Friday, May 15, 2015

Nhận xét thái độ của cộng đồng Montreal ngày 3 tháng 5, 2015 đối với KHG Dương Nguyệt Ánh và cô Lữ Anh Thư

Hoàng Ngọc An

TỔNG QUÁT

Năm nay cộng đồng NVQG Montreal đã tổ chức Ngày Quốc Hận 30/4 vào ngày 3/5/2015 với hai diễn giả đến từ Hoa Kỳ: KHG Dương Nguyệt Ánh và cô Lữ Anh Thư.

Một thân hữu gửi youtube. Sau khi xem, tôi rất ngạc nhiên. Lý do: Chủ đề của Cđ Montreal là “Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và Quốc Hận 30/4”. Tôi không biết lý do nào, CĐ Montreal phải ghép hai ngày đó vào làm một. 

Tôi cũng không biết lý do nào, họ mời hai diễn giả từ Hoa Kỳ: KHG Dương Nguyệt Ánh và cô Lữ Anh Thư nhưng nội dung hội luận lại xoáy vào Dự Luật S219 của Ngô Thanh Hải. Chúng tôi rất mong được biết lý do thứ hai. 

Dự luật này đã gây nhiều tranh cãi và đến nay, cho dù Quốc Hội Canada “pass” nhưng cộng đồng NVQG khắp nơi vẫn tiếp tục phản đối và một số vị đang thâu thập chữ ký để gửi thư cho Quốc Hội Canada. CĐ Montreal đã đem một vấn đề khá “nhạy cảm”, đang gây phân hóa trong cộng đồng người hải ngoại chống cộng, để hội luận trong Ngày Giỗ Tổ và Quốc Hận, cá nhân chúng tôi nghĩ rằng Cđ Montreal đã làm một hành động rất khó hiểu. 

Tổ Hùng Vương sẽ nghĩ gì trước sự bất đồng chính kiến về Dự Luật S 219 được đem ra thảo luận trong ngày giỗ Tổ? Anh linh tử sĩ của hàng triệu người chết vì bạo quyền cộng sản nghĩ gì trước sự bất đồng quan điểm về một điều không có gì là to tát lại được đem ra bàn cãi trong cái mốc 40 năm mất nước?

Coi từ 2:02 của youtube sau: https://www.youtube.com/watch?v=6tM0XSUw9dw

CĐ MONTREAL ĐÃ TUNG TIN THẤT THIỆT GÌ?

Trong phần hội luận, Ban Tổ Chức và cũng là CĐ Montreal đã tung một tin rất thất thiệt “Quốc Hội Canada treo cờ rũ trong ngày 30/4/1975”. Không lẽ Ban Tổ Chức muốn thuyết phục hai diễn giả Dương Nguyệt Ánh và Lữ Anh Thư bằng “thủ thuật” đó? Tôi không tin. Lý do: Người kém thông minh nhất thế giới, cũng hiểu một quốc gia chỉ treo cờ rũ trong những dịp trọng đại. Không bao giờ có sự kiện Quốc Hội Canada lại treo cờ rũ “khóc hận” dùm một thiểu số rất nhỏ bé người Canada gốc Việt. Trong khi đó, “nhân sự” tại cộng đồng Montreal, nhất là Ban Tổ Chức hầu như đều là “bác sĩ” cả, nghĩa là thuộc thành phần được người Việt trọng vọng, coi như giới trí thức cao. 

Trên thực tế, qua tài liệu được phổ biến net của BS Trần Mộng Lâm, Montreal thì 

Quốc Hội Canada treo cờ rủ vì Ông Pierre Claude Nolin là đương kim Chủ Tịch Thượng Viện, mới tạ thế ngày 24 tháng Tư. 30 tháng Tư là ngày tang lễ ông”. 

Coi đầy đủ luật treo cờ rũ của Canada tại link sau: Trần Mộng Lâm- Treo Cờ Rủ Tại Canada

KHG DƯƠNG NGUYỆT ÁNH ĐÃ CÓ THÁI ĐỘ GÌ

 

Bà Dương Nguyệt Ánh là niềm tự hào của cộng đồng NVQG tại hải ngoại, không riêng gì Hoa Kỳ. Bà cống hiến cho quê hương thứ hai, cường quốc Hoa Kỳ, và được nhận tưởng thưởng không dưới một lần. Bà đóng góp cho công cuộc tranh đấu chung, phần nhỏ bé khiêm tốn của mình bằng vài lần nói chuyện trước cộng đồng, vài lần trên truyền hình hay đài phát thanh, làm MC cho chương trình chống cộng của Asia. Bà cũng không ngại bày tỏ quan điểm của bà trước vài sự kiện hay nhân vật có dính líu đến lằn ranh quốc cộng. Đó là thái độ đứng đắn của một phụ nữ Mỹ gốc Việt, trưởng thành từ một xứ sở tân tiến, tự do, dân chủ nhất thế giới nhưng vẫn giữ tinh túy của một nền văn hóa cổ truyền.

Từ nề nếp của gia đình, từ sự hấp thụ văn hóa trong cách ứng xử của tây phương, từ tấm lòng chân thật của một người yêu nước chân chính, KHG Dương Nguyệt Ánh đã bày tỏ quan điểm của bà về Dự Luật S219 rất chừng mực như sau: 

- Bà nghĩ rằng người đồng ý hay không đồng ý đều là người quốc gia yêu nước. Riêng bà, bà muốn giữ Ngày Quốc Hận là “để giữ nguyên ý chí phục thù, mình luôn nhắc nhở mình, con cháu mình là chừng nào Việt Nam chưa có tự do thì phải có ngày quốc hận.” Bà cũng nghĩ rằng giá như ngày được chọn là ngày khác thì vui biết mấy và sẽ không xảy ra sự tranh cãi trong cộng đồng về dự luật này.” Coi đầy đủ tại đây: [1]

VÀI VỊ CAO NIÊN CĐ MONTREAL ĐÃ CÓ THÁI ĐỘ GÌ

Đáp lại thái độ nhũn nhặn, lời nói chừng mực của KHG Dương Nguyệt Ánh, người phụ nữ, được coi như thế hệ 1,5 thì vài vị cao niên của cộng đồng Montreal đã có hành động, ngôn ngữ thật không hay. Điều đáng tiếc hơn hết là chính MC, Bs Dũng, lại là người ngang nhiên tung tin thất thiệt rằng “Quốc Hội Canada treo cờ rũ vào ngày 30/4”. 

Chúng tôi sẽ có bài số 3, trả lời cho những “phản biện” của vài vị cao niên trong cộng đồng Montreal. Tuy thế, chúng tôi khá ngạc nhiên vì trên các diễn đàn yahoo cũng như qua hệ thống e-mail, thì đã có rất, rất nhiều tài liệu về vụ này. Rất nhiều người Thật, từ khắp nơi thế giới, đã có bài viết, bác bỏ mọi luận cứ từ ô Ngô Thanh Hải và những người đồng thuận với ông. Có thể, vài vị quá cao niên, không đọc được mails nhiều nên có thể không biết nhưng còn ông Chủ Tịch CĐ Montreal, ông bác sĩ MC? Cá nhân chúng tôi nghĩ rằng, những vị này là bác sĩ, (trí thức cao), làm công việc cộng đồng thì không thể nào là những người 

ngu ngơ với thời sự, ngớ ngẩn với hệ thống diễn đàn yahoo groups/mails, ngốc nghếch với việc confirm tin tức từ các webs của chính quyền Canada, ngờ nghệch đi tin vào tin tức bá vơ như tin QH Canada treo cờ rũ cho Ngày Quốc Hận của người Việt hải ngoại”.

Xin coi mọi tài liệu, trong đó có mọi câu trả lời cho những câu “phản biện” của ông bác sĩ MC cũng như bạn hữu cao niên của ông, ở đây:

 





VÀI VỊ TRẺ CĐ MONTREAL ĐÃ CÓ THÁI ĐỘ GÌ

Ngược với vài vị cao niên, là những người thuộc thế hệ 1,5 hay thậm chí thế hệ 2, của Canada đã hành xử đúng với một kiểu mẫu người trẻ, có giáo dục, có văn hóa trong ứng xử (agree to disagree), có tinh thần dân chủ, có ngôn ngữ lịch sự.

 

ĐIỀU TRA TÌM HIỂU

Chúng tôi rất ngạc nhiên sau khi coi youtube và đã điều tra ở vài người trong cuộc. Đây là vài điều:

1-Ông Lê Văn Trang, trong Ban Chấp Hành của CĐNVQG Montreal, là người quen biết của cô Lữ Anh Thư. Qua phần giới thiệu của ô Trang, KHG Dương Nguyệt Ánh và cô Lữ Anh Thư đã nhận lời qua gặp gỡ đồng bào Montreal nhân ngày tưởng niệm 40 năm quốc hận. Ông Trang là người duy nhất trong Ban Chấp Hành, không đồng thuận với Dự Luật S 219. Xích mích nội bộ dẫn đến việc ô Trang từ chức trước buổi lễ ngày 3/5/ 2015.

2-KHG Dương Nguyệt Ánh và cô Lữ Anh Thư đã đề nghị với Ban Tổ Chức là không có mặt ô Ngô Thanh Hải. Hai nữ diễn giả từ Hoa Kỳ, không đồng thuận với việc thay đổi tên Ngày Quốc Hận, dưới bất cứ hình thức trực tiếp/gián tiếp nào. Hai nữ diễn giả cũng không muốn gây ngộ nhận nên đã nêu yêu cầu trên. Yêu cầu này đã được Ban Tổ Chức đáp ứng.

3-Tuy nhiên, chính vị MC này, đã có thái độ khó hiểu, khi mở đầu ngay phần hội luận, là nói về Dự Luật S 219. Cũng chính MC này, BS Dũng, là người hai lần nhắc to rằng Quốc Hội Canada treo cờ rũ vào ngày 30/4. ( Nhắc lại: Ngày Quốc Hận trước đó ở Toronto, đã tung tin nhảm này, và BS Trần Mộng Lâm đã tìm hiểu, đã đính chính. Không hiểu vì lý do gì, 3 ngày sau, tại Montreal, Bs MC, Dũng, vẫn tiếp tục sử dụng nguồn tin “bá láp” đã được một bác sĩ khác giúp điều chỉnh?

KẾT LUẬN

TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG Montreal tổ chức Lễ Giỗ Tổ và Quốc Hận 30/4 vào ngày 3/5/2015 tại Montreal, đã đáp ứng yêu cầu của KHG Dương Nguyệt Ánh và cô Lữ Anh Thư là không có mặt ô Ngô Thanh Hải, nhưng đã có thái độ không minh bạch, là xoay quanh đề tài S 219 trong phần hội luận. Đây không phải là thái độ của những người lớn tuổi, trưởng thành từ nền giáo dục VNCH, tiếp tục hấp thụ nền giáo dục Canada. 

Chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn về trách nhiệm này của Ban Tổ Chức Montreal trước giới trẻ Canada nói riêng, giới trẻ hải ngoại nói chung, trong bài số 2.


Lời cuối bài 1: cảm ơn những người thế hệ 1,5 của Hoa Kỳ (Dương Nguyệt Ánh, Lữ Anh Thư), cảm ơn những người trẻ của Canada.


Hoàng Ngọc An ngày 14/5/2015


Đón xem bài 2: Trách nhiệm của Ban Tổ Chức Montreal trước giới trẻ.


[1] Những lời nhận định của KHG Dương Nguyệt Ánh về bill S-219 trong buổi hội thảo do cộng đồng người Việt tự do vùng Montreal tổ chức vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương & tưởng niệm 30 tháng tư tại Montreal vào ngày 3 tháng 5 vừa qua do PN ghi lại từ youtube:

Dạ thưa, trước hết thì phải nói là khi mà những người ở Mỹ như Ánh khi mà được biết về cái đạo luật S-219 nhất là sau khi mà Canada đã pass cái đạo luật đó. Thì Ánh nói thật là trong lòng buồn vui lẫn lộn. Vui là mừng cho cộng đồng Gia nã Đại gốc Việt đã chứng tỏ sự trưởng thành và sức mạnh của cộng đồng Việt ở đây. Vì thật ra chúng ta cũng chỉ là một con số nhỏ thôi so với toàn cõi Canada với người di dân khác mà đã vận động được như vậy thì không phải là một chuyện dễ, đó là điều chứng tỏ, một cái bằng chứng về sự trưởng thành của cộng đồng, đó là niềm vui, và bên cạnh đó cũng có một nỗi buồn rất lớn vì xin thú thật với tất cả quý vị, quan niệm của Ánh rất là khác. 

Ánh quan niệm rằng quốc hận là ngày hận cho toàn cõi Việt Nam. Đó là ngày 30 tháng tư là cái ngày mà cả toàn cõi Việt Nam mất tự do và rơi vào tay của đảng CS. Chừng nào mà Việt Nam chưa có tự do thì chừng đó phải có ngày quốc hận 30 tháng tư và sau đó Ánh nghĩ là chúng ta có 2 mục đích khác nhau. 

Mục đích tổ chức Quốc hận là để nhắc nhở cho chúng ta và con cháu chúng ta đừng quên rằng mình được tự do nhưng trên 80 triệu người Việt Nam chưa có tự do và chừng nào Việt Nam chưa có tự do thì tất cả chúng ta vẫn phải có bổn phận phải tranh đấu cho Việt Nam được tự do. Giống như ngày xưa chúng ta có ngày quốc hận là 20 tháng 7 kỷ niệm ngày chia đôi đất nước Việt Nam, ngày đó miền Nam vẫn giữ ngày 20 tháng 7 là ngày quốc hận chứ không có đổi là ngày hành trình cho tự do để mừng cho những người, hàng triệu đồng bào miền Bắc đã may mắn di cư từ miền Bắc vào miền Nam. 

Còn mục đích thứ hai mà ông (người đặt câu hỏi) vừa nói là một mục đích rất quan trọng như chúng ta ngoài chuyện chúng ta mừng là chúng ta đến được đất tự do nhưng chúng ta cũng muốn có một cái phương tiện, một cái cách, để mà nhân một cái dịp để mà giải thích cho những người Canada và cho con cháu chúng ta về ý nghĩa tại sao mà có mặt cái cộng đồng người Việt Nam tại đây. 

Ánh nghĩ rằng cái mục đích đó rất quan trọng nhưng giá mà chúng ta chọn một ngày khác. Ngày đầu tiên mà người tị nạn Việt Nam được đặt chân đến Canada chẳng hạn hay là ngày mà chính phủ Canada ký sắc lệnh ban hành chấp thuận cho người Việt Nam được đến tị nạn tại Canada chẳng hạn. Nếu chúng ta có hai ngày đó riêng ra thì sẽ không có ai chống đối và không có những sự tranh cãi rất là đáng tiếc ở trong cộng đồng chúng ta. Đáng lẽ là chúng ta phải cùng nhau rất là mừng, nhưng có người mừng có người không mừng, có người buồn có người giận dỗi v.v... Trong khi thật ra cái bên chống hay là bên đồng ý, tất cả chúng ta đều cùng một lòng cả, chúng ta đều muốn hướng về quê hương Việt Nam. Người ủng hộ hay là không ủng hộ dự luật đó như Ông (người đặt câu hỏi) vừa nói đều thật ra là như người Mỹ vẫn nói :” We agree to disagree” chúng ta đều cùng 1 lòng hướng về quê hương Việt Nam. 

Nhưng chỉ là chuyện rất đáng tiếc là ngày quốc hận và ngày hành trình cho tự do bị dồn vào làm một. Vì như vậy Ánh vẫn muốn là, mình giữ nguyên ngày quốc hận là ý riêng của Ánh thôi là để giữ nguyên ý chí phục thù, mình luôn nhắc nhở mình, con cháu mình là chừng nào Việt Nam chưa có tự do thì phải có ngày quốc hận.


[2]

Vài bài tiêu biểu trong rất nhiều bài phản đối dự luật của Ngô thanh Hải

Hữu Nguyên: Quyền từ chối gặp VC của TNS Ngô Thanh Hải

Hữu Nguyên Suy nghĩ về bài viết của Mặc Giao

§ Xóa Quốc Hận 30-4 bằng Ngày Tỵ Nạn?

§ Hoàng Ngọc An – Nếu Dự Luật của Ngô Thanh Hải được chấp thuận, đ iều gì sẽ xảy ra?

§ Vũ Phong- Ngày 30 tháng Tư 19 75 là Ngày cả nước TỰ DO đi vào TÙ

§ Hữu Nguyên- Về bài viết của Chu Tất Tiến- Dự luật S-219 đặt tên Hành Trình Tư Do ở Canada

§ TNS Ngô thanh Hải chọn ngày 27/7 cho Dự luật S-219 hay từ chức?

§ Huỳnh Kim Anh- TRÒ CHƠI CHỮ TRONG CHÍNH TRỊ (nhân vụ những người đòi đổi tên Ngày Quốc Hận )

No comments:

Blog Archive