Sunday, July 9, 2017

Hồng Kông: Luôn Tranh Đấu




Một bài học cho Chủ Tịch Tập cận Bình, “sức ép càng nhiều thì sức bật càng cao”. Trong khi được bảo vệ bởi 11.000 cảnh sát và cả một binh đoàn quân lính diệu võ dương oai, như ở trong một thành trì kiên cố, Chủ Tịch Bình tuyên bố “Bất cứ nỗ lực nào thách thức quyền lực của chính phủ trung ương... hay sử dụng Hồng Kông để tiến hành các hoạt động xâm nhập và phá hoại đại lục đều là hành vi vượt lằn ranh giới đỏ và tuyệt đối bị cấm”. Thì ngoài đường phố của Hồng Kông, khoảng 66.000 người dân Hồng Kông đa số là sinh viên và thanh niên biểu tình chống đối TC và tay sai. Nếu Chủ Tịch Bình dùng quân đội với xe tăng càn quét như ở Thiên an môn, để tăng cườp áp lực, thì chắc chắn sẽ có cuộc thảm sát, tạo thành một cuộc đấu tranh trường kỳ và xa luân chiến của nhân dân Hồng Kông.

Cuộc đấu tranh của thanh niên, sinh viên Hồng Kông mấy năm nay cho nền độc lập và tự chủ của Hồng Kông là do Vương Quốc Anh đã lầm CS, đã thoả hiệp với Chủ Tịch TC Đặng tiểu Bình, trao trả Hồng Kông lại cho TC theo nguyên tắc “một quốc gia và hai chế độ” với TQ. Sai lầm đó thấy rõ ràng trong kỷ niệm 20 năm trong tương quan Hồng Kông và TC. Về kinh tế, chánh trị, phát triển vật chất sau 20 năm, coi như TC đã cố nhuộm đỏ, đã khống chế Hồng Kông như một tỉnh của TC rồi.

Nhưng trên phương diện hoà giải, hoà hợp dân tộc, thì TC thất bại, thất bại nặng như đối với dân chúng Đài Loan. Sau 20 năm bị trở về với TC, chỉ có 20% người dân bán đảo mang tên Hương Cảng xem mình là người Trung Quốc. Một người cha cùng với vợ và đang đẩy xe em bé, tham gia cuộc biểu tình nói, "Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát các phương pháp giáo dục. Họ muốn thay đổi tiếng của chúng tôi. Họ muốn chúng tôi nói tiếng Quan Thoại hơn, nhưng chúng tôi sinh ra ở đây và nói tiếng Quảng Đông, và chúng tôi rất khó chịu về chuyện này."

Đại đa số dân chúng Hồng Kông thấy TC không tôn trọng cam kết, cảm thấy các quyền tự do, dân chủ tại đặc khu hành chính bị thu hẹp dần dần. Hai chế độ đâu không thấy mà chỉ thấy hai gọng kềm của TC siết Hồng Kông.

TC tạo bất công xã hội sâu rộng để phân hoá xã hội Hồng Kông. TC ưu đãi những nhà kinh doanh đón gió trở cờ, làm giàu nhờ “ăn theo” TC. Những người mà dân chúng Hồng Kông gọi là tay sai TC, được TC dàn dựng nắm chánh quyền Hồng Kông, quyết bác bỏ chính sách độc lập của Hồng Kông với Bắc Kinh. Như cựu lãnh đạo an ninh Hồng Kông Diệp Lưu Thục Nghi (Reginalp), tân trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), thân Trung Quốc, cam kết «hàn gắn» mối xung khắc giữa hai cộng đồng, nhưng dứt khoát bác bỏ chủ trương độc lập với Hoa lục.

Ngoài yếu tố chính trị, Trung Quốc còn dùng tư pháp để trói tay các nhà tranh đấu, dùng «tư bản đỏ» để xâm chiếm Hồng Kông, đầu cơ địa ốc hay qua bàn tay tỷ phú Jack Mã Vân, chủ nhân Alibaba, kiểm soát nhật báo có uy tín South China Morning Post. Người dân Hồng Kông còn bị TC gây chia rẽ, tạo cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn. Giá nhà đất leo thang, do đầu tư địa ốc của doanh nhân Hoa lục, dân nghèo phải lên nóc cao ốc mà ở.

Một sinh viên tên Anthus Leung than phiền ra đường nghe tiếng Quan thoại ngày càng đông. Mỗi năm có 50.000 dân Hoa lục sang Hồng Kông định cư (theo thỏa thuận với Anh Quốc), nhân lên 20 năm, tổng cộng là 1 triệu trên tổng số 7 triệu dân Hồng Kông: một cuộc xâm lăng văn hóa của Bắc Kinh.

TC làm Hồng Kông hoà tan vào TQ. Đường lớn nào cũng đi về Hoa Lục. Dân Hoa lục qua chiếm công ăn việc làm, mua nhà mua cửa, lấn ép người Hồng Kông. Và cuối cùng, người dân Hồng Kông thấy bị hòa tan vào dân chúng miền Nam Trung Quốc.

Nhật báo kinh tế Les Echos của Pháp nói «Hồng Kông đang bị Trung Quốc nuốt chửng. Tuổi trẻ không bao giờ bỏ cuộc». Còn báo Liberation của Pháp cũng dành hai trang để tường thuật «nỗi niềm thất vọng» của dân Hồng Kông với bài cùng tựa.

Nhưng trong gọng kềm của Bắc Kinh, tuổi trẻ Hồng Kông vẫn tìm cách kháng cự, sinh tồn. Một chữ nhưng mới bắt đầu vài năm nay, tuy nhiên đang lớn lên vì đó là do lớp trẻ, thanh niên, sinh viên, tương lai của Hồng Kông đứng lên chống TC và nhà cầm quyền tay sai của TC. Lớp trẻ đứng lên chống nền giáo dục do TC áp đặt, bắt Hồng Kông học tiếng Quan Thoại của Bắc Kinh, lịch sử do TC viết. Lớp trẻ đứng lên biểu tình thành phong trào Dù Vàng đánh động tinh thần độc lập, tự do, dân chủ lâu đời của Hồng Kông. Sinh viên, thanh niên này ngã, em khác đứng lên, tiến tới. Có lần làm tê liệt Hồng Kông trong hai tháng trong năm 2014. Sau đó vì quyền lợi kinh tế, việc làm ăn của đồng bào Hồng Kông, phong trào hoà nhập vào dân chúng để phát huy thế lực. Từ đó lời kêu gọi Hồng Kông tự trị, thậm chí độc lập, ngày càng xuất hiện nhiều.

Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), nay là lãnh đạo chính đảng Demosito, cùng thành phần cốt lõi của Phong trào Dù Vàng đòi hỏi tổ chức trưng cầu dân ý về tương lai của Hồng Kông, trước khi hiệp ước chuyển tiếp Trung Quốc - Anh Quốc hết hạn vào năm 2047, đó là mục tiêu tranh đấu của đảng đối lập này. Phong trào đang liên kết với Đài Loan, với phong trào đòi tự do, dân chủ, nhân quyền trong nước, thành một mặt trận toàn diện, mặt trận đấu tranh chống CS.

Nhơn kỷ niệm 20 năm. Chủ Tịch TC đến Hồng Kông, tuổi trẻ Hồng Kông chẳng những không bỏ cuộc còn thách thức TC: chúng tôi chứng minh cho Tập Cận Bình thấy thời điểm này không phải là lúc ăn mừng mà là biểu tình phản kháng./.(VA)


No comments:

Blog Archive