Sunday, May 10, 2015

1. Dung mạo đẹp- từ đâu đến…
Tác giả:  Biên dịch: Bình Minh
Khuôn mặt xinh đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.

  
Nhiều người khoan hậu có khuôn mặt có phúc, người dịu dàng lương thiện có khuôn mặt xinh đẹp. Người thô bạo, vẻ mặt hung dữ; rất nhiều phụ nữ trung niên lão niên có phẩm tính không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, cũng gọi là tướng bạc mệnh, khắc chồng.
Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Xem tướng là một loại tích lũy kinh nghiệm, tướng tùy tâm sinh, từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh.
Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; Vậy nguồn gốc khuôn mặt tuổi thiếu niên, thanh niên ở đâu? Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da màu tóc, nhưng khuôn mặt dáng người cùng tiên thiên có quan hệ, mức độ xinh đẹp là dựa theo những đời trước mà bố trí.
Nửa đời trước của một người, là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.
Lòng từ bi cũng là một yếu tố quan trọng. Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, càng khiến người thuận mắt, càng ngày càng thích tiếp xúc. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, thì trên mặt cũng sẽ dần hiện ra một vài chỗ khiến người không thích, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, chỉ lần đầu gặp hơi thuận mặt, tiếp xúc nhiều liền không còn thuận nữa.
Xin hãy tin rằng, tướng mạo là có thể từng bước thay đổi đấy! Nhất là một khuôn mặt xinh đẹp sẽ từ trong ra ngoài tản mát ra một lực hấp dẫn, khiến người gặp bất tri bất giác sinh lòng mến mộ. Nhiều khi, xinh đẹp hay không, chính là từ tâm mà nhìn, “Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi” chính là đạo lý này, tức là nhìn người mình yêu càng nhìn càng thấy đẹp.
Vì vậy, muốn có dung mạo đẹp, trước cần nội tâm đẹp!
Một, người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, lại nhận được càng nhiều. Người có thể chịu thiệt, nhân duyên nhất định sẽ tốt, nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều. Mỗi người khi còn sống, có thể nắm bắt một hai lần cơ hội là đủ!
Hai, người thích chiếm phần hơn, cuối cùng chẳng chiếm được bao nhiêu, nhặt được một ngọn cỏ, mất đi một rừng cây. Người mà vừa đến lúc tính tiền liền kiếm cớ đi việc khác hoặc móc hoài không ra tiền, cơ bản đều là những người không có thành tựu gì.
Ba, người có ánh mắt tiểu nhân, tâm địa nhỏ hẹp. Lúc bạn bè hội tụ, nói ra ba câu, đều không thoát khỏi chuyện cá nhân, người này chính là ốc sên chuyển thế, nội tâm hư không, ích kỷ. Trong nội tâm chỉ có chuyện nhà mình, những chuyện khác liền không liên quan đến anh ta.
Bốn, chỉ có tiếc duyên mới có thể tục duyên, tức là vun bồi duyên phận. Trên đường đời, nhiều người chúng ta gặp, thật ra đều có duyên mới gặp được nhau, hơn một nửa người thân chính là bạn tốt trong đời trước, còn bạn tốt thì hơn một nửa là người thân trong đời trước, mang đến phiền muộn cho bạn vì hơn một nửa là người bạn đã từng gây tổn thương. Vì vậy cần nhớ: Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, khoan dung những người làm bạn tổn thương, vì đây đều là nhân quả
Năm, nội tâm vô khuyết gọi là phú, có thể bao dung người khác gọi là quý. Luôn vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.
Sáu, biện pháp giải quyết phiền muộn tốt nhất, chính là quên nó đi.
Bảy, tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì (cười nhìn gió mây nhạt, ngồi trông áng mây trôi) 
Không giành là từ bi, không biện là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
Tám, nội tâm không loạn, không khổ vì tình, không sợ tương lai, không giữ quá khứ.
Chín, kiếp này, bất kể thứ gì cũng sẽ không mang đi được, vậy nên hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, và hãy ngộ ngay bây giờ!
———–
 2. Nếu Phật có thật, bạn sẽ được gì và mất gì?
Nhiều năm trước, tại một hội trường lớn có một vị học giả nói với mọi người rằng Phật là tuyệt đối không tồn tại. 
Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: 
“Đức Phật quả thực người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy giết chết ta đi, thì chúng tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, 
ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói
mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.
Bất ngờ có một người phụ nữ nông thôn, trên đầu quấn một chiếc khăn, nói với ông ta: 
“Tiên sinh, lý luận của ông rất cao minh, ông là một học giả uyên bác. Tôi chỉ là một phụ nữ nông thôn, không thể phản bác lại ông, chỉ muốn hỏi ông một câu hỏi ở trong tâm trí của tôi: Từ trước đến nay đã nhiều năm rồi, tôi luôn tin vào Phật, tin vào những lời dạy bảo của Phật và cảm thấy vô cùng thoải mái. Bởi vì trong lòng luôn tràn ngập niềm tin vào Phật, điều đó đã đem lại cho tôi sự bình yên và hạnh phúc to lớn nhất. Tôi hỏi ông: Nếu như khi tôi chết, phát hiện rằng những gì tôi tin vào Đức Phật hết thảy đều không tồn tại, nhưng cả đời này của tôi đã tin vào Phật, vậy tôi sẽ bị tổn thất cái gì?”
Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu, cả hội trường yên lặng, người nghe cũng rất đồng ý với suy luận của người phụ nữ này, ngay cả vị học giả cũng thán phục suy nghĩ logic này. Ông thấp giọng trả lời
Phu nhân, ta nghĩ bà không bị tổn thất cái gì cả”.
Người phụ nữ nông thôn lại nói với vị học giả 
Cảm ơn câu trả lời tốt của ông, trong tâm tôi có một thắc mắc, nếu khi mà ông chết, ông thấy những gì Đức Phật răn dạy là đúng sự thật, lục đạo luân hồi là có tồn tại thật. Tôi muốn hỏi ông sẽ mất những gì? 
Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu và không nói được lời nào.

Cùng suy ngẫm:
Nếu bạn tin Phật và Phật không tồn tại, bạn sẽ mất những gì? Còn nếu như Phật có tồn tại thật, nhưng bạn lại phỉ báng Phật, bạn sẽ mất những gì? Thật đáng phải suy nghĩ sâu xa!
Đối với mỗi người trong chúng ta, bất kể là có tin Phật hay không thì đều biết rằng Phật là lương thiện, là từ bi và luôn bảo hộ chúng sinh. Ý chỉ của Phật là giáo huấn con người lương thiện, chân thành và khoan dung, Mọi người khi gặp nạn đều khẩn cầu Đức Phật phù hộ. Người có lòng tin vào Phật thường là người lương thiện, trong tâm họ luôn chứa đựng những lời dạy bảo và ý chỉ của Phật. Trong tâm họ luôn luôn vui vẻ và chứa đựng lòng biết ơn. Họ tin rằng thiện ác hữu báo nên họ không làm điều ác, tôn sùng lương thiện và hòa ái, chân thành, như thế không tốt sao?
Và bởi vì người ta không tin vào sự tồn tại của Đức Phật, không tin vào thiện ác hữu báo, nên họ dám làm bất kỳ điều gì để đạt được danh lợi cho mình, không có đạo đức ước thúc, không có quy phạm lương tâm.
  
Shakespeare đã từng nói rằng 
đừng phỉ báng những điều bạn không biết sự thật, nếu không tính mạng của bạn sẽ gặp trùng trùng điệp điệp những nguy hiểm.” 
Vâng, nếu khi bạn chết bạn thực sự thấy Đức Phật, Phật Pháp đúng là có thật, cũng có luân hồi và có tồn tại địa ngục. Như vậy những người lương thiện thì thật đáng quý, còn bạn, bạn đã mất đi cái gì?
Bản tính con người là thiện ác đồng thời tồn tại, những người tin vào Phật sẽ ước chế điều ác và hướng thiện, tâm trí của họ thực sự được vui sướng, ngược lại, những người không tin vào Phật thì cái thiện của họ cũng sẽ bị cái ác lấn át, họ sẽ làm bất kỳ điều gì họ muốn, không khác gì động vật.
Hãy nhìn xung quanh chúng ta, một thế giới không có đức tin đúng đắn, người ta sẽ không phân biệt được điều gì là thực sự thiện và thực sự ác. Chân thành, lương thiện, nhẫn nhịn, những người chứa những đức tính này là những người tốt nhất. Những người bị tiền bạc thay thế thiện niệm (mọi người bái Phật vẫn vì danh lợi), những người này đã bị mất phương hướng, tìm không thấy được ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
Hành xử lương thiện, không làm điều ác. Hạt giống lương thiện ở trong tâm hồn mỗi chúng ta, nếu không ngừng tưới lên nó đức tin đúng đắn, tôi nghĩ rằng bạn sẽ tuyệt đối không mất gì mà còn có được một cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn!

3. TRONG 5 THỨ PHƯỚC - THIỆN CHUNG (Chết lành) LÀ PHƯỚC BÁU HƠN CẢ !
Con người có cái khổ già, khổ bịnh, lúc lâm chung, chúng ta nhìn thấy tướng trạng đau khổ đó đều chẳng chịu nổi. Tại sao người ta có những tướng trạng đó? Vì họ chẳng hiểu đạo lý, cả đời chỉ biết kết tội duyên với chúng sanh.
Cho dù những người giàu có, trưởng giả trong thế gian cũng không thể tránh khỏi, lúc người giàu chết đi, tạo ra đủ mọi nghiệp chướng, chúng tôi đã từng thấy tận mắt.
Lúc người giàu, quý tộc ở thế gian chết đi thường phải chịu bịnh khổ trong một thời gian dài, hiện nay gọi là chứng người già mất trí nhớ. Đến thời kỳ cuối cùng thì bất tỉnh nhân sự, chẳng nhận ra người nhà, thân thích, mê hoặc điên đảo.
Trong những tình trạng như vậy, họ sẽ sanh về đâu? Đương nhiên sẽ sanh về tam ác đạo. Cả đời có phát đạt, có huy hoàng cách mấy, khi chết đi phải đọa vào tam ác đạo, bạn xem họ có thành tựu gì hay không ?
Chẳng bằng một người nghèo khổ ở thế gian thật thà niệm Phật, tiền đồ của họ là đến tây phương Cực Lạc thế giới làm Phật, làm sao có thể so sánh cùng họ được !
Dù bạn có được tài sản ức vạn ở thế gian cũng chẳng sánh bằng người nghèo mạt niệm Phật vãng sanh. Chúng ta thấy họ biết trước giờ ra đi, tự tại vãng sanh, chẳng có bịnh khổ, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, đó mới gọi là phước báo chân chánh, đó mới là sự hưởng thọ tối cao trong đời người.
Lúc lâm chung sợ nhất là mê hoặc điên đảo, lúc lâm chung mà mê man thì dù được trợ niệm cũng không giúp được gì.
Khi trợ niệm thì nhất định người bịnh phải thần trí sáng suốt, mãi cho đến lúc tắt thở cũng phải tỉnh táo, không mê man, được vậy thì trợ niệm sẽ giúp đỡ rất nhiều, nếu họ có thể nhất tâm niệm Phật thì chắc chắc sẽ được sanh tịnh độ.
Cho nên chúng ta phải nghĩ coi tương lai lúc mình lâm chung sẽ mê hoặc điên đảo hay không ? Muốn mình lâm chung không bị mê man, rối loạn thì nhất định phải tu phước. Người xưa nói đến Ngũ Phước, phước thứ năm [trong ngũ phước] theo cách nói hiện nay tức là ‘chết lành’, đó thật là có phước.
Chết lành thì chắc chắn sẽ sanh lành, nghĩa là tương lai bạn đầu thai nhất định sẽ sanh đến cõi lành, đây là đạo lý nhất định. Nếu lúc chết bị mê man, rối loạn thì sẽ không sanh đến cõi lành được.

H.T. TỊNH KHÔNG !

4. Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị 

NGƯỜI TU HÀNH KHÔNG ĐƯỢC NÓI DỐI

Tại Thiền đường, chúng ta phải tuân theo quy củ của Thiền đường, không thể lập dị để hành động theo ý riêng của mình. Phải nhớ rằng Thiền đường là nơi đào tạo thánh nhân, nên không thể phá hoại Ðạo tràng, làm mất cơ hội khai ngộ của người khác. Về điểm này những người tham dự thiền thất phải đặc biệt chú ý, phải giữ giới luật một cách nghiêm cẩn, chớ không thể coi nhẹ.

Dự thiền thất cũng là một cơ duyên khó gặp, ngàn vạn lần không thể bỏ phí. Nay chúng ta đến đây tham thiền cùng với nhau, đó là do những căn lành từ các kiếp trước tạo nên, mới dẫn đến cơ duyên của ngày hôm nay. Người dụng công tu Ðạo, gặp được cơ may này phải nắm vững thời cơ khai ngộ, không để lãng phí thời gian, dù một giây một phút. Chẳng nên do nhất thời vui thú mà tìm cách an thân trong sự lười biếng, bởi như vậy sẽ uổng mất cơ hội được khai ngộ và còn có thể bị đọa vào ba đường ác. Lúc ấy có hối cũng không kịp. Vì lẽ đó tôi có hai câu như sau:

Mạc đãi khổ thời phương học Ðạo
Tam đồ đô thị lãn nọa nhân

Hai câu này có nghĩa là đừng chờ tới khi gặp cảnh khổ mới tìm đường học Ðạo. Chúng sanh trong ba ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) đều là kẻ lười biếng.

Như vậy, thiền giả phải dụng công từng giờ từng khắc, lúc nào cũng tinh tấn. Thoại đầu phải luôn luôn ở trong tâm, đi cũng tham, ngồi cũng tham, tham tới tham lui, tham cho thật thấu đáo thì bổn lai diện mục sẽ hiển bày. Tại sao? Bởi thoại đầu có thể phá vọng tưởng. Phải tham cho tới trạng thái ở trên thì không biết có trời, dưới không biết có đất, giữa không biết có người, như vậy thì còn lúc nào có vọng tưởng nữa? Phải nên hiểu rằng vọng tưởng chính là vọng ngữ, tức là chúng ta không giữ năm giới căn bản, vì tranh đua nên ta nói dối, vì tham nên nói dối, vì cầu nên nói dối, vì ích kỷ nên nói dối, vì tự lợi nên nói dối. Nói dối để lừa bịp người, làm việc lỗi lầm mà không tự nhận, còn tìm lời biện bác cho mình, nếu có tư tưởng và hành vi như vậy, làm sao có thể tu Ðạo được?

Tại sao chúng ta dụng công mà không thấy tiến bộ? Chính vì chúng ta đã dối trá quá nhiều. Một câu dối trá phát sanh ra cả trăm thứ vọng tưởng. Khi ấy, ngồi nhưng ngồi không yên chỗ, đứng mà đứng không ổn, đó là bệnh trạo cử, không biết cư xử ra sao, tiến hay thoái? Cái nào là đúng? Cái nào là sai? Không sao tìm thấy an ổn, cái đó hoàn toàn nghịch với Pháp.

Kẻ tu hành chân chánh, ở đâu cũng theo đúng quy củ, lúc nào cũng tinh tấn, tuyệt đối không nói lời dối trá, không phải bạ thứ gì theo thứ đó. Mong rằng chúng ta không bắt chước những người dối trá, cũng không theo gót những ai không tuân thủ phép tắc, bởi theo họ không những chẳng có lợi ích gì mà còn có hại nữa. Ðiều này chúng ta nên cẩn thận, nên chú ý, kẻo có thể bị truyền nhiễm rồi mang họa lớn.

Người tu hành chân chánh không sợ khổ, không ngại khó, từng giờ từng phút nghiêm cẩn tu hành, không để cho ngoại cảnh lay chuyển.

Hãy Tham! Tham! Tham! Tham cho đến nước cạn đá hiện, thấy rõ bản mặt gốc gác.

No comments:

Blog Archive