TRÒ CHƠI CHỮ TRONG CHÍNH TRỊ (nhân vụ những người đòi đổi tên Ngày Quốc Hận )
Huỳnh Kim Anh-
Trong văn chương Việt-Nam và thế giới có không biết bao nhiêu giai thoại về trò chơi chữ (jeu des mots). Nhưng chơi chữ trong văn chương thì chỉ là nếu không phải là một nghệ thuật đáng chiêm ngưõng thì cũng chỉ là một trò vui đùa không hại gì mấy. Nhưng khi trò chơi chữ được các nhà chính trị xử dụng thì thật vô cùng nguy hiểm. Kể sơ ra đây vài thí dụ về trò chơi chữ đã được đảng Cộng-Sản Việt-Nam xài trong lịch sử. Chỉ một vài thí dụ thôi trong vô số.
* Những ngày đầu thành lập, Đảng CS lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt-Nam, nhưng khi thấy danh từ Cộng-Sàn lộ nguyên hình quá không thể dụ được quần chúng nhẹ dạ, và dể gây dị ứng trong thành phần trí thức, chúng bèn đổi tên thành Đảng Lao Động Việt-Nam , Cho mãi đến sau 1975 mới hoàn thân Cộng Sản. Quả nhiên lúc đó nhiều người yêu nước đã vì lầm chúng không phải là Cộng Sản nên đã tham gia vào hàng ngũ của chúng, chỉ với một lòng muốn dành độc lập cho tổ quốc Việt-Nam.
* Năm 1945 khi phát dộng toàn quốc kháng chiến, vì muốn vơ vét vàng trong dân chúng nên CS bèn phát động Tuần Lể Vàng để quyên góp. Nhưng quyên ở đâu đây ? Không lẽ đi quyên vàng ở giai cấp vô sản ? ( có gì mà quyên ?) Còn bọn địa chủ thì CS đã lở kết án là bọn bóc lột rồi. CS bèn nghĩ ra cách là dùng nhóm chữ “Địa Chủ Tiến Bộ” để gán cho những nhà địa chủ hiến vàng. Ai mà không muốn biến thành kẽ tiến bộ. Vậy là toàn quốc lầm, trong đó có cha mẹ của Đặng Xuân Khu tức Trường Chinh.
Hơn mười năm sau khi phát động phong trào Cải Cách Ruộng Dất, cần phải đem bọn điạ chủ ra giết thì CS mới suy nghĩ. Không lẽ đem giết những người tiến bộ. Thôi thì chi cho bằng bìến đổi một vài chữ cho xuôi tai. Thế là, từ “Địa Chủ Tiến Bộ” trở thành bọn “Địa Chủ Cơ Hội” Hầu hết các gia đình địa chủ đều bị đấu tố và bị giết, trong đó cũng có cha mẹ của Đặng Xuân Khu.
* Trong cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam. Đầu tiên CS dùng nhóm chữ “ Gia Đình Phản Động” để chỉ những gia đình có thân nhân cọng tác với chính quyền VNCH. Sau đó, chúng thấy có phản ứng trong hàng ngũ cán binh, vì chính gia đình bọn họ cũng biến thành “Gia Đình Phản Động”. CS lại phải nghiên cứu và đổi thành “ Gia Đình Đau Khổ”. Cán binh Cộng-Sản miền Nam thấy được an ủi nhiều.
* Sau khi chiếm miền Nam, đới với thành phần Quân Cán Chính VNCH. Làm thế nào để gom hết lại nhốt hết một lần mà không mất công lùng bắt, gây hoãn loạn . Lại chơi chữ: “ Trình diện học tập tùy theo cấp bậc.” Kêu thì ba ngày tại địa phương, người thì “Mang theo lương thực mười ngày hay một Tháng” Thế là toàn quốc lầm một lần nữa. CS đâu có nói là mười ngày hay một tháng sẽ cho về đâu! Thật là trò chơi chữ tinh vi.
* Từ 1975-1985 đối với những người VN vượt biên tìm tự do. Chúng gọi là bọn “ Phản Quốc” Đến sau năm 1985, thấy có thể “ Kiếm Chút Cháo” được từ những bọn “Phản Quốc” nầy (Té ra là Cơm Trắng và Bơ Sửa” ) chúng bèn đổi thành “ Khúc Ruột Ngàn Dặm” hay “ Việt Kiều Yêu Nước”.
* Năm 1968, Kissinger là cố vấn của Tổng Thống Nixon, là người chuyên xử dụng phương thức “Ngoại Giao Đi Đêm” Kissinger nhờ một vài người Pháp làm trung gian để nói chuyện với CSVN. Đầu tiên với Tòa Đại Sứ Việt-Cộng tại Pháp. Có một cuộc nói chuyện giữa các người trung gian và Mai văn Bộ là Đại Sứ CS tại Pháp lúc bấy giờ. Khi phía Mỹ đề nghị là họ sẽ “ Ngưng Oanh Tạc Vô Điều Kiện “ miền Bắc nói lại CS hứa sau khi Mỹ ngưng oanh tạc thì sẽ ngồi vào bàn hội nghị với một vài nhân nhượng. Đối với phía Mỹ, đây là cuôc “Ngưng Oanh Tạc Vô Điều Kiện” vì “Điều Kiên” không hề bị bắt buộc phải có trước khi ngưng oanh tạc đúng theo luật Bang Giao Quốc Tế và Chiến Tranh. Thế nhưng, bị ám ảnh bởi trò chơi chừ chình trị, nên Mai văn Bộ đã trả lời với người Pháp rằng : Không có khác biệt giữa Blanc Chapeaux và Chapeaux Blanc. Tỉnh từ đứng trước đứng sau như nhau, đìều kiển đi trước đi sau cũng như nhau. Những người Pháp nhìn nhau không hiểu gì cả.
Một vài thí dụ về trò chơi chữ chính trị mà CS đã xử dụng để lừa bịp dân chúng, và đôi khi còn bịp được cả thế giới. Thế nhưng, đa số dân chúng vẫn chưa thấy được sự nguy hiểm của nó và vẫn còn vô cùng nhẹ dạ. Có thấy sự khác biệt đôi chút trong cách dùng chữ thì cũng nghỉ là “ VIỆC NHỎ” không đáng quan tâm.
Sau khi nghị quyết 36 ra đời. Cách đây đã lâu, Đảng Việt-Tân đã đổi Ngày 30 tháng Tư thành ngày “Tự Do Cho Việt-Nam” thay vì Ngày Quốc Hận. May sao lúc ấy các tổ chức chính trị và Cộng Đồng đã thấy được âm mưu trong trò chơi chữ chính trị nầy nên đã phản ứng quyết liệt. Nếu không có sự phản ứng của Cộng-Đồng thì đây là một thắng lợi vô cùng to lớn của CS về mặt tuyên truyền và lừa bịp thế hệ trẽ VN ở hải ngoại .
Thế mà nhiều người trong chúng ta vẫn xem đó như là “ VIỆC NHỎ”. Muốn biết có phải là việc nhỏ hay không, chúng ta hảy xét xem những người muốn đổi tên ngày Quốc Hận đã vô tình hay hữu ý khi thay đổi nhóm chữ Ngày Quốc Hận bằng nhóm chữ “Ngày Tự do cho Việt Nam….” hay các tên khác.
Khi nói đến vô tình, thông thường người ta nói đến một hành vi thụ động, không để ý, có thể vì thói quen hay thiếu quan sát. Khi tôi nói một câu sai văn phạm, có thể anh vô tình không để ý, nên không sữa. Một khi anh sữa tức là anh cố ý. Một người dân Việt-Nam vì nhiều năm sống với CS nên có thể vô tình vì thói quen nói “ sau ngày giải phóng”, nhưng khi anh sửa lại là sau ngày mất nước thì anh đã có ý tứ và lập trường hẳn hoi..
* Trong cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam. Đầu tiên CS dùng nhóm chữ “ Gia Đình Phản Động” để chỉ những gia đình có thân nhân cọng tác với chính quyền VNCH. Sau đó, chúng thấy có phản ứng trong hàng ngũ cán binh, vì chính gia đình bọn họ cũng biến thành “Gia Đình Phản Động”. CS lại phải nghiên cứu và đổi thành “ Gia Đình Đau Khổ”. Cán binh Cộng-Sản miền Nam thấy được an ủi nhiều.
* Sau khi chiếm miền Nam, đới với thành phần Quân Cán Chính VNCH. Làm thế nào để gom hết lại nhốt hết một lần mà không mất công lùng bắt, gây hoãn loạn . Lại chơi chữ: “ Trình diện học tập tùy theo cấp bậc.” Kêu thì ba ngày tại địa phương, người thì “Mang theo lương thực mười ngày hay một Tháng” Thế là toàn quốc lầm một lần nữa. CS đâu có nói là mười ngày hay một tháng sẽ cho về đâu! Thật là trò chơi chữ tinh vi.
* Từ 1975-1985 đối với những người VN vượt biên tìm tự do. Chúng gọi là bọn “ Phản Quốc” Đến sau năm 1985, thấy có thể “ Kiếm Chút Cháo” được từ những bọn “Phản Quốc” nầy (Té ra là Cơm Trắng và Bơ Sửa” ) chúng bèn đổi thành “ Khúc Ruột Ngàn Dặm” hay “ Việt Kiều Yêu Nước”.
* Năm 1968, Kissinger là cố vấn của Tổng Thống Nixon, là người chuyên xử dụng phương thức “Ngoại Giao Đi Đêm” Kissinger nhờ một vài người Pháp làm trung gian để nói chuyện với CSVN. Đầu tiên với Tòa Đại Sứ Việt-Cộng tại Pháp. Có một cuộc nói chuyện giữa các người trung gian và Mai văn Bộ là Đại Sứ CS tại Pháp lúc bấy giờ. Khi phía Mỹ đề nghị là họ sẽ “ Ngưng Oanh Tạc Vô Điều Kiện “ miền Bắc nói lại CS hứa sau khi Mỹ ngưng oanh tạc thì sẽ ngồi vào bàn hội nghị với một vài nhân nhượng. Đối với phía Mỹ, đây là cuôc “Ngưng Oanh Tạc Vô Điều Kiện” vì “Điều Kiên” không hề bị bắt buộc phải có trước khi ngưng oanh tạc đúng theo luật Bang Giao Quốc Tế và Chiến Tranh. Thế nhưng, bị ám ảnh bởi trò chơi chừ chình trị, nên Mai văn Bộ đã trả lời với người Pháp rằng : Không có khác biệt giữa Blanc Chapeaux và Chapeaux Blanc. Tỉnh từ đứng trước đứng sau như nhau, đìều kiển đi trước đi sau cũng như nhau. Những người Pháp nhìn nhau không hiểu gì cả.
Một vài thí dụ về trò chơi chữ chính trị mà CS đã xử dụng để lừa bịp dân chúng, và đôi khi còn bịp được cả thế giới. Thế nhưng, đa số dân chúng vẫn chưa thấy được sự nguy hiểm của nó và vẫn còn vô cùng nhẹ dạ. Có thấy sự khác biệt đôi chút trong cách dùng chữ thì cũng nghỉ là “ VIỆC NHỎ” không đáng quan tâm.
Sau khi nghị quyết 36 ra đời. Cách đây đã lâu, Đảng Việt-Tân đã đổi Ngày 30 tháng Tư thành ngày “Tự Do Cho Việt-Nam” thay vì Ngày Quốc Hận. May sao lúc ấy các tổ chức chính trị và Cộng Đồng đã thấy được âm mưu trong trò chơi chữ chính trị nầy nên đã phản ứng quyết liệt. Nếu không có sự phản ứng của Cộng-Đồng thì đây là một thắng lợi vô cùng to lớn của CS về mặt tuyên truyền và lừa bịp thế hệ trẽ VN ở hải ngoại .
Thế mà nhiều người trong chúng ta vẫn xem đó như là “ VIỆC NHỎ”. Muốn biết có phải là việc nhỏ hay không, chúng ta hảy xét xem những người muốn đổi tên ngày Quốc Hận đã vô tình hay hữu ý khi thay đổi nhóm chữ Ngày Quốc Hận bằng nhóm chữ “Ngày Tự do cho Việt Nam….” hay các tên khác.
Khi nói đến vô tình, thông thường người ta nói đến một hành vi thụ động, không để ý, có thể vì thói quen hay thiếu quan sát. Khi tôi nói một câu sai văn phạm, có thể anh vô tình không để ý, nên không sữa. Một khi anh sữa tức là anh cố ý. Một người dân Việt-Nam vì nhiều năm sống với CS nên có thể vô tình vì thói quen nói “ sau ngày giải phóng”, nhưng khi anh sửa lại là sau ngày mất nước thì anh đã có ý tứ và lập trường hẳn hoi..
Cũng tương tự như vậy, Chúng ta đã dùng chữ Ngày Quốc Hận để chỉ ngày 30 tháng Tư trên 34 năm rồi. Chữ ngày Quốc hận không những là chữ đúng nhất được công nhận mà đã biến thành thói quen của chúng ta rồi. Vậy những người muốn đổi thay có ý hay không. Một trăm phần trăm là có ý. Vậy thì Ý Gì Đây?
Đọc đến đây, Chắc có người lại tự hỏi, cũng là câu hỏi bắt đầu bằng hai chữ không lẽ.
Không lẽ những nhân vật trong chính trường Mỹ, Canada, các ông TNS gốc Việt lại có ý xấu với người Việt tỵ nạn (họ đã từng vinh danh cờ vàng kia mà), và đảng Việt-Tân lại có ý như vậy sao? Và không lẽ….không lẽ…. Biết bao nhiêu là không lẽ….
May thay, nhóm chữ “ Ngày Tự Do Cho Viêt-Nam” và những tên khác đã không có dịp trở thành chính thức nhờ vào phản ứng của Cộng Đồng, không còn lạ gì nữa với Trò Chơi Chữ Chính Trị và luôn đề cao cảnh giác.
Và cũng đáng buồn thay, những người vạch trần những trò chơi chữ nầy đôi khi bị một vài người xem là quá khích, biến “VIỆC NHỎ” thành quan trọng. Xin thưa riêng với những người nầy. Từ Đảng Cộng-Sản biến thành Đảng Lao Động, Từ Địa Chủ Tiến Bộ thành Địa Chủ Cơ Hội, Từ Mút Mùa Lệ Thủy đến Lương Thực Mười Ngày ……đều là những “VIỆC NHỎ” đó quý vị ạ, nhưng hậu quả thật khó lường. ./.
HKA (www.biamieng.com)
Đọc đến đây, Chắc có người lại tự hỏi, cũng là câu hỏi bắt đầu bằng hai chữ không lẽ.
Không lẽ những nhân vật trong chính trường Mỹ, Canada, các ông TNS gốc Việt lại có ý xấu với người Việt tỵ nạn (họ đã từng vinh danh cờ vàng kia mà), và đảng Việt-Tân lại có ý như vậy sao? Và không lẽ….không lẽ…. Biết bao nhiêu là không lẽ….
May thay, nhóm chữ “ Ngày Tự Do Cho Viêt-Nam” và những tên khác đã không có dịp trở thành chính thức nhờ vào phản ứng của Cộng Đồng, không còn lạ gì nữa với Trò Chơi Chữ Chính Trị và luôn đề cao cảnh giác.
Và cũng đáng buồn thay, những người vạch trần những trò chơi chữ nầy đôi khi bị một vài người xem là quá khích, biến “VIỆC NHỎ” thành quan trọng. Xin thưa riêng với những người nầy. Từ Đảng Cộng-Sản biến thành Đảng Lao Động, Từ Địa Chủ Tiến Bộ thành Địa Chủ Cơ Hội, Từ Mút Mùa Lệ Thủy đến Lương Thực Mười Ngày ……đều là những “VIỆC NHỎ” đó quý vị ạ, nhưng hậu quả thật khó lường. ./.
HKA (www.biamieng.com)
No comments:
Post a Comment