Friday, July 31, 2015

Cách làm từ thiện của tình nguyện viên người Mỹ khiến tôi suy ngẫm

Mọi người trên chuyến xe cứu trợ không khỏi xúc động khi nhìn thấy một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi tiến đến chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ.

Ngay lập tức, vài người tình nguyện viên trong chúng tôi quay vào xe lấy quà cứu trợ trao cho cậu bé.

“Đừng làm vậy” tình nguyện viên người Mỹ nói lớn tiếng.

Chúng tôi không khỏi bất ngờ trước thái độ của chàng trai người Mỹ. Nhưng tình nguyện viên người Mỹ nói với em bé:

“Chào em, tụi anh đã đi rất xa để đến đây. Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em”.

Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự, thì các cậu bé khác đã chạy tới chiếc xe. Tình nguyện viên người Mỹ cũng đề nghị giống như vậy với chúng.

Một đứa trong nhóm xung phong khuân vài thùng quà xuống.

“Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?“

Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Các tình nguyện viên nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ.

Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà.

“Hãy nhìn xem, mọi người đang rất mệt mỏi. Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát.” Tình nguyện viên người Mỹ gợi ý.

“Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!” Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà.

Trước các hành động của tình nguyện viên Mỹ, nhóm chúng tôi không khỏi trầm tư, suy nghĩ…

Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mỹ nói:

Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế. Nhưng bạn biết không; nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên. Lúc ấy, chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?”

Có thể nói hôm đó là một ngày dài đầy trải nghiệm.

Dường như những đứa trẻ đã quen với việc được mọi người giúp đỡ bằng cách phân phát thức ăn, nhu yếu phẩm hay tiền bạc mỗi khi đến đây. Cho nên chúng ngang nhiên đứng trên đường chờ những chuyến xe thiện nguyện đến phát quà.

Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.
Thuế má
 
Người lính già Oregon
 

Thưa quý bạn, quý vị thân mến,
 
1) Cũng như quý vị, gần đây, tiện nhân NLGO tôi bị nghe rát tai, ngày này qua ngày khác, những lời ra rả kết án chế độ tư bản và những nhà giàu (giàu vì làm ăn lương thiện, không vì tham nhũng, bóc lột, cướp nhà cướp đất, như tại Việt Nam Cộng Sản man rợ hiện nay) bởi những nhà chính trị hoặc xã hội chuyên nghề mị dân. 

Từ cuối thế kỷ XIX, Marx và Lénine đã dụ khị giai cấp công nhân, thợ thuyền làm việc trong những điều kiện cơ cực (được mô tả qua những tác phảm của nhà văn hiện thực, réaliste, Pháp Emile Zola), hô hào họ vùng lên lật đổ những chủ nhân ông tư bản, để từ đó lập ra học thuyết Cộng sản và một chế độ phi nhân, lâu dài, bạo tàn, khát máu nhất trong lịch sử loài người. 

Cho đến bây giờ, đã sang tới một phần tư thế kỷ XXI rồi, mà vẫn còn có những kẻ tả khuynh, ngủ mê, đạo đức giả, đòi lấy của cải người giàu chia đồng đều cho dân nghèo, nghĩa là bắt ai cũng phải nghèo như nhau, như thế mới là công bằng xã hội, lặp lại y chang luận điệu của Cộng sản, nghe mà thấy ứa gan. Trong số, trước kia, năm 2000, có ứng cử viên tổng thống thất cử Al Gore, và hiện giờ có Obozo, một anh gốc Kenya, chó ngáp phải ruồi được bầu lên làm tổng thống của một cường quốc số một thế giới, nhưng luôn bị ám ảnh bởi mặc cảm tự ti về một quá khứ nghèo đói, chưa nói về màu da.
 
2) Nước nào cũng vậy phải cần có tiền đóng thuế của người dân mới có quỹ điều hành. Nhưng tại sao gọi “thuế” là “thuế má”, nghe nặng nề như “đồ chó má” – dùng để chửi mắng những tên vô lại, đê tiện (tội nghiệp cho chó!)– mặc dù hai từ ngữ ấy không có dây mơ rễ  gì với nhau. Phải chăng, để trút bớt nỗi bực dọc, trước mức thuế mỗi năm mỗi tăng, với tốc độ phi mã chóng mặt, so với thời lập quốc (1776), và gồm đủ mọi thứ thuế, chính đáng có, lẩm cẩm có (cà chớn có, như thuế phạt năm nay trên những ai không mua bảo hiểm sức khoẻ, quy định bởi Obamacare, và Sở Thuế IRS báo cáo đã thu được hơn 30 triệu đô tiền phạt): thuế liên bang, tiểu bang, quận hạt, thành phố (City of Portland chẳng hạn)... anh nào lên nắm quyền, dù lớn dù bé, cũng tạo ra nhiều lý cớ để quơ thêm tiền thuế, nhưng không ai dư thì giờ để thắc mắc, điều tra tiền ấy đã xài vào việc gì. 

Người đi làm và nghỉ hưu è cổ ra đóng thuế mệt nghỉ. Ngoại trừ những mợ tuy còn ngủ với chồng sờ sờ ra đấy, mà khai single mom, nằm ngửa ăn welfare, những cặp vợ chồng giả vờ ly dị để được cấp y tế miễn phí, những cha mẹ già bị con cái ép khai bệnh khùng giả để lãnh trợ cấp và housing (chưa kể chính phủ phải nuôi báo cô hàng triệu Mễ Lậu và gia đình, con cái). Những thành phần trên, dĩ nhiên, rất khoái Obozo và đã hai lần hồ hởi bầu cho cậu. Còn cậu, trong chuyến vinh qui bái tổ (và cổ động cho hôn nhân đồng tính) tại Kenya tháng bảy này, đã ngốn hàng triệu đô la của ngân quỹ quốc gia.
 
Tiền ấy là do ai đóng? Thưa, không phải do những người nghèo rớt mồng tơi, lại lãnh lương hưu bầm dập, như tiện nhân đâu. Mà do những nhà giàu, triệu phú, tỷ phú Mỹ, cỡ Bill Gates, Warren Buffett, Mitt Romney, những tài tử Hollywood (đa số là phe cấp tiến) –phải đóng thuế rất nặng, trên tỷ lệ tài sản đang có. Không có tiền của họ, mọi hoạt động của nước Mỹ sẽ bị tê liệt. Sự thật đó, ai cũng biết và không có gì để bàn nữa. Vấn đề nằm ở chỗ, là khi có đợt giảm thuế và nếu trong nghị trường có ai đề nghị giảm thuế cho người giàu thì lập tức Đảng Dân Chủ (Democ-Rats) và Phe Cực Kỳ Cấp Tiến (ultra-liberal) lại nhao nhao, hò hét, phản đối, mặc dù trong đảng  -Rats giờ đây nhiều kẻ đã trở thành triệu phú, giàu sụ như ai, chẳng hạn vợ chồng Billy-Hilly, nhờ đã hành nghề tổng thống và mánh mung (Clinton Foundation hốt được bạc tỷ, nhưng đó là chuyện khác). 

Đã không được giảm thuế theo tỷ lệ công bằng, những đại gia Mỹ còn bị lôi cổ ra chửi bới bởi người dân “vô sản” bất mãn, ganh ghét, ít học, dễ bị xúi giục, khích động, bởi những báo chí cấp tiến, những chính trị gia vô liêm sỉ, và những social activists tả khuynh treo đầu dê bán thịt chó: Chia đều tài sản cho mỗi người dân. 

Nhưng làm sao thực hiện được điều không tưởng ấy, điều mà vào thế kỷ XVIII Pháp Jean-Jacques Rousseau cũng đã đề nghị? Gần một thế kỷ thống trị thế giới, Liên Xô, hang ổ của chủ nghĩa Cộng sản, cũng không thực hiện nổi, và đầu thập niên 90, đã bị bóp cổ chết, vứt vào sọt rác của lịch sử. François Hollande, tổng thống tả phái Pháp, lúc mới nhậm chức, cũng hăng tiết vịt lắm, bắt dân giàu đóng thuế nặng, khiến một số, như tài tử nổi tiếng Gérard Depardieu, phải bỏ nước sang Nga tỵ nạn thuế má.      
         
Thất bại trong việc tẩy chay người giàu, bây giờ người ta xoay qua kết án những nước tư bản đã không biết bảo vệ môi trường, và từ đó kết tội họ: trái đất hâm nóng, khí hậu thay đổi là do những nhà máy, kỹ nghệ sản xuất trong các nước tân tiến. Luận điệu y chang của cậu Al Gore, sau khi thất cử tổng thống, trở thành nhà hoạt động cho môi trương. Hàm ý nên dẹp các nhà máy, kỹ nghệ phun khói, trong khi những activists đạo đức giả này, như chính Al Gore, mỉa mai thay, cứ phom phom lái hay ngồi trong những chiếc xe loại xịn, gắn máy lạnh, do những nhà máy bị kết án ấy sản xuất.
 
Chuyện khác: Trong quyển sách End IRS before it ends us (Hãy dẹp Sở Thuế trước khi nó dẹp mình), dày 352 trang, của Grover Norquist, chủ tịch Phong trào Americans for Tax Reform và vài Phong trào khác. Sách do Center Street xuất bản, phát hành tháng 4/2015, cũng có đoạn phê bình những lạm dụng và “khủng bố” của Sở Thuế Mỹ đầy quyền uy về thuế má và những hành động mờ ám khác. Đặc biệt, tác giả nêu ra những bằng chứng cho thấy chính quyến Obama, trong mùa tranh cử 2012 vừa qua, đã lợi dụng hồ sơ Sở Thuế để truy tìm những đại gia nào, thuộc phe Bảo Thủ (ví dụ Tea Party), ủng hộ con gà Cộng Hòa nào chống lại cậu Obozo. Xin quý vị, nếu có giờ, đọc quyển sách rất có giá trị báo động ấy.

Bây giờ xin mời đọc bài “Thuế má”, khá ngắn, dưới đây:
 
 
THUẾ MÁ
 
Bài viết này, tiện nhân tình cờ đọc trên internet và nghe được trên youtube của Pháp cách đây hơn một năm, có tựa đề “Logique” (Hữu lý). 

Đó là bản dịch ra Pháp ngữ bởi một dịch giả ẩn danh từ một bài viết bằng tiếng Anh –và được ký tên (signé) Giáo sư David R. Kamerschen, mà không nói dạy ở đâu. Tiện nhân bèn lên Yahoo Mỹ và gặp bản chính, có tựa là “How tax cuts work”, được gán cho Tiến sĩ David R. Kamerschen, giáo sư Kinh tế học tại Đại Học Georgia. Bản chính và bản dịch có vài điểm nhỏ khác nhau (ví dụ “dollar” được thay bằng “euro”, 10 người bạn đi ăn nhà hàng thay vì vô bar uống bia, trong bản tiếng Mỹ không có hai câu kết, có vẻ trịch thượng, arrogance, nhưng rất vui, đặc trưng của dân Pháp), nhưng tựu trung nội dung và nét hài hước vẫn y nguyên.
 
      Nguyên bản đưọc gán hai Giáo sư Tiến sĩ Mỹ:
1) David R. Kamerschen (xem trên).
2) Thomas Davies, giáo sư và trưởng khoa Accounting (Kế toán), trường Đại Học South Dakota.
 
Nhưng cả hai vị giáo sư đã phủ nhận mình là tác giả. Người ta vẫn chưa tìm ra tên tác giả thật, và tất cả chỉ là phỏng đoán. Có người cũng nêu lên giả thuyết rằng một sinh viên nào đó của ông Davies, hay ông Kamerschen, đã tung lên Internet hay Facebook một bài giảng trong lớp, có mẩu chuyện “uống bia” này của ông thầy về chính sách thuế má.
 
Tựa đề “Thuế Má” do tiện nhân đặt, trong khi tựa đề của dịch giả Pháp là “Logique” (Hợp lý) và của nguyên bản Anh ngữ  là “How tax cuts work” (Giảm thuế thực hiện như thế nào)
 
Tiện nhân xin lược dịch, theo bản dịch Pháp ngữ, bài viết thú vị, khôi hài này, mà bản thân tiện nhân đã phải đọc lại vài lần:
 
Mở đầu:
 
Nói có sách mách có chứng: Xin trích đoạn mở đầu bài viết bằng ba thứ tiếng, để quý vị có thể so sánh:
 
A.  NLGO: Nguyên tắc thuế má dường như có thể cắt nghĩa bởi một “lô-gích” khá đơn giản. Nhưng dù vậy nhiều người không luôn luôn “nắm” được... Vì là mùa khai thuề, hãy để tôi cắt nghĩa cho quý vị điều ấy bằng những từ ngữ đơn giản mà tất cả ai cũng có thể hiểu.
 
     BẢN DỊCH PHÁP NGỮ: Le principe des impôts semble pouvoir s'expliquer par une logique assez simple. Mais beaucoup pourtant ne le saisissent toujours pas... Comme c'est la saison des taxes, laissez-moi vous l'expliquer en des termes simples que tout le monde peut comprendre.
 
     NGUYÊN VĂN TIẾNG ANH: Let’s put tax cuts in terms everyone can understand
 
B.  Hãy tưởng tượng hàng ngày 10 ông bạn gặp nhau để uống bia và hóa đơn tổng cộng lên tới 100 euros. (Bình thường, thì 10 euros cho một người). Nhưng 10 ông bạn của chúng ta quyết định trả tiền bia phân chia theo bảng ấn định mức thuế dựa trên lợi tức. Như sau...
 
 Imaginons que tous les jours, 10 amis se retrouvent pour boire une bière et que l'addition totale se monte à 100 euros. (Normalement, cela ferait 10 euros par personne). Mais nos dix amis décidèrent de payer cette facture selon une répartition qui s'inspire du calcul de l'impôt sur le revenu, ce qui donna ceci...

 Suppose that every day, ten men go out for dinner. The bill for all ten comes to $100. If  they paid their bill the way we pay our taxes, it would go something like this…
 
Cách trả tiền bia dựa trên lợi tức:
 
- Bốn ông đầu (nghèo nhất) không phải trả gì cả
- Ông thứ 5 trả 1 euro
- Ông thứ 6 trả 3 euros
- Ông thứ 7 trả 7 euros
- Ông thứ 8 trà 12 euros
- Ông thứ 9 trả 18 euros
- Ông chót (thứ 10, đại gia, giàu nhất) trả 59 euros.
 
Mười ông bạn gặp nhau hàng ngày uống bia và có vẻ hài lòng về giá cả thỏa thuận như vậy.
 
Cho đến một ngày nọ, chủ bar quyết định hạ giá bia. để thưởng họ là khách hàng trung thành: “Vì quý vị là khách hàng tốt, tôi quyết định hạ bớt 20 euros trên giấy tính tiền... từ nay quý vị chỉ trả phải 80 euros cho mười chai bia”.
 
Nhóm bạn nhậu quyết định tiếp tục trả tiền bia theo giá mới cũng bằng cách chia theo bảng đóng thuế. Bốn ông đầu tiếp tục uống chùa. Nhưng làm thế nào 6 người còn lại (những người phải chi địa) chia số tiền được giảm 20 euros một cách công bằng và hợp lý (logique)?
 
Họ nhận ra rằng 20 euros chia cho 6 thành 3.33 euros.
 
Nhưng nếu dựa trên số tiền trừ ấy theo tỷ lệ số tiền họ thường trả thì ông thứ 5 và thứ 6 phải được trả bù thêm tiền (+ 2.33 và + 0.33) để uống bia.
 
Chủ quán đề nghị rằng cách công bình nhất là hạ tiền trả của mỗi người theo tỷ lệ bách phân.
 
Chủ bar làm bài toán và kết quả như sau:
 
- Ông thứ 5, như bốn ông uống chùa kia, không phải trả gì hết (thêm một ông nghèo).
- Ông thứ 6 trả 2 euros thay vì 3 (hạ giá 33%).
- Ông thứ 7 trả 5 euros thay vì 7 (hạ giá 28%).
- Ông thứ 8 trả 9 euros thay vì 12 (hạ giá 25%).
- Ông thứ 9 trả 14 euros thay vì 18 (hạ giá 22%).
- Ông thứ 10 trả 50 euros thay vì 59 euros (hạ giá 16%).
 
Mỗi ông trong số 5 người chi địa trả ít hơn trước kia và 4 ông đầu vẫn tiếp tục uống chùa, cộng thêm ông nghèo thứ 5.
 
Nhưng... một lần, ra khỏi bar, mỗi ông so sánh tiền giảm (tiết kiệm) của mình:
 
- Tôi chỉ hưởng 1 euro trên tổng số 20 euros được giảm, ông thứ 6 vừa nói vừa chỉ mặt ông thứ 10, và tiếp: “Còn anh này được hưởng 9 euros”
- Ừa, tớ cũng vậy, ông thứ 5 nói, tớ chỉ được 1 euro tiết kiệm...
- Đúng thế, ông thứ 7 la lớn, tại sao thằng cha thứ 10 được giảm tới 9 euros trong khi tớ được giảm chỉ có 2 euros?... Thật là bất công khi thằng giàu nhất được hưởng sự giảm giá nhiều nhất!
- Khoan đã, ông thứ nhất la lên, bốn người chúng tôi không được hưởng gì cả... hệ thống này bóc lột người nghèo!
 
Chín ông bèn vây ông thứ 10 và chửi mắng, đòi đánh ông ta... và hôm sau ông bạn thứ 10 của chúng ta (giàu nhất) không đến uống bia nữa!
 
Cho nên, 9 ông kia ngồi và uống bia mà không có ông thứ 10.
 
Nhưng khi tính tiền họ khám phá ra một điều quan trọng:
Họ không đủ tiền để trả tiền bia dù chỉ là một nửa (NLGO: 9 người góp lại chỉ có 30 euros, thiếu mất 50 euros).

Và đó, thưa quý bạn thân mến, là sự phản ảnh khắt khe của hệ thống thuế má của chúng ta.
 
Những người đóng thuế nhiều nhất phải được hưởng lợi nhất trong việc giảm thuế, nhưng những kẻ không đóng thuế tự cho mình bị thiệt thòi.
 
Đóng thuế người giàu cho nặng đi, kết họ về tội giàu đi và từ nay họ có thể không đến nữa... và đi uống bia tại ngoại quốc.
 
 Kết luận của dịch giả Pháp ẩn danh:
 
Người nào hiểu... khỏi cần giải thích!
Người nào không hiểu... thì không thể giải thích!
 
 
Portland, 26/7/2015
Người lính già Oregon

Thursday, July 30, 2015

CÔNG LÝ ĐÃ SÁNG TỎ: TÒA ÁN CALIFORNIA ĐÃ HỦY BỎ BẢN ÁN KHIẾM DIỆN LIÊN THÀNH VÌ TRẦN ĐÌNH MINH, TỔNG THƯ KÝ GHPGVNTN CỦA THÍCH QUẢNG ĐỘ VÀ VÕ VĂN ÁI, ĐÃ GIAN DỐI VỚI HỆ THỐNG LUẬT PHÁP HOA KỲ


ỦY BAN TRUY TỐ TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐIỀU HỢP TRUNG ƯƠNG
P.O. Box 6147, Fullerton, CA 92834
Điện thoại: 626-257-1057

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT
Orange County, CA, Ngày 29 tháng 7 năm 2015
Bản văn số: 7292015/ubtttadcsvn
CÔNG LÝ ĐÃ SÁNG TỎ
BẢN ÁN KHIẾM DIỆN ĐÃ ĐƯỢC HỦY BỎ

Tòa Án California đã HỦY BỎ BẢN ÁN KHIẾM DIỆN vì Trần Đình Minh, Tổng Thư Ký GHPGVNTN của Thích Quảng Độ và Võ Văn Ái, đã gian dối với hệ thống luật pháp Hoa Kỳ

Bấm vào đây để  Download (PDF) hoặc in ra giấy
________________________________

Tịnh Ngọc, Trưởng Khối Kỹ Thuật UBTTTADCSVN, kính gởi:

- Đồng bào tại Quốc nội và Hải ngoại
- Quý Chiến hữu Quân Lực VNCH và Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
________________________________

ORANGE COUNTY, CA, (29/7/2015- Cựu Thiếu Tá Liên Thành đã thắng vụ kháng án vì Trần Đình Minh đã gian dối với hệ thống luật pháp Hoa Kỳ trong vụ án KHIẾM DIỆN LIÊN THÀNH. Vụ án này còn được biết đến như là "vụ án bịt miệng Liên Thành". Trần Đình Minh hiện giữ chức Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ, do Thích Quảng Độ bổ nhiệm ngày 1/1/2014. 

Honorable Federick Horn, Chánh án Tòa án Orange County of California, Hoa Kỳ, đã ký án lệnh ngày 29/7/2015 HỦY BỎ BẢN ÁN KHIẾM DIỆN mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) của Thích Quảng Độ và Võ Văn Ái đã phổ biến trong thông báo ngày 23/5/2015. GHPGVNTN đã rêu rao rằng Trần Đình Minh thắng kiện $200,000 (hai trăm ngàn Mỹ Kim) vì bị ông Liên Thành "vu cáo" là gián điệp cộng sản. Thích Giác Đẳng, Tổng Thư Ký Văn Phòng II Viện Hoá Đạo kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Hải ngoại tại Hoa Kỳ, trong cuộc phỏng vấn của Ký giả Đoàn Trọng của Đài Truyền Hình Little Saigon 57.7 ngày 26/5/2015, đã xác nhận rằng: 

“Đúng, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã nhúng tay vào vụ án này vì có liên quan đến Giáo Hội”.

Trần Đình Minh và GHPGVNTN đã giấu nhẹm vụ kiện ngay từ lúc khởi đầu (4/6/2013) cho đến lúc kết thúc (9/10/2014) để ngăn chặn sự có mặt của bị cáo Liên Thành tại pháp đình. Trần Đình Minh đã tìm đủ mọi cách để xin tòa án chuẩn thuận cho nguyên cáo Trần Đình Minh được hưởng BẢN ÁN KHIẾM DIỆN. Mãi đến ngày 23/5/2015, sau khi đã quá 6 tháng ấn định cho bị cáo được quyền kháng án, Trần Đình Minh, Thích Quảng Độ, và Võ Văn Ái cùng GHPGVNTN mới tung ra một bản tin vừa thông báo vụ kiện vừa thông báo kết quả vụ kiện là BẢN ÁN KHIẾM DIỆN.

Cựu Thiếu Tá Liên Thành lần đầu tiên biết có vụ kiện này là ngày 23/5/2015. Sau khi xác minh nguồn gốc của BẢN ÁN KHIẾM DIỆN, cựu Thiếu Tá Liên Thành ngay lập tức liên lạc với luật sư của ông và tiến hành kháng án. Cựu Thiếu Tá Liên Thành đã khẳng định ngay với tòa án rằng: Trần Đình Minh đã bị tôi Liên Thành, nguyên Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa tại Thừa Thiên-Huế, ký lệnh bắt giam vì tội hoạt động nội tuyến cho cộng sản Việt Nam vào tháng 5/1972.

Căn cứ vào sự không minh bạch của Trần Đình Minh, dù đã quá thời hạn ấn định 6 tháng, tòa án đã chấp nhận đơn kháng án của ông Liên Thành và Luật sư Morris vào ngày 1/7/2015.

Tòa án đã tìm thấy nguyên cáo Trần Đình Minh gian dối với hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, vi phạm hàng loạt điều luật căn bản để đạt được mục đích là không thông báo vụ kiện cũng như không gởi trát tòa cho bị cáo Liên Thành, và cố tình lựa lúc đã hết thời hạn ấn định cho bị cáo Liên Thành kháng án để ra thông báo rêu rao chiến thắng trên Cơ Quan Phát Ngôn của GHPGVNTN (Queme.net) của Thích Quảng Độ và Võ Văn Ái.

Kết quả:

Tòa án HỦY BỎ BẢN ÁN KHIẾM DIỆN ngày 9/10/2014, trong đó HỦY BỎ việc Trần Đình Minh được nhận bồi thường hai trăm ngàn Mỹ Kim ($200,000).

Điều này đã được Tòa Án Orange County of California quyết định trong án lệnh ngày 29/7/2015.

Chúng tôi sẽ có thông cáo báo chí với chi tiết đầy đủ hơn.

Trân trọng,

Nắng Chiều

Tác giả: Nguyễn Thị Thêm
Tác giả sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bà kể, “Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính.” Với 9 bài viết trong năm 2015, bà là một trong 10 tác giả được bình chọn vào danh sách giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ XVI.
* * *

Bà Chín bước vào nhà, niềm vui vẫn còn dư âm sau một ngày gặp mặt bạn bè. Bé Minh ra mở cửa và reo vang:

- Ha! Bà ngoại đã về.

- Thưa ngoại mới về.

Bé Xinh chạy từ dưới nhà lên mừng rỡ. Bà mỉm cười xoa đầu cháu rồi xách hành lý bước vào trong. Bà cũng thấy ngại và xấu hổ, Hai đứa cháu ra mừng bà thế này mà bà không mua gì cho cháu. Nhưng tiệc tan thì bà lên xe về liền, có ghé chỗ nào đâu mà mua quà.

Đứa con gái cũng từ dưới nhà đi lên:

- Ủa! Sao má về sớm vậy. Con tưởng má ở chơi tới chiều tối chớ.

Bà Chín cười vui vẻ trả lời con:

- Ờ! tiệc xong má theo bác Phương về luôn vì nhà bác ấy có việc. Mấy bạn má còn ở lại chơi.

Xong bà háy mắt hỏi nhỏ con gái:

- Sao? Ở nhà thế nào? Ba ra sao?

Con gái cười cười:

- Cũng không có gì lớn. Chàng của má không được vui.

- Ba đang ở đâu?

- Trên phòng má. Con cho ăn cơm rồi đưa lên phòng. Chắc đang ngủ.

Bá Chín xách hành lý vào phòng ngủ. Ông chồng bà đang nằm ngáy say sưa. Bà nhìn chồng. Gương mặt ông như nhỏ lại, khắc khổ và mệt mõi. Gương mặt này giống hệt gương mặt má chồng bà ngày xưa.

Bà nhớ ngày mẹ chồng bà còn sống. Ừ! cũng đã qua hơn 10 năm rồi. Nhanh thật. Những ngày mẹ chồng già yếu cuối đời, bà nằm một chỗ trên chiếc giường Hospital bed có bấm nút của người bệnh. Gương mặt bà cũng y như vầy. Khi ngủ lúc nào mắt cũng nhắm nghiền, miệng há ra thở mệt nhọc. Khi thở bằng miệng hơi thở ngắn, cổ bị khô nên hay ho khan.

Ông chồng bà quyết tâm cận kề bên mẹ nên dọn giường vào ngủ chung phòng. Cái phòng được ngăn hai, một lối đi giữa, hai người nằm hai bên. Và thế là bà mặc nhiên chăm sóc hai người bệnh. Một người còn đi lại được nhưng tâm tánh bất thường. Một người nằm một chỗ mọi việc cần người phục vụ. Mỗi khi hai người cùng ngủ, hai gương mặt, hai kiểu nằm giống hệt nhau.

- "Đúng là hai mẹ con! " Đôi lúc bà lầm bầm như vậy.

Mẹ chồng bà Chín không di chuyển được kể từ sau khi bà bị té một trận gãy cả xương mông, sức khỏe yếu dần, hai cơ bắp teo lại.

Chuyện xưa nhớ lại bà còn ngậm ngùi và thấy mọi việc xảy đến không ai có thể lường trước. Đó là một buổi trưa ngày 27 Tết. Bà Chín cùng con cái quét dọn sạch sẽ bàn thờ gia tiên, vì 28 tết là ngày giỗ cha chồng. Bà chuẩn bị mọi thứ tươm tất cho việc cúng kiến ngày mai và ăn Tết luôn. Làm dâu trong gia đình người trung 30 năm bà biết việc giỗ gia tiên rất hệ trọng.

Ngày còn ở VN, dù khó khăn trong đời sống, bà cũng phải chuẩn bị một con heo trong chuồng mập mạp. Gà,vịt phải nuôi sẵn từ mấy tháng trước. Lúa phải có sẵn trong bồ. Gạo chà đầy lu và mọi thứ bà phải dự trữ từ thật lâu để đón bà con bên chồng. Gia đình nhà bà chị chồng, em chồng và bà con có thể đến từ 1 tuần hay 3 ngày trước ngày giỗ và ở chơi đến chiều 29 Tết mới ra về.

Tình gia đình và tộc họ sâu đậm như vậy nên bà là dâu trưởng không thể có điều sơ xuất. Nhà bà rộn ràng khách khứa, tiếng nói tiếng cười vang vang. Mẹ chồng bà ngồi ở bàn giữa ăn trầu vui vẻ tiếp khách. Mấy người đàn ông chè chén la lối, tranh luận ỏm tỏi. Những người phụ nữ bận rộn tới lui. Mấy đứa cháu họ được về thăm mệ ngoại chạy nhảy tung tăng, líu lo ngoài sân. Trái cây trong vườn đã được để dành cho chúng nên mặc sức hái trái và chơi đùa. Đó là những ngày vui của bà mẹ chồng suốt đời tận tụy cho chồng cho con.

Chồng bà Chín là sĩ quan trong quân đội VNCH bị đi tù Cộng Sản hơn 8 năm. Khi được thả về nhà lại bị chính quyền kềm kẹp, theo dõi mỗi ngày. Cho nên con đường duy nhất để xây dựng cuộc sống tự do và tương lai cho các con là phải xuất ngoại. Thật rất khó khăn với quyết định này vì mẹ chồng bà Chín không muốn rời bỏ quê hương, mồ mả ông bà và xa lìa con gái. Còn chồng bà Chín không nỡ bỏ mẹ già lại sau những tháng năm vất vả vì con.

Vì chỉ có một thằng con trai nối dõi nên mẹ chồng bà Chín rất phân vân khi quyết định. Bà làm một chuyến đi ở thử một vòng nhà các con gái rồi sẽ trả lời, để gia đình bà Chín hoàn tất hồ sơ. Cuối cùng bà cương quyết chọn con trai và con dâu, bỏ tất cả lại sau lưng, theo thằng con qua Mỹ.

Bà bị bệnh tiểu đường rất nặng từ ngày còn ở VN nên qua đây phải tiếp tục điều trị. Nhưng dường như tuổi tác làm căn bệnh bà không thể nào dừng lại.Thuốc men đầy đủ nhưng vì quá yêu kính mẹ, chồng bà để cho mẹ tự do ăn uống. Ông luôn chiều và mua những món ăn mà bà mẹ thích cho nên đường mỗi ngày mỗi cao. Hàng ngày Bà Chín phải thử đường cho mẹ chồng và chích thuốc hai lần. Bà ghi vào sổ cẩn thận để báo cho BS biết mà điều trị.

Khi bác sĩ báo tin đã suy thận và trụy tim thì mẹ chồng bà Chín yếu đi trông thấy. Cuối cùng bác sĩ gia đình quyết định bà phải giải phẩu, gắn ống và lọc thận mỗi tuần 3 lần.

Vào ngày lọc thận, trước khi xe của trung tâm tới rước. Bà Chín phải cho mẹ chồng ăn uống đầy đủ, lau sạch sẽ và thay tã cho bà. Để dễ dàng cho y tá làm việc, bà Chín đã may áo cho mẹ chồng ó phần mở ra ở ngay chỗ vết mỗ. Khi gắn hệ thống ống để cho máy chạy thì chỉ cần lột cái nắp áo thì nơi gắn ống sẽ thấy ngay. Để tiện cho việc chuyên chở và mẹ chồng không bị xô đẩy khi đặt lên ghế. Bà Chín đã may một tấm lót thật dày và đặt mẹ nằm lên trên. Nhân viên tới chỉ nắm bốn đầu tấm vải đó và nhấc bà bỏ lên băng ca. Tới nơi cũng nhấc như vậy bỏ lên ghế lọc máu. Như vậy mọi người ai cũng khỏe mà mẹ chồng bà Chín cũng không bị xoay trở hay lôi kéo như những bệnh nhân khác. Các nhân viên có nhiệm vụ đưa rước và y tá nơi trung tâm họ rất thích và khen bà Chín có nhiều sáng kiến

Mỗi khi mẹ chồng cần đi cầu hay cần thay tả. Bà Chín mượn tấm màn che của trung tâm để làm vệ sinh. Thét rồi bà biết nó để chỗ nào và đẩy thế nào cho nó dễ dàng. Mỗi khi thấy bà đẩy tấm màn che lại ghế mẹ chồng, là y tá nhìn nhau cười và các bệnh nhân bên cạnh cũng nhìn bà cười cười, ái ngại. Bởi vì phải uống nhiều thuốc nên phân những người bệnh rất là hôi thúi, Mẹ chồng bà lại rất bón nên chi đôi lúc bà phải lăn nghiêng mẹ chồng để moi những cục phân khô cứng đó ra. Những người xung quanh là những nạn nhân phải chịu cùng với bà Chín. Cho nên mỗi lần xong khi trả tấm màn trở về bà đều nói xin lỗi với những bệnh nhân nằm gần mẹ chồng.

Rút kinh nghiệm, nên mỗi lần cùng mẹ chồng đi lọc máu, trong túi xách mang theo lúc nào bà cũng chuẩn bị sẳn sàng mọi thứ cần dùng. Nào tã, bao tay, giấy lau, giấy chùi, khăn lót, khẩu trang và cả quần áo mẹ chồng phòng hờ khi vây ra quần áo có mà thay.

Sau khi máy chạy đã đều đặn, mẹ chồng ngủ một giấc dậy là bà Chín lại cho mẹ chồng ăn một ít thức ăn nhẹ. Ngồi nhìn máy chạy, bà còn theo dõi những diễn biến trên màn ảnh. Mỗi khi có trục trặc, máy ngưng hay điều chi khác lạ là bà kịp thời gọi y tá đến chỉnh lại. Vì một người y tá phải theo dõi 4 máy, có nghĩa là cho 4 bệnh nhân cho nên đôi khi nhiều máy có vấn đề một lúc họ cũng rất bận rộn.

Khi BS khuyến cáo về vấn đề ăn uống, bà Chín đã thuyết phục mẹ chồng và chồng, bà nấu thức ăn riêng theo chỉ định của BS và bưng vào phòng mẹ chồng để bà dùng riêng. Nhờ lọc thận và ăn uống điều độ, đường mẹ chồng bà Chín lần lần ổn định. Bà khỏe hơn, ít đau nhức. Mỗi ngày bà chín chỉ cần thử đường một lần và chích một lần là đủ.

Mẹ chồng bà Chín vốn sống giữa tình gia tộc nên khi qua Mỹ bà luôn cảm thấy cô đơn, thiếu vắng. Bà nhớ không khí đông vui, rộn ràng con cháu vào những ngày kỵ giỗ, Bà nhớ đến anh em, bà con nên lúc nào cũng canh cánh bên lòng. Những đồng tiền già của bà đều rót về VN làm những việc họ, việc làng, mồ mã tổ tiên, bà con, làng nước. Bà sống bên này nhưng lúc nào cũng hiu hắt nhớ về ngôi làng nhỏ, lũy tre xanh và con sông Ô Lâu kỷ niệm của bà. Ngày giỗ, ngày Tết bà muốn con dâu phải làm thật tươm tất như một lời tạ lỗi với người khuất mặt. Bởi vì thương con bà đã bỏ lại mọi thứ, không làm tròn trách nhiệm con dâu trưởng của bà.

Những ngày giỗ và Tết tại Mỹ, trong nhà bà Chín không thiếu thứ chi. Mứt bánh đầy đủ dù ít ai ăn. Thức ăn kho nấu để cúng phải nấu mâm cỗ theo kiểu miền Trung, vừa cay vừa có nắm ruốc mà mấy đứa con bà Chín không thích mấy. Nhưng mẹ chồng bà bảo đó là những món quê hương mà Ôn, Mệ, Cố, Vãi quen dùng. Ngoài ra còn những đồ lễ kèm theo như giấy tiền vàng bạc, áo quần bằng giấy mà bà Chín bóp bụng phải mua vì bà không tin vào mấy thứ này.

Buổi trưa hôm ấy, khi chưng bàn thờ bà Chín đã trang trọng chất lên 3 đòn bánh tét thật đẹp mà bà đã gói và vớt ra tối qua. Hương hoa, trái cây đã tươm tất để tối mẹ chồng đốt nhang khấn cha chồng. Có người bà con đem đến biếu vài đòn bánh tét, mẹ chồng bà bảo:

- Mi bày lên bàn thờ cúng ôn. Quà người quí hơn của nhà.

Bà vâng lời mẹ chồng đã chất lên bàn thờ ba đòn bánh tươm tất. Nhưng bà mẹ chồng bà không vừa ý. Lúc bà loay hoay với nồi khổ qua hầm, mẹ chồng nhắc ghế trèo lên đem hết hai đòn còn lại chất cả lên bàn thờ. Vì bánh tét tròn nên để chồng lên nhau sẽ bị lăn. Mẹ chồng bà loay hoay chụp thế nào không biết, bà bị té bà ngã lăn xuống đất. Nghe tiếng động bà Chín nhìn lại thì thấy mẹ chồng đã ngã sóng xoài. Ông chồng bà Chín chạy vô quát cho bà Chín một trận rồi hai vợ chồng đem mẹ chồng bà vào bệnh viện. Mẹ chồng bà Chín bị gãy xương hông và phải gắn vào đó ốc vít để nối lại.

Những ngày điều trị, tội nghiệp mẹ chồng bà phải chịu bao nhiêu là đau đớn thể xác vì vết thương, lại phải lọc máu định kỳ tại bệnh viện. Mỗi ngày người physical therapist đến tập bà đi. Hai vợ chồng bà Chín phải kề một bên mẹ để giúp đỡ và khuyên bà hãy gắng chịu đựng. Có khi quá đau bả chửi người tập bằng tất cả sự bực dọc đau đớn bằng tiếng Việt với âm hưởng miền Trung. Anh chàng Mỹ đen to con chẳng hiểu bà già nói gì. Khi được hỏi bà Chín đã trả lời:

- Mẹ chồng tôi khen và cám ơn ông bằng tiếng Việt.

Thế là anh chàng vui lắm càng tận tình và cám ơn mẹ chồng bà rối rít.

Sau ngày bị té, mẹ chồng bà Chín đi lại khó khăn. Kèm thêm bệnh tật, sức khỏe bà giảm xuống trầm trọng. Mỗi khi vào phòng săn sóc cho bà, nhìn bên kia giường ông chồng đang lim dim ngủ, bà Chín thấy gánh nặng đè trên vai mình. Bà khuyên chồng nên về phòng riêng nghỉ ngơi vì có nằm bên cạnh ông cũng không níu kéo được bệnh tật của mẹ. Bà biết tình thương quá đáng này sẽ làm ông càng ngày càng bị stress nhiều hơn. Điều suy nghĩ lo lắng của bà Chín càng ngày càng thấy đúng. Ông chồng bà sức khỏe tăng giảm theo bệnh tình của mẹ. Muốn mẹ mình khỏe mạnh và được chăm sóc tận tình, nhiều lúc ông đã hành xử quá đáng bà Chín và cả với Bác Sĩ, y tá ở bệnh viện.

Một lần mẹ chồng đi cấp cứu và giải phẩu. BS đã cho bà uống thuốc giảm đau. Chồng bà Chín khiếu nại bác sĩ là tại sao mẹ tôi ngủ nhiều. BS giảm thuốc thì bà mẹ đau nhức rên la không thôi. Chồng bà đã cự bác sĩ quyết liệt, yêu cầu BS phải bằng mọi cách để bà mẹ tỉnh táo mà không bị đau đớn. Thấy BS tỏ vẻ bực bội vì sự đòi hỏi quá đáng của chồng. Bà Chín phải tìm cách xin lỗi và mong ông thông cảm vì tình thương mẹ của một người con. Ông chồng bà khi biết chuyện đã gây bà Chín một trận ra trò và giận bà cả tháng vì tội bà Chín không đứng về phe ông mà còn xin lỗi Bác Sĩ.

Đời người không ai bước qua khỏi ngưỡng cửa thần chết. Nhất là một bà già trên 80 bị tiểu đường, hư thận, suy tim. Vào mùa đông năm đó, trời lạnh và có nhiều hôm mưa gió, nhưng định kỳ thì mỗi tuần phải vẫn phải đi lọc máu 3 lần. Bà Chín đã hết sức cẩn thận chăm sóc cho mẹ chồng, mỗi khi những người trong dịch vụ đưa rước chuyển bà ra xe. Bà Chín đã trùm mẹ chồng thật ấm, che luôn cả mặt, và đi theo một bên để che dù. Nhưng sức già cạn kiệt vì tiếp xúc với cái lạnh và gió mưa, bà bị sốt cao, ho và phổi có nước. Mặc dù BS tại trung tâm đã cho thẳng trụ sinh vào máu khi lọc, nhưng bà cũng không ngưng sốt. Các cô y tá khuyên bà Chín nên đem mẹ chồng đi bệnh viện. Bà Chín nhìn họ cười buồn và nói cho họ biết. Khi đem mẹ chồng vào nhà thương thì bà ấy sẽ chết. Nhưng các cô y tá không tin điều đó.

Bà Chín biết rằng khi gọi 911 là mẹ chồng sẽ đi luôn không bao giờ trở về. Vì khi cấp cứu bệnh viện sẽ lấy máu kiểm tra với bao nhiêu xét nghiệm khác. Mẹ chồng bà thì chỉ có mỗ mới có thể lấy máu thử vì các mạch máu đã teo nhỏ, nằm thật sâu dưới lớp da nhăn nheo. Dù thương, dù muốn níu kéo mẹ chồng bà cũng đành bất lưc. Bà nắm tay mẹ chồng rơi nước mắt:

- Mệ ơi! Mệ bệnh nặng lắm rồi. Con không thể lo cho mệ được nữa. Con đưa mệ vô bệnh viện nghen mệ?

Mẹ chồng bà nhìn bà bằng đôi mắt yếu ớt, hai giọt lệ rưng rưng. Bà biết sức bà đã tận, bà gật đầu rồi nhắm mắt lại mệt mỏi. Khi toán cấp cứu đẩy bà ra xe, bà Chín thấy mẹ chồng ráng nhướng đôi mắt nhìn lại bà. Đôi mắt đã nói lên tất cả yêu thương lẫn lời vĩnh biệt. Đôi mắt đó đi theo bà Chín suốt đời mỗi khi nhắc đến mẹ chồng.

Như bà Chín tiên đoán, bệnh viện phải mổ để lấy máu xét nghiệm. Mổ cả hai lần mới được và mẹ chồng bà đi vào hôn mê. BS cho biết bà đã bị pneumonia sức yếu chắc không qua khỏi đêm nay. Bà Chín triệu tập các con, cháu và toàn gia đình đến bệnh viện thăm mẹ chồng bà lần cuối. Các cháu hôn bà và hứa với bà những việc phải làm. 12 giờ đêm giao thừa năm đó, mẹ chồng bà Chín thở hơi cuối cùng và vĩnh viễn ra đi. Chưa tới một ngày vào bệnh viện, mẹ chồng bà đã mất. Khi gặp lại các y tá ở trung tâm lọc máu để báo tin và đóng hồ sơ, một y tá đã nắm tay bà Chín và nói:

- Bà đoán đúng thật, vào bệnh viện là bà ta đi luôn. Tôi chia buồn và good luck cho bà. Bà có thể bắt đầu hưởng những ngày vacation cho riêng bà.

Sở dĩ cô ta nói như vậy vì suốt bao nhiêu năm bà Chín không bỏ sót một ngày nào đi theo lo cho mẹ chồng nơi trung tâm. Các y tá ở đó cứ hỏi bà "Sao bà không đi chơi? Sao bà không nghỉ vacation ? bà phải giải trí nếu không bà sẽ bị trầm cảm"

Bà Chín những tưởng khi mẹ chồng qua đời, hai vợ chồng có thể rảnh rang đi thăm bà con hay du lịch chỗ này chỗ kia. Không ngờ thay vì lấy lại tinh thần để lo cho gia đình, chồng bà rơi vào hụt hẫng, cô đơn và luôn khóc khi nhớ mẹ.

Mẹ chồng bà Chín mất, chồng bà Chín như thân cây bị mục, rũ xuống đau thương. Ông đứng không vững, nói không ra lời và đã bị heart attack. Cuộn phim quay ngày tang lễ, ông cứ mở coi rồi khóc thảm thiết. Con gái phải dấu đi và nói gửi về VN, để kéo cha lại với thực tế. Nhưng sức khỏe ông càng đi xuống, tinh thần lẫn lộn, sống với những hình ảnh bà mẹ lẩn quẩn trong nhà. Bệnh parkinson làm tay chân run rẩy, yếu đuối. Khi điều trị căn bệnh này thì thuốc lại phản ứng với thuốc căn bệnh kia khiến bác sĩ cũng khó lòng cho thuốc đúng liều.

Mặc dù bà Chín đã rời xa căn nhà cũ chỉ có hai vợ chồng già, về ở với con gái để chúng đỡ đần phụ một tay. Nhưng ông chồng bà bây giờ lại coi bà là điểm tựa duy nhất như bà mẹ ngày xưa. Vắng bà là ông không chịu, lúc nào cũng đòi hỏi người lo cho ông phải là bà. Các con không biết làm sao thuyết phục cha. Càng khuyên thì ông càng giận dỗi và chướng nhiều hơn.

Hôm qua bà đã gửi ông ở nhà để đi dự hội ngộ với các bạn thời Trung học. Bà đã nói chuyện, dặn dò và xin phép ông. Con gái, con rễ ở nhà chăm sóc cha cho mẹ có một ngày rảnh rang thăm bạn bè phương xa về dự. Bà đi, nhưng biết khi về ông sẽ giận không nhiều thì ít. Tánh tình ông bây giờ như con nít hay vòi vĩnh. Nhiều khi ông có thể tự đứng dậy, nhưng ông vẫn chờ bà đỡ. Nhiều lúc thức ăn ông có thể tự ăn, nhưng ông vẫn muốn bà đút cho ông. Con gái thường la bà là chiều ông quá đáng đâm hư. Nhưng nếu không chiều, ông nỗi chướng bỏ ăn thì bà lại càng mệt.

Khi bà loay hoay thu xếp lại đồ đạc thì ông đã ngủ dậy. Ông nhìn bà bằng đôi mắt giận hờn. Bà biết trước nên vẫn tươi cười hỏi thăm ông ở nhà thế nào. Ông không trả lời, mặt ụ xuống, nhắm mắt lại.

Khi bà đỡ ông xuống ăn cơm ông không ăn, bỏ bửa cơm chiều và cũng không thèm uống thuốc. Buổi tối tắm cho ông thì ông mặt khó đăm đăm. Nhìn ông, bà thấy ngay hình ảnh một đứa bé đang làm nũng. Bất chợt bà tức cười. Bà không giận ông khó tính, cũng không thấy mình có lỗi, bà chỉ thấy đời mình gắn liền với ông như một định mệnh.

Bà lại nghĩ đến một người em Ngô Quyền dưới bà một lớp. Cô giáo xinh đẹp đó mong manh như một đóa hoa. Cô dịu dàng, nhỏ nhắn lúc nào cũng ân cần với tất cả mọi người.

Khi nhìn cô, ta nghĩ đó là một phụ nữ yếu đuối chắc không thể làm một việc gì nặng nhọc. Nhưng có ai biết được cô đã từng chăm sóc người chồng bệnh lâu năm nằm một chỗ. Người chồng cũng từng là lính, cũng từng ở tù CS và rất to lớn, đẹp trai.

Hai chị em thông cảm nhau khi nói về kinh nghiệm chăm sóc chồng bị bệnh. Em nói:

- Anh gầy nên chị đở lên đỡ xuống có phần nhẹ hơn em. Chồng em to con, mỗi lần đỡ anh em phải ráng hết sức mình. Nhất là mỗi khi làm vệ sinh em thật là mệt.

Vâng, người phụ nữ VN là vậy. Bà Chín cánh tay mặt bây giờ cũng nhức nhấc lên không muốn nỗi. Mỗi khi cần đỡ chồng ngồi dây, bà phải dùng cả hai bàn tay đan lại với nhau, câu cổ ông lên. Mỗi khi tắm rữa xong, lau cho ông, nước miếng ông nhểu từng giọt lên đầu, lên tay bà. Có hôm bà lấy khăn trùm kín cả đầu để khỏi bị ướt.

Còn ông mỗi khi ông đứng hay ngồi nước miếng nhểu lòng thòng có dây. Thay vì đưa tay lên miệng để chùi, ông lại cúi xuống lau bàn và nước miếng cứ thế rãi đầy bàn và trên nền nhà. Bà Chín lại phải lau nước miếng cho ông, rồi lại lau nhà, lau bàn. Loay hoay cả ngày với kéo ghế cho ngồi, lại kéo ông đứng lên, lau nước miếng, nấu ăn, cho ăn rồi đỡ lên phòng, đi vệ sinh. Bà Chín tiêu xài hết thời gian một ngày cho chồng.

Con nhỏ bạn ở Pensylvania gọi phone qua giới thiệu phim hay trên Web. Bà nói:

- Mình đâu có thì giờ đâu mà xem phim bộ.

Nó xì một cái rõ to trên phone rồi nói:

- Làm gì mà bận! Tối ngày bồ chỉ có ngó chừng chồng thôi. Thiếu gì thời gian rảnh rỗi. Xem phim đi. Hay lắm đó.

Hôm kia bà Chín nhận được cú phone của cô giáo từng dạy ngôi trường bà học. Cô đẹp nhất trong những cô giáo về dự hội ngộ hôm đó. Hai cô trò tâm sự thì mới biết ra cùng cảnh ngộ. Chồng cô cũng là một người cần cô chăm sóc. Ông không bệnh nặng như chồng bà Chín nhưng cũng là một bệnh nhân cần người giúp đỡ nhiều mặt.

Cô giáo kể lại những ngày gian lao sau 30 tháng tư. Những ngày cô đi dạy dưới ngôi trường XHCN bị nhiều bó buộc và bị theo dõi vì chồng là ngụy quân. Cô đẹp lắm, hát rất hay. Cô có thể hát tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Miên. Cô đã từng là giáo sư dạy nhạc nên cô có phong cách rất là nghệ sĩ. Nhìn cô ta thấy một cái gì tươi vui, rực rỡ.

Tuy nhiên đàng sau cái rực rỡ đó là một người vợ mẫn cán, một bà ngoại vui tính, một phụ nữ chịu thương, chịu khó với chồng.

Nghe cô tâm sự:

- Cô không dám đi đâu xa em ơi! Mình mà đi chơi, lỡ ở nhà chồng bị té người ta nói mình già rồi mà còn ham vui bỏ chồng như vậy thì xấu hổ lắm.

Bà Chín lại nghĩ tới mình. Đã từ lâu lắm rồi bà không còn sống cho mình nữa, nhiệm vụ đè nặng lên vai, lên hai tay nhăn nheo xấu xí. Một lần đem tro cốt mẹ chồng về VN an táng. Cô em chồng bà Chín nắm tay bà mân mê rồi nói với con cháu:

- Mấy đứa coi nè! Mợ mày là con gái một của ông bà ngoại, là cô giáo, đang ở xứ Mỹ giàu có mà bàn tay nhăn nhúm như vầy, thì biết mợ cực với mệ ngoại và cậu mi biết chừng nào.

Bà không nói được lời nào đành rút tay về. Cám ơn cô em chồng đã có cái nhìn thương yêu về bà chị dâu. Cám ơn những tình yêu thương mà cô ấy dành cho bà. Từ ngày chồng bà Chín bệnh, ông già đi trông thấy. Lưng ông còng lại như một ông già hom hem. Gương mặt ông hốc hác, mệt mõi. Nhìn ông người ta khó lòng đoán ra tuổi thật. Bà Chín mỗi lần ra ngoài cùng chồng bà không dám trang điểm hay sửa soạn. Bà không muốn ông thấy rõ sự sa sút của mình. Bà không dám để chồng thêm nhiều nỗi buồn hơn về thân phận.

Cuộc đời ông đã nhiều bi thương lắm rồi. Cơn bệnh làm cơ thể ông mệt mõi, đau đớn và mất mát nhiều thứ. Bà thương và cũng giận ông không nghe lời bà, bước ra sớm những tư tưởng tiêu cực về tình mẹ con hay bạn bè. Mọi người xung quanh ta đều có duyên với nhau, khi duyên tận thì hãy an vui và chấp nhận. Có muốn níu kéo cũng không được, chỉ làm khổ cho bản thân mình và làm những người xung quanh bị liên lụy.

Nhìn ông, bà thấy một nỗi buồn hiu hắt như nắng chiều cuối ngày còn le lói chân mây. Tóc ông bạc, tóc bà cũng bạc nhiều. Sợi nào cho riêng mình, sợi nào cho chồng, cho con. Theo thời gian nó đã rụng đi xơ xác như tháng ngày và những vất vã chồng chất theo mình.

Mỗi lần bà đem ông ra hớt tóc bà lại thấy lòng mình nao nao chới với, lãng đãng một nỗi buồn. Bà đã từng cạo đầu cho bà nội, mẹ ruột, mẹ chồng những ngày tuổi già xế bóng. Nhất là mẹ chồng, bà chỉ nằm trên giường không thể ngồi ghế. Bà Chín phải kê gối và tìm cách hớt tóc cho bà sạch sẽ. Những người thân yêu được bà săn sóc đã ra đi cả rồi. Bây giờ đến ông chồng, ông rất khó khăn khi ngồi lên ghế trong tiệm, nên bà ra tay làm thợ và bây giờ tay nghề cũng đã khá lắm rồi. Ông không còn càm ràm vì phải ngồi lâu.

Bà Chín sẽ đưa ông sang con sông sinh tử hay chính ông sẽ là người đứng lại bên bờ để tiễn bà. Chuyện tử sinh không ai có thể biết chắc được. Cho nên bà Chín hết lòng làm những gì mình có thể làm được cho chồng.

Những ngày cận kề vất vả này dù thế nào bà cũng mong nó kéo dài, vì ít nhất bà sống cũng có mục tiêu và niềm an ủi. Nếu một mai vắng ông bà sẽ buồn nhiều. Như cuộc sống bị mất đi một phần đời, một thân cây bị gãy đi một nhánh. Bà Chín rút ra một kinh nghiệm sống. Khi thương ai đừng nghĩ quá nhiều về người đó. Đừng chỉ nghĩ về người đó một chiều. Hãy chan hòa tình thương cho những người xung quanh. Bà cố tránh những cái nhìn giận dỗi hay châm bẩm chú ý những diễn tiến tâm lý của ông chồng. Bà để cho ông một chút thoải mái tự do. Còn bà cũng tìm cho mình một niềm vui khi có thể. Đó là vui với bạn bè trên Web, ngoài đời và những nút đen trên keyboard để mình relax. Phương pháp đó giúp bà một lúc nào đó bớt nghĩ về ông, và vui với bốn bức tường, trong căn phòng nhỏ có hai con khỉ già xế bóng.

Hôm qua ông giận hờn không chịu ăn cơm. Hôm nay ông đã bớt căng thẳng nhưng đôi mắt vẫn còn nhìn bà nhiều trách móc. Ông không nói gì với bà, nhưng bà biết ông đã nguôi cơn hờn dỗi. Buổi chiều cho ông ăn uống xong bà ra tưới mấy bụi rau sau nhà. Nắng chiều vẫn còn chiếu những tia bên rặng núi xa xa. Bất giác bà Chín nghĩ đến cuộc sống.

Đời người như một ngày của tạo vật. Khi mặt trời ló dạng ánh sáng dịu dàng xinh đẹp. Có nhiều người tốn rất nhiều tiền để chỉ để đến nơi nỗi tiếng để ngắm mặt trời lên. Đó là sự ra đời tuyệt vời của một sinh mạng. Ngây thơ, trong sáng và thánh thiện như một thiên thần.

Thế rồi từng bước trưởng thành, qua nhiều chặng đường thử thách, con người có khi thật tốt, có lúc thật xấu, có khi cuộc đời đầy tươi đẹp, có lúc sóng gió, bão giông. Cuối cùng về với điểm cuối cùng là lìa xa nhân thế. Như mặt trời qua bao giai đoạn trong ngày, tươi sáng, chói chang, mờ theo mưa bão hay bị che dưới mây đen, núi non chớn chở và cuối ngày là những giọt nắng yếu đuối buổi chiều tà.

Nhưng không phải đến tuổi già thì buổi chiều nào cũng thê lương. Tuổi già buồn hay vui là do nhân sinh quan của mỗi người. Là kết quả của một quá trình vào đời và nhìn lại. Mặc dù ta không thể làm lại từ đầu hay thay đổi, nhưng ta có thể rút lại kinh nghiệm và làm đẹp cho những ngày còn lại. Không còn bận bịu với cơm áo gạo tiền, con cái đã trưởng thành và mọi trách nhiệm đã xong. Sao ta không ung dung tận hưởng những nhẹ nhàng, mát mẻ của ánh nắng và gió mát buổi chiều tà. Bà Chín hay đem ông chồng ra sân sau, cho ông đi tới đi lui để đón gió mát buổi chiều, để con chó Lucy quấn quít mừng vui. Bà hay chỉ cho ông những nụ hoa bà chăm chút mới hé hay những trái đậu đủa thật dài thả xuống dễ thương.

Đối với bà Chín buổi chiều có vẽ đẹp riêng của nó như người lữ hành đã xong một chuyến đường dài mệt mõi, trở về căn nhà ấm êm. Bà muốn cho ông thấy điều đó để giảm bớt những căng thẳng trong đầu và chấp nhận hiện tại. Hãy làm một ánh nắng có ích trên biển xanh buổi hoàng hôn. Hay những giọt nắng cuối cùng chầm chậm để người nông dân về với gia đình. Để mẹ già không vội vã quang gánh về lo cho con bữa cơm nấu muộn.

Nơi đất nước đầy tiện nghi này, tuổi già hay tuổi trẻ đều có quyền ước mơ và thực hiện ước mơ đó. Bà Chín đã xem trên chương trình America Got Talent, bà đã khâm phục bà già trên 80 biểu diễn những những bước khiêu vũ tuyệt vời. Tuần này bà mẹ già và con trai lên biểu diễn. Bà mẹ đã trình diễn một màn bắn cung đứng tim mọi người. Bà đã được chọn để bước tiếp và người con trai đã bị loại.

Cho nên bà Chín nhủ với lòng:

- Dù tuổi già nhưng hãy làm một bà già vui vẻ, hoạt bát và yêu đời. Nếu được chọn, bà sẽ chọn làm một ánh nắng chiều thật đẹp có ích cho mọi người được an vui trong một ngày hạnh phúc.

Nguyễn Thị Thêm


PHÙNG QUANG THANH: NHÌN RĂNG ĐỂ NHẬN DIỆN HEO THIỆT HAY GIẢ

Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 29.07.2015

Người ta có thể kiếm ra người giống như Phùng Quang Thanh. Người ta cũng có thể dùng chất dẻo để làm những bộ mặt giả rất tinh tế từng nếp nhăn, vết thẹo.
Đễ kiểm soát giả thiệt, người ta thường quan sát vành TAI vì vành Tai ít thay đổi.
Nhưng một điểm rất đặc biệt nữa là quan sát hàm răng vì HÀM RĂNG và NHỮNG CÁI RĂNG là cá biệt cho mỗi người.
Rất may, tôi nhận được hai nụ cười của Phùng Quang Thanh thiệt và Phùng Quang Thanh giả để lộ HAI HÀM RĂNG để tôi có thể quan sát sự khác biệt.
Xin quý độc giả xem hình đính kèm

Nguyễn Phúc Liên
Geneva. 29.07.2015



46 NGƯỜI TẦM TRÚ VIỆT NAM ĐẾN ÚC ĐÃ BỊ TRẢ VỀ

- ĐINH HOÀI NHƠN.-

Một nhóm người tầm trú Việt Nam đã tới vùng biển Úc bằng thuyền, tại vùng Dampier vào ngày 20-7-2015, cách bờ 150 cây số, gây dư luận xôn xao và bàn cải về chính sách bảo vệ biên cương của chính phủ Liên Đảng đã thành công, sau thời kỳ 6 năm cầm quyền của đảng Lao Động khuynh tả và đảng Xanh, hậu quả là hơn 50,000 người tầm trú, tốn kém hơn 12 tỷ Úc Kim ngân sách và nay vẫn là một gánh nặng cho chính phủ Liên Đảng do Lao Động để lại.

Chính vấn đề người tầm trú là một trong những nguyên do đưa Lao Động thất cử năm 2013. Trong đại hội đảng Lao Động 2 ngày, thứ bảy và chủ nhật ngày 25 và 26 tháng 7 năm 2015 tại Melbourne, thủ lãnh đối lập Bill Shorten đã quay ngược 180% chính sách về người tầm trú, là đuổi những tàu xâm nhập biên cương của nước Úc, đã gây bất bình của nhiều đồng chí Lao Động và bên ngoài là có thành phần khuynh tả, Hồi giáo biểu tình phản đối.



Theo tin tức từ các cơ quan truyền thông chính mạch của Úc, 46 người tầm trú Việt Nam đã bị đưa về nước bằng phi cơ vào buổi trưa ngày chủ nhật 26-7-2015. Tức là chỉ 1 tuần sau khi đến Úc an toàn bằng con tàu khá chắc.


Tàu chở người Việt bị "neo" ở Dampier

Theo ông Trung Đoan ( viết theo báo chí Úc, phải chăng là Đoàn việt Trung cựu chủ tịch Cộng Đồng VN Liên Bang, thuộc băng đảng Việt Tân?? ), tự nhận là "Tổng Thư Ký Voice ??? " , một tổ chức xa lạ với cộng đồng VN ở Úc, hay là " ngoại vi Việt Tân ??" cho biết là dân địa phương nhìn thấy cảnh sát đưa từng người tầm trú Việt gặp cảnh sát để phỏng vấn. Dù ông không có mặt nhưng biết là những thuyền nhân Việt Nam gầy, gương mặt thảm não. Theo ông Đoàn ( hay Đoan) thì sau đó những người tầm trú được phi cơ mang về thành Hồ và chuyển sang tình Bình Thuận, nơi xuất phát con tàu.

Sau năm 1975, một số thuyền tỵ nạn đã đến Úc và họ được chào đón như những vị khách can đảm. Tuy nhiên tấm thịnh tình của người Úc đã nguội dần khi hàng năm có nhiều người thề quyết không sống dưới chế độ cộng sản khi đến các trại tỵ nạn và nước Úc, nay họ trở về an toàn hàng năm, tệ hại là nổi tiếng vận chuyển bạch phiến, trồng cần sa, bảo lãnh, thật, giả qua sự trợ giúp của các phòng lo di trú Việt, do chính những người học hành thành tài trong ngành luật. Hàng năm, trong số hơn 4 triệu người Việt hải ngoại, có khoản 800 nghìn người về, cung cấp hàng tỷ Mỹ Kim cho chế độ mà họ cho là tàn ác, không thể sống an toàn.

Năm 2003, một người tên là Nguyễn Hòa, tức là Hòa Lửa, ông tự nhận là kháng chiến quân cao cấp (đặc khu trưởng Rừng Sát), bị bắt, cộng sản kết án tử hình, sau giảm còn chung thân, thời gian ở tù, ông cho biết là công khai tập hợp tù để xử án những người tù làm tai mắt cho quản giáo, thế là ông tự khai là có thêm tên là Hòa Chánh Án; ông khai là vượt ngục, trốn qua Úc và sau khi được qui chế thường trú, đã về Việt Nam an toàn, qua mặt cả sứ quán, nằm vùng và sau đó tổ chức đưa 54 người bằng thuyền, những người nầy khai là họ rải truyền đơn chống chế độ, bị truy lùng, nên không thể ở lại. Con tàu Hào kiệt một thời gây xôn xao báo chí Úc và thời ông Đoàn Việt Trung làm chủ tịch cộng đồng, ông hết lòng can thiệp, tranh đấu và sau đó 54 người được ở lại. Cũng như những người tỵ nạn thành tầm trú, 54 thuyền nhân con tàu Hào Kiệt đã trở về Việt Nam an toàn sau khi đươc Úc ban qui chế thường trú.

Những sự kiện trên làm cho vấn đề thuyền nhân Việt nam khó khăn khi tới Úc, dù cộng đồng hay những người như ông Trung Đoàn có vận động hết sức, nhưng không thành công. Ngày nay người Úc và các nước Tây Phương đã mệt mỏi về người tỵ nạn và nhất là tầm trú../

Wednesday, July 29, 2015

Hàm răng giả

Tôi xin kể bạn nghe "một chuyện tình". Đương nhiên, chuyện tình bao giờ cũng phải dang dở, chia lìa, cho đúng kiểu của tiểu thuyết, vì nếu là chuyện đời thường, yêu nhau, cưới nhau, sống với nhau đến đầu bạc răng long thì đã thành "ác mộng" rồi, tình tang gì nữa! Vì mấy mươi năm sống với nhau, dung nhan ai cũng xuống cấp thê thảm. Tình yêu cũng xuống đến số không. Bạn thử liếc nhìn người phối ngẫu của mình mà không thở dài mới là giỏi. Dù xưa kia, anh, chị (còn xinh đẹp), có mê nhau, ham nhau đến cỡ nào đi nữa thì giờ đây cũng chẳng buồn nhìn nhau. "Bi kịch của tình yêu là sự lãnh đạm" (Somerset Maugham). Tâm trạng ông nào cũng não nề nhưng vẫn làm như rất hạnh phúc để sống cho qua những ngày cuối đời. Chết là thoát. 

Bởi vậy mới có chuyện "thật" sau đây: Một ông hấp hối, đang thở những hơi thở cuối cùng để tị nạn qua bên kia thế giới. Bà vợ khóc lóc 

"Ông ơi! Ông đừng chết. Ông mà chết thì tôi chết theo ông". 

Ông chồng hoảng kinh vùng dậy la lên "Tôi lạy bà, để tôi đi một mình" rồi lăn ra chết thiệt.

Thời gian rất công bình. Vua chúa hay ăn mày đều phải già lão. Quý bà có đem tiền nộp cho các mỹ viện thì cũng chống cự ít lâu rồi già vẫn hoàn già! Vì chuyện tôi kể sau đây là chuyện thật của hai người lớn tuổi, có thể khiến bạn, đọc đến hết chuyện, sẽ lắc đầu chán nản 

"Chẳng hay ho gì! Tình yêu đâu? Dở dang, chia lìa đâu? Mà cũng chẳng thấy vận tải, chuyên chở triết lý, ẩn dụ gì để người đọc suy tư! Cha nầy (tác giả) đánh lừa mình. Mất thì giờ !" 

Nhưng tôi biết, mấy ông bà tìm đọc tôi để "giết thì giờ" mà! Cứ đọc đi. Cuối chuyện sẽ có một câu "trích dẫn" rất thâm thúy.
*
Chuyện như thế nầy. Sau năm 1975, mấy ông bà quân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đi tù cải tạo. Nghĩa là khổ sai biệt xứ (đày ra vùng núi rừng Tây Bắc Việt Nam) hàng chục năm, chết như rạ vì lao động quá sức, vì đói lạnh, vì bịnh tật mà không thuốc men. Nhưng quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa, còn may mắn, vì sau hàng chục năm tù, ai sống sót, ra tù thì được chính phủ Mỹ đón qua Mỹ sinh sống. 

Khoảng đầu năm 1990, chương trình HO bắt đầu. Người tù trẻ nhất cũng trên bốn mươi, nhưng trông đã hom hem, ốm yếu vì ở tù Cộng Sản đâu phải đi nghỉ hè. Qua đến xứ Mỹ, ai cũng lăn lưng vào việc kiếm sống cho bản thân và vợ con. Ông bà nào tha một lũ con qua thì khổ. Làm bao nhiêu cũng không đủ bỏ vào mấy cái tàu há mồm chờ sẵn. Nhưng đáng sợ nhất là mấy cái bills. Cuối tháng ký check mệt nghỉ. Mấy ông bà HO chỉ làm được những nghề chân tay, tiền công rất thấp. Có người làm 70, 80 giờ một tuần. Sáng tinh mơ đi, khuya mới về. Vậy mà không đủ trả cho các chi phí. Riêng tiền nhà đã trên nghìn đô rồi! Có mấy ông độc thân là hạnh phúc nhất. Chỉ cần kiếm đủ bỏ mồm, trả tiền thuê phòng trọ là có quyền thảnh thơi, cà phê cà pháo với bạn bè.

Chuyện nầy kể về một ông HO độc thân như vầy.

Anh ta tên Tư được gọi là Tư Móm, vì lúc còn trong tù Cộng Sản, bị vệ binh dộng báng súng vô miệng. Cả hàm răng rụng ráo trọi. Bạn sẽ hỏi 

"Tại sao bị dộng báng súng?". 

Tù ngụy thì "cách (cái) mạng" muốn bắn bỏ lúc nào chẳng được. Dĩ nhiên phải có lý do.

Tù đi lao động ngoài rừng. Vệ binh kêu một tên tù mà mình không ưa "Ê. Anh kia đến đây bảo" Tù đến. Vệ binh bảo "Lại đằng kia bẻ cho tôi nhánh cây" Tù quay lưng đi một quãng thì được tặng nguyên một băng AK. Vệ binh bình thản giải thích "Tù trốn, bỏ chạy, kêu không chịu đứng lại".

Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đang thanh bình, người dân miền Nam lo làm ăn sinh sống, không đụng chạm, gây thù chuốc oán gì với miền Bắc, vậy mà đảng Cộng Sản kích động dân miền Bắc căm thù dân miền Nam "Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngất trời ... (bài hát Giải Phóng Miền Nam). Từ năm 1961, với súng đạn Nga, Tàu, họ kéo rốc vào miền Nam bắn giết, chôn sống đồng bào vô tội, pháo kích vào trường học, giật mìn xe đò... Đảng bảo căm thù thì căm thù? Nay thấy "kẻ thù” (tù) trước mặt mà không giết được, bộ đội, công an tức lắm! 

Nhân chuyện Tư Móm mất răng, tôi xin lang bang qua chuyện răng cỏ của tù cải tạo. Trong tù, chết nhiều nhất là bị kiết lỵ, một thứ bịnh lây lan rất nhanh mà không có trụ sinh. Năm ba bữa là "đi". Đau răng, sưng răng không chết nhưng khủng khiếp lắm. Mấy ông nhà binh, đạn bắn thủng bụng mà vẫn bình tĩnh điều động đồng đội chiến đấu, nhưng đau răng thì mất tinh thần, chân tay bủn rủn. Thuốc giảm đau không có, trụ sinh cũng không. Chỉ còn biết kêu lên 

"Ai nhổ giùm tôi cái răng đau?". 

Có ngay! Lúc còn ở trại tù Xuyên Mộc có ông tù cựu thiếu tá, bác sĩ Thạch, sẵn sàng giúp cho. Người đau răng hả họng ra cho ông ta dòm ngó để xác định cái nào sưng, xong đem đồ nghề ra. Đơn giản thôi. Một cái kềm nhổ đinh, một đoạn kẽm gai đập dẹp, mài bén, một chút bông gòn với chút muối. Trước hết ông ta đốt đầu kẽm gai để sát trùng rồi dùng nó "xỉa" thịt dính vào chân răng cho tách ra, sau đó dùng kềm nhổ đinh vặn trái chiếc răng đau, trong lúc đó "nạn nhân" miệng kêu á, á ! Cả thân hình vặn vẹo, tay bắt chuồn chuồn vì đau. Máu mủ đầy mồm. Chúng tôi đứng nhìn mà cũng "tê tái" cả người. Răng được lôi ra, đưa cho đương sự giữ làm kỷ niệm, lỗ trống chân răng được nhét vào chút muối, "đậy" lên bằng bông gòn. Ngậm miệng lại. Hết đau. 

Ông bác sĩ Thạch nầy chữa bịnh lao cũng tài. Một ông tù bị ho sao đó, người chỉ còn bộ xương. Ông bác sĩ phán 

"Ho lao, bảo người nhà gửi trụ sinh với ống chích vào ngay". 

Thời gian sau, thuốc được gửi vô. Ông ta bảo bịnh nhân "Xây lưng lại, kéo áo lên" Ông ta mằn mằn mấy cái xương sườn sau lưng rồi đẩy mũi kim vào giữa hai xương sườn, đâm lút kim, bơm thẳng thuốc vào ngay trong phổi bịnh nhân. Chích thuốc vào thịt xưa rồi. Thuốc đâu mà chích cho xuể? Tôi thấy sao nói vậy chứ chẳng biết ông ho lao có sống được không? 

Lịch sử đi tù của ông Thiếu tá bác sĩ nầy cũng không giống ai. Năm 1975, Dương Văn Minh lên làm tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa, chỉ làm một việc duy nhất là giơ hai tay lên trời và hát bài Biệt Kinh Kỳ "Giữa đoàn hùng binh có tôi đi ... Đầu hàng!". Cổ kim, Đông Tây, chưa có ông tổng thống nào quái đản như Dương Văn Minh! Mất nước! Quân đội tan rã. Quân, cán, chính, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, thậm chí nhà buôn, nhà thầu, nhà tu ... đều được đảng và nhà nước ta lùa vô một "nhà” duy nhất có tên là "nhà tù cải tạo". Trong nhà tù, ông bà nào chịu đựng không nổi thì thành "quá cố”, đưa qua "nhà xác"... 

Ông Thiếu tá bác sĩ Thạch trốn đi tù, mò xuống miền Tây, giả dạng thường dân, đổi tên họ, làm tên khờ, thất nghiệp, đi bưng tô, chùi bàn cho một tiệm hủ tiếu ở một xó chợ nhỏ nghèo nàn, heo hút. Được ít lâu, tưởng yên thân, không ngờ một buổi sáng, đang bưng hủ tiếu cho khách thì một cậu khách mừng rỡ kêu lên 

"Thiếu tá mạnh giỏi ? Thiếu tá không đi tù cải tạo sao còn ở đây ?" 

Trong quân đội, tất cả binh lính thuộc đơn vị đều là thân chủ của ông bác sĩ quân y nên gặp là nhận ra ngay. Thế là ông ta bị hốt vô trại tù Vườn Đào(miền Tây), rồi được đưa lên trại tù Xuyên Mộc.

Trở lại hàm răng giả của Tư Móm. Qua Mỹ, tiểu bang California, anh ta làm việc tà tà, buổi sáng cà phê, tán láo với bạn bè, trưa đi làm đến tối. Anh ta làm đủ nghề. Bạn ra đường, vào quán cà phê mà thấy một ông tuổi khoảng năm mươi ốm nhom, đầu tóc bờm xờm, mặc quần jeans, áo lính rằn ri (mua ở chợ trời, quân đội Mỹ thải ra) hai mắt láo liên như mắt khỉ, mồm miệng tía lia, vẻ bất cần đời. Đó là một ông HO Việt Nam độc thân tiêu biểu ở hải ngoại. Riêng ông bạn tôi có cái miệng móm nên dễ nhận ra. Bạn bè bảo 

"Đi làm hàm răng giả đi cha nội. Em nào thấy cái miệng ông cũng phát nản" 

Anh ta cười như ông lão 

"Vậy mà có bà khoái cái miệng móm của tôi mới kỳ. Bả không cho đi trồng răng, bảo là "cản trở lưu thông" (?) lại sợ các bà khác thấy đẹp trai, dụ dỗ mất".

Nhưng đó là nói về vật chất, còn về tinh thần, tình cảm không đơn giản như thế. Làm người mất nước làm sao quên được "cố quốc" rồi những kỷ niệm về đồng đội, về mấy cô hàng xóm, bạn học, bạn tù... Bây giờ họ ở đâu, ra sao? Anh chàng Tư của tôi cảm thấy cô đơn, nhất là khi cô bồ của anh ta bỏ đi lấy chồng vì anh ta có lần tuyên bố 

"Anh chỉ sống qua ngày, chờ qua đời. Anh sợ bị ràng buộc. Lấy vợ, sinh con, đẻ cái. Trách nhiệm phiền phức" 

Từ khi bị người tình cho "de" chàng Tư rất buồn. Chàng làm thơ. Đề tài, nội dung cũng giống như những cô, cậu thất tình khác là cảnh cũ, người xưa. Thơ chàng hay đến độ chàng thành "thi sĩ”, được các báo đăng, được ngâm trên đài phát thanh địa phương. Đang vô danh bỗng nổi danh, chàng sướng tê người lại được mấy ông bạn xúi in những bài thơ của chàng thành "Thi Phẩm". Chàng làm ngay. Vài nghìn đô. "Nhằm nhò gì, như Tề Thiên mới rụng cái lông" Phét lác là bản tính mấy cậu độc thân. Tập thơ rất đẹp, được gửi bán ở các tiệm sách (nhưng mấy tháng sau vẫn còn nguyên!). Chàng tặng mỗi người bạn mươi tập "Để ông muốn tặng ai thì tặng. Nếu cần thêm, cứ cho biết". Bạn bè còn xúi tổ chức ra mắt thơ. Chàng "Tới luôn!". Có ăn uống, ca nhạc và tặng thơ miễn phí. Khách đến khoảng vài trăm người, vì thân tình chứ không phải vì mến mộ nhà thơ. Vậy mà vẫn không "tiêu thụ” hết năm trăm tập thơ! 

Sau đó thì tất cả rơi vào yên lặng. Chẳng ai hỏi han đến chàng Tư Móm, thi sĩ nhà ta! Chỉ một lần duy nhất, có người gọi đến nhà thơ. Đó là một phụ nữ. Chị ta gọi đến không phải để khen thơ Tư Móm mà để tìm người quen. Chuyện nầy khiến cho nhà thơ Tư Móm và chị ta dính nhau như cục sắt và thỏi nam châm.

Tôi xin kể tiếp.

"A lô. Xin cho tôi được gặp anh Lê Văn Tư ạ !" 

Đó là vào một buổi tối, chàng Tư Móm đang nằm xem Video "Dạ, Tư tôi nghe đây!" 

"Phải anh Tư trước bảy lăm, nhà ở trước chợ Phan Thiết không?" 

"Dạ. Đúng rồi. Có việc gì không cô?" 

"Vậy là sau mấy mươi năm, anh em mình mới tìm thấy nhau. Anh bây giờ ra sao? Có mạnh khỏe không?" 

"Dạ. Tôi vẫn như xưa. Dung nhan phong nhã, cốt cách phi phàm, tinh thông kinh sử, xuất khẩu thành thơ..." 

"Em biết rồi. Nhờ tập thơ của anh mà em tìm thấy anh. Anh còn nhớ em không?" 

"Có trời mới biết được cô là ai!" 

"Em là con Tâm hàng xóm với anh. Nhà sát vách. Tâm khóc nhè đây. Ngày xưa anh xưng mi, tao với em..." 

Chàng Tư "A !" lên một tiếng muốn bể cái điện thoại 

"Tâm đó hả mi? Xin lỗi, quen miệng. Bây giờ phải gọi là cô, xưng tôi mới đúng" 

Bên kia đầu dây có tiếng cười thân ái "Anh em mình... Gọi sao cũng được".

Tình thân như anh em, cả hai mừng rỡ. "Tha hương ngộ cố tri" (nơi xứ người gặp bạn cũ). Chuyện trò, chàng mới biết nàng đã lập gia đình, được hai con thì chồng chết, sau khi qua Mỹ được năm năm. Chàng độc thân, nàng gái góa. Họ chẳng có gì phải e ngại khi chuyện trò thân mật. Tối nào hai người cũng ôm điện thoại nói cười đến khuya mà không muốn rời. Ai cũng vậy, đã là bạn thì phải gặp mặt. Nàng chờ chàng hẹn nhau đi điểm tâm, ăn trưa hoặc mời nàng đi xem ca nhạc. Có gợi ý mánh mánh nhưng chàng cứ phe lờ. Vì chàng kẹt cái miệng móm, rất khó coi. Nàng càng khen chàng thời học sinh đẹp trai, mong gặp để xem có thay đổi gì không? khiến chàng càng mất tinh thần, vì trước mình đẹp trai mà bây giờ thành ông già móm sọm, nên đành tìm cách hoãn binh 

"Anh bận tối ngày. Sáng sớm đã dậy đi làm, tối mịt mới về. Hay là, để tháng sau, có Hội Xuân hội Sĩ Quan Thủ Đức, anh mời em đến dự. Có con, cháu thì dẫn theo cho đông vui. Em cho anh địa chỉ, anh gửi vé đến" 
"Nhưng đến đó làm sao anh em mình nhận ra nhau, mấy mươi năm, ai cũng đổi khác" 

"Phải tìm nhau mới hồi hộp và vui" 

"Hay quá! Anh làm cho em hồi hộp ngay giờ phút nầy rồi. Bữa đó, đố anh nhận ra em!"

Một buổi sáng đi uống cà phê, chàng Tư Móm kể cho tôi nghe chuyện hai anh chị gặp nhau trên điện thoại 

"Bây giờ cô ta còn đòi gặp mặt tôi thì kẹt quá!" 

"Kẹt cái miệng móm chứ gì? Đi làm hàm răng giả thì trẻ đẹp lại ngay. Em thấy là mê tít thò lò” 

Anh ta sáng mắt lên "Có chừng đó mà không nghĩ ra. Mai tôi đi nha sĩ”. 

Bạn cũng biết, nhổ răng thì nhanh nhưng trồng răng, lại trồng cả hàm phải cần thời gian. Không hiểu Tư Móm trồng răng cách nào mà tuần sau hết móm, thành đẹp trai. Trong tiệm cà phê, anh ta vẫn không bỏ tính phét lác

"Mấy ông thấy thằng nầy ngon chưa? Cần tân trang chỗ nào nữa?" 

Rồi anh ta đứng lên xoay một vòng như mấy em trình diễn thời trang. Người thì bảo nên hớt tóc cho gọn gàng, người thì nói 

"Áo quần thụng thịnh quá! Ông nên mặc quần jeans bó ống, cứ phô trương cặp đùi "cò hương" ra là các em mất ngủ ngay". 

Từ đó, thay vì gọi là Tư Móm, nay đổi biệt danh anh ta là người "vừa đánh răng vừa huýt sáo". Vì tối đi ngủ, tháo hàm răng giả bỏ vô ly nước ngâm cho sạch, sáng dậy vừa chà hàm răng (giả) vừa có thể huýt sáo hay hát hò. Không rõ tình cảm giữa anh ta với cô láng giềng "thăng hoa" đến cỡ nào mà anh ta có vẻ bồn chồn, mong chờ ngày Hội Xuân đến nhanh. Và nhờ hàm răng giả, làn hơi được kềm chế, không phì phèo nữa, Tư Móm hát ca-ra-ô-kê. Một lần uống cà phê, anh ta cao hứng hát mấy câu nhạc tình lại còn hỏi ý kiến, hôm Hội Xuân nên hát tặng cô bạn bài gì? Giọng hát của anh ta, nếu hát đại nhạc hội có thu tiền, thu hình thì không được nhưng trong các dịp họp mặt, cưới hỏi, hội xuân ... cũng không đến nỗi. "Giọng hát trầm buồn và ngọt ngào". Vì thương bạn và để anh ta yêu đời mà khen thế thôi.

Trước đêm Hội Xuân, Tư Móm dặn chúng tôi để ý xem trong đám khách mời thấy cô, bà nào cầm đóa hoa hồng thì báo cho anh ta biết để anh ta đến chào, vì anh ta có chân trong ban tổ chức, phải lo đặt máy phóng thanh, thử máy, theo dõi chương trình nên kẹt sau hậu trường. Tôi và mấy ông bạn trong ban tiếp tân, lo đưa khách đến đúng số bàn ghi trong vé, nhưng tối đó có khoảng mươi bà khách cầm trên tay một đóa hoa hồng có bán trước cửa nên chẳng biết cô, bà nào? Khi đến giữa chương trình thì người giới thiệu trân trọng mời nhà thơ kiêm ca sĩ Hoài Hương (tức Tư Móm) lên cống hiến một bản nhạc. Chàng bước lên sân khấu với cây đàn guitar.

"Tôi xin hát bản "Bài Tình Ca Mùa Đông" để xin phép quý vị được thân tặng cô bạn hàng xóm của tôi, đã mấy mươi năm chưa gặp lại. Tôi tin rằng, cô cũng đang hiện diện tại đây. Thú thật, tôi có mời cô đến dự nhưng chỉ gửi giấy mời chứ chúng tôi chưa hề gặp nhau". 

Rồi anh ta cất tiếng hát. Chúng tôi cũng tò mò, theo dõi mấy cô, bà có hoa hồng để biết đó là ai. Nhờ bản nhạc hay và nhờ cao hứng, nên giọng anh ta hết sức truyền cảm. Thế rồi, có một người đứng lên, tay cầm đóa hoa hồng, yểu điệu tiến về hướng sân khấu. Đó là một chị, tuổi trên năm mươi, không đẹp lắm nhưng ăn mặc trang nhã và sang trọng. Chị ta không cao, mặt trái xoan, trang điểm cẩn thận. Chiếc áo dài nhung màu tím sẫm ôm lấy thân hình tròn trịa, gọn gàng. Tóc ngang vai, kiểu nữ sinh với chuỗi ngọc trai ở cổ và đôi hoa tai lóng lánh ánh đèn. Chúng tôi chờ chị ta tặng hoa thì sẽ vỗ tay hoan hô. Anh bạn tôi có lẽ đã thấy chị ta, nhưng vẫn làm như mãi say sưa trong tiếng nhạc, lời ca.

Nhưng, một việc bất ngờ xảy ra. Khi cô ta sắp bước lên sân khấu để tặng hoa là lúc anh chàng hát đến câu "Êm êm ... Ngoài kia nhạc đêm đông..." Chàng cao giọng, miệng há ra, gân cổ nổi lên. Đột nhiên, hàm răng giả quái ác vọt ra khỏi miệng chàng, bay vút như một UFO (dĩa bay) rồi rơi xuống, nằm tênh hênh trên sàn gỗ, khoảng trống trước sân khấu, nơi dùng để khiêu vũ. Miệng chàng móm sọm, môi trên thụt vô, môi dưới trề ra. Chàng buông tay đàn, bụm lấy miệng. Chúng tôi lặng người, bất động, quên cả thở!

Trong khi mọi người bàng hoàng thì cô bạn của chàng Tư Móm bình tĩnh quay lại, cúi xuống, lượm hàm răng giả, lấy khăn đang cầm trong tay lau hàm răng rồi bước lên sân khấu, ra dấu cho anh ta há miệng ra, nhét hàm răng giả đó vào, "chàng" trở lại đẹp trai như cũ. Tiếp theo, cô trao đóa hoa hồng và nhón gót, hôn đánh chụt một cái lên má anh ta, rồi hai người nắm tay nhau cúi chào khán giả và bước xuống sân khấu. Tiếng vỗ tay, cười nói lúc đó mới rộ lên.

Rồi sao nữa?

Cả tuần sau đó, không thấy anh bạn Tư Móm của chúng tôi ra tiệm cà phê. Tôi gọi điện thoại 

"Mấy bữa nay ông đi đâu?" 

"Bà xã pha cà phê, làm điểm tâm ở nhà…" 

"Ủa! Bà xã nào? Sao không mời tụi nầy đi ăn đám cưới?" 

"Cưới hỏi gì. Rổ rá cạp lại. Bà bữa hôm Hội Xuân đó. Mấy đứa con xúi bả rủ tôi đến ở chung. Chúng có gia đình, ở xa, sợ mẹ sống một mình buồn, sau nầy già cả, bịnh hoạn không ai săn sóc" 

"Có gia đình rồi, phải lo làm ăn mà trả mấy cái bills. Ăn uống đầy đủ vô…" 

"Khỏi lo. Cơm ngày ba bữa, tắm rửa một lần, áo quần mặc cả ngày. Tiền mua nhà trả hết rồi. Điện nước … mấy đứa con trả. Bà xã tôi biểu tôi mời mấy ông, bữa nào đến ăn bún cá. Dân Phan Thiết nấu món nầy ngon lắm" 

"Muốn mấy người đến dự?" 

"Nhiêu cũng được, miễn báo trước để tụi nầy chuẩn bị”

Bọn tôi, khoảng mươi ông hẹn nhau đến thăm nhà thơ kiêm ca sĩ Tư Móm để chúc mừng anh ta, nhờ chỉ một bài hát mà vớ được một chị đàn bà ngon lành.

Chúng tôi kéo đến. Đó là một ngôi nhà tiêu biểu của dân trung lưu. Vợ chồng bạn tôi mừng rỡ đón chào. Có lẽ nhờ hơi trai nên chị ta trông như hoa tươi. Miệng cười toe toét. Chúng tôi ăn nhậu, nức nở khen chị ta nấu quá khéo, quá ngon. Mà ngon thiệt! Ăn muốn nứt bụng. Khi sắp sửa tan hàng, chỉ còn một mình Tư Móm ở nhà trên, tôi hỏi 

"Cho biết cảm tưởng sau khi thành gia thất?" Bạn tôi lắc đầu

"Mất tự do! Tôi quen sống một mình, cơm hàng cháo chợ, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm, bây giờ có bả, kẹt thiệt! Khổ nỗi là tôi rất thương bả. Từ thuở bé, hai đứa tôi đã thân thiết nhau, nay gặp lại, không phải tình yêu mà là tình bạn với nhiều thông cảm. Tôi nghĩ, các ông có những điều không thể nói cho vợ nghe. Hai đứa tôi thì khác. Chuyện gì cũng kể cho nhau nghe. Từ chuyện xưa đến chuyện nay, cứ "thủ thỉ” hoài không chán. Nhưng trước đây, tôi như con ngựa rừng, bây giờ bị khớp mỏ, lại có dây cương, quay phải, quay trái không theo ý mình…" 

Đang tâm tình thì bà vợ anh ta dưới bếp đi lên 

"Mấy ông tâm sự gì đó? Cho nghe với! Chuyện bồ bịch phải không?" 

Bạn tôi ngồi xích ra cho vợ ngồi ké bên ghế và nói với chị ta 

"Anh nói, có vợ cũng hay. Nhất là khi mình ân hận, thất vọng thì đã có người vợ bên cạnh an ủi" 

Tôi hỏi "Thế khi ông chưa có vợ thì ai an ủi ông?" 

Tư Móm lớn tiếng "Chưa có vợ thì làm gì có chuyện ân hận, thất vọng" 

Chị vợ thò tay ngắt hông chồng "Ông nói xấu tôi!" Anh ta "Ối!" lên một tiếng rồi nói tiếp 

"Nhưng bà xã tôi còn có biệt tài mà bà xã các ông không làm được. Đó là lúc tôi đi ngủ và lúc tôi thức dậy, bà xã tôi đánh răng cho tôi. Đánh sạch bóc". 

Chúng tôi cười "Trong lúc bả đánh răng cho ông thì ông vẫn có thể hát hò bình thường. Thế mới tài". 

Khi sắp ra về, một ông bạn tôi đứng lên, có đôi lời long trọng 

"Thay mặt các bạn, chúng tôi cám ơn anh chị đã cho thưởng thức mấy món ăn truyền thống của Phan Thiết. Cũng cám ơn riêng với chị là từ nay bạn tôi sẽ không còn cô đơn, sẽ được ăn uống tử tế, được chị săn sóc với sự thương yêu. Chúng tôi chỉ xin chị, vì nhân đạo mà lưu ý một điều: là, trước đây, các cháu còn sống trong gia đình, chị thường nấu nhiều món, nồi lớn, nay chúng là lũ chim đã bay khỏi tổ, chỉ còn hai anh chị. Xin chị nấu ít lại, đủ chỉ một bữa thôi, bữa sau nấu món khác. Chúng tôi hiện đang ở trong hoàn cảnh đau khổ đó mà không dám hé môi với vợ. Bà nào cũng nấu một nồi bự (cho bầy con), như thói quen trước đây. Thế là ông chồng phải ăn ngày nầy qua ngày khác những món hâm đi, hâm lại. Đau khổ lắm. Ngậm đắng nuốt cay!..." 

Bạn tôi làm bộ mếu máo cho chúng tôi cười. Chị chủ nhà thì "Dạ! Dạ! Tôi nhớ" Còn Tư Móm thì ngơ ngác như con nai vàng. Có trải qua cảnh "bổn cũ soạn lại" bao giờ đâu!

Chúng tôi ra về mà ngậm ngùi cho thân phận mình và cảm thương cho người bạn đã làm một việc thiếu suy nghĩ là đã lấy vợ. Vở kịch mới diễn màn một, các màn sau mới bi thảm. Tôi nhớ đến lời dạy của đấng chí tôn của tôi 

"Này, tên đàn ông xấu số kia. Ngươi sẽ phải bì bõm trong bể khổ cho đến chết … kể từ khi ngươi lấy vợ".
Phạm Thành Châu

Blog Archive