Những Bí Mật Về Đời Sống Và Cái Chết Của Vương Phi Diana Công Nương Xứ Wales
1* Mở bài
Ngày 4-5-2015, lúc 8 giờ 34 phút, tại bịnh viện Saint Mary, London, một đứa bé chào đời, là sự kiện làm trung tâm mà truyền thông loan truyền khắp nơi trên thế giới. Vì bé gái đó là một thành viên của Hoàng tộc Anh, một công chúa được xếp thứ tư trong danh sách những người sẽ kế vị làm vua nước Anh.
Dân Anh chào mừng. Hàng trăm phát súng thần công nổ rền trong thủ đô London.
Anh Quốc là một nước dân chủ. Rất dân chủ. Nhưng người Anh vẫn giữ truyền thống tôn kính hoàng gia. Trong lời tuyên thệ khi nhập quốc tịch Anh, có lời cam kết sẽ trung thành với Nữ Hoàng và những người sẽ kế vị.
Hoàng gia Anh là một đề tài mà báo chí khai thác không bao giờ dứt. Cái chết với nhiều giả thuyết bí ẩn của Công nương Diana các đây 18 năm, vẫn còn được nhắc tới vì Công nương là Nữ hoàng trong trái tim của người Anh.
2* Hôn lễ của Thái tử Charles và Công nương Diana
2.1. Đám cưới thần tiên
Ngày 29-7-1981, đám cưới Thái tử Charles với Công nương Diana được truyền hình trực tiếp đến 750 triệu người xem trên toàn cầu.
Đôi giày lụa thêu, mũ miện kim cương, một chiếc xe do ngựa kéo bằng thủy tinh. 2,500 thiệp mời đóng tem vàng được gởi đến cho khách.
Hơn 6,000 quà tặng được chuyển đến cung điện St. James. Bộ áo cưới may tay với 40 mét lụa, vải sợi được trồng và dệt tại nông trại nước Anh.
Nhẫn cưới 18karat chung quanh có đính 14 hạt kim cương, chiếc nhẩn trị giá 63,000 USD.
3* Mười lăm năm đau khổ
3.1. Ly thân
Một năm sau hôn lễ, khi bóng tối sau cuộc hôn nhân được phơi bày, Diana cho biết, ngay lúc bước chân lên đường đến nhà thờ làm lễ, Công nương đã biết Charles chưa bao giờ thôi yêu Camilla Parker Bowles. “Có tới ba người trong cuộc hôn nhân nầy vì vậy chúng tôi cảm thấy hơi chật chội.”
Một năm sau đám cưới, khi hoàng tử William ra đời, cuộc hôn nhân đến lúc căng thẳng vì Charles chưa bao giờ thôi yêu Camilla Parker Bowles, vợ của người bạn thân là Thiếu tá Andrew Parker Bowles.
Lui về quá khứ, năm 1972 trong một bữa tiệc, Camilla tuyên bố một câu nổi tiếng: “Bà cố của tôi là người tình của ông cố của anh, tôi cảm thấy chúng ta có những thứ chung”. Bà cố và ông cố của hai người yêu nhau khi cả hai đều có gia đình, đó là điểm giống nhau trong hiện tại của Charles và Camilla.
Khi mọi người thấy hạnh phúc của Diana và Charles không thể cứu vãn được nữa, thì hành động của Diana khiến cho Hoàng gia nhận thấy Công nương là con ngựa bất kham.
Diana bị khủng hoảng tinh thần, rơi vào trầm cảm, kèm theo chứng rối loạn ăn uống làm cho cô dâu 20 tuổi suy sụp tinh thần và giảm cân thê thảm.
Năm 1994, khi trả lời phỏng vấn của đài BBC, Thái tử Charles cho biết ông và Camilla vẫn thường đi lại với nhau. Sau đám cưới với Diana, ông chỉ chờ cho cuộc hôn nhân đổ vỡ để ông trở về với Camilla. Từ đó người ta biết Charles chưa bao giờ yêu Diana cả. Bị ép cưới vợ vì muốn có con để nối dòng.
Cuối năm 1987, có một lúc cặp vợ chồng nầy không ở chung nhau liên tiếp đến 37 ngày. Đó là thời gian Diana cặp kè với những người đàn ông khác, trong đó có bác sĩ người gốc Pakistan là Hasnat Khan. Họ xem như một thú vui ngoài hôn nhân. “Ông ăn chả bà ăn nem”.
3.2. Năm nhân tình của Công nương Diana
Quản gia thân cận Paul Burrell * Ca sĩ Canada Bryan Adams * James Hewitt
Một cựu thư ký của Diana là Michael Gibbins tiết lộ cho những nhân viên điều tra về cái chết của Diana như sau. Công nương Diana có quan hệ tình cảm với 5 người đàn ông khiến cho Hoàng gia không hài lòng. Đó là đội trưởng đội bóng bầu dục Anh tên là Will Carling, vệ sĩ Barry Manakee, sĩ quan kỵ binh James Hewitt, chuyên gia truyền thông James Gilbey và thương gia Oliver Hoare.
Trong 5 người nầy thì chỉ có James Hewitt thừa nhận có quan hệ tình cảm với Công nương Diana.
Thư ký riêng nầy cho biết, điện thoại của Diana có thể bị ghi âm. Diana và Dodi bị ám sát vì nhân viên an ninh phát hiện Diana đã có thai.
Michael Gibbins từng là thư ký riêng của Diana trong thời gian hơn một năm, chịu trách nhiệm về điều hành văn phòng và tài chánh.
Công nương Diana đã từng lên giường với quản gia Paul Burrell. Paul Burrell là quản gia thân cận nhất suốt trên 10 năm của Diana. Người anh vợ của Burrell cho biết anh ta thú nhận là đã có lên giường với Công nương Diana, nhưng Burrell không nhận.
Ngoài ra Bông hồng xứ Wales còn hò hẹn với ca sĩ người Canada là Bryan Adams khiến cho mối tình 12 năm giữa Bryan với nữ diễn viên điện ảnh người Đan Mạch Cecilie Thomsen phải tan vỡ.
Quản gia Paul Burrell của Diana tiết lộ rằng Công nương Diana có tất cả 9 người tình trong đó có ca sĩ Bryan Adams.
Thời gian đó Hoàng gia rất quan ngại vì Diana giao du tự do phóng khoáng với những con người “kỳ cục” không theo văn hóa truyền thống, như ca sĩ đồng tính Elton John, nhà báo Stephen Twigg, nhà tranh đấu nữ quyền Susie Orbach…mà nếp sống tự do phóng túng là đề tài tranh cãi trong xã hội Anh.
3.3. Ly hôn
Năm 1992, Thái tử Charles và Diana ly thân. Đó là thời gian hòa giải để xem hai bên có thể tái hợp hay không.
Cuộc ly hôn chính thức ngày 28-8-1996.
Sau những thương lượng hai bên về những điều kiện để thực hiện sau cuộc ly dị thì Diana nhận được số tiền 23 triệu USD. Có tin cho rằng Diana đòi 75 triệu USD. Danh hiệu “Her Royal Highness” của Diana bị tước bỏ, chỉ còn lại cái tên “Diana Công nương xứ Wales” (Diana Princess of Wales).
Theo luật của Hoàng gia, vì Diana là mẹ của hai người kế vị (Hoàng tử William và Harry) cho nên vẫn còn thuộc về gia đình Hoàng gia Anh.
Diana được giữ toàn bộ nữ trang, giữ hai căn phòng ở điện Kensington nơi mà Công nương đã ở đó. Còn được xử dụng hai văn phòng tại cung điện St. James để tiếp tục điều hành các công tác từ thiện.
4* Mười lăm năm đau khổ
Ngay sau khi ly hôn, Diana viết một bức thơ cho người quản gia là Paul Burrell, trong đó cô nhắc đến việc cô “bị đánh đập và bạo hành suốt 15 năm”. Bên cạnh đó, kèm theo thơ là những thách thức gởi đến Thái tử Charles: “Cám ơn Charles vì đã ném tôi vào địa ngục để từ đó tôi có cơ hội học hỏi từ những tội ác mà Ngài đã gây cho tôi. Nhờ đó, tôi có đủ nghị lực để tiến bước về phía trước”.
Đồng thời Diana gởi những nhắn tin và thơ nặc danh đe dọa những người thân tín của Thái tử Charles như thư ký riêng Patrick Jephson, người bảo mẫu chăm sóc hai hoàng tử là Tiggy Legg-Bourke. Thậm chí Diana còn gọi điện thoại vào lúc nửa đêm đe dọa Camilla: “Tôi đã cho người đến lấy mạng bà. Họ đang đứng ngoài cửa, bà hãy nhìn ra xem”.
Tuy nhiên, theo những thông tin mới nhất của tờ Daily Mail thì sự việc hoàn toàn trái ngược. Theo đó, Thái tử Charles dặn dò các nhân viên thuộc cấp rằng họ không được tung tin hay làm bất cứ việc gì có thể gây tổn hại cho Diana vì Công nương là mẹ của hai hoàng tử.
Thái tử Charles thừa nhận rằng ông cảm thấy Diana như người mất hồn, khó có thể nói chuyện đàng hoàng với cô được.
Bên ngoài, trước mắt quần chúng thì Charles và Diana tỏ ra mẫu mực của một gia đình hoàn toàn hạnh phúc, ấm cúng. Nhưng bên trong là những màn trao đổi những lời lẻ nặng nề qua lại giữa hai bên mà không ai biết.
Có lẻ vì thế mà đa số người Anh dành cho Diana trọn vẹn niềm tin và lòng cảm mến.
5* Mối tình vụng trộm của Công nương Diana
5.1. Diana ngoại tình.
“Ai là cha của Hoàng tử Harry?”. James Hewitt và Harry tóc đỏ giống nhau
Diana có mối tình vụng trộm với Trung úy Kỵ binh James Hewitt. Vụ việc bùng nổ trong dư luận khi vở kịch mang tựa đề “Diana, sự thật và dối trá” (Truth-Lies-Diana) mà nội dung đáng chú ý nhất là “Ai là cha của Hoàng tử Harry?”.
Vở kịch được trình diễn ở nhà hát Charing Cross, London từ ngày 9-1-2015 đến 14-2-2015
Đối thoại trong vở kịch. Nhân vật đóng vai James Hewitt trả lời nhân vật đóng vai nhà báo: “Diana và tôi bắt đầu dan díu với nhau hơn một năm trước khi Hoàng tử Harry ra đời”. Đó là đối thoại trong vở kịch.
Tác giả vở kịch cho biết, nội dung dựa trên những cuộc phỏng vấn sâu rộng, trong đó có James Hewitt.
Ở ngoài đời thì James Hewitt cương quyết tuyên bố ông không phải là cha của Hoàng tử Harry. Trả lời phỏng vấn của tờ báo The Sunday Mirror, Hewitt cho biết: “Tôi và Diana có quan hệ tình cảm với nhau vào năm 1986, lúc đó Harry là một đứa bé 2 tuổi đang chập chững biết đi”. (When I met Diana, he was already a toddler).
James Hewitt cho biết thêm mặc dù tôi và Hoàng tử Harry có tóc đỏ giống nhau nhưng tôi hoàn toàn không phải là cha của Harry.
Người cận vệ của Công nương Diana là ông Ken Wharfe xuất bản một cuốn sách cho rằng dư luận độc ác đó đã làm cho Diana phát khùng lên. Ông nói, Hoàng tử Harry sanh ngày 15-9-1984, trong khi đó James và Diana gặp gỡ nhau vào năm 1986. Lúc đó Harry 2 tuổi.
Về phần James Hewitt thì khi mối tình vụng trộm suốt hai năm chấm dứt, ông sanh ra buồn chán và có ý tự tử. Đó là kế hoạch thực hiện một chuyến đi qua Pháp rồi tự sát bằng súng. Kế hoạch không thi hành được vì bà mẹ của James cứ khăn khăn đòi đi theo cho được.
Năm 2003, James quyết định bán 64 bức thơ tình Diana gởi cho ông với giá 10 triệu bảng Anh.
Nữ Công tước xứ York, Sarah cho rằng quyết định của James là một sự phản bội niềm tin, bà nói: “Sự phản bội là một điều rất kinh khủng, kinh khủng đối với bất cứ ai”.
6* Mối tình sâu đậm ít người biết
Công nương Diana và bác sĩ Hasnat Ahmed Khan
Dư luận nói nhiều về cuộc hôn nhân của Công nương Diana với Thái tử Charles. Cũng có nhiều người biết đến quan hệ tình cảm của Diana với tỷ phú Dodi Al-Fayed, nhưng ít có ai biết đến mối tình sâu đậm và kín đáo của Diana với bác sĩ Hasnat Ahmed Khan, người Anh gốc Pakistan.
6.1. Tiếng sét ái tình
Tạp chí Vanity Fair cho biết, Công nương Diana và bác sĩ giải phẩu tim tên Hasnat Ahmed Khan gặp nhau một cách rất tình cờ tại phòng chờ đợi của bịnh viện Hoàng gia Royal Brompton Hospital vào ngày 1-9-1995.
Hình ảnh bất chợt của người bác sĩ bổng nhiên in sâu vào nội tâm tình cảm của Diana. Cho đó là tiếng sét ái tình (Love at the first sight).
Đó là thời gian Diana sống cô đơn trong lâu đài Kensington sau khi ly thân với Thái tử Charles vào năm 1992. Diana phải giữ kín mọi hành vi để tránh sự giám sát của đám mật vụ Hoàng gia và phóng viên của những tờ báo lá cải. Số điện thoại luôn thay đổi. Mỗi lần ra ngoài phải trùm tóc giả và mang kiếng đen.
6.2. Mối tình sâu đậm
Bạn bè kể lại, sau cuộc gặp gỡ bất ngờ đó, dường như mỗi ngày Diana đều đến bịnh viện để được thấy mặt bác sĩ Hasnat Khan. Cô tâm sự: “Tôi nghĩ mình đã gặp được chàng trai tuyệt vời của cuộc đời. Hasnat có cặp mắt nâu đen mà người ta muốn được chìm sâu vào trong đó”.
6.3. Chìm đắm trong men say tình ái
Hai tuần lễ sau, cái hẹn gặp mặt đầu tiên trong cuộc viếng thăm người chú của Hasnat ở ngoại ô London.
Sau đó hai người đi ăn tối trước khi về London.
Tháng 11 năm 1995, Diana nghịch ngợm gởi một lẵng hoa đến bịnh viện, tặng cho bác sĩ Hasnat mà không có kèm theo danh thiếp tên người gởi, nhưng bác sĩ nầy biết người đó là ai.
Nhân viên bịnh viện thấy bác sĩ Hasnat ôm bó hoa một cách nâng niu triều mến nên họ tò mò gọi điện thoại đến cửa hàng bán hoa, mạo danh là thân nhân của bác sĩ Hasnat và đe dọa sẽ trả lại bó hoa nếu không cho biết tên người gởi. Cửa hàng hoa cho biết đó là quà tặng từ điện Kensington.
Tin tức nầy lập tức bay đến cánh báo chí lá cải (Tabloid).
Năm 2004, bác sĩ Hasnat nói với nhân viên điều tra về cái chết của Công nương Diana như sau: “Nhóm báo chí lá cải tìm mọi cách để moi tin tức về tôi. Họ gặp bạn bè cũ, trường y khoa mà tôi theo học và cả đến những giáo sư đã nghỉ hưu.
6.4. Diana chưa chạm thực tế đời sống
Ở bên cạnh Diana, bác sĩ Hasnat nhận ra rằng Diana không sống theo cách thức bình thường của những con người bình thường. Mà rất xa thực tế.
Có lần chúng tôi đi quán bar để nghe nhạc, Diana hỏi xem cô ta có thể gọi đồ uống hay không vì cô ta chưa làm điều đó bao giờ cả. Cô hứng thú trò chuyện vui vẻ với cô gái bán bar.
Một lần khác, khi chúng tôi đang đứng xếp hàng trước câu lạc bộ trình diễn nhạc jazz, cô bổng thấy một người quen và kêu tên cô ta một cách mừng rỡ: “Tôi không ngờ gặp được nhiều người khi đứng xếp hàng như thế nầy”.
Có lần bác sĩ Hasnat đang ở Tây Ban Nha, Diana cho biết cô muốn bay sang đó để gặp ông. Bác sĩ nầy nói với cô ta rằng cô sẽ bị nhận ra thân phận trước khi lên máy bay. Diana đáp, tôi sẽ mang tóc giả để che giấu lý lịch.
Cô ấy không biết rằng tóc giả sẽ không giống với hình trong giấy thông hành, và tên họ của cô không thể che giấu được ai cả.
Diana tính tới việc kết hôn và sẽ sanh một đứa con gái cho Hasnat. Bác sĩ Hasnat cho biết họ có thể sống bình yên ở Pakistan vì nơi đó báo chí không làm phiền họ.
Diana tính toán rất kỹ về việc nầy. Cô bay sang người anh ở Nam Phi rồi sang Úc để xem nơi nào thích hợp cho đời sống của họ.
Tình yêu cuồng nhiệt đó khiến cho Diana trở nên ngớ ngẩn, thiếu suy nghĩ, xa rời thực tế, nhất là đó là lúc mà Công nương Diana đang bị khủng hoảng tinh thần và trầm cảm.
Năm 1996, dù đang sống trong tình trạng ly thân, đang đau đầu trong cuộc thương lượng những điều kiện để ly hôn, nhưng cô vẫn còn tâm sức về việc kết hôn, cô bay sang Pakistan để gặp gia đình Khan.
Tháng 10 năm 1996, hồ sơ ly hôn chính thức công bố, và ngay sau đó tờ Sunday Mirror đăng những bài nói về mối tình giữa bác sĩ Hasnat và Công nương Diana.
Phóng viên Richard Kay của tờ The Daily Mail, người thường tháp tùng những chuyến công tác từ thiện, đã bắt liên lạc với Diana, và cô cho biết tin tức đăng trên Sunday Mirror là nhảm nhí.
Ngày hôm sau, báo Daily Mail đăng bài binh vực Diana, cho rằng: “Diana vô cùng tức giận” vì bài báo đã làm tổn thương hai hoàng tử William và Harry.
Vì thế, bác sĩ Hasnat cảm thấy bị tổn thương, nhưng vì muốn bảo vệ danh dự cho người yêu nên ông im lặng.
7* Công nương Diana gặp Dodi Al-Fayed
Tỷ phú Ai Cập Mohamed Al-Fayed * Diana và người tình Dodi al Fayed
Sau khi chính thức ly hôn với Thái tử Charles, Diana nhận lời mời của tỷ phú người Ai Cập là Mohamed Al-Fayed, sang nghỉ mát tại villa của ông ở St Tropez, phía nam nước Pháp. Ở đó cô được giới thiệu với đại gia Dodi Al-Fayed.
Ngày 17-7-1997, Diana và bác sĩ Hasnat gặp nhau lần cuối cùng, và Diana cho biết quyết định chấm dứt quan hệ tình cảm giữa hai người.
Thời gian đó, Diana bắt đầu đi du lịch không ngừng. Diana cặp kè với Dodi. Những tấm hình Diana chụp chung trên du thuyền xuất hiện lan tràn trên mặt báo chí. Tấm hình hai người ôm nhau trên du thuyền kèm theo những lời nghi vấn về mối tình lãng mạn của Diana.
Tháng 10 năm 2007, bác sĩ Hasnat được yêu cầu cung cấp tin tức về quan hệ của hai người. Ông âm thầm rời Anh Quốc trở về Pakistan với mối tình thầm kín.
Bác sĩ Hasnat, sinh ngày 1-4-1959 (47 tuổi) kết hôn với một phụ nữ Pakistan 28 tuổi tên Hadia Sher Ali, nhưng đã ly hôn sau 18 tháng vì tận đáy lòng của ông vẫn còn hình ảnh của Công nương Diana.
8* Tai nạn chết người
Cửa vào đường hầm cây cầu Pont dAlma, Paris (Pháp)
Lúc 1:00 giờ rạng sáng ngày 31-8-1997, sự hiện diện của Công nương Diana và Dodi tại nhà hàng khách sạn Ritz do cha của Dodi làm chủ, không che giấu được đám săn ảnh (Paparazzi). Họ vây quanh trước cửa. Nhân viên bảo vệ khách sạn ra yêu cầu giải tán nhưng họ không đi.
Để tránh đám người săn ảnh, Diana và người yêu Dodi cùng với viên bảo vệ khách sạn là Trevor Rees-Jones đi ngã sau lên xe do nhân viên bảo vệ khách sạn là Henri Paul lái xe.
Đám săn ảnh gần một chục người bám theo xe của Diana và Dodi.
Chiếc Mercedes-Benz W140 chui vào đường hầm gần cây cầu Pont dAlma, Paris (Pháp) để về căn biệt thự của Dodi ở Paris.
Cố tránh đám săn ảnh, chiếc Mercedes tăng tốc độ lên tới 112 km/giờ. Chiếc xe đâm vào một trụ bê tông trong đường hầm. Đầu xe bể nát.
Dodi và người lái xe là Henri Paul chết ngay tại chỗ. Lúc đó là 1:10 phút rạng sáng ngày 31-8-1997. Diana và cận vệ Trevor Rees-Jones bị thương nặng, được chở vào bịnh viện Pitié Salpétrière. Diana chết vào lúc 4 giờ sáng. Cận vệ còn sống nhưng bị chấn thương sọ não nên không nhớ việc gì đã xảy ra cả.
9* Đám tang Công nương Diana
Quan tài với thi thể Công nương Diana được mang vào bên trong Tu viện Westminster Abbey để tiến hành nghi thức tang lễ.
Nữ hoàng Elizabrth II, hai hoàng tử William và Harry, Thái tử Charles
Quan tài phủ cờ Hoàng gia được Thái tử Charles và hai người chị của Diana đưa về London vào ngày 31-8-1997.
Sau cuộc khám nghiệm tử thi, quan tài được đưa vào bên trong nhà thờ Hoàng gia Westminster Abbey để tiến hành nghi thức tang lễ.
Trong lúc nầy Nữ hoàng Elizabeth II và hai hoàng tử William (15 tuổi) và Harry (12 tuổi) đang ở Balmoral, vì Nữ hoàng không muốn hai hoàng tử phải chứng kiến cảnh đau thương đang tràn ngập cả nước Anh. Đồng thời tránh báo chí soi mói vào họ.
Nhiều câu hỏi được đặt ra như: Vì sao không có thành viên nào của Hoàng gia đến tiễn biệt Công nương tại nhà thờ Hoàng gia? Vì sao trong số họ không có ai viết vào sổ tang?.
Từ 5 giờ sáng, người dân lần lượt đến đặt hoa tưởng niệm tại các cửa chung quanh cung điện. Số lượng hoa tăng lên rất nhanh, trở thành một biển hoa khiến cho vòng đai an ninh phải thay đổi vị trí nhiều lần.
Bên trong, ca sĩ Elton John hát bài “Ngọn nến trong gió” (Candle in the Wind). Phóng viên trong và ngoài nước hiện diện rất đông.
Bên ngoài cung điện, Nữ hoàng và Thái tử Charles đi đến trước đám đông, trò chuyện và lắng nghe những lời chia buồn của họ.
Tang lễ có hai triệu người theo dõi bằng trực tiếp truyền hình.
10* Cuộc điều tra không phải để tìm ra thủ phạm
10.1. Kết luận của ban điều tra
Do cáo buộc của tỷ phú Mohamed Al-Fayed, cho rằng Hoàng gia âm mưu giết Diana và con ông là Dodi, ngày 2-10-2007, một cuộc điều tra lớn đã mở ra do Hầu tước Stevens làm trưởng ban.
Sau sáu tháng, với chi phí lên tới 10 triệu bảng Anh, ban điều tra đã đưa đến kết luận cuối cùng, đó là cái chết của Diana và Dodi do sự bất cẩn của người lái xe tên Henri Paul. (Paul lái xe trong tình trạng say rượu, mức độ cồn trong máu cao gấp ba lần cho phép của luật nước Pháp).
Diana và Dodi chết trong tai nạn do sự rượt đuổi gắt gao của những tay săn ảnh. Cả hai đều không có thắt dây an toàn.
Kết luận nầy của ban điều tra bị nhiều người phản đối khiến cho ban điều tra phải mất 4 ngày tranh cãi về việc phản đối nầy, tuy nhiên kết luận vẫn giữ nguyên như cũ.
10.2. Một người Pháp gốc Việt trong tai nạn chết người nầy
Nhật báo The Mail ra ngày 31-12-2006 tiết lộ đã tìm ra người bí mật trong vụ tai nạn gây ra cái chết cho Diana và Dodi vào ngày 31-8-1997.
Bài báo cho biết người nầy là một thanh niên 31 tuổi (2006) người Pháp gốc Việt tên là Lê Văn Thanh, lái chiếc Fiat Uno màu trắng đã quẹt vào phía sau đuôi bên phải của chiếc Mercedes chở Diana và Dodi, khiến chiếc xe phải đâm vào tường của đường hầm làm chết ba người trên xe.
Bài báo cho biết tiếp, Lê Văn Thanh đã bị cảnh sát Pháp thẩm vấn, khi các chuyên viên xác nhận rằng màu trắng của loại xe Fiat Uno do anh Thanh lái phù hợp với màu trắng còn in lại trên vết trầy phía sau đuôi của xe Mercedes.
Các thám tử Pháp cho biết, ông François Lê, cha của Lê Văn Thanh, xác nhận rằng con trai của ông có dính dáng đến tai nạn xảy ra ngày 31-8-1997, lúc đó Thanh chỉ mới 22 tuổi. Thanh quá sợ hãi nên tìm cách che giấu bằng chứng, là đem sơn xe màu trắng thành màu đỏ.
Ông François Lê thuật lại, vào đêm đó Thanh về nhà với vẻ hốt hoảng và sợ hãi nhưng không thuật lại điều gì với ông cả, mà thì thầm to nhỏ với người em là Dũng Lê, một thợ máy của công ty Fiat, rồi hai anh em ra khỏi nhà vào lúc nửa đêm để sơn lại chiếc xe cũ 15 năm. Hai anh em dùng sơn xịt biến màu trắng thành màu đỏ trong hai tiếng đồng hồ.
Điều quan trọng là người em của Thanh là Dũng Lê đã vắng mặt suốt hai tháng sau tai nạn.
Cảnh sát Pháp cho các nhà điều tra Anh biết địa chỉ của hãng xe mà Dũng Lê đang làm việc nhưng họ không đến đó để xác nhận sự vắng mặt của Dũng.
Tờ The Mail nói rằng Hầu tước Stevens cho biết cuộc điều tra của ông không phải là tìm ra thủ phạm, mà mục đích là chống lại cáo buộc của Mohamed Al-Fayed mà thôi.
Riêng về phần Lê Văn Thanh, anh không muốn tiếp xúc với ai nói về vụ tai nạn đó cả. Cho rằng tai nạn đã làm đảo lộn cả cuộc đời của anh. Giờ đây anh làm nghề lái taxi, lập gia đình và đã có con.
Nhiều nhân vật quan trọng tìm đến nhờ anh giúp đỡ tìm ra sự thật, nhưng anh nói đó không phải là công việc của anh.
Nếu câu chuyện về Lê Văn Thanh do tờ báo The Mail nêu ra là đúng sự thật thì đầu mối gây ra tai nạn chết người chính là Lê Văn Thanh. Vậy muốn biết có âm mưu giết Công nương Diana hay không thì phải điều tra Lê Văn Thanh.
Khi nhận xét tổng quát về mọi “chi tiết Lê Văn Thanh” thì thấy có lẽ Thanh không nằm trong tổ chức hay âm mưu nào cả.
Cũng vẫn còn là một bí mật vì chưa tìm ra bí mật, nếu có.
11* Vở kịch gây bão tố nước Anh
11.1. Những tiết lộ động trời làm chấn động nước Anh
Nước Anh bị một cú sốc nặng bởi những thông tin mới nhất về cuộc đời và cái chết của Công nương Diana. Đó là vở kịch mang tên West End được trình diễn từ ngày 9-1-2015 đến 14-2-2015 tại rạp hát Charing Cross, London.
Vở kịch mang chủ đề “Truth, Lies, Diana” tạm dịch là “Diana, Sự thật và dối trá”.
Nội dung vở kịch được lấy trong cuốn sách của nhà văn John Morgan, mới xuất bản tên là “How They Murdered Princess Diana” (Họ ám sát Công nương Diana bằng cách nào).
Vở kịch nêu những chi tiết động trời làm chấn động nước Anh như, Thái tử Charles không phải là cha của Hoàng tử Harry, Công nương Diana bị ám sát vì đã mang thai với Dodi, và xác của Diana được ướp một cách bí mật. Hoàng gia Anh bị cáo buộc là đứng đàng sau những vụ đó.
11.2. Tiết lộ của tác giả cuốn sách
Tác giả John Morgan cho biết, ông đã dầy công xem xét 7,000 trang tài liệu về báo cáo của cảnh sát, về những hồ sơ y tế và về cái chết của Diana với người tình Dodi Fayed vào ngày 31-8-1997 tại Paris, Pháp.
11.3. Nhưng sự thật ra sao?
Kịch nghệ là một bộ môn nghệ thuật, không phải là một báo cáo chính thức của giới chức có thẩm quyền, cho nên không thể căn cứ vào vở kịch để xác nhận thật, giả, đúng sai, vì trong kịch tác giả có quyền tạo ra hư cấu. Nó chỉ là một dư luận không có giá trị đáng tin cậy về mặt pháp lý.
Phóng viên Sue Ried của tờ Daily Mail viết: “Để kiểm tra mức độ chính xác và thực tế của vở kịch, chính tôi đã điều tra sự kiện nầy bằng cách phỏng vấn những nhân chứng sống, từ phía cảnh sát Anh đến cảnh sát Pháp, bạn bè của Diana và của Dodi, thậm chí các bác sĩ và những người đã từng cố gắng cứu bà sáng hôm đó”.
Mặc dù cái chết của Diana và Dodi rõ ràng là chiếc xe bị tai nạn trong đường hầm do tài xế mất kiểm soát khi xe ở tốc độ cao, vì anh ta đang ở trong tình trạng say rượu. Tòa án cũng xác nhận như thế nhưng dư luận cho rằng Diana bị ám sát và Hoàng gia Anh đứng sau những hành động đó.
Phóng viên Sue Ried cũng bó tay.
11.4. Những nội dung gây ồn ào trong vở kịch
1). Công nương Diana bị ám sát vì mang thai?
Trong vở kịch, nhân vật đóng vai Mohamed Al-Fayed, cha của Dodi nói rằng: “Bọn chúng đang chuẩn bị đính hôn để làm đám cưới vì Dianas lúc đó đang mang thai. Nhưng vì họ không muốn một người Á Rập Hồi giáo “làm vua” nước Anh nên ám sát cả hai”.
Đối chiếu với thực tế ngoài đời, tại các cuộc điều tra về cái chết, gia đình Dodi đã cho biết rằng anh ta đã mua một biệt thự ven biển ở miền Nam nước Pháp để đến ở sau khi kết hôn. Biệt thự đó trước kia do nữ tài tử Julie Andrews ở Malibu, California làm chủ.
Trong tấm hình Diana chụp tại St Tropez vào ngày 7-7-1997, chỉ trước khi chết một tháng, cho thấy rõ ràng là cái bụng của Diana đã lớn lên rất nhiều. Và từ đó, dư luận cho rằng Diana đã mang thai.
Sau đó vào năm 2003, một nhà điều tra Pháp khẳng định Công nương Diana đang mang thai khi chết. Tờ Independent đưa tin như thế.
2). Xác Công nương Diana được ướp để phi tang chứng cớ đã mang thai.
Vở kịch West End nhắc lại việc nầy như thế. Sau khi bịnh viện Pháp Pitié Salpétrière tuyên bố Công nương đã chết, thì xác được một nữ bác sĩ Pháp bí mật tiêm chất hóa học formaldehyde vào lúc 2 giờ trưa, tức là 3 tiếng đồng hồ trước khi Thái tử Charles đến nhận xác Diana.
Chất formaldehyde luôn luôn cho kết quả dương tính đối với thai nhi. Thông thường thì các phép thử cho âm tính khi phụ nữ mang thai.
Xác được tiêm thêm một lần nữa sau khi cuộc khám nghiệm tử thi hoàn tất tại nhà xác Fulham ở London.
Ai đã ra lịnh tiêm thuốc vẫn còn là một bí mật. Hoàng gia im lặng thì càng gây thêm nghi ngờ nữa.
12* Chuyện tình 35 năm của Thái tử Charles
12.1. Lễ kết hôn của Thái tử Charles và bà Camilla
Chú rễ 57 tuổi, cô dâu 58 tuổi
Ngày 9-4-2005, Thái tử Charles và bà Camilla Rosemary tổ chức một lễ kết hôn kín đáo, chỉ có 30 người gồm bạn thân và gia đình tham dự, tại tòa thị chánh địa phương, Windsor Town Hall.
Mặc dù cách 8 năm sau khi Công nương Diana thiệt mạng, Thái tử công khai kết hôn với bà Camilla nhưng nhiều người cho rằng ông là người bạc tình và bà Camilla là kẻ phá hoại. Phá vỡ hạnh phúc gia đình của Diana và đưa đến cái chết của Công nương vào năm 1997 trong tai nạn xe hơi ở Pháp.
Báo chí cho rằng “Hai đám cưới một đám ma”.
12.2. Mối tình chớm nở
Mối tình 35 năm của Thái tử Charles và bà Camilla
Thái tử Charles gặp bà Camilla lần đầu tiên trong một trận khúc côn cầu (Hockey) vào mùa hè năm 1970. Hai người ý hợp tâm đầu nên yêu nhau.
Khi mối tình chớm nở thì Thái tử Charles phải gia nhập vào Hải quân Hoàng gia đi làm nhiệm vụ ở vùng Caribbean.
Hai năm sau, khi Charles trở về thì bà Camilla đã kết hôn với Andrew Parker Bowles hồi tháng 7 năm 1973.
Sau đó tuy Camilla đã có chồng và Charles đã có vợ nhưng hai người vẫn tiếp tục lén lút đi lại với nhau.
Công nương Diana phát hiện và nổi cơn ghen. Trong nhà lời qua tiếng lại đến to tiếng với nhau. Năm 1986, trong cơn ghen Diana đã thét vào mặt chồng, gọi Camilla là “con chó cái đó đã nằm trên giường của tôi”. Tình hình căng thẳng mãi, đưa đến kết cuộc là ly thân rồi ly hôn.
Trước đám cưới của Thái tử Charles, những người mến mộ Diana đã gởi hàng trăm ngàn lá thơ, email, gọi phone để xỉ vả và đe dọa giết bà Camilla, khiến Thái tử Charles phải bỏ tiền túi hàng chục ngàn bảng Anh để lập đội bảo vệ an ninh 24/24 giờ cho Camilla. Vì lúc đó bà Camilla chưa có liên hệ gì đến Hoàng gia nên không thể cử nhân viên chính phủ đến giữ an ninh cho bà.
Thái tử Charles mong muốn cho bà Camilla sẽ làm hoàng hậu khi ông lên ngôi vua nhưng chưa suôn sẻ vì người vợ thứ hai nầy có nhiều khuyết điểm, nhất là về mặt đạo đức. Trước hết bà chưa được cảm tình của quần chúng và khuyết điểm lớn nhất là không thể phong hoàng hậu cho người phụ nữ đã từng phản bội người chồng trước là Andrew Parker Bowles, ngoại tình thường trực với Thái tử Charles trước khi ly dị.
13* Vài nét tổng quát về Công nương Diana xứ Wales
13.1. “Công chúa của công chúng”
Công nương Diana sinh ngày 1-7-1961, mất ngày 31-8-1997. Diana trở nên nổi tiếng sau khi kết hôn với Thái tử Charles. Cuộc sống của Diana trở thành đề tài chú ý của công chúng do địa vị hoàng gia, sắc đẹp và các hoặc động từ thiện.
Từ lúc kết hôn với Thái tử Charles năm 1981 cho đến lúc thiệt mạng năm 1997, hình ảnh của Công nương Diana được xuất hiện ở vị trí trung tâm trên sân khấu thế giới. Được mệnh danh là người phụ nữ được chụp hình nhiều nhất thế giới. (The worlds most photographed woman).
Được nổi danh là do Vương phi của Hoàng gia, do sắc đẹp và nhất là lòng nhân hậu trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo.
Công nương ước mong được trở thành nữ hoàng trong trái tim của mọi người. (Id to be a queen of peoples hearts)
Hạnh phúc gia đình tan vỡ, yểu mệnh ở tuổi 36, Công nương Diana đã đi sâu vào tình thương yêu của thần dân Vương quốc Anh.
Năm 1999, tên của Công nương Diana được tạp chí Time ghi vào danh sách 100 người quan trọng nhất thế kỷ XX.
Năm 2002, đài BBC tổ chức cuộc bình chọn “10 người Anh vĩ đại nhất”, thì Công nương Diana được xếp thứ 3 trong danh sách 10 người vĩ đại nhất nước Anh.
13.2. Các hoạt động từ thiện
Công nương Diana đã bảo trợ cho 100 tổ chức từ thiện, trong đó có tổ chức Hồng Thập Tự.
Theo ước nguyện của Công nương khi còn sống, một Quỹ The Diana, Princess of Wales Fund” hoạt động góp tiền cho các tổ chức từ thiện. Trong suốt 10 năm, quỹ nầy đã dành 180 triệu USD cho 350 tổ chức từ thiện thế giới.
Năm 2007, hai Hoàng tử William và Harry tổ chức một buổi hòa nhạc kỷ niệm 46 năm sinh nhật của Công nương (1-7-1961 – 2007). Toàn bộ số tiền được đưa vào quỹ từ thiện.
Năm 1987, bức ảnh Công nương cầm tay một người đàn ông đã gây xúc động cả thế giới, người đàn ông đó không phải là một nhân vật quan trọng, mà là một người bị nhiễm AIDS. Đặc điểm của tấm hình là Công nương không mang bao tay như nhiều người khác đã làm. Dư luận ghi nhận Diana làm việc từ thiện với tấm chân tình chớ không mang tính ngoại giao hay trình diễn.
Mớm cơm cho trẻ em bịnh tật, bước đi trên cánh đồng đầy mìn ở Angola với chiếc áo chống đạn…Những người hâm mộ gọi Công nương là “Công chúa của công chúng”.
Tổng Thống Bill Clinton nói về Công nương Diana như sau: “Năm 1987, Diana đã ngồi bên giường một người bị AIDS và cầm tay anh ấy đầy thương cảm. Cô ấy chỉ cho thế giới thấy rằng những người nhiễm AIDS rất xứng đáng được nhận lòng trắc ẩn và sự tử tế của mọi người”.
14* Kết luận
Khi cô giáo tiểu học Diana bước chân lên xe hoa về làm dâu Hoàng gia Anh thì một viễn ảnh vô cùng rực rỡ của đời sống hạnh phúc vương giả hiện ra. Cô sẽ trở thành Hoàng hậu của nước Anh. Nhưng đáng tiếc, nó không thành hiện thực.
Tiếp theo là thời gian sống trong đau khổ suốt 15 năm đoạn trường, khiến cho Công nương phải thốt lên là “bị đánh đập và bạo hành suốt 15 năm”. Có lẽ trong cơn khủng hoảng thần kinh và trầm cảm nên mới cường điệu hóa cuộc sống như vậy, nhưng dù sau đó cũng là thời gian đau khổ nhất của cuộc đời. Hoàng gia Anh luôn luôn là mục tiêu mà truyền thông nhắm vào, vì thế cho nên luôn luôn có một tấm màn bí mật bao trùm.
Sống trong đau khổ, chết yểu ở tuổi 36, xem như là hồng nhan bạc phận. Nhưng hình ảnh Công nương Diana đã ăn sâu vào lòng của người dân Anh. Đúng là “Công chúa của công chúng” theo ước nguyện của bà là sẽ trở thành nữ hoàng trong trái tim của mọi người.
Quần chúng Anh đã xếp Công nương Diana vào một trong 10 người vĩ đại nhất của nước Anh, và một trong 100 người quan trọng nhất của thế kỷ XX. Chứng tỏ họ quý mến Công nương như thế nào.
Trúc Giang
Minnesota ngày 14-5-2015
Ngày 4-5-2015, lúc 8 giờ 34 phút, tại bịnh viện Saint Mary, London, một đứa bé chào đời, là sự kiện làm trung tâm mà truyền thông loan truyền khắp nơi trên thế giới. Vì bé gái đó là một thành viên của Hoàng tộc Anh, một công chúa được xếp thứ tư trong danh sách những người sẽ kế vị làm vua nước Anh.
Dân Anh chào mừng. Hàng trăm phát súng thần công nổ rền trong thủ đô London.
Anh Quốc là một nước dân chủ. Rất dân chủ. Nhưng người Anh vẫn giữ truyền thống tôn kính hoàng gia. Trong lời tuyên thệ khi nhập quốc tịch Anh, có lời cam kết sẽ trung thành với Nữ Hoàng và những người sẽ kế vị.
Hoàng gia Anh là một đề tài mà báo chí khai thác không bao giờ dứt. Cái chết với nhiều giả thuyết bí ẩn của Công nương Diana các đây 18 năm, vẫn còn được nhắc tới vì Công nương là Nữ hoàng trong trái tim của người Anh.
2* Hôn lễ của Thái tử Charles và Công nương Diana
2.1. Đám cưới thần tiên
Ngày 29-7-1981, đám cưới Thái tử Charles với Công nương Diana được truyền hình trực tiếp đến 750 triệu người xem trên toàn cầu.
Đôi giày lụa thêu, mũ miện kim cương, một chiếc xe do ngựa kéo bằng thủy tinh. 2,500 thiệp mời đóng tem vàng được gởi đến cho khách.
Hơn 6,000 quà tặng được chuyển đến cung điện St. James. Bộ áo cưới may tay với 40 mét lụa, vải sợi được trồng và dệt tại nông trại nước Anh.
Nhẫn cưới 18karat chung quanh có đính 14 hạt kim cương, chiếc nhẩn trị giá 63,000 USD.
3* Mười lăm năm đau khổ
3.1. Ly thân
Một năm sau hôn lễ, khi bóng tối sau cuộc hôn nhân được phơi bày, Diana cho biết, ngay lúc bước chân lên đường đến nhà thờ làm lễ, Công nương đã biết Charles chưa bao giờ thôi yêu Camilla Parker Bowles. “Có tới ba người trong cuộc hôn nhân nầy vì vậy chúng tôi cảm thấy hơi chật chội.”
Một năm sau đám cưới, khi hoàng tử William ra đời, cuộc hôn nhân đến lúc căng thẳng vì Charles chưa bao giờ thôi yêu Camilla Parker Bowles, vợ của người bạn thân là Thiếu tá Andrew Parker Bowles.
Lui về quá khứ, năm 1972 trong một bữa tiệc, Camilla tuyên bố một câu nổi tiếng: “Bà cố của tôi là người tình của ông cố của anh, tôi cảm thấy chúng ta có những thứ chung”. Bà cố và ông cố của hai người yêu nhau khi cả hai đều có gia đình, đó là điểm giống nhau trong hiện tại của Charles và Camilla.
Khi mọi người thấy hạnh phúc của Diana và Charles không thể cứu vãn được nữa, thì hành động của Diana khiến cho Hoàng gia nhận thấy Công nương là con ngựa bất kham.
Diana bị khủng hoảng tinh thần, rơi vào trầm cảm, kèm theo chứng rối loạn ăn uống làm cho cô dâu 20 tuổi suy sụp tinh thần và giảm cân thê thảm.
Năm 1994, khi trả lời phỏng vấn của đài BBC, Thái tử Charles cho biết ông và Camilla vẫn thường đi lại với nhau. Sau đám cưới với Diana, ông chỉ chờ cho cuộc hôn nhân đổ vỡ để ông trở về với Camilla. Từ đó người ta biết Charles chưa bao giờ yêu Diana cả. Bị ép cưới vợ vì muốn có con để nối dòng.
Cuối năm 1987, có một lúc cặp vợ chồng nầy không ở chung nhau liên tiếp đến 37 ngày. Đó là thời gian Diana cặp kè với những người đàn ông khác, trong đó có bác sĩ người gốc Pakistan là Hasnat Khan. Họ xem như một thú vui ngoài hôn nhân. “Ông ăn chả bà ăn nem”.
3.2. Năm nhân tình của Công nương Diana
Quản gia thân cận Paul Burrell * Ca sĩ Canada Bryan Adams * James Hewitt
Một cựu thư ký của Diana là Michael Gibbins tiết lộ cho những nhân viên điều tra về cái chết của Diana như sau. Công nương Diana có quan hệ tình cảm với 5 người đàn ông khiến cho Hoàng gia không hài lòng. Đó là đội trưởng đội bóng bầu dục Anh tên là Will Carling, vệ sĩ Barry Manakee, sĩ quan kỵ binh James Hewitt, chuyên gia truyền thông James Gilbey và thương gia Oliver Hoare.
Trong 5 người nầy thì chỉ có James Hewitt thừa nhận có quan hệ tình cảm với Công nương Diana.
Thư ký riêng nầy cho biết, điện thoại của Diana có thể bị ghi âm. Diana và Dodi bị ám sát vì nhân viên an ninh phát hiện Diana đã có thai.
Michael Gibbins từng là thư ký riêng của Diana trong thời gian hơn một năm, chịu trách nhiệm về điều hành văn phòng và tài chánh.
Công nương Diana đã từng lên giường với quản gia Paul Burrell. Paul Burrell là quản gia thân cận nhất suốt trên 10 năm của Diana. Người anh vợ của Burrell cho biết anh ta thú nhận là đã có lên giường với Công nương Diana, nhưng Burrell không nhận.
Ngoài ra Bông hồng xứ Wales còn hò hẹn với ca sĩ người Canada là Bryan Adams khiến cho mối tình 12 năm giữa Bryan với nữ diễn viên điện ảnh người Đan Mạch Cecilie Thomsen phải tan vỡ.
Quản gia Paul Burrell của Diana tiết lộ rằng Công nương Diana có tất cả 9 người tình trong đó có ca sĩ Bryan Adams.
Thời gian đó Hoàng gia rất quan ngại vì Diana giao du tự do phóng khoáng với những con người “kỳ cục” không theo văn hóa truyền thống, như ca sĩ đồng tính Elton John, nhà báo Stephen Twigg, nhà tranh đấu nữ quyền Susie Orbach…mà nếp sống tự do phóng túng là đề tài tranh cãi trong xã hội Anh.
3.3. Ly hôn
Năm 1992, Thái tử Charles và Diana ly thân. Đó là thời gian hòa giải để xem hai bên có thể tái hợp hay không.
Cuộc ly hôn chính thức ngày 28-8-1996.
Sau những thương lượng hai bên về những điều kiện để thực hiện sau cuộc ly dị thì Diana nhận được số tiền 23 triệu USD. Có tin cho rằng Diana đòi 75 triệu USD. Danh hiệu “Her Royal Highness” của Diana bị tước bỏ, chỉ còn lại cái tên “Diana Công nương xứ Wales” (Diana Princess of Wales).
Theo luật của Hoàng gia, vì Diana là mẹ của hai người kế vị (Hoàng tử William và Harry) cho nên vẫn còn thuộc về gia đình Hoàng gia Anh.
Diana được giữ toàn bộ nữ trang, giữ hai căn phòng ở điện Kensington nơi mà Công nương đã ở đó. Còn được xử dụng hai văn phòng tại cung điện St. James để tiếp tục điều hành các công tác từ thiện.
4* Mười lăm năm đau khổ
Ngay sau khi ly hôn, Diana viết một bức thơ cho người quản gia là Paul Burrell, trong đó cô nhắc đến việc cô “bị đánh đập và bạo hành suốt 15 năm”. Bên cạnh đó, kèm theo thơ là những thách thức gởi đến Thái tử Charles: “Cám ơn Charles vì đã ném tôi vào địa ngục để từ đó tôi có cơ hội học hỏi từ những tội ác mà Ngài đã gây cho tôi. Nhờ đó, tôi có đủ nghị lực để tiến bước về phía trước”.
Đồng thời Diana gởi những nhắn tin và thơ nặc danh đe dọa những người thân tín của Thái tử Charles như thư ký riêng Patrick Jephson, người bảo mẫu chăm sóc hai hoàng tử là Tiggy Legg-Bourke. Thậm chí Diana còn gọi điện thoại vào lúc nửa đêm đe dọa Camilla: “Tôi đã cho người đến lấy mạng bà. Họ đang đứng ngoài cửa, bà hãy nhìn ra xem”.
Tuy nhiên, theo những thông tin mới nhất của tờ Daily Mail thì sự việc hoàn toàn trái ngược. Theo đó, Thái tử Charles dặn dò các nhân viên thuộc cấp rằng họ không được tung tin hay làm bất cứ việc gì có thể gây tổn hại cho Diana vì Công nương là mẹ của hai hoàng tử.
Thái tử Charles thừa nhận rằng ông cảm thấy Diana như người mất hồn, khó có thể nói chuyện đàng hoàng với cô được.
Bên ngoài, trước mắt quần chúng thì Charles và Diana tỏ ra mẫu mực của một gia đình hoàn toàn hạnh phúc, ấm cúng. Nhưng bên trong là những màn trao đổi những lời lẻ nặng nề qua lại giữa hai bên mà không ai biết.
Có lẻ vì thế mà đa số người Anh dành cho Diana trọn vẹn niềm tin và lòng cảm mến.
5* Mối tình vụng trộm của Công nương Diana
5.1. Diana ngoại tình.
“Ai là cha của Hoàng tử Harry?”. James Hewitt và Harry tóc đỏ giống nhau
Diana có mối tình vụng trộm với Trung úy Kỵ binh James Hewitt. Vụ việc bùng nổ trong dư luận khi vở kịch mang tựa đề “Diana, sự thật và dối trá” (Truth-Lies-Diana) mà nội dung đáng chú ý nhất là “Ai là cha của Hoàng tử Harry?”.
Vở kịch được trình diễn ở nhà hát Charing Cross, London từ ngày 9-1-2015 đến 14-2-2015
Đối thoại trong vở kịch. Nhân vật đóng vai James Hewitt trả lời nhân vật đóng vai nhà báo: “Diana và tôi bắt đầu dan díu với nhau hơn một năm trước khi Hoàng tử Harry ra đời”. Đó là đối thoại trong vở kịch.
Tác giả vở kịch cho biết, nội dung dựa trên những cuộc phỏng vấn sâu rộng, trong đó có James Hewitt.
Ở ngoài đời thì James Hewitt cương quyết tuyên bố ông không phải là cha của Hoàng tử Harry. Trả lời phỏng vấn của tờ báo The Sunday Mirror, Hewitt cho biết: “Tôi và Diana có quan hệ tình cảm với nhau vào năm 1986, lúc đó Harry là một đứa bé 2 tuổi đang chập chững biết đi”. (When I met Diana, he was already a toddler).
James Hewitt cho biết thêm mặc dù tôi và Hoàng tử Harry có tóc đỏ giống nhau nhưng tôi hoàn toàn không phải là cha của Harry.
Người cận vệ của Công nương Diana là ông Ken Wharfe xuất bản một cuốn sách cho rằng dư luận độc ác đó đã làm cho Diana phát khùng lên. Ông nói, Hoàng tử Harry sanh ngày 15-9-1984, trong khi đó James và Diana gặp gỡ nhau vào năm 1986. Lúc đó Harry 2 tuổi.
Về phần James Hewitt thì khi mối tình vụng trộm suốt hai năm chấm dứt, ông sanh ra buồn chán và có ý tự tử. Đó là kế hoạch thực hiện một chuyến đi qua Pháp rồi tự sát bằng súng. Kế hoạch không thi hành được vì bà mẹ của James cứ khăn khăn đòi đi theo cho được.
Năm 2003, James quyết định bán 64 bức thơ tình Diana gởi cho ông với giá 10 triệu bảng Anh.
Nữ Công tước xứ York, Sarah cho rằng quyết định của James là một sự phản bội niềm tin, bà nói: “Sự phản bội là một điều rất kinh khủng, kinh khủng đối với bất cứ ai”.
6* Mối tình sâu đậm ít người biết
Công nương Diana và bác sĩ Hasnat Ahmed Khan
Dư luận nói nhiều về cuộc hôn nhân của Công nương Diana với Thái tử Charles. Cũng có nhiều người biết đến quan hệ tình cảm của Diana với tỷ phú Dodi Al-Fayed, nhưng ít có ai biết đến mối tình sâu đậm và kín đáo của Diana với bác sĩ Hasnat Ahmed Khan, người Anh gốc Pakistan.
6.1. Tiếng sét ái tình
Tạp chí Vanity Fair cho biết, Công nương Diana và bác sĩ giải phẩu tim tên Hasnat Ahmed Khan gặp nhau một cách rất tình cờ tại phòng chờ đợi của bịnh viện Hoàng gia Royal Brompton Hospital vào ngày 1-9-1995.
Hình ảnh bất chợt của người bác sĩ bổng nhiên in sâu vào nội tâm tình cảm của Diana. Cho đó là tiếng sét ái tình (Love at the first sight).
Đó là thời gian Diana sống cô đơn trong lâu đài Kensington sau khi ly thân với Thái tử Charles vào năm 1992. Diana phải giữ kín mọi hành vi để tránh sự giám sát của đám mật vụ Hoàng gia và phóng viên của những tờ báo lá cải. Số điện thoại luôn thay đổi. Mỗi lần ra ngoài phải trùm tóc giả và mang kiếng đen.
6.2. Mối tình sâu đậm
Bạn bè kể lại, sau cuộc gặp gỡ bất ngờ đó, dường như mỗi ngày Diana đều đến bịnh viện để được thấy mặt bác sĩ Hasnat Khan. Cô tâm sự: “Tôi nghĩ mình đã gặp được chàng trai tuyệt vời của cuộc đời. Hasnat có cặp mắt nâu đen mà người ta muốn được chìm sâu vào trong đó”.
6.3. Chìm đắm trong men say tình ái
Hai tuần lễ sau, cái hẹn gặp mặt đầu tiên trong cuộc viếng thăm người chú của Hasnat ở ngoại ô London.
Sau đó hai người đi ăn tối trước khi về London.
Tháng 11 năm 1995, Diana nghịch ngợm gởi một lẵng hoa đến bịnh viện, tặng cho bác sĩ Hasnat mà không có kèm theo danh thiếp tên người gởi, nhưng bác sĩ nầy biết người đó là ai.
Nhân viên bịnh viện thấy bác sĩ Hasnat ôm bó hoa một cách nâng niu triều mến nên họ tò mò gọi điện thoại đến cửa hàng bán hoa, mạo danh là thân nhân của bác sĩ Hasnat và đe dọa sẽ trả lại bó hoa nếu không cho biết tên người gởi. Cửa hàng hoa cho biết đó là quà tặng từ điện Kensington.
Tin tức nầy lập tức bay đến cánh báo chí lá cải (Tabloid).
Năm 2004, bác sĩ Hasnat nói với nhân viên điều tra về cái chết của Công nương Diana như sau: “Nhóm báo chí lá cải tìm mọi cách để moi tin tức về tôi. Họ gặp bạn bè cũ, trường y khoa mà tôi theo học và cả đến những giáo sư đã nghỉ hưu.
6.4. Diana chưa chạm thực tế đời sống
Ở bên cạnh Diana, bác sĩ Hasnat nhận ra rằng Diana không sống theo cách thức bình thường của những con người bình thường. Mà rất xa thực tế.
Có lần chúng tôi đi quán bar để nghe nhạc, Diana hỏi xem cô ta có thể gọi đồ uống hay không vì cô ta chưa làm điều đó bao giờ cả. Cô hứng thú trò chuyện vui vẻ với cô gái bán bar.
Một lần khác, khi chúng tôi đang đứng xếp hàng trước câu lạc bộ trình diễn nhạc jazz, cô bổng thấy một người quen và kêu tên cô ta một cách mừng rỡ: “Tôi không ngờ gặp được nhiều người khi đứng xếp hàng như thế nầy”.
Có lần bác sĩ Hasnat đang ở Tây Ban Nha, Diana cho biết cô muốn bay sang đó để gặp ông. Bác sĩ nầy nói với cô ta rằng cô sẽ bị nhận ra thân phận trước khi lên máy bay. Diana đáp, tôi sẽ mang tóc giả để che giấu lý lịch.
Cô ấy không biết rằng tóc giả sẽ không giống với hình trong giấy thông hành, và tên họ của cô không thể che giấu được ai cả.
Diana tính tới việc kết hôn và sẽ sanh một đứa con gái cho Hasnat. Bác sĩ Hasnat cho biết họ có thể sống bình yên ở Pakistan vì nơi đó báo chí không làm phiền họ.
Diana tính toán rất kỹ về việc nầy. Cô bay sang người anh ở Nam Phi rồi sang Úc để xem nơi nào thích hợp cho đời sống của họ.
Tình yêu cuồng nhiệt đó khiến cho Diana trở nên ngớ ngẩn, thiếu suy nghĩ, xa rời thực tế, nhất là đó là lúc mà Công nương Diana đang bị khủng hoảng tinh thần và trầm cảm.
Năm 1996, dù đang sống trong tình trạng ly thân, đang đau đầu trong cuộc thương lượng những điều kiện để ly hôn, nhưng cô vẫn còn tâm sức về việc kết hôn, cô bay sang Pakistan để gặp gia đình Khan.
Tháng 10 năm 1996, hồ sơ ly hôn chính thức công bố, và ngay sau đó tờ Sunday Mirror đăng những bài nói về mối tình giữa bác sĩ Hasnat và Công nương Diana.
Phóng viên Richard Kay của tờ The Daily Mail, người thường tháp tùng những chuyến công tác từ thiện, đã bắt liên lạc với Diana, và cô cho biết tin tức đăng trên Sunday Mirror là nhảm nhí.
Ngày hôm sau, báo Daily Mail đăng bài binh vực Diana, cho rằng: “Diana vô cùng tức giận” vì bài báo đã làm tổn thương hai hoàng tử William và Harry.
Vì thế, bác sĩ Hasnat cảm thấy bị tổn thương, nhưng vì muốn bảo vệ danh dự cho người yêu nên ông im lặng.
7* Công nương Diana gặp Dodi Al-Fayed
Tỷ phú Ai Cập Mohamed Al-Fayed * Diana và người tình Dodi al Fayed
Sau khi chính thức ly hôn với Thái tử Charles, Diana nhận lời mời của tỷ phú người Ai Cập là Mohamed Al-Fayed, sang nghỉ mát tại villa của ông ở St Tropez, phía nam nước Pháp. Ở đó cô được giới thiệu với đại gia Dodi Al-Fayed.
Ngày 17-7-1997, Diana và bác sĩ Hasnat gặp nhau lần cuối cùng, và Diana cho biết quyết định chấm dứt quan hệ tình cảm giữa hai người.
Thời gian đó, Diana bắt đầu đi du lịch không ngừng. Diana cặp kè với Dodi. Những tấm hình Diana chụp chung trên du thuyền xuất hiện lan tràn trên mặt báo chí. Tấm hình hai người ôm nhau trên du thuyền kèm theo những lời nghi vấn về mối tình lãng mạn của Diana.
Tháng 10 năm 2007, bác sĩ Hasnat được yêu cầu cung cấp tin tức về quan hệ của hai người. Ông âm thầm rời Anh Quốc trở về Pakistan với mối tình thầm kín.
Bác sĩ Hasnat, sinh ngày 1-4-1959 (47 tuổi) kết hôn với một phụ nữ Pakistan 28 tuổi tên Hadia Sher Ali, nhưng đã ly hôn sau 18 tháng vì tận đáy lòng của ông vẫn còn hình ảnh của Công nương Diana.
8* Tai nạn chết người
Cửa vào đường hầm cây cầu Pont dAlma, Paris (Pháp)
Lúc 1:00 giờ rạng sáng ngày 31-8-1997, sự hiện diện của Công nương Diana và Dodi tại nhà hàng khách sạn Ritz do cha của Dodi làm chủ, không che giấu được đám săn ảnh (Paparazzi). Họ vây quanh trước cửa. Nhân viên bảo vệ khách sạn ra yêu cầu giải tán nhưng họ không đi.
Để tránh đám người săn ảnh, Diana và người yêu Dodi cùng với viên bảo vệ khách sạn là Trevor Rees-Jones đi ngã sau lên xe do nhân viên bảo vệ khách sạn là Henri Paul lái xe.
Đám săn ảnh gần một chục người bám theo xe của Diana và Dodi.
Chiếc Mercedes-Benz W140 chui vào đường hầm gần cây cầu Pont dAlma, Paris (Pháp) để về căn biệt thự của Dodi ở Paris.
Cố tránh đám săn ảnh, chiếc Mercedes tăng tốc độ lên tới 112 km/giờ. Chiếc xe đâm vào một trụ bê tông trong đường hầm. Đầu xe bể nát.
Dodi và người lái xe là Henri Paul chết ngay tại chỗ. Lúc đó là 1:10 phút rạng sáng ngày 31-8-1997. Diana và cận vệ Trevor Rees-Jones bị thương nặng, được chở vào bịnh viện Pitié Salpétrière. Diana chết vào lúc 4 giờ sáng. Cận vệ còn sống nhưng bị chấn thương sọ não nên không nhớ việc gì đã xảy ra cả.
9* Đám tang Công nương Diana
Quan tài với thi thể Công nương Diana được mang vào bên trong Tu viện Westminster Abbey để tiến hành nghi thức tang lễ.
Nữ hoàng Elizabrth II, hai hoàng tử William và Harry, Thái tử Charles
Quan tài phủ cờ Hoàng gia được Thái tử Charles và hai người chị của Diana đưa về London vào ngày 31-8-1997.
Sau cuộc khám nghiệm tử thi, quan tài được đưa vào bên trong nhà thờ Hoàng gia Westminster Abbey để tiến hành nghi thức tang lễ.
Trong lúc nầy Nữ hoàng Elizabeth II và hai hoàng tử William (15 tuổi) và Harry (12 tuổi) đang ở Balmoral, vì Nữ hoàng không muốn hai hoàng tử phải chứng kiến cảnh đau thương đang tràn ngập cả nước Anh. Đồng thời tránh báo chí soi mói vào họ.
Nhiều câu hỏi được đặt ra như: Vì sao không có thành viên nào của Hoàng gia đến tiễn biệt Công nương tại nhà thờ Hoàng gia? Vì sao trong số họ không có ai viết vào sổ tang?.
Từ 5 giờ sáng, người dân lần lượt đến đặt hoa tưởng niệm tại các cửa chung quanh cung điện. Số lượng hoa tăng lên rất nhanh, trở thành một biển hoa khiến cho vòng đai an ninh phải thay đổi vị trí nhiều lần.
Bên trong, ca sĩ Elton John hát bài “Ngọn nến trong gió” (Candle in the Wind). Phóng viên trong và ngoài nước hiện diện rất đông.
Bên ngoài cung điện, Nữ hoàng và Thái tử Charles đi đến trước đám đông, trò chuyện và lắng nghe những lời chia buồn của họ.
Tang lễ có hai triệu người theo dõi bằng trực tiếp truyền hình.
10* Cuộc điều tra không phải để tìm ra thủ phạm
10.1. Kết luận của ban điều tra
Do cáo buộc của tỷ phú Mohamed Al-Fayed, cho rằng Hoàng gia âm mưu giết Diana và con ông là Dodi, ngày 2-10-2007, một cuộc điều tra lớn đã mở ra do Hầu tước Stevens làm trưởng ban.
Sau sáu tháng, với chi phí lên tới 10 triệu bảng Anh, ban điều tra đã đưa đến kết luận cuối cùng, đó là cái chết của Diana và Dodi do sự bất cẩn của người lái xe tên Henri Paul. (Paul lái xe trong tình trạng say rượu, mức độ cồn trong máu cao gấp ba lần cho phép của luật nước Pháp).
Diana và Dodi chết trong tai nạn do sự rượt đuổi gắt gao của những tay săn ảnh. Cả hai đều không có thắt dây an toàn.
Kết luận nầy của ban điều tra bị nhiều người phản đối khiến cho ban điều tra phải mất 4 ngày tranh cãi về việc phản đối nầy, tuy nhiên kết luận vẫn giữ nguyên như cũ.
10.2. Một người Pháp gốc Việt trong tai nạn chết người nầy
Nhật báo The Mail ra ngày 31-12-2006 tiết lộ đã tìm ra người bí mật trong vụ tai nạn gây ra cái chết cho Diana và Dodi vào ngày 31-8-1997.
Bài báo cho biết người nầy là một thanh niên 31 tuổi (2006) người Pháp gốc Việt tên là Lê Văn Thanh, lái chiếc Fiat Uno màu trắng đã quẹt vào phía sau đuôi bên phải của chiếc Mercedes chở Diana và Dodi, khiến chiếc xe phải đâm vào tường của đường hầm làm chết ba người trên xe.
Bài báo cho biết tiếp, Lê Văn Thanh đã bị cảnh sát Pháp thẩm vấn, khi các chuyên viên xác nhận rằng màu trắng của loại xe Fiat Uno do anh Thanh lái phù hợp với màu trắng còn in lại trên vết trầy phía sau đuôi của xe Mercedes.
Các thám tử Pháp cho biết, ông François Lê, cha của Lê Văn Thanh, xác nhận rằng con trai của ông có dính dáng đến tai nạn xảy ra ngày 31-8-1997, lúc đó Thanh chỉ mới 22 tuổi. Thanh quá sợ hãi nên tìm cách che giấu bằng chứng, là đem sơn xe màu trắng thành màu đỏ.
Ông François Lê thuật lại, vào đêm đó Thanh về nhà với vẻ hốt hoảng và sợ hãi nhưng không thuật lại điều gì với ông cả, mà thì thầm to nhỏ với người em là Dũng Lê, một thợ máy của công ty Fiat, rồi hai anh em ra khỏi nhà vào lúc nửa đêm để sơn lại chiếc xe cũ 15 năm. Hai anh em dùng sơn xịt biến màu trắng thành màu đỏ trong hai tiếng đồng hồ.
Điều quan trọng là người em của Thanh là Dũng Lê đã vắng mặt suốt hai tháng sau tai nạn.
Cảnh sát Pháp cho các nhà điều tra Anh biết địa chỉ của hãng xe mà Dũng Lê đang làm việc nhưng họ không đến đó để xác nhận sự vắng mặt của Dũng.
Tờ The Mail nói rằng Hầu tước Stevens cho biết cuộc điều tra của ông không phải là tìm ra thủ phạm, mà mục đích là chống lại cáo buộc của Mohamed Al-Fayed mà thôi.
Riêng về phần Lê Văn Thanh, anh không muốn tiếp xúc với ai nói về vụ tai nạn đó cả. Cho rằng tai nạn đã làm đảo lộn cả cuộc đời của anh. Giờ đây anh làm nghề lái taxi, lập gia đình và đã có con.
Nhiều nhân vật quan trọng tìm đến nhờ anh giúp đỡ tìm ra sự thật, nhưng anh nói đó không phải là công việc của anh.
Nếu câu chuyện về Lê Văn Thanh do tờ báo The Mail nêu ra là đúng sự thật thì đầu mối gây ra tai nạn chết người chính là Lê Văn Thanh. Vậy muốn biết có âm mưu giết Công nương Diana hay không thì phải điều tra Lê Văn Thanh.
Khi nhận xét tổng quát về mọi “chi tiết Lê Văn Thanh” thì thấy có lẽ Thanh không nằm trong tổ chức hay âm mưu nào cả.
Cũng vẫn còn là một bí mật vì chưa tìm ra bí mật, nếu có.
Chuyện về vương phi Diana.
11* Vở kịch gây bão tố nước Anh
11.1. Những tiết lộ động trời làm chấn động nước Anh
Nước Anh bị một cú sốc nặng bởi những thông tin mới nhất về cuộc đời và cái chết của Công nương Diana. Đó là vở kịch mang tên West End được trình diễn từ ngày 9-1-2015 đến 14-2-2015 tại rạp hát Charing Cross, London.
Vở kịch mang chủ đề “Truth, Lies, Diana” tạm dịch là “Diana, Sự thật và dối trá”.
Nội dung vở kịch được lấy trong cuốn sách của nhà văn John Morgan, mới xuất bản tên là “How They Murdered Princess Diana” (Họ ám sát Công nương Diana bằng cách nào).
Vở kịch nêu những chi tiết động trời làm chấn động nước Anh như, Thái tử Charles không phải là cha của Hoàng tử Harry, Công nương Diana bị ám sát vì đã mang thai với Dodi, và xác của Diana được ướp một cách bí mật. Hoàng gia Anh bị cáo buộc là đứng đàng sau những vụ đó.
11.2. Tiết lộ của tác giả cuốn sách
Tác giả John Morgan cho biết, ông đã dầy công xem xét 7,000 trang tài liệu về báo cáo của cảnh sát, về những hồ sơ y tế và về cái chết của Diana với người tình Dodi Fayed vào ngày 31-8-1997 tại Paris, Pháp.
11.3. Nhưng sự thật ra sao?
Kịch nghệ là một bộ môn nghệ thuật, không phải là một báo cáo chính thức của giới chức có thẩm quyền, cho nên không thể căn cứ vào vở kịch để xác nhận thật, giả, đúng sai, vì trong kịch tác giả có quyền tạo ra hư cấu. Nó chỉ là một dư luận không có giá trị đáng tin cậy về mặt pháp lý.
Phóng viên Sue Ried của tờ Daily Mail viết: “Để kiểm tra mức độ chính xác và thực tế của vở kịch, chính tôi đã điều tra sự kiện nầy bằng cách phỏng vấn những nhân chứng sống, từ phía cảnh sát Anh đến cảnh sát Pháp, bạn bè của Diana và của Dodi, thậm chí các bác sĩ và những người đã từng cố gắng cứu bà sáng hôm đó”.
Mặc dù cái chết của Diana và Dodi rõ ràng là chiếc xe bị tai nạn trong đường hầm do tài xế mất kiểm soát khi xe ở tốc độ cao, vì anh ta đang ở trong tình trạng say rượu. Tòa án cũng xác nhận như thế nhưng dư luận cho rằng Diana bị ám sát và Hoàng gia Anh đứng sau những hành động đó.
Phóng viên Sue Ried cũng bó tay.
11.4. Những nội dung gây ồn ào trong vở kịch
1). Công nương Diana bị ám sát vì mang thai?
Trong vở kịch, nhân vật đóng vai Mohamed Al-Fayed, cha của Dodi nói rằng: “Bọn chúng đang chuẩn bị đính hôn để làm đám cưới vì Dianas lúc đó đang mang thai. Nhưng vì họ không muốn một người Á Rập Hồi giáo “làm vua” nước Anh nên ám sát cả hai”.
Đối chiếu với thực tế ngoài đời, tại các cuộc điều tra về cái chết, gia đình Dodi đã cho biết rằng anh ta đã mua một biệt thự ven biển ở miền Nam nước Pháp để đến ở sau khi kết hôn. Biệt thự đó trước kia do nữ tài tử Julie Andrews ở Malibu, California làm chủ.
Trong tấm hình Diana chụp tại St Tropez vào ngày 7-7-1997, chỉ trước khi chết một tháng, cho thấy rõ ràng là cái bụng của Diana đã lớn lên rất nhiều. Và từ đó, dư luận cho rằng Diana đã mang thai.
Sau đó vào năm 2003, một nhà điều tra Pháp khẳng định Công nương Diana đang mang thai khi chết. Tờ Independent đưa tin như thế.
2). Xác Công nương Diana được ướp để phi tang chứng cớ đã mang thai.
Vở kịch West End nhắc lại việc nầy như thế. Sau khi bịnh viện Pháp Pitié Salpétrière tuyên bố Công nương đã chết, thì xác được một nữ bác sĩ Pháp bí mật tiêm chất hóa học formaldehyde vào lúc 2 giờ trưa, tức là 3 tiếng đồng hồ trước khi Thái tử Charles đến nhận xác Diana.
Chất formaldehyde luôn luôn cho kết quả dương tính đối với thai nhi. Thông thường thì các phép thử cho âm tính khi phụ nữ mang thai.
Xác được tiêm thêm một lần nữa sau khi cuộc khám nghiệm tử thi hoàn tất tại nhà xác Fulham ở London.
Ai đã ra lịnh tiêm thuốc vẫn còn là một bí mật. Hoàng gia im lặng thì càng gây thêm nghi ngờ nữa.
12* Chuyện tình 35 năm của Thái tử Charles
12.1. Lễ kết hôn của Thái tử Charles và bà Camilla
Chú rễ 57 tuổi, cô dâu 58 tuổi
Ngày 9-4-2005, Thái tử Charles và bà Camilla Rosemary tổ chức một lễ kết hôn kín đáo, chỉ có 30 người gồm bạn thân và gia đình tham dự, tại tòa thị chánh địa phương, Windsor Town Hall.
Mặc dù cách 8 năm sau khi Công nương Diana thiệt mạng, Thái tử công khai kết hôn với bà Camilla nhưng nhiều người cho rằng ông là người bạc tình và bà Camilla là kẻ phá hoại. Phá vỡ hạnh phúc gia đình của Diana và đưa đến cái chết của Công nương vào năm 1997 trong tai nạn xe hơi ở Pháp.
Báo chí cho rằng “Hai đám cưới một đám ma”.
12.2. Mối tình chớm nở
Mối tình 35 năm của Thái tử Charles và bà Camilla
Thái tử Charles gặp bà Camilla lần đầu tiên trong một trận khúc côn cầu (Hockey) vào mùa hè năm 1970. Hai người ý hợp tâm đầu nên yêu nhau.
Khi mối tình chớm nở thì Thái tử Charles phải gia nhập vào Hải quân Hoàng gia đi làm nhiệm vụ ở vùng Caribbean.
Hai năm sau, khi Charles trở về thì bà Camilla đã kết hôn với Andrew Parker Bowles hồi tháng 7 năm 1973.
Sau đó tuy Camilla đã có chồng và Charles đã có vợ nhưng hai người vẫn tiếp tục lén lút đi lại với nhau.
Công nương Diana phát hiện và nổi cơn ghen. Trong nhà lời qua tiếng lại đến to tiếng với nhau. Năm 1986, trong cơn ghen Diana đã thét vào mặt chồng, gọi Camilla là “con chó cái đó đã nằm trên giường của tôi”. Tình hình căng thẳng mãi, đưa đến kết cuộc là ly thân rồi ly hôn.
Trước đám cưới của Thái tử Charles, những người mến mộ Diana đã gởi hàng trăm ngàn lá thơ, email, gọi phone để xỉ vả và đe dọa giết bà Camilla, khiến Thái tử Charles phải bỏ tiền túi hàng chục ngàn bảng Anh để lập đội bảo vệ an ninh 24/24 giờ cho Camilla. Vì lúc đó bà Camilla chưa có liên hệ gì đến Hoàng gia nên không thể cử nhân viên chính phủ đến giữ an ninh cho bà.
Thái tử Charles mong muốn cho bà Camilla sẽ làm hoàng hậu khi ông lên ngôi vua nhưng chưa suôn sẻ vì người vợ thứ hai nầy có nhiều khuyết điểm, nhất là về mặt đạo đức. Trước hết bà chưa được cảm tình của quần chúng và khuyết điểm lớn nhất là không thể phong hoàng hậu cho người phụ nữ đã từng phản bội người chồng trước là Andrew Parker Bowles, ngoại tình thường trực với Thái tử Charles trước khi ly dị.
13* Vài nét tổng quát về Công nương Diana xứ Wales
13.1. “Công chúa của công chúng”
Công nương Diana sinh ngày 1-7-1961, mất ngày 31-8-1997. Diana trở nên nổi tiếng sau khi kết hôn với Thái tử Charles. Cuộc sống của Diana trở thành đề tài chú ý của công chúng do địa vị hoàng gia, sắc đẹp và các hoặc động từ thiện.
Từ lúc kết hôn với Thái tử Charles năm 1981 cho đến lúc thiệt mạng năm 1997, hình ảnh của Công nương Diana được xuất hiện ở vị trí trung tâm trên sân khấu thế giới. Được mệnh danh là người phụ nữ được chụp hình nhiều nhất thế giới. (The worlds most photographed woman).
Được nổi danh là do Vương phi của Hoàng gia, do sắc đẹp và nhất là lòng nhân hậu trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo.
Công nương ước mong được trở thành nữ hoàng trong trái tim của mọi người. (Id to be a queen of peoples hearts)
Hạnh phúc gia đình tan vỡ, yểu mệnh ở tuổi 36, Công nương Diana đã đi sâu vào tình thương yêu của thần dân Vương quốc Anh.
Năm 1999, tên của Công nương Diana được tạp chí Time ghi vào danh sách 100 người quan trọng nhất thế kỷ XX.
Năm 2002, đài BBC tổ chức cuộc bình chọn “10 người Anh vĩ đại nhất”, thì Công nương Diana được xếp thứ 3 trong danh sách 10 người vĩ đại nhất nước Anh.
13.2. Các hoạt động từ thiện
Công nương Diana đã bảo trợ cho 100 tổ chức từ thiện, trong đó có tổ chức Hồng Thập Tự.
Theo ước nguyện của Công nương khi còn sống, một Quỹ The Diana, Princess of Wales Fund” hoạt động góp tiền cho các tổ chức từ thiện. Trong suốt 10 năm, quỹ nầy đã dành 180 triệu USD cho 350 tổ chức từ thiện thế giới.
Năm 2007, hai Hoàng tử William và Harry tổ chức một buổi hòa nhạc kỷ niệm 46 năm sinh nhật của Công nương (1-7-1961 – 2007). Toàn bộ số tiền được đưa vào quỹ từ thiện.
Năm 1987, bức ảnh Công nương cầm tay một người đàn ông đã gây xúc động cả thế giới, người đàn ông đó không phải là một nhân vật quan trọng, mà là một người bị nhiễm AIDS. Đặc điểm của tấm hình là Công nương không mang bao tay như nhiều người khác đã làm. Dư luận ghi nhận Diana làm việc từ thiện với tấm chân tình chớ không mang tính ngoại giao hay trình diễn.
Mớm cơm cho trẻ em bịnh tật, bước đi trên cánh đồng đầy mìn ở Angola với chiếc áo chống đạn…Những người hâm mộ gọi Công nương là “Công chúa của công chúng”.
Tổng Thống Bill Clinton nói về Công nương Diana như sau: “Năm 1987, Diana đã ngồi bên giường một người bị AIDS và cầm tay anh ấy đầy thương cảm. Cô ấy chỉ cho thế giới thấy rằng những người nhiễm AIDS rất xứng đáng được nhận lòng trắc ẩn và sự tử tế của mọi người”.
14* Kết luận
Khi cô giáo tiểu học Diana bước chân lên xe hoa về làm dâu Hoàng gia Anh thì một viễn ảnh vô cùng rực rỡ của đời sống hạnh phúc vương giả hiện ra. Cô sẽ trở thành Hoàng hậu của nước Anh. Nhưng đáng tiếc, nó không thành hiện thực.
Tiếp theo là thời gian sống trong đau khổ suốt 15 năm đoạn trường, khiến cho Công nương phải thốt lên là “bị đánh đập và bạo hành suốt 15 năm”. Có lẽ trong cơn khủng hoảng thần kinh và trầm cảm nên mới cường điệu hóa cuộc sống như vậy, nhưng dù sau đó cũng là thời gian đau khổ nhất của cuộc đời. Hoàng gia Anh luôn luôn là mục tiêu mà truyền thông nhắm vào, vì thế cho nên luôn luôn có một tấm màn bí mật bao trùm.
Sống trong đau khổ, chết yểu ở tuổi 36, xem như là hồng nhan bạc phận. Nhưng hình ảnh Công nương Diana đã ăn sâu vào lòng của người dân Anh. Đúng là “Công chúa của công chúng” theo ước nguyện của bà là sẽ trở thành nữ hoàng trong trái tim của mọi người.
Quần chúng Anh đã xếp Công nương Diana vào một trong 10 người vĩ đại nhất của nước Anh, và một trong 100 người quan trọng nhất của thế kỷ XX. Chứng tỏ họ quý mến Công nương như thế nào.
Trúc Giang
Minnesota ngày 14-5-2015
No comments:
Post a Comment