Sunday, May 31, 2015

Ngọn đồi cuối cùng

Bản đồ trận Xuân Lộc
Bản đồ trận Xuân Lộc

Cứ cách nhau 3 phút là các phóng pháo khu trục cơ cất cánh và đáp xuống phi trường.Trên bãi đáp trực thăng số 42, đang có 4 chiếc gồm 2 chiếc vận tải loại lớn “Chinooks” CH-47C và 2 trực thăng Võ Trang UH-1D đang sắp sửa cất cánh. Nhiệm vụ: tiếp tế đạn cho 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 48 bộ binh đang đụng địch ở chân núi Thị, một ngọn núi chế ngự hết cả vùng của đồn điền cao su An Lộc rộng lớn (S.I.P.H.), và đang chuẩn bị chống trả những trận tấn công dữ dội hơn của cộng sản.

Thiếu tá Luân, 36 tuổi (với 4000 giờ bay vá 12 huy chương), một trong những phi công ưu tú nhất thuộc Không Quân chiến thuật, đã chấp nhận cho tôi cùng bay với ông ta.

Chúng tôi sẽ nghỉ đêm tại mỏm núi và sáng sớm ngày mai chúng tôi sẽ bay lượn trên khắp vùng trận địa – 60 cây số dàn quân – của chiến trường Xuân Lộc trên quốc lộ 1 và tỉnh lộ 24.

Có một số thợ máy mặc quần áo chống cháy đang gắn những tấm lưới thép dưới lườn thực thăng Chinooks CH-47C và chất đầy ắp các thùng đạn vào đó. Mặc vào một cái áo giáp chống đạn và đội một nón sắt có kính che mắt, tôi nịt giây nịt an toàn vào rất kỹ lưỡng.

Trên phòng lái, là thiếu tá Luân và sĩ quan hoa tiêu. Bên trái của tôi là một sĩ quan pháo binh có cả ống nghe trên mủ và ống nói dưới cằm. Phía sau tôi ở hai bên trong hai ụ súng là hai anh xạ thủ với hai khẩu đại liên 50 chỉa ra ngoài, và dưới lườn trực thăng có hai ống phóng mỗi ống chứa 7 quả rốc kết. Chúng tôi cất cánh lúc 18 giờ 15 phút.

Trực thăng lấy cao độ nhanh, và trực chỉ hướng Đông. Xuyên qua các đám mây chúng tôi thấy một đường thẳng dài của quốc lộ 1, lấm chấm có vài dấu nổ của đạn pháo: đó là tác xạ ngăn chặn của pháo binh sư đoàn 5 bộ binh đang phòng thủ các ngõ vào Trãng Bom.

Trực thăng sau đó chui qua các đám mây xuống thấp, bay rà rà trên các ngọn cây cao su của hàng S.I.P.H. Trên một con đường mòn thẳng vắt ngang đồn điền cao su, trên 12 xe vận tải Molotova chở đầy bộ đội đang chạy rất gần. Thiếu tá Bẻ cần quẹo gấp Luân đưa trực thăng nằm đúng ngay trên trục của đường mòn. Thình linh, hai, rồi bốn sự rung chuyển ngắn làm chấn động chiếc trực thăng. Bốn quả rốc kết đã được Luân phóng đi từ hai ống phóng và nổ đúng vào đoàn xe vận tải của Bắc Việt.

Nhiều tiếng nổ dữ dội cho thấy là các quả rốc kết đều trúng mục tiêu. Lửa, khói và miểng đạn bắn ra tung tóe gần như bao trùm chiếc trực thăng, vì nó bay rất thấp. Tôi nghĩ là chúng tôi cũng có thể gập nguy cơ lắm. Chiếc trực thăng Võ Trang UH-1D rung lên từng chập. Các đại liên thôi thì thi nhau nhả đạn. Xuyên qua cửa ngang hông được mở toang ra, trong chớp nhoáng tôi thấy một chiếc xe đang cháy và những tên bộ đội bé nhỏ mặc quân phục xanh bị cháy đang nhảy tứ tung như những tia lửa bắn lên tứ hướng từ một cục than hồng. Thế rồi không còn nghe thấy gì nữa cả.

Chiếc Chinooks CH-47C lại bay rà lên trên tấm thảm xanh của rừng cao su trở lại, chỉ còn nghe tiếng phành phạch của hai cánh trực thăng. Cuộc tấn công vừa rồi chỉ kéo dài có 20 giây. Sáu phút sau, chúng tôi đã thấy Núi Thi., Một mỏm đá với một chòm cây và một gian nhà lớn chỉ còn nửa nóc .
TrucThangVan

Đó là biệt thự của viên thanh tra đồn điền cao su. Thiếu tá Luân đáp xuống một bãi đất rộng được đánh dấu bằng mấy trái khói mầu vàng, nằm cao hơn mỏm đá. Một anh thiếu úy đưa chúng tôi đến Bộ chỉ huy của Trung tá Phát, một phòng lớn ở tầng trệt của biệt thự, có bao cát chung quanh, và một số bàn đầy máy móc truyền tin và điện thoại.

Trung tá Phát hớt tóc ngắn, cầm to, tôi có cảm tưởng như người ông toát ra sức mạnh và nghị lực. Chung quanh ông thấy có một nhóm sĩ quan ăn mặc sạch sẽ và chỉnh tề, đang chờ nhận lệnh. Trung tá Phát bắt tay tôi, tay kia đấm Luân một phát, rồi đãi chúng tôi mỗi người một cốc cà phê nóng có chế vào một ly rượu mạnh, xong vùa cười vừa nói :

- ” Các anh đừng lo, căn nhà nầy chắc lắm, toàn là xi măng cốt sắt và trước khi có giặc nghen ! Năm 1947 biệt thự nầy đã bị cháy và người Pháp đã bỏ đi. Hai chục năm sau người Mỹ lại sửa lại, tăng cường tới nóc nhà bằng các tấm thép. Họ đặt mấy chiếc tủ lạnh và sơn phết lại hết, màu xanh lá cây.”

Rồi sau đó ông ta nghiêm sắc mặt lại, nói với thiếu tá Luân:

- “Tôi đã mang lên được trên ngọn đồi nầy 4 khẩu pháo binh 105 ly và 3 khẩu 155 ly. Nhưng tôi thiếu đạn, tôi chỉ có 30 quả cho mỗi khẩu. Tôi cần gấp ba lần như thế, và một số đạn bách kích pháo. Anh cố tìm mọi cách mang lên đây cho tôi. Đi làm 6 hay 8 chuyến. Và làm sao để tôi có một Vận Tải Cơ võ trang AC-119K trước 12 giờ đêm và cho nó trực thôi, sẳn sàng chờ lệnh, vì bọn Bắc Việt chắc chắn sẽ chơi tôi vào lúc 2, 3 giờ sáng gì đó thôi.
Vận Tải Cơ võ trang AC-119K
Vận Tải Cơ võ trang AC-119K

- "Hai chiếc Chinooks đang mang đến cho Anh 3 tấn đạn , thiếu tá Luân đáp ngay. Họ sẽ đến đặt trước nhà cho anh trong một vài phút nữa thôi. Về phần còn lại tôi sẽ làm cho anh tối đa”.

Thiếu tá Luân tiến tới một máy truyền tin và gọi Biên Hòa, Trung tá Phát đốt một điếu thuốc, lật bản đồ ra và giải thích cho tôi nghe về tình hình:

- ” Sư đoàn 18 và Liên đoàn biệt động quân của đại tá Phước đã đánh nhau với bọn nó như những con sư tử trong suốt 14 ngày ở thành phố Xuân Lộc đổ nát nầy. Họ đã bình tĩnh lãnh đủ hơn 20.000 quả pháo và rốc kết. Họ đã bắn sụm 37 chiến xa T.54 và cho đo ván hơn 5000 tên cộng sản.

Thứ hai vừa rồi, Bắc Việt đã bọc vòng phía sau thành phố chiếm lại giao lộ Suzannah và sơi luôn một đoàn xe tiếp tế của mình. Sau đó họ bố trí cẩn thận hai bên ngã tư, điều chỉnh sẳn tác xạ và để 2 sư đoàn gần đó trong tư thế chờ đợi, hy vọng đánh tan xác chúng ta khi ta rút quân. Nhưng tướng Đảo đã “chộp” được chúng nó.

'DaiTaNgovanMinh

Trưa thứ hai Tướng Đảo đã phản công và giải tỏa phần đất chung quanh phi trường trên hơn 2 cây số..đồng thời xin tiếp tế đạn thật nhiều cả bằng trực thăng và thả dù. Sau đó ngày thứ ba, nghĩa là mới hôm qua đây, thay vì lui về ông đã cho cả sư đoàn đi thẳng về phía trước theo trục các đồn điền Courtenay- Xa Bang- Bình Ba- Bà Rịa.

Ông đã bất thần phá vỡ vòng vây Bắc Việt, mang theo tất cả thương binh, tất cả xe cộ (50 xe vận tải và trên 30 chiến xa. Không quân đã yểm trợ ông bằng cách dội bom CBU để dọn đường cho sư đoàn, loại bom mà cộng sản Bắc Việt rất khiếp sợ. Để giúp cho tướng Đảo thành công trong sự điều quân của ông ta, chúng tôi đã cho 2 tiểu đoàn đánh ngược hướng tiến quân của sư đoàn (1 tiểu đoàn dù và tiểu đoàn của tôi), để cho cộng sản Bắc Việt tưởng rằng chúng ta sẽ rút lui về hướng Sài Gòn theo quốc lộ 1.

Tiểu đoàn Dù tình nguyện đâm thẳng vào Gia Kiệm để cầm chân một trung đoàn địch. Tiểu đoàn của tôi đã băng ngang đồn điền S.I.P.H. đánh ngay sau lưng địch, hạ sát trên 300 tên bộ đội, cắt hết đướng dây điện thoại của chúng, và bất ngờ đã bắn hạ 2 chiến xa T.54… Và chúng ta đã lên thẳng trên ngọn đồi nầy vốn chỉ được có một đại đội địa phương quân phòng thủ, và chúng tôi đã mất hết hai ngày hai đêm dùng cuốc, vá để tổ chức vị trí phòng ngự. Muốn đuổi chúng tôi ra khỏi đây hả?, chúng cũng phải trả một giá hết sức đắt.”

Đại úy Nhân đưa tôi đi xem vị trí phòng ngự. Thiếu tá Luân đã cất cánh với chiếc trực thăng của ông ta.Img0342

Ngọn đồi nầy chiếm một vị trí rất đặc biệt, nó là một khối đá cao trên 100 thước, mặt phía Tây thẳng đứng và rất nguy hiểm, mặt phía Bắc và phía Đông toàn là rừng, duy mặt Nam thì có một lô cao su khá lớn bao quanh..

Là một cao điểm duy nhất giữa một khu đất bằng phẳng rộng lớn, vị trí nầy chế ngự cả vùng, địch khó có đường tiến sát đến đây được mà không bị lộ, và không thể leo lên hay tràn ngập vị trí phòng thủ được bằng một cuộc tấn công trực diện. Dưới chân đồi và ở cách xa khoảng 1500 thước là trung tâm đồn điền An Lộc, với một hệ thống dường sá như bàn cờ ở dưới làn sóng xanh um của dồn điền cao su An Lộc. Một bên là sân bay và bệnh xá, bên kia là một dãy nhà kho, câu lạc bộ, biệt thự của giám đốc đồn điền, nhà của các nhân viên phụ tá, hồ tắm, sân tơ nít, và trung tâm truyền tin. Chỉ là một thành phố rất nhỏ nhưng hiện đại như thế thôi, do một nhúm người Pháp điều hành mà nó nuôi sống được hằng ngàn công nhân và kỹ thuật gia Việt Nam cư ngụ trong các làng khéo tổ chức với những căn nhà tuy nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi (điện nước v.v..)

Các nhà trồng tỉa Pháp ở Việt Nam thật là đáng phục. Siêng năng, thẳng tánh nhưng kín miệng, họ sống với nhau rất là đoàn kết.. Đã quen với những sự nguy hiểm, thường đối đầu với những bài toán rất tế nhị, hay bị bọn Việt Cộng ở địa phương quấy nhiễu, thường hay bị bắt để đòi tiền chuộc, đôi khi còn bị không quân của ta bắn nữa, còn di chuyển thì bắt buộc phải đi trên những con đường hay bị phục kích, những người Pháp nầy làm việc trong những điều kiện hết sức khó khăn.

Họ phải đi khắp các lô cao su, kiểm soát công việc cạo mủ hằng ngày, lo tu bổ dụng cụ, kiểm soát số lượng mủ, theo dỏi cây ương và còn phải chú ý đến sức khỏe của nhân công mà họ vừa là chủ vừa là những người đỡ đầu. Họ phải giải quyết tất cả các bài toán về nhân sinh, như dàn xếp các cuộc gây gỗ trong gia đình, giữ luôn cả sổ sách về hộ tịch và còn phải giúp đở về dịch vụ săn sóc y tế cấp thời miễn phí nữa. Họ không bao giờ phàn nàn điều gì cả và chỉ có một lo âu: làm sao cho công việc mà họ có trách nhiệm được chạy đều. Lúc nảy, cũng gần như mỗi buỗi chiều, họ có nghe tiếng đại bác. Nhưng đêm nay, có thể họ có nguy cơ bị kẹt giữa hai lằn đạn của chiến trận.. Có phải vì thế mà mặc dầu đêm đã xuống rồi mà sở An Lộc vẫn chưa lên đèn ?

Tôi chia xẻ nhận xét đó với đại úy Nhân.

-” Không phải đâu, người sĩ quan trẻ nầy đáp lời, những người Pháp của đồn điền nầy không có ở đây nữa. Họ đã gặp rất nhiều khó khăn. trước hết là đối với những người dân chạy giặc từ Miền Trung vào, rồi sau đó là dân Xuân Lộc nữa.

Hằng ngàn người bất thần bị bom đạn, nên đã ùa vào đồn điền cao su lánh nạn. Chủ đồn điền là ông Parnès, không lo xuể. Ông ta đã thiếu gạo, nên đã phải băng ngang qua vùng lửa đạn để tìm xe lấy gạo. Ông đã săn sóc cho đàn bà và trẻ con, đích thân chích thuốc cho họ, nhưng không có cách nào để điều trị cho những người bị thương và những bệnh nhân nặng. Vã lại có quá nhiều người .

Ông ta đã cố xuống Xuân Lộc để tìm một trong năm bác sĩ của bệnh viện dân chính, nhưng không còn ông nào, họ đã chạy hết cả rồi. Ông ta lại phải trở về đồn điền, và tiếp tục đi tìm họ trong những người dân tỵ nạn đang ở trong các lô cao su.. Cuối cùng ông ta cũng gặp được một người đang giả dạng thường dân, mặc bộ đồ bà ba đen, choàng khăn và đội nón lá sùm sụp để che mặt lại. Ông ta đã nắm lấy bác sĩ nầy và lôi về xe Jeep của ông. Bác sĩ nầy khẩn khoản xin cho ông một thời gian:

” Tôi đang tìm bà vợ của tôi, bà ta sắp sửa tới ngày giờ sinh cháu rồi mà lạc mất 3 ngày nay. Khi nào tôi gặp được bà ta thì tôi theo ông ngay”

Ông Parnès đã giúp bác sĩ nầy đi tìm bà vợ, và cuối cùng họ đã gặp người đàn bà bất hạnh nầy nằm trên một vũng bùn gần một con rạch nhỏ. Bà đã sanh con trên miếng đất trống, giống như một con thú vậy !

- Và ông bác sĩ đã làm gì ?

- “Vợ ông bụng căng lên đầy mủ. Bà ta qua đời vài giờ sau đó, nhưng ông bác sĩ đã giữ lời hứa, mang đứa con của ông về bệnh viện của đồn điền và sau đó đã làm việc thật bận bịu với những người dân chạy loạn.

Đại úy Nhân đưa tôi một điếu thuốc , dẫn tôi tới xem một ụ phòng thủ và nói tiếp :

- ” Các ông chủ sở cao su nầy có những mối ưu phiền khác. Các đơn vị Bắc Việt đã đi ngang qua đồn điền. Một trung đoàn “bộ đội” (nguyên tác :Bo- Dois”) quá khát nước đã tràn vào nhà máy và đã nốc sạch cả bồn nước của nhà máy, làm nhà máy phải ngưng hoạt động vì bồn nước nầy dùng để làm nguội máy móc của nhà máy. Rồi lại đến lượt một trung đoàn khác sau đó không lâu.
Toán tiền sát của họ đã đến trung tâm đồn điền. Toàn là người Bắc và toàn là nông dân là những người chưa từng thấy cái gì hết. Họ đã lục lọi đủ mọi thứ, và đã dùng báng súng đập vỡ hết các thứ kể cả các máy thu thanh. (nguyên tác :postes de radio). Sau đó họ đã bắt đi 3 vị phụ tá, trói họ lại và dẫn vào rừng, còn đe dọa giết họ nữa bởi vì họ là “gián điệp của Mỹ”.

Các anh công nhân chạy đi tìm gặp bọn Việt Cộng ở địa phương, một chánh trị viên người Nam đã đến gặp bộ đội Miền Bắc và cuối cùng đã lãnh họ về được với một “giấy đi đường”. Các anh phụ tá nầy đã trở về làm việc ở sở. Rồi một đơn vị Bắc Việt khác lại đi qua, lại bắt họ trói dẫn đi vào rừng. Nhưng lần nầy thì không còn một ai biết được số phận của họ ra sao nữa.

- Còn thợ thầy công nhân thì sao ?

- Họ vẫn làm việc nhưng họ sợ bị trả thù. Cách đây 2 ngày, một tiểu đoàn chánh quy Miền Bắc đã bị thiệt mạng trên 100 người trong một bãi mìn. Họ đã tràn vào làng công nhân ở khu D và đã dùng loa kêu tất cả phải ra ngoài. Có một số ra ngoài, nhưng phần đông đều ở trong nhà không ra. Các binh sĩ Bắc Việt đã nổ súng và liệng lựu đạn vào các căn nhà một cách rất ung dung và đã tàn sát trên 100 người phần đông là đàn bà và trẻ con….”

Đêm đã xuống hoàn toàn. Binh sĩ đã nằm ở vị trí chiến đấu , Và rải rác ở phía bên đường dẫn xuống đồng bằng, giữa những hòn đá, ở những vị trí pháo binh và bách kích pháo, các xạ thủ củng đã sẵn sàng. Dài theo bìa phía đồn điền, là một đại đội biệt động quân với các khẩu trung liên , súng phóng lựu và súng không dật 57 ly. Phải biết chờ đợi và biết giữ yên lặng.

Vào lúc 10 giờ đêm, có tiếng phành phạch của trực thăng Chinooks nghe được mỗi lúc một gần… Binh sĩ cho đốt những ngọn đèn mà ánh sáng chỉ có trên không mới nhìn thấy, đánh dấu bãi đáp để nhận hàng tiếp liệu.3195559083_658cb9dc73_o

Những chiếc trực thăng đảo tròn trên Bộ Chỉ Huy, với những kiện hàng nặng trong các lưới thép lòng thòng dưới lườn. Chỉ trong vòng vài phút, họ đã đặt các kiện hàng tiếp liệu xuống đất, hệ thống dây bịt thả ra hết và trực thăng lại bay đi. Và họ trở lại hai lần nữa. Từ xa, các tiếng nổ của đại bác gầm thét như những tiếng sấm trong cơn mưa. Nhưng cơn bão mà chúng tôi đang chờ đợi lại không thấy tới. Nằm gọn trong một hốc đá, tôi không tài nào ngủ được. Chỉ nghe tiếng dế gáy liên hồi…..

Nhưng đến 3 giờ sáng thì mọi sự đều biến chuyển. Nhiều chùm lửa đỏ rực của pháo binh Bắc Việt bay vào ngọn đồi. Có môt số cây bị trốc cả gốc lên. Rồi có một đợt tiếng la vang dội dưới chân các mỏm đá, phía dưới chân đồi.. Đó là lệnh xung phong của cán binh cộng sản. Bộ đội Bắc Việt tấn công trực diện dọc theo hai bên con đường. Binh sĩ Miền Nam không bắn phát súng nào. Họ chờ cho “bộ đội” đến gần hơn dưới 100 thước. Và lúc đó tất cả các loại súng đều nổ một lượt..
xuanloc_battle2

Mấy ống bách kích pháo nhắm vào hai bên đường, nã đạn, nòng súng gần như thẳng đứng cho tầm tác xạ ngắn lại. Pháo binh 105 ly tác xạ ở cự ly 0 độ. Thấp hơn phía dưới, về phía bên trái thì các khẩu trung liên của biệt động quân nổ như bắp rang. Có vài trái sáng được bắn lên xé tan màn đêm tối, cho thấy các bóng người tan tác, ngã lăn oằn oại dưới đất với những tiếng kêu la thảm thiết. Rồi hai Chiếc Vận Tải Cơ võ trang AC-119K lại xuất hiện, đang xé gió bay tới,,, sau tiếng gầm, lao xuống như hai con chim ưng gặp mồi và dùng các khẩu đại liên điện bắn như mưa xuống đám cán binh Bắc Việt còn sống sót đang tháo chạy tán loạn dưới cánh đồng.

Có nhiều tràng pháo 130 ly bắn quá ngắn nên rơi hết xuống đám rừng làm trốc gốc thêm một số cây. Pháo binh 155 ly của Miền Nam phản pháo lại cũng dữ dội như sấm sét.. Đến 5 giờ sáng thì mọi tiếng súng đều ngưng.. Lúc trời sáng tỏ thì binh sĩ mới cẩn thận bước ra khỏi phòng tuyến và đi lần xuống đồi, súng lăm lăm cầm tay sẳn sàng nhả đạn. Trên mặt đất có rất nhiều thây của cán binh Bắc Việt mặc quân phục xanh lá cây. Đại úy Nhân trao cho tôi một ly cà phê nóng và nói:

- ” Đêm rồi mọi việc đều rất tốt. Nhưng mà họ sẽ trở lại. Một tiếng đồng hồ nữa là thiếu Tá Luân sẽ có mặt ở đây, và anh sẽ đi về với ông ta.”

Vào 7 giờ sáng tôi lên trực thăng của thiếu tá Luân, và chúng tôi cất cánh, lên cao độ 1200 bộ và bay về hướng Bắc. .. Nhìn từ trên cao, Xuân Lộc chỉ là một đống gạch vụn đầy bụi, duy nhất chỉ còn mỗi lầu chuông của nhà thờ sừng sững như một ngọn hải đăng.

67aTrực thăng đổi hướng về hướng Đông và xuống thấp là là trên ngọn cao su. Qua khỏi đồn điền Hàng Gòn, chúng tôi thấy một đoàn xe dài của Bắc Việt, các chiến xa, các xe pháo binh, và xe vận tải chở đầy cán binh đang di chuyển dài trên mấy cây số ngang nhiên như chỗ không người và không thấy có nghi trang. Thiếu tá Luân tạt thật nhanh đi chỗ khác, dùng vô tuyến báo động ngay cho Biên Hòa và vọt thẳng lên cao độ 1500 bộ.

Mười phút sau, chúng tôi chứng kiến một cảnh tượng quá kinh hồn. Hai, rồi bốn, rồi sáu chiến đấu cơ A.37 đâm bổ xuống tác xạ từ phía sau của đoàn xe gây nhiều đám cháy, lửa khói mịt mù..

Vài giây sau đó lại có hai chiếc vận tải cơ C.130 thả xuống từ trên cao hai thùng tròn đen, có dù, và khi gần chạm đất gây ra hai tiếng nổ thật kinh khủng và phi thường, tiếp theo sau đó là hai lằn ánh sáng ngắn màu xanh kỳ dị.
Hai ngọn khói hình nấm tròn bốc lên cao với một luồng gió mạnh phi thường đến đỗi trực thăng của chúng tôi ở cao độ 1500 thước bị ảnh hưởng, phải bị lắc lư rung chuyển thật mạnh, rồi rơi tuột xuống một khoảng không như một hòn đá, đến cao độ 800 bộ mới lấy lại được cự thăng bằng.
C130dropCBU

Khi khói tan biến hết, thì mới thấy được con đường ngổn ngang đầy xe cộ bị lật ngã, nghiêng ngữa, tan nát, các khẩu pháo bị tung xuống hố và thây người chết nằm rãi rác trên 200 thước bề ngang, cây cối bị trốc gốc ngã lộn nhào đưa cả rễ lên trời. Thật là một cái nhìn khiếp đảm, cả một sự hủy diệt chỉ trong nháy mắt. Thiếu tá Luân cho trực thăng bay sà xuống đường và bắn hết tất cả rốc kết dọc theo hai bên đường. Không có một tiếng súng bắn trả: Thì ra thiếu tá Luân đã bắn vào một đoàn người chết….
.
Sau khi đáp xuống sân bay Biên Hòa , Thiếu tá Luân vừa cởi nón bay ra vừa nói với tôi:

- ” Anh có thấy rõ mức độ thiệt hại không ? Hai thùng tròn đen được thả xuống ban nảy là hai trái bom C.B.U. 55. Một đầu đạn được gắn vào phía trước hai thùng đen đó là bộ phận kích hỏa phát nổ gần mặt đất. Như vậy là không có góc độ “tử giác”.

Trong vòng 150 thước đường bán kính, không còn một chút không khí nào hết, dĩ nhiên là không còn dưỡng khí ở đâu cả. Cộng thêm với làn sóng cực mạnh của sức nổ. Cho nên đây là một loại vũ khí kinh hoàng, chỉ có thể dùng nó khi nào địch quân tập trung đông đảo thì mới có hiệu quả cao.

- Như vậy họ dùng thuốc nổ loại nào ?

- Tôi cũng không biết chính xác cho lắm. Công thức nấy còn là “Tối Mật” và chỉ có người Mỹ là có thể biết thôi. Tôi nghĩ đây là một sự pha trộn giữa chất nổ T.N.T và một chất hóa học nào đó. Loại bom nầy đã có từ lâu rồi, nhưng vì sợ dư luận của dân chúng Hoa Kỳ, nên người Mỹ chưa bao giờ xử dụng.

Khi rời khỏi Việt Nam , họ để lại cho chúng tôi trên 20 trái bom nầy và có dặn chúng tôi là chỉ nên xử dụng khi nào tối cần thiết, coi như đó là biện pháp sau cùng., Gần như đây là loại vũ khí của “cơ may cuối cùng”…. chúng tôi đã xử dụng 7 trái trong vòng 3 ngày nay.

No comments:

Blog Archive