Ai rước bọn giết người vào Mỹ?
Tuần này, dư luận Mỹ rất căm phẫn khi có tin một phụ nữ da trắng đã bị một cảnh sát viên gốc Hồi Somali vô cớ rút súng bắn chết một cách đáng thuơng. Vụ này xảy ra chiều tối thứ Bảy vừa qua tại thành phố Minneapolis, Tiểu Bang Minnesota.
Người phụ nữ này là Justine Damond, 40 tuổi, gốc Australia, đã dùng điện thoại gọi 911 khi nghe có tiếng gào thét như là có vụ bạo hành ở trong khu vực gần nhà bà. Khi xe cảnh sát đến, bà đã trò chuyện, báo cáo với cảnh sát viên Matthew Harrity ngồi ghế tài xế. Đột nhiên, cảnh sát Mohamed Noor, ngồi cạnh tài xế, rút súng ngắn vói qua mặt tài xế bắn vào ngực bà Justine.
Mohamed Noor là một di dân Hồi từ nước Somali được nhận vào sở Cảnh Sát Minneapolis hơn một năm trước (2015) và thường xuyên đảm trách ở khu vực có đa số dân Hồi Somali trong thành phố.
Bà Betsy Hodges, Thị trưởng thành phố thì lại lên Face Book để khen ngợi tên Mohamed này là cảnh sát đắc lực ở khu Precint số 5, quanh cửa hàng siêu thị có tên Karmel Mall là nơi có cộng đồng dân Somali Hồi Giáo. Theo báo Washington Post, dân Hồi ở đây đã tổ chức liên hoan để mừng tên Noor này được gia nhập ngành cảnh sát. Minneapolis là thành phố có cộng đồng Hồi Somalia đông nhất ở Mỹ. Nơi đây, có hai thành phố kế cận gọi là Twin Cities là Saint Paul và Minneapolis là nơi định cư của hơn 100 ngàn dân Hồi Giáo từ Somali. Trong nhiệm kỳ cuối, Tổng Thống Obama đã cho phép nhập cư hàng trăm ngàn dân Hồi từ các nước Bắc Phi mà đa số tập trung ở Twin Cities. Họ thành lập một cộng đồng khép kín để mặc sức tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồi Giáo cực đoan; đến nỗi ông Erick Stakelbeck đã miêu tả trong cuốn sách ISIS Exposed “đó là một Nhà Nước Hồi Giáo Minnesota” (The Islamic State of Minnesota). Từ thành phố đôi này, có gần trăm thanh niên Somali đã rời Hoa Kỳ để đến Syria gia nhập ISIS. Xin nhắc lại Somali là một căn cứ yểm trợ lớn nhất cho bọn khủng bố Hezbola, nơi có biến cố đuợc quay thành phim Black Hawk Down, khi một phi cơ trực thăng của Biệt Động Quân Hoa Kỳ bị bắn rơi ở thành phố Mogadishu năm 2001. Những người lính bị thương trên máy bay đã bị bọn Hồi Somali đánh dập đến chết rồi lột sạch áo quần, buộc dây kéo lê trên đường phố để thị oai.
Trở lại vụ bắn chết cô Justine Damond. Cô Damond chết oan ức khi sắp thành hôn vào tháng 8 này. Dân chúng ở Mỹ và cả ở Úc đã kêu gào nhà chức trách phải mở cuộc điều tra làm sáng tỏ nội vụ. Một chi tiết đáng nói là tất cả các máy thu hình, từ dashcam gắn trên xe, cho bến bodycam gắn trên ngực hai cảnh sát viên đã không mở ra để thu hình. Theo luật của sở Cảnh Sát, mỗi khi có sự việc cần sử dụng vũ lực như thế, các máy thu hình phải đuợc mở sẵn sàng để về sau đưa ra làm bằng chức xem ai là người có lỗi trong vụ.
Cảnh sát gốc Hồi Somali Mohamed Noor đã giữ hoàn toàn im lặng không chịu khai báo gì khi bị điều tra sau vụ này. Nước Mỹ có luật Miranda cho phép can phạm giữ im lặng để khỏi nói ra những điều bất lợi cho họ. Theo David Klinger, một giáo sư môn Criminal Justice tại Đại Học Missouri ở St Louis, thì phía cảnh sát có quyền trong Tu Chính Án số 5 như bất cứ công dân nào để không có một lời tuyên bố gì. Bà Thị Trưòng cũng tỏ ra thất vọng vì không làm sao biết hết mọi diễn biến xảy ra giữa ba người (hai cảnh sát và nạn nhân) vì không ai có quyền cạy miệng tên Noor này nếu nó không muốn khai; nhưng bà bày tỏ sự mong muốn tên này hãy khai báo.
Một dân biểu Tiểu Bang Minnesota là Ilhan Omar – lại một anh Hồi nữa! – thì đổ lỗi cho việc huấn luyện của ngành Cảnh sát là dựa trên bạo lực và sử dụng vũ lực quá mức. (The idealist in me continues to be surprised, but I know this incident is another result of excessive force and violence-based training for supposed peace officers)
Theo hồ sơ cá nhân, chỉ trong khoảng hơn 1 năm làm cảnh sát, anh này đã bị thưa gửi than phiền về hành vi thô bạo ít nhất ba lần mà trong đó hai vụ còn đang trong vòng thụ lý. Một vụ xử xong thì anh ta không bị hình phạt nào cả. Vụ mới trước đây, ngày 25 tháng năm, anh ta bị một phụ nữ thưa về tội bạo hành khi anh ta nắm cườm tay và cánh tay bà để thô bạo lôi kéo bà ta ra khỏi nhà và bà thì đang bị thương ở vai.
Đồng ý là cần phê phán hiện tượng cảnh sát sử dụng vũ lực quá đà; phải tranh đấu thế nào để cho cảnh sát phải tôn trọng sinh mạng người dân. Những năm qua, có khá nhiều trường hợp cảnh sát bắn chết người da đen mà đa số là những kẻ vi phạm, quấy rối hay cưỡng lại lệnh. Phe tả khuynh liberal đã làm dữ lên về những vụ này. Nhưng lần này, khi một cảnh sát da đen bắn chết một phụ nữ da trắng một cách vô cớ thì không nghe họ lên tiếng?
Cũng liên quan đến việc Hồi Giáo, chúng tôi xin loan thêm một chuyện khá kỳ quặc.
Cô Alisyn Camerota ký giả của đài truyền hình CNN lớn nhất nước và cũng tả khuynh nhất nước, phụ trách chương trình CNN’s New Day, đã đề nghị với các phụ nữ Mỹ mang khăn quàng Hijab để biểu lộ tình liên đới với các phụ nữ Hồi Giáo. Cô nói: “Có lẽ cũng nên dấy lên một phong trào mang khăn trùm đầu để tỏ tình liên đới. Dù quý vị không phải là người Muslim. Cũng như khi quý vị cạo trọc đầu để tỏ sự thông cảm với những người đang trải qua những sự khó khăn nào đó” (Maybe there will be a movement where people wear the head scarf in solidarity. You know, even if you’re not Muslim. Maybe it’s the way people shave their heads, you know, sometimes in solidarity with somebody who is going through something…)
Đài CNN đã tỏ ra thiên vị muslim rất lộ liễu khi họ mời một phụ nữ Hồi lên một chương trình để nói về những vấn đề thời sự. Trong chương trình này, bà ta đã bộc lộ rằng từ khi ông Trump làm Tổng Thống, bà không cảm thấy an toàn khi mang khăn trùm đầu những nơi công cộng. Trên facebook có một người đã đặt ngược lại vấn đề: “Thế tại sao các bà Hồi giáo không bỏ khăn trùm đầu để tỏ tình liên đới với nước Mỹ là quốc gia đã rộng lòng cưu mang họ và cho họ nhiều cơ hội thăng tiến?”
No comments:
Post a Comment