng An Ninh Quốc Gia Keith Alexander. (Ảnh: dkn.tv)
Đổ lỗi cho các “Vị cha lập Quốc”
Cựu tổng thống Barack Obama và Giám đốc Văn phòng An Ninh Quốc Gia Keith Alexander. (Ảnh: dkn.tv)
Trong cuộc bầu cử năm 2016, sau khi ông Trump dành thắng lợi một cách “không tưởng”, ông Obama đã tuyên bố trước báo giới rằng kỳ tranh cử vừa qua đã có tình trạng gian lận và thiếu công bằng. Nhưng ông không đưa ra được bằng chứng nào khả dĩ đáng tin cậy. Vì vậy Obama đã đổ cho các nhà lập pháp Hoa Kỳ từ thời nội chiến rằng vì họ đã sắp đặt cách tính điểm theo từng tiểu bang nên ngày hôm nay Donald Trump mới thắng.
Người ta đã lên án rằng, “việc đổ thừa thất bại cho những người đã từng sống hàng mấy trăm năm trước thì thật là quá lố và trịch thượng”. Thêm vào đó, bộ máy tuyên truyền của đảng Dân chủ bao gồm rất nhiều hãng thông tấn lớn tại Mỹ đã lập tức cho đăng các bài viết vào hùa với ông Obama, và gọi các vị Cha lập Quốc (Founding Fathers) bằng những cái tên không mấy hay ho. Một thái độ vô ơn và bất chấp đạo đức nghề nghiệp.
Sự dối trá về thành tựu chống tội phạm
Ông Obama đã từng chia sẻ trên tờ báo Harvard Law Review rằng trong 2 nhiệm kỳ cầm quyền của mình, mức độ phạm tội, nhất là tội sát nhân, đã giảm rất nhiều so với những tổng thống trước. Nhưng theo báo cáo của FBI thì mức độ phạm tội từ năm 2014 đến 2015 đã tăng đến 10,8%, cao nhất kể từ năm 1971. Những thành phố có mức độ phạm pháp cao nhất lại là thành phố nằm dưới quyền cai trị của đảng Dân chủ. Tại thành phố Los Angeles, con số này tăng 13,3%, thành phố Chicago tăng 16,2%.
Quên mất “khi chăn êm đệm ấm thì phải nhớ tới người chịu giá lạnh, đói khát”
Theo tin tức từ tổ chức Judicial Watch, vào mùa Giáng Sinh năm 2015, tổng thống Obama và gia đình đi nghỉ mát tại Hawaii để tránh cái lạnh mùa Ðông tại vùng Thủ đô. Cụ thể, ông Obama và phái đoàn tùy tùng sẽ dùng chiếc Không lực Một (Air Force One) để bay tới nơi nghỉ mát với hành trình dài 18 tiếng đồng hồ. Chi phí mỗi giờ bay là 206.337 đô-la và phí tổn tổng cộng riêng cho chuyến bay là 3,7 triệu đô-la, trích ra từ tiền thuế của dân.
Nhiều người cho rằng chi phí như vậy là tương xứng với người đứng đầu cường quốc số một thế giới. Nhưng nhiều người lại lên án rằng, tại thời điểm đó, ở Mỹ có gần 50 triệu người phải lĩnh phiếu thực phẩm để không bị đói, hơn 90 triệu người không có việc làm ổn định mà người lãnh đạo lại tiêu xài như vậy là không đúng.
Một vị tổng thống tốt sẽ không thể vui vẻ đi nghỉ ngơi trong khi người dân phải vật lộn trong khó khăn thất nghiệp và không có đồ ăn. (Ảnh: unwomen.org)
Một cách cư xử không cao thượng
Một vị tổng thống tốt sẽ không thể vui vẻ đi nghỉ ngơi trong khi người dân phải vật lộn trong khó khăn thất nghiệp và không có đồ ăn. (Ảnh: unwomen.org)
Sau khi đắc cử tổng thống lần đầu vào năm 2008, ông Obama đã hết sức quy trách nhiệm cho cựu tổng thống Bush về hiện trạng tệ hại của xã hội Hoa Kỳ lúc đó, mặc dầu trong thời gian tổng thống Bush cầm quyền thì lưỡng viện Quốc hội đều nằm trong tay của đảng Dân chủ và họ tìm mọi cách để ngăn trở Bush trong các kế hoạch xây dựng quốc gia.
Tuy nhiên khi được hỏi ý kiến về việc này, ông Bush đã ý nhị nói rằng sự lịch thiệp của một cựu tổng thống là không nên có bất cứ một lời phê bình nào đối với vị đương kim tổng thống, để người đó yên tâm tập trung vào trách nhiệm đối với quốc gia.
Tuy nhiên, khi ở vị trí tương tự, ông Obama đã cho mọi người thấy cách cư xử thua hẳn cựu tổng thống Bush. Sau khi Donald Trump đắc cử vào tháng 11/2016, trong một bài diễn văn tại Peru, Obama đã cho biết dù khi mình đã trở lại với đời sống bình thường của một người dân, thì ông vẫn sẽ tiếp tục phê bình, chỉ trích Donald Trump và các chính sách của vị tân tổng thống này. Lý lẽ của ông là làm như vậy sẽ có lợi cho đất nước.
Nếu nhìn từ những góc độ này, ông Obama chẳng hề cao thượng như hình ảnh hoàn hảo được tô vẽ bởi truyền thông bấy lâu nay. Chúng ta chưa thể kết luận hay có quyền phán xét ông, đó là việc của thời gian và hậu thế. Tuy nhiên, điều chúng ta có thể làm bây giờ để không tự cảm thấy mình ngốc nghếch về sau, là tỉnh táo và giữ thái độ trung dung, tiết chế trước mọi thông tin nhận được về người khác, đặc biệt là những người nổi tiếng, thành công.
Đưa ai đó lên mây xanh có thể đẩy họ xa dần hiện thực và ngã đau. Vội vàng tung hô và kêu gọi ai đó ra làm tổng thống chỉ vì một bài diễn văn cũng là thiếu trách nhiệm khi chưa biết rõ quan điểm chính trị và khả năng giải quyết các vấn đề quốc gia của họ.
Và tin tưởng một người chỉ vì những hình ảnh lung linh có tính định hướng của truyền thông có thể khiến chúng ta trở thành những chú cừu bị dẫn dắt. Nguy hiểm hơn nếu đó là một lãnh tụ không có năng lực. Đừng vội tin tưởng vào những gì họ nói, hãy nhìn vào cách họ làm.
Trương Thanh
No comments:
Post a Comment