Sunday, May 31, 2015

Oan trái
Tác Giả: Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Sau ngày đình chiến theo Hiệp định Geneve năm 1954, Đỗ Thị Tình kết hôn với Phan Văn Anh, một Chính Trị Viên tiểu đoàn của bộ đội Việt Minh. Một tháng sau, chồng đi tập kết ra Bắc để nàng ở lại trong Nam.
Tình có nhan sắc mặn mà nên lắm người tán tỉnh. Vài anh thanh niên trong xã, dăm cán bộ Dân Sự Vụ năng lui tới nhà, khiến Tình lo ngại bỏ quê đến đất Gia Ðịnh vào chùa lánh thân giữ mình. Nàng có hạnh nguyện ở chùa hai năm, chồng về sẽ trở lại đời sống bình thường hưởng cảnh hạnh phúc trần tục.
Thời gian kéo dài, người chồng năm xưa vẫn biền biệt. Tình không ngờ nàng đã chôn gíấu cuộc đời son trẻ của mình trong chiếc áo nâu sòng lại lê thê vô vọng. Và từ một ni cô “Kệ kinh câu cũ thuộc lòng, hương đèn việc trước, trai phòng quen tay.”(*) Ni cô Thích Tâm Ngọc (tục danh Đỗ Thị Tình) đã trở thành Sư trụ trì chùa D.Q. thay Sư Bà Thích Tâm Huệ viên tịch.
Bà Đỗ Thị Thân là chị ruột của Sư Trụ trì Thích Tâm Ngọc gởi con trai là Bùi Hữu Thiệt vào chùa D. Q. tạm trú để theo học đại học tại Sài Gòn. Thiệt chỉ lo ăn học, tính tình chất phát, vô tư. Một hôm, Thiệt nhận được một số sách tái bản của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn do một phật tử vô danh gởi tặng. Các tác phẩm nổi tiếng ngày xưa mà Thiệt rất mê đọc như Gánh Hàng Hoa, Ðọan Tuyệt… Thiệt giật mình bởi khoảng mười trang đầu là truyện, còn những trang trong thì in toàn tài liệu tuyên truyền của Việt cộng như “Những Mẫu Chuyện Trong Ðời Hồ Chủ tịch”, “Ba Mươi Năm Ðời Ta Có Ðảng”…
Thiệt bắt đầu lo ngại và nghi ngờ những hoạt động của chùa D. Q. , vì vậy, hắn quyết định xin phép bà dì Trụ trì được vào ở khu nội trú sinh viên với lý do dành thì giờ đến thư viện đọc sách tham khảo.
Vừa tốt nghiệp đại học lại trúng đợt Tổng động viên, Bùi Hữu Thiệt không chần chừ nhập ngũ khóa Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức. Bà Thân, Mẹ của Thiệt bảo chạy giấy tờ hoãn dịch vì “hoàn cảnh con một” nhưng Thiệt từ chối. Hắn khuyên mẹ yên tâm, sau khi mãn khóa hắn sẽ làm đơn xin phục vụ tại đơn vị không tác chiến.
Qua giai đoạn 2, Thiệt được chọn vào khóa sĩ quan kỹ thuật không quân. Sau bốn năm phục vụ tại phi trường Biên Hòa, Trung úy Bùi Hữu Thiệt cưới vợ và yêu cầu mẹ bán nhà vào ở với hắn nơi cư xá không quân. Bà Thân luyến tiếc ngôi nhà, không nỡ dứt bỏ cái thị trấn mà bà đã gắn bó từ thời ấu thơ, dù biết rằng nơi nầy không còn an ninh nữa.
Ðêm 24 tháng 3 năm 1975, Bộ Chỉ Huy Tiểu khu QN được lệnh rút quân về Chu Lai, nơi đóng quân của BTL Sư đoàn 2 BB. Người người tranh nhau theo chân quân đội rời thị trấn hướng về Chu Lai tìm nơi an toàn. Bà Thân mệt mỏi, cô đơn chẳng màng chạy lánh nạn. Bà chỉ sốt ruột lo lắng cho gia đình con trai ở Biên Hòa có mệnh hệ nào không. Bà hối hận đã không nghe lời con. Tháng trước đây, Thiệt có đánh điện nhắn mẹ vào Biên Hòa gấp vì tình hình bất ổn. Bà Thân cứ chần chừ mãi đến nay thì muộn rồi. Thôi thì phó mặc cho số mạng. Ý nghĩ như thế, nhưng trước tình hình bất lợi cho phía Quốc gia, trong thâm tâm bà Thân lại mừng thầm rằng bà có cơ hội gặp lại ông Dinh chồng bà và đứa con trai út tên Bùi Văn Thà đã tập kết ra ngoài miền Bắc đã gần hai mươi mốt năm. Niềm hy vọng đoàn tụ với chồng con ngày càng gần giúp cho lòng bà yên ổn trở lại.
* * *
Chiếc xe con kiểu Liên xô băng qua cổng vào chùa D. Q., theo sau là chiếc Molotova chở đầy bộ đội cộng sản Bắc Việt, kéo theo một khẩu đại pháo. Tất cả dừng trước sân chùa. Người chỉ huy và hai lính bảo vệ xuống xe vào thẳng khu chánh điện.
A Di Ðà Phật, giọng trầm trầm của một Ni cô vẳng lên từ trên điện thờ. Trong bộ cà sa màu khói hương , Ni cô tiến đến trước mặt ba người bộ đội:
- A di đà Phật, quý khách cần gì ?
Người chỉ huy lên tiếng :
- Tôi cần gặp chủ hộ ngôi chùa nầy.
- A Di Ðà Phật, Ni cô quay mặt đi vào cửa hông chánh điện. Một lát sau, sư Trụ Trì đến trứơc mặt ba người đang giương mắt nhìn những tượng phật mạ vàng trên bàn thờ sáng trưng. Không biết trong đầu họ đang nghĩ gì trước cảnh chùa lộng lẫy đến khi vị Sư Trụ Trì lên tiếng A Di Ðà Phật họ mới giật mình hỏi :
- Bà đứng tên chủ hộ chùa nầy phải không ?
- A Di Ðà Phật, thưa phải .
- Tôi là Thủ trưởng của trung đoàn pháo của Cách mạng, được cơ sở địa phương chỉ dẩn đến đây thông báo cho bà rõ một đơn vị pháo của lực lượng cách mạng sẽ đóng chốt tại vườn chùa nầy.
Nghe giọng nói của người xứ Quảng pha giọng Bắc, vị sư Trụ trì ngước nhìn gương mặt người chỉ huy, đột nhiên sư cúi xuống thầm thì: “Ôi, Anh …” rồi ngã khuỵ xuống. Ba lính Bắc Việt quay lưng rời khỏi chánh điện. Các ni cô bên sau điện thờ vội chạy ra dìu sư phụ mình vào trong.
Ðặt sư nằm trên chiếc giường tại phòng tĩnh tâm, các đệ tử nhìn nhau lo ngại. Lần đầu tiên họ thấy tâm tư thầy bất an dường như có điều gì đó đang khuấy động đời sống tu hành. Họ nào biết khuôn mặt người chỉ huy Trung đoàn pháo đã đánh thức ký ức của Sư Trù trì nhớ lại kỷ niệm của hai mươi mốt năm về trước. Lòng rạo rực yêu đương của người con gái trong tuổi xuân thì đã bị lừa dối làm con tin trong sách lược cài người của CS Hà Nội chuẩn bị cho cuộc lấn chiếm Miền Nam sau này càng làm nhói buốt tim bà. Khuôn mặt lạnh lùng khắc khổ của người chồng cũ khơi thêm nỗi đau làm rối loạn Bồ Ðề Tâm của bậc tu hành. Sư trụ trì ngồi dậy, chậm rãi đi về hướng chánh điện gióng hồi chuông đảnh lễ trước điện thờ Phật rồi tọa thiền dưới chân Ðức Thế Tôn tụng tạng kinh Bát Nhã lấy lại sự yên tĩnh tâm hồn.
* * *
Hai mươi mốt năm sống ở miền Bắc, Bùi Mậu Thà được chế độ đào tạo thành một bác sĩ. Đầu năm 1976, Thà về Nam gặp lại mẹ. Người anh cả Bùi Hữu Thiệt sĩ quan miền Nam đang ở trong tù. Bà Đỗ thịThân mừng rỡ khi gặp lại đứa con trai út sau bao năm trời xa cách. Bà đã ngoài sáu mươi tuổi, dành dụm được một số vàng, thương đứa con xa cách lâu năm nên chia cho Thà một nửa.
Năm lượng vàng đối với một bác sĩ ở miền Bắc là cả một gia tài. Thế nhưng vợ chồng hắn nghi ngờ số vàng mẹ chia có thể chỉ một phần mười hay một phần hai mươi. Ba tháng sau do vợ hối thúc, Thà quay về đòi mẹ phải đưa thêm vàng. Mẹ thực lòng nhưng con không tin, bà cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Thương con, bà đã gom góp chút của cải cuối cùng chia đều cho hai đứa, thế mà hắn vẫn ngờ vực tấm lòng rộng rãi của mẹ. Bà giận lắm, bèn bảo :
- Năm cây vàng đó là ân huệ của tao cho, mầy chẳng có quyền gì đòi hỏi. Số còn lại là phần của thằng Thiệt, anh ruột mầy đang ở trong trại tù cải tạo, và một ít của tao dành để dưỡng già.
Thà nói : - Bà quên rằng tên lính ngụy đó đã đi ngược lại truyền thống cách mạng của gia đình ta, mượn bom Mỹ giết chết người cha suốt đời tận tụy với Ðảng để lại những đứa con côi cút ở Hà Tỉnh.
Nhắc đến người chồng phụ bạc, bà Thân không nén được cơn đau. Lão Dinh ra Bắc chưa đầy ba năm là lấy người vợ khác, riêng bà vẫn chung thủy chờ chồng. Sau ngày Ba Mươi tháng Tư 1975 bà Thân mới biết được tin chính xác ông Dinh đã tử thương dưới chân súng phòng không đặt tại cầu Hàm Rồng trong trận máy bay Mỹ ném bôm. Mối hận tình âm ĩ làm khô héo tim bà. Giờ đây chính miệng thằng con trai út giở giọng chửi anh ruột mình là ngụy lại còn bênh vực người cha đốn mạt, cơn giận ập đến như thác vỡ bờ, bà hét lên :
- Cả lũ bay là đồ bất nghĩa, vô ơn. Cút ! cút ra khỏi nhà tao ngay !
Thà đứng lên, từng bước một đến sát bà mẹ, miệng gầm gừ :
- Không cần bà đuổi, tôi đi ngay bây giờ, nhưng hãy đưa hết vàng đây. Vừa nói hắn vừa chụp lấy cổ mẹ hăm dọa.
Bà Thân cảm thấy bị xúc phạm, đưa cao hai tay dùng hết lực cấu vào mặt hắn. Cơn giận sôi lên, Thà siết mạnh tay hơn. Hơi thở bà Thân khò khè, chân tay giựt lên từng hồi rồi cả người bà rũ xuống. Thà hoảng hốt buông tay. Hắn vội vàng vào buồng ngủ lục tìm được gói vàng giấu bên dưới đầu giường rồi lên xe đò ra Bắc, trốn biệt từ ngày đó.
Sau cơn ngất vì nghẹt thở, bà Thân dần dần hồi tỉnh. Khi nhớ ra hành động của thằng con đòi thêm vàng, bà vội vàng vào xem lại số vàng đã cất giấu thì hỡi ôi, thằng con khốn nạn đã lấy đi hết số vàng bà đã dành dụm, gồm 5 cây vàng cho thằng con lớn và 5 cây bà để dành dưỡng già. Bà Thân ngã vật trên giường rồi ngất đi, đến ngày hôm sau bà trút hơi thở cuối cùng.
Ba năm sau ra tù, Bùi Hữu Thiệt ôm mộ mẹ khóc suốt một ngày. Chàng vì mẹ đã trễ chuyến bay cuối cùng ra hạm đội. Mẹ vì chàng quyết giữ năm cây vàng để chàng có phương tiện vượt biên đoàn tụ với vợ con đang ở nước ngoài. Thiệt giận em thì ít, nhưng căm thù cộng sản đã tạo cho con người sống trong chế độ mang tính ác thú.
* * *
Người chỉ huy của Trung đoàn pháo Bắc Việt có toán quân đóng chốt tại chùa D. Q. trong những ngày đầu của 30 tháng Tư, bây giờ là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện . Ông vừa ký lệnh trưng dụng ngôi chùa D. Q. làm Trung tâm thương nghiệp và ra lệnh trục xuất tất cả những ai cư trú bất hợp pháp trong chùa. Sư Trụ trì Tâm Ngọc buông tờ công lệnh có chữ ký của chủ tịch huyện Phan Văn Anh. Bà không tưởng tượng được lại có ngày oan trái đến với bà. Ngôi chùa đã che chở bà những năm tháng còn trẻ trung để tránh cạm bẫy trần tục, giữ trinh tiết chờ chồng. Ngôi chùa đã che giấu cán bộ hoạt động nội thành mỗi khi cơ sở bị phá vỡ. Bà, các sư muội cùng thiện nam tín nữ đã góp công góp của xây dựng, tu sửa ngôi chùa để bây giờ “Cách mạng” gom vào tài sản nhà nước và tước đoạt quyền hành đạo của nhân dân. Nỗi đau của bà là đã hi sinh cả một thời xuân sắc cho chồng, ngược lại chồng đã quên hẵn bà, xem bà như không còn hiện hữu trên cõi đời nầy !
Ðúng giờ Ngọ ngày Rằm tháng Tư Âm lịch (1978) Ni Sư Thích Tâm Ngọc đã châm lửa tự thiêu giữa sân chùa D. Q. để phản đối chính quyền cộng sản biến ngôi chùa thành trung tâm thương nghiệp. Công an thành phố đã cướp xác sư Trụ trì kín đáo mang đi. Trên cổng chùa, cửa chánh điện được dán đầy những bản sao lệnh trưng dụng ngôi chùa có chữ ký của Chủ tịch huyện Phan Văn Anh. Ngày hôm sau, Nhật báo “Sài Gòn Giải Phóng” đăng mẩu tin ngắn : 
“Một phụ nữ quê quán miền Trung tên Ðỗ Thị Tình mắc bệnh tâm thần, có lẽ vì trắc trở tình duyên nên đã tự thiêu tại sân chùa D. Q. Thi thể đã được chính quyền địa phương an táng."
* * *
Chủ tịch huyện Phan Văn Anh đọc lướt qua bản tin trên rồi bình thản đặt tờ báo lên bàn. Cùng lúc, ban văn thư mang vào văn phòng một phong bì lớn, ghi tên người nhận : Phan Văn Anh .
Khui bao thư khác thường nầy, ông lấy ra một chiếc khăn trắng đã ố màu có thêu hai đóa hoa hồng đan chéo với nhau, một lọn tóc đen dài và một lá thư. Ông tái mặt, vội vàng lùa những món “tang tóc” ấy vào ngăn kéo rồi thẫn thờ đọc lá thư : 
“Thưa ông Phan Văn Anh, Tôi viết thư nầy với tư cách của một người phụ nữ mang tên Ðỗ Thị Tình. Trước tiên, tôi gởi lại chiếc khăn tay mà ông đã tặng cho tôi trong ngày cưới, đó là món quà duy nhất của cô dâu nhận được khi về làm vợ ông. 
Thứ hai là lọn tóc của tôi đã cất giữ suốt hai mươi năm từ lúc vào chùa quy y. Tôi đã lặng người và khóc hết nước mắt khi mái tóc dài óng mượt của tôi được mẹ bảo dưỡng từ lúc còn bé thơ bị cắt đi. Người con gái mới hai mươi ba tuổi đời đã chịu xuống tóc vào chùa là một quyết định hi sinh vô bờ bến cũng chỉ vì muốn giữ lâý lòng trung trinh tiết nghĩa đối với chồng. Thế mà ông đã nhẫn tâm quên hẳn người vợ ở lại trong Nam. Ngày tôi gặp lại ông sau hơn hai mươi năm xa cách là lúc ông đưa đơn vị pháo đến giẵm nát cảnh chùa mà tôi đã tu tịnh trong suốt thời gian qua. Hành động tiếp theo cuả ông là ký lệnh biến chùa làm nơi buôn bán của nhà nước. Thần tượng “Cách mạng” trong tôi hoàn toàn sụp đổ. Tài sản đồng bào miền Nam đã bị đảng các ông cướp đọat một cách trắng trợn và chà đạp lên cả quyền sống con người. 
Khi ông nhận được thư nầy, tôi với tư cách là Sư Trụ trì chùa D. Q. đã tự thiêu để phản đối chính sách cướp chùa phá đạo của Cộng sản Việt Nam. Tôi vì Ðạo pháp mà thắp sáng ngọn lửa Từ bi Vô úy trong tinh thần Ðại ngã Tinh tấn của Phật Giáo để soi đường cho chúng sanh và hi vọng soi sáng cả lương tri ông . A Di Ðà Phật. Ni Sư Thích Tâm Ngọc, trụ trì chùa D.Q.”
Ðặt bức thư trên bàn, Phan Văn Anh đưa mắt nhìn khu cây kiểng trước phòng làm việc. Gương mặt ông tối sầm. Kéo chiếc hộc bàn ông nhìn lại lọn tóc đen tuyền nằm khoanh tròn trong bao nylon. Chợt khuôn mặt của người vợ trẻ ngày xưa như thoáng hiện chập chờn bên lọn tóc, ông trầm ngâm, nghĩ ngợi. Một hồi lâu, ông cầm điện thoại gọi phòng công an bảo vệ chính trị hỏi cái xác thiêu ở chùa D. Q. chôn ở nơi nào. Một tuần lễ sau, đích thân ông lén lút đặt trên ngôi mộ người vợ cũ một bia có khắc hàng chữ : 
“Nơi an nghỉ của Ðỗ Thị Tình, sinh ngày 18 tháng 4 năm 1931 tại Q. N. Chết ngày 15 tháng 4 năm 1978 tại Gia Ðịnh, thọ 47 tuổi”. 
Ông âm thầm thực hiện công việc nầy có lẽ để lương tâm ông đỡ cắn rứt. Nhưng ông không ngờ cử chỉ đó lại càng xúc phạm đến linh hồn người tu sĩ đã dày công tu luyện. Bởi vì trên bia ông đã cố ý giấu nhẹm Pháp danh “Sư Nữ Trụ Trì Chùa D.Q. Thích Tâm Ngọc.”
* * *
Trước khi thực hiện một chuyến vượt biển, Bùi Hữu Thiệt tìm đến mộ bà dì ruột Ðỗ Thị Tình thắp hương từ biệt. Nhìn tấm bia mộ không tên người phụng lập, lòng Thiệt quặn thắt. Thiệt chấp tay khấn nguyện : 

“ Dì đã hiến thân cho Ðạo Pháp mang ý nghĩa vô cùng lớn lao. Ngọn lửa Bi Trí Dũng của Phật pháp bùng lên từ thân xác Dì đã thắp sáng lương tri loài người và soi đường cho chế độ này ra khỏi vòng mê lụy. Thưa Dì, ngày mai nầy con sẽ ra đi, không may gặp hiễm nguy, thân con có thể chìm tan trong biển cả mênh mông nhưng hồn con sẽ nhập cùng với hàng vạn linh hồn của những người bỏ nước ra đi bị tử nạn làm nên những con sóng thần đánh động lương tâm thế giới. Linh hồn Dì linh thiêng xin phò hộ cho con trong chuyến đi này được bình yên đến được bến bờ Tự do. Con hứa với Dì, nơi vùng đất mới, con sẽ ươm mầm hạt giống Tự do để chờ ngày mang về trồng lại trên mảnh đất quê hương Việt Nam mà hiện nay đang tràn ngập cảnh khổ đau đầy máu và nước mắt !”

Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam

Cao Chánh Cương.

Văn hóa Việt Nam của chúng ta vô cùng phong phú. Một trong những nguồn phong phú vô ngần mà trên thế giới không ai có, đó là ý nghĩa về dấu hỏi ngã. Thật thế, dấu hỏi ngã trong tiếng Việt đóng một vai trò quan trọng. Viết sai dấu hỏi ngã sẽ làm đảo ngược và có khi vô cùng tai hại cho văn chương và văn hóa Việt Nam.

Chúng tôi xin đơn cử một vài trường hợp như sau. Danh từ nhân sĩ, chữ sĩ phải được viết bằng dấu ngã để mô tả một vị chính khách có kiến thức văn hóa chính trị..., nhưng nếu vô tình chúng ta viết nhân sỉ, chữ sỉ với dấu hỏi thì ý nghĩa của danh từ nhân sĩ sẽ bị đảo ngược lại, vì chữ sĩ với dấu hỏi có nghĩa là nhục sĩ và như vậy sẽ bị trái nghĩa hoàn toàn. Một chữ thông thường khác như là hai chữ sửa chữa, nếu bỏ đi dấu hỏi ngã sẽ có nhiều ý khác nhau: sửa chữa (sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã) tức là chúng ta sửa lại một cái gì bị hư hỏng, thí dụ sửa chữa xe hơi. Nhưng nếu cho dấu ngã vào thành chữ sữa và dấu hỏi trên chữ chửa tức có nghĩa là sữa của những người đàn bà có thai nghén.

Người sai lỗi nhiều nhất về viết sai dấu hỏi ngã là người miền Nam và Trung (người viết bài này là người miền Trung). May mắn nhất là người thuộc miền Bắc khi sinh ra là nói và viết dấu hỏi ngã không cần phải suy nghĩ gì cả. Nhưng khốn nỗi có khi hỏi họ tại sao chữ này viết dấu hỏi chữ kia lại đánh dấu ngã thì họ lại không cắt nghĩa được mà chỉ nở một nụ cười trên môi...

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài qui luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta.

Dấu hỏi ngã được căn cứ vào ba qui luật căn bản: Luật bằng trắc, chữ Hán Việt và các qui luật ngoại lệ.

A. LUẬT BẰNG TRẮC

Qui luật bằng trắc phải được hiểu theo ba qui ước sau.

1. Luật lập láy

Danh từ lập láy tức là một chữ có nghĩa nhưng chữ ghép đi theo chữ kia không có nghĩa gì cả. Thí dụ: vui vẻ, chữ vui có nghĩa mà chữ vẻ lại không nghĩa, chữ mạnh mẽ, chữ mạnh có nghĩa nhưng chữ mẽ lại không hề mang một ý nghĩa nào hết, hoặc chữ lặng lẽ, vẻ vang...

2. Luật trắc

Không dấu và dấu sắc đi theo với danh từ lập láy thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang sắc hỏi).

Thí dụ:

Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.
Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ đương nhiên phải dấu hỏi.
Hỏi han: chữ han không dấu, như thế chữ hỏi phải có dấu hỏi.
Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.
Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...

3. Luật bằng

Dấu huyền và dấu nặng đi theo một danh từ lập láy thì được viết bằng dấu ngã (huyền nặng ngã).

Thí dụ:

Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.
Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.
Mạnh mẽ: chữ 
mạnh
 có dấu nặng, do đó chữ mẽ phải viết dấu ngã.
Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

B. CHỮ HÁN VIỆT 

Văn chương Việt Nam sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, chúng ta hay quen dùng hằng ngày nên cứ xem như là tiếng Việt hoàn toàn. Thí dụ như các chữ thành kiến, lữ hành, lãng du, viễn xứ, ... tất cả đều do chữ Hán mà ra.

Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã được qui định như sau:

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, các chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.

Thí dụ:

Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã vì dĩ vãng không những là hán tự mà còn bắt đầu bằng chữ D và V.

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.
Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã vì áp dụng qui luật Hán Việt nói trên.
Lẽ phải: lẽ dấu ngã vì chữ L, phải dấu hỏi vì có chữ P.
Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì vần T đứng đầu.

Tương tự như: lữ hành, vĩnh viễn,...

Để có thể nhớ luật Hán tự dễ dàng, chúng tôi đặt một câu châm ngôn như thế này:

"Dân Là Vận Mệnh Nước"

để dễ nhớ mỗi khi muốn sử dụng qui luật Hán tự nói trên.

C. CÁC QUI ƯỚC KHÁC

1. Trạng từ (adverb)

Các chữ về trạng từ thường viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:

Thôi thế cũng được. Trạng từ cũng viết với dấu ngã.
Xin anh đừng trách em nữa. Trạng tự nữa viết với dấu ngã.
Chắc anh đã mệt lắm rồi. Trạng từ đã viết với dấu ngã.

2. Tên họ cá nhân và quốc gia

Các họ của mỗi người và tên của một quốc gia thường được viết bằng dấu ngã.

Thí dụ:

Đỗ đình Tuân, Lữ đình Thông, Nguyễn ngọc Yến...
Các chữ Đỗ, Lữ, Nguyễn đều viết bằng dấu ngã vì đây là danh xưng họ hàng.

Nước Mỹ, A phú Hãn,... Các chữ Mỹ và Hãn phải viết bằng dấu ngã vì đây là tên của một quốc gia.

3. Thừa trừ

Một qui ước thừa trừ ta có thể dùng là đoán nghĩa để áp dụng theo luật lập láy và bằng trắc nói trên.

Thí dụ:

Anh bỏ em đi lẻ một mình. Chữ lẻ viết dấu hỏi vì từ chữ lẻ loi mà ra, chữ loi không dấu nên chữ lẻ viết với dấu hỏi.

Anh này trông thật khỏe mạnh, chữ khỏe ở đây có dấu hỏi vì do từ khỏe khoắn mà ra, khoắn dấu sắc thì khỏe phải dấu hỏi.

D. KẾT LUẬN

Văn chương là linh hồn của nền văn hóa, viết sai dấu hỏi ngã có thể làm sai lạc cả câu văn, đó là chưa kể đến nhiều sự hiểu lầm tai hại cho chính mình và người khác cũng như các việc trọng đại. Không gì khó chịu cho bằng khi đọc một cuốn truyện hay nhưng dấu hỏi ngã không được chỉnh tề.

Một ký giả người miền Nam trong câu chuyện thân mật tại một quán phở thuộc vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã thành thật công nhận điều thiếu sót và tầm quan trọng của dấu hỏi ngã trong văn chương Việt Nam. Và cũng chính vị ký giả lão thành nói trên đã khuyến khích chúng tôi viết bài này trong mục đích làm sống lại sự phong phú của nền văn chương, văn hóa Việt Nam chúng ta, nhất là đối với những thế hệ trẻ hiện đang lưu lạc trên xứ người.

Ngọn đồi cuối cùng

Bản đồ trận Xuân Lộc
Bản đồ trận Xuân Lộc

Cứ cách nhau 3 phút là các phóng pháo khu trục cơ cất cánh và đáp xuống phi trường.Trên bãi đáp trực thăng số 42, đang có 4 chiếc gồm 2 chiếc vận tải loại lớn “Chinooks” CH-47C và 2 trực thăng Võ Trang UH-1D đang sắp sửa cất cánh. Nhiệm vụ: tiếp tế đạn cho 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 48 bộ binh đang đụng địch ở chân núi Thị, một ngọn núi chế ngự hết cả vùng của đồn điền cao su An Lộc rộng lớn (S.I.P.H.), và đang chuẩn bị chống trả những trận tấn công dữ dội hơn của cộng sản.

Thiếu tá Luân, 36 tuổi (với 4000 giờ bay vá 12 huy chương), một trong những phi công ưu tú nhất thuộc Không Quân chiến thuật, đã chấp nhận cho tôi cùng bay với ông ta.

Chúng tôi sẽ nghỉ đêm tại mỏm núi và sáng sớm ngày mai chúng tôi sẽ bay lượn trên khắp vùng trận địa – 60 cây số dàn quân – của chiến trường Xuân Lộc trên quốc lộ 1 và tỉnh lộ 24.

Có một số thợ máy mặc quần áo chống cháy đang gắn những tấm lưới thép dưới lườn thực thăng Chinooks CH-47C và chất đầy ắp các thùng đạn vào đó. Mặc vào một cái áo giáp chống đạn và đội một nón sắt có kính che mắt, tôi nịt giây nịt an toàn vào rất kỹ lưỡng.

Trên phòng lái, là thiếu tá Luân và sĩ quan hoa tiêu. Bên trái của tôi là một sĩ quan pháo binh có cả ống nghe trên mủ và ống nói dưới cằm. Phía sau tôi ở hai bên trong hai ụ súng là hai anh xạ thủ với hai khẩu đại liên 50 chỉa ra ngoài, và dưới lườn trực thăng có hai ống phóng mỗi ống chứa 7 quả rốc kết. Chúng tôi cất cánh lúc 18 giờ 15 phút.

Trực thăng lấy cao độ nhanh, và trực chỉ hướng Đông. Xuyên qua các đám mây chúng tôi thấy một đường thẳng dài của quốc lộ 1, lấm chấm có vài dấu nổ của đạn pháo: đó là tác xạ ngăn chặn của pháo binh sư đoàn 5 bộ binh đang phòng thủ các ngõ vào Trãng Bom.

Trực thăng sau đó chui qua các đám mây xuống thấp, bay rà rà trên các ngọn cây cao su của hàng S.I.P.H. Trên một con đường mòn thẳng vắt ngang đồn điền cao su, trên 12 xe vận tải Molotova chở đầy bộ đội đang chạy rất gần. Thiếu tá Bẻ cần quẹo gấp Luân đưa trực thăng nằm đúng ngay trên trục của đường mòn. Thình linh, hai, rồi bốn sự rung chuyển ngắn làm chấn động chiếc trực thăng. Bốn quả rốc kết đã được Luân phóng đi từ hai ống phóng và nổ đúng vào đoàn xe vận tải của Bắc Việt.

Nhiều tiếng nổ dữ dội cho thấy là các quả rốc kết đều trúng mục tiêu. Lửa, khói và miểng đạn bắn ra tung tóe gần như bao trùm chiếc trực thăng, vì nó bay rất thấp. Tôi nghĩ là chúng tôi cũng có thể gập nguy cơ lắm. Chiếc trực thăng Võ Trang UH-1D rung lên từng chập. Các đại liên thôi thì thi nhau nhả đạn. Xuyên qua cửa ngang hông được mở toang ra, trong chớp nhoáng tôi thấy một chiếc xe đang cháy và những tên bộ đội bé nhỏ mặc quân phục xanh bị cháy đang nhảy tứ tung như những tia lửa bắn lên tứ hướng từ một cục than hồng. Thế rồi không còn nghe thấy gì nữa cả.

Chiếc Chinooks CH-47C lại bay rà lên trên tấm thảm xanh của rừng cao su trở lại, chỉ còn nghe tiếng phành phạch của hai cánh trực thăng. Cuộc tấn công vừa rồi chỉ kéo dài có 20 giây. Sáu phút sau, chúng tôi đã thấy Núi Thi., Một mỏm đá với một chòm cây và một gian nhà lớn chỉ còn nửa nóc .
TrucThangVan

Đó là biệt thự của viên thanh tra đồn điền cao su. Thiếu tá Luân đáp xuống một bãi đất rộng được đánh dấu bằng mấy trái khói mầu vàng, nằm cao hơn mỏm đá. Một anh thiếu úy đưa chúng tôi đến Bộ chỉ huy của Trung tá Phát, một phòng lớn ở tầng trệt của biệt thự, có bao cát chung quanh, và một số bàn đầy máy móc truyền tin và điện thoại.

Trung tá Phát hớt tóc ngắn, cầm to, tôi có cảm tưởng như người ông toát ra sức mạnh và nghị lực. Chung quanh ông thấy có một nhóm sĩ quan ăn mặc sạch sẽ và chỉnh tề, đang chờ nhận lệnh. Trung tá Phát bắt tay tôi, tay kia đấm Luân một phát, rồi đãi chúng tôi mỗi người một cốc cà phê nóng có chế vào một ly rượu mạnh, xong vùa cười vừa nói :

- ” Các anh đừng lo, căn nhà nầy chắc lắm, toàn là xi măng cốt sắt và trước khi có giặc nghen ! Năm 1947 biệt thự nầy đã bị cháy và người Pháp đã bỏ đi. Hai chục năm sau người Mỹ lại sửa lại, tăng cường tới nóc nhà bằng các tấm thép. Họ đặt mấy chiếc tủ lạnh và sơn phết lại hết, màu xanh lá cây.”

Rồi sau đó ông ta nghiêm sắc mặt lại, nói với thiếu tá Luân:

- “Tôi đã mang lên được trên ngọn đồi nầy 4 khẩu pháo binh 105 ly và 3 khẩu 155 ly. Nhưng tôi thiếu đạn, tôi chỉ có 30 quả cho mỗi khẩu. Tôi cần gấp ba lần như thế, và một số đạn bách kích pháo. Anh cố tìm mọi cách mang lên đây cho tôi. Đi làm 6 hay 8 chuyến. Và làm sao để tôi có một Vận Tải Cơ võ trang AC-119K trước 12 giờ đêm và cho nó trực thôi, sẳn sàng chờ lệnh, vì bọn Bắc Việt chắc chắn sẽ chơi tôi vào lúc 2, 3 giờ sáng gì đó thôi.
Vận Tải Cơ võ trang AC-119K
Vận Tải Cơ võ trang AC-119K

- "Hai chiếc Chinooks đang mang đến cho Anh 3 tấn đạn , thiếu tá Luân đáp ngay. Họ sẽ đến đặt trước nhà cho anh trong một vài phút nữa thôi. Về phần còn lại tôi sẽ làm cho anh tối đa”.

Thiếu tá Luân tiến tới một máy truyền tin và gọi Biên Hòa, Trung tá Phát đốt một điếu thuốc, lật bản đồ ra và giải thích cho tôi nghe về tình hình:

- ” Sư đoàn 18 và Liên đoàn biệt động quân của đại tá Phước đã đánh nhau với bọn nó như những con sư tử trong suốt 14 ngày ở thành phố Xuân Lộc đổ nát nầy. Họ đã bình tĩnh lãnh đủ hơn 20.000 quả pháo và rốc kết. Họ đã bắn sụm 37 chiến xa T.54 và cho đo ván hơn 5000 tên cộng sản.

Thứ hai vừa rồi, Bắc Việt đã bọc vòng phía sau thành phố chiếm lại giao lộ Suzannah và sơi luôn một đoàn xe tiếp tế của mình. Sau đó họ bố trí cẩn thận hai bên ngã tư, điều chỉnh sẳn tác xạ và để 2 sư đoàn gần đó trong tư thế chờ đợi, hy vọng đánh tan xác chúng ta khi ta rút quân. Nhưng tướng Đảo đã “chộp” được chúng nó.

'DaiTaNgovanMinh

Trưa thứ hai Tướng Đảo đã phản công và giải tỏa phần đất chung quanh phi trường trên hơn 2 cây số..đồng thời xin tiếp tế đạn thật nhiều cả bằng trực thăng và thả dù. Sau đó ngày thứ ba, nghĩa là mới hôm qua đây, thay vì lui về ông đã cho cả sư đoàn đi thẳng về phía trước theo trục các đồn điền Courtenay- Xa Bang- Bình Ba- Bà Rịa.

Ông đã bất thần phá vỡ vòng vây Bắc Việt, mang theo tất cả thương binh, tất cả xe cộ (50 xe vận tải và trên 30 chiến xa. Không quân đã yểm trợ ông bằng cách dội bom CBU để dọn đường cho sư đoàn, loại bom mà cộng sản Bắc Việt rất khiếp sợ. Để giúp cho tướng Đảo thành công trong sự điều quân của ông ta, chúng tôi đã cho 2 tiểu đoàn đánh ngược hướng tiến quân của sư đoàn (1 tiểu đoàn dù và tiểu đoàn của tôi), để cho cộng sản Bắc Việt tưởng rằng chúng ta sẽ rút lui về hướng Sài Gòn theo quốc lộ 1.

Tiểu đoàn Dù tình nguyện đâm thẳng vào Gia Kiệm để cầm chân một trung đoàn địch. Tiểu đoàn của tôi đã băng ngang đồn điền S.I.P.H. đánh ngay sau lưng địch, hạ sát trên 300 tên bộ đội, cắt hết đướng dây điện thoại của chúng, và bất ngờ đã bắn hạ 2 chiến xa T.54… Và chúng ta đã lên thẳng trên ngọn đồi nầy vốn chỉ được có một đại đội địa phương quân phòng thủ, và chúng tôi đã mất hết hai ngày hai đêm dùng cuốc, vá để tổ chức vị trí phòng ngự. Muốn đuổi chúng tôi ra khỏi đây hả?, chúng cũng phải trả một giá hết sức đắt.”

Đại úy Nhân đưa tôi đi xem vị trí phòng ngự. Thiếu tá Luân đã cất cánh với chiếc trực thăng của ông ta.Img0342

Ngọn đồi nầy chiếm một vị trí rất đặc biệt, nó là một khối đá cao trên 100 thước, mặt phía Tây thẳng đứng và rất nguy hiểm, mặt phía Bắc và phía Đông toàn là rừng, duy mặt Nam thì có một lô cao su khá lớn bao quanh..

Là một cao điểm duy nhất giữa một khu đất bằng phẳng rộng lớn, vị trí nầy chế ngự cả vùng, địch khó có đường tiến sát đến đây được mà không bị lộ, và không thể leo lên hay tràn ngập vị trí phòng thủ được bằng một cuộc tấn công trực diện. Dưới chân đồi và ở cách xa khoảng 1500 thước là trung tâm đồn điền An Lộc, với một hệ thống dường sá như bàn cờ ở dưới làn sóng xanh um của dồn điền cao su An Lộc. Một bên là sân bay và bệnh xá, bên kia là một dãy nhà kho, câu lạc bộ, biệt thự của giám đốc đồn điền, nhà của các nhân viên phụ tá, hồ tắm, sân tơ nít, và trung tâm truyền tin. Chỉ là một thành phố rất nhỏ nhưng hiện đại như thế thôi, do một nhúm người Pháp điều hành mà nó nuôi sống được hằng ngàn công nhân và kỹ thuật gia Việt Nam cư ngụ trong các làng khéo tổ chức với những căn nhà tuy nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi (điện nước v.v..)

Các nhà trồng tỉa Pháp ở Việt Nam thật là đáng phục. Siêng năng, thẳng tánh nhưng kín miệng, họ sống với nhau rất là đoàn kết.. Đã quen với những sự nguy hiểm, thường đối đầu với những bài toán rất tế nhị, hay bị bọn Việt Cộng ở địa phương quấy nhiễu, thường hay bị bắt để đòi tiền chuộc, đôi khi còn bị không quân của ta bắn nữa, còn di chuyển thì bắt buộc phải đi trên những con đường hay bị phục kích, những người Pháp nầy làm việc trong những điều kiện hết sức khó khăn.

Họ phải đi khắp các lô cao su, kiểm soát công việc cạo mủ hằng ngày, lo tu bổ dụng cụ, kiểm soát số lượng mủ, theo dỏi cây ương và còn phải chú ý đến sức khỏe của nhân công mà họ vừa là chủ vừa là những người đỡ đầu. Họ phải giải quyết tất cả các bài toán về nhân sinh, như dàn xếp các cuộc gây gỗ trong gia đình, giữ luôn cả sổ sách về hộ tịch và còn phải giúp đở về dịch vụ săn sóc y tế cấp thời miễn phí nữa. Họ không bao giờ phàn nàn điều gì cả và chỉ có một lo âu: làm sao cho công việc mà họ có trách nhiệm được chạy đều. Lúc nảy, cũng gần như mỗi buỗi chiều, họ có nghe tiếng đại bác. Nhưng đêm nay, có thể họ có nguy cơ bị kẹt giữa hai lằn đạn của chiến trận.. Có phải vì thế mà mặc dầu đêm đã xuống rồi mà sở An Lộc vẫn chưa lên đèn ?

Tôi chia xẻ nhận xét đó với đại úy Nhân.

-” Không phải đâu, người sĩ quan trẻ nầy đáp lời, những người Pháp của đồn điền nầy không có ở đây nữa. Họ đã gặp rất nhiều khó khăn. trước hết là đối với những người dân chạy giặc từ Miền Trung vào, rồi sau đó là dân Xuân Lộc nữa.

Hằng ngàn người bất thần bị bom đạn, nên đã ùa vào đồn điền cao su lánh nạn. Chủ đồn điền là ông Parnès, không lo xuể. Ông ta đã thiếu gạo, nên đã phải băng ngang qua vùng lửa đạn để tìm xe lấy gạo. Ông đã săn sóc cho đàn bà và trẻ con, đích thân chích thuốc cho họ, nhưng không có cách nào để điều trị cho những người bị thương và những bệnh nhân nặng. Vã lại có quá nhiều người .

Ông ta đã cố xuống Xuân Lộc để tìm một trong năm bác sĩ của bệnh viện dân chính, nhưng không còn ông nào, họ đã chạy hết cả rồi. Ông ta lại phải trở về đồn điền, và tiếp tục đi tìm họ trong những người dân tỵ nạn đang ở trong các lô cao su.. Cuối cùng ông ta cũng gặp được một người đang giả dạng thường dân, mặc bộ đồ bà ba đen, choàng khăn và đội nón lá sùm sụp để che mặt lại. Ông ta đã nắm lấy bác sĩ nầy và lôi về xe Jeep của ông. Bác sĩ nầy khẩn khoản xin cho ông một thời gian:

” Tôi đang tìm bà vợ của tôi, bà ta sắp sửa tới ngày giờ sinh cháu rồi mà lạc mất 3 ngày nay. Khi nào tôi gặp được bà ta thì tôi theo ông ngay”

Ông Parnès đã giúp bác sĩ nầy đi tìm bà vợ, và cuối cùng họ đã gặp người đàn bà bất hạnh nầy nằm trên một vũng bùn gần một con rạch nhỏ. Bà đã sanh con trên miếng đất trống, giống như một con thú vậy !

- Và ông bác sĩ đã làm gì ?

- “Vợ ông bụng căng lên đầy mủ. Bà ta qua đời vài giờ sau đó, nhưng ông bác sĩ đã giữ lời hứa, mang đứa con của ông về bệnh viện của đồn điền và sau đó đã làm việc thật bận bịu với những người dân chạy loạn.

Đại úy Nhân đưa tôi một điếu thuốc , dẫn tôi tới xem một ụ phòng thủ và nói tiếp :

- ” Các ông chủ sở cao su nầy có những mối ưu phiền khác. Các đơn vị Bắc Việt đã đi ngang qua đồn điền. Một trung đoàn “bộ đội” (nguyên tác :Bo- Dois”) quá khát nước đã tràn vào nhà máy và đã nốc sạch cả bồn nước của nhà máy, làm nhà máy phải ngưng hoạt động vì bồn nước nầy dùng để làm nguội máy móc của nhà máy. Rồi lại đến lượt một trung đoàn khác sau đó không lâu.
Toán tiền sát của họ đã đến trung tâm đồn điền. Toàn là người Bắc và toàn là nông dân là những người chưa từng thấy cái gì hết. Họ đã lục lọi đủ mọi thứ, và đã dùng báng súng đập vỡ hết các thứ kể cả các máy thu thanh. (nguyên tác :postes de radio). Sau đó họ đã bắt đi 3 vị phụ tá, trói họ lại và dẫn vào rừng, còn đe dọa giết họ nữa bởi vì họ là “gián điệp của Mỹ”.

Các anh công nhân chạy đi tìm gặp bọn Việt Cộng ở địa phương, một chánh trị viên người Nam đã đến gặp bộ đội Miền Bắc và cuối cùng đã lãnh họ về được với một “giấy đi đường”. Các anh phụ tá nầy đã trở về làm việc ở sở. Rồi một đơn vị Bắc Việt khác lại đi qua, lại bắt họ trói dẫn đi vào rừng. Nhưng lần nầy thì không còn một ai biết được số phận của họ ra sao nữa.

- Còn thợ thầy công nhân thì sao ?

- Họ vẫn làm việc nhưng họ sợ bị trả thù. Cách đây 2 ngày, một tiểu đoàn chánh quy Miền Bắc đã bị thiệt mạng trên 100 người trong một bãi mìn. Họ đã tràn vào làng công nhân ở khu D và đã dùng loa kêu tất cả phải ra ngoài. Có một số ra ngoài, nhưng phần đông đều ở trong nhà không ra. Các binh sĩ Bắc Việt đã nổ súng và liệng lựu đạn vào các căn nhà một cách rất ung dung và đã tàn sát trên 100 người phần đông là đàn bà và trẻ con….”

Đêm đã xuống hoàn toàn. Binh sĩ đã nằm ở vị trí chiến đấu , Và rải rác ở phía bên đường dẫn xuống đồng bằng, giữa những hòn đá, ở những vị trí pháo binh và bách kích pháo, các xạ thủ củng đã sẵn sàng. Dài theo bìa phía đồn điền, là một đại đội biệt động quân với các khẩu trung liên , súng phóng lựu và súng không dật 57 ly. Phải biết chờ đợi và biết giữ yên lặng.

Vào lúc 10 giờ đêm, có tiếng phành phạch của trực thăng Chinooks nghe được mỗi lúc một gần… Binh sĩ cho đốt những ngọn đèn mà ánh sáng chỉ có trên không mới nhìn thấy, đánh dấu bãi đáp để nhận hàng tiếp liệu.3195559083_658cb9dc73_o

Những chiếc trực thăng đảo tròn trên Bộ Chỉ Huy, với những kiện hàng nặng trong các lưới thép lòng thòng dưới lườn. Chỉ trong vòng vài phút, họ đã đặt các kiện hàng tiếp liệu xuống đất, hệ thống dây bịt thả ra hết và trực thăng lại bay đi. Và họ trở lại hai lần nữa. Từ xa, các tiếng nổ của đại bác gầm thét như những tiếng sấm trong cơn mưa. Nhưng cơn bão mà chúng tôi đang chờ đợi lại không thấy tới. Nằm gọn trong một hốc đá, tôi không tài nào ngủ được. Chỉ nghe tiếng dế gáy liên hồi…..

Nhưng đến 3 giờ sáng thì mọi sự đều biến chuyển. Nhiều chùm lửa đỏ rực của pháo binh Bắc Việt bay vào ngọn đồi. Có môt số cây bị trốc cả gốc lên. Rồi có một đợt tiếng la vang dội dưới chân các mỏm đá, phía dưới chân đồi.. Đó là lệnh xung phong của cán binh cộng sản. Bộ đội Bắc Việt tấn công trực diện dọc theo hai bên con đường. Binh sĩ Miền Nam không bắn phát súng nào. Họ chờ cho “bộ đội” đến gần hơn dưới 100 thước. Và lúc đó tất cả các loại súng đều nổ một lượt..
xuanloc_battle2

Mấy ống bách kích pháo nhắm vào hai bên đường, nã đạn, nòng súng gần như thẳng đứng cho tầm tác xạ ngắn lại. Pháo binh 105 ly tác xạ ở cự ly 0 độ. Thấp hơn phía dưới, về phía bên trái thì các khẩu trung liên của biệt động quân nổ như bắp rang. Có vài trái sáng được bắn lên xé tan màn đêm tối, cho thấy các bóng người tan tác, ngã lăn oằn oại dưới đất với những tiếng kêu la thảm thiết. Rồi hai Chiếc Vận Tải Cơ võ trang AC-119K lại xuất hiện, đang xé gió bay tới,,, sau tiếng gầm, lao xuống như hai con chim ưng gặp mồi và dùng các khẩu đại liên điện bắn như mưa xuống đám cán binh Bắc Việt còn sống sót đang tháo chạy tán loạn dưới cánh đồng.

Có nhiều tràng pháo 130 ly bắn quá ngắn nên rơi hết xuống đám rừng làm trốc gốc thêm một số cây. Pháo binh 155 ly của Miền Nam phản pháo lại cũng dữ dội như sấm sét.. Đến 5 giờ sáng thì mọi tiếng súng đều ngưng.. Lúc trời sáng tỏ thì binh sĩ mới cẩn thận bước ra khỏi phòng tuyến và đi lần xuống đồi, súng lăm lăm cầm tay sẳn sàng nhả đạn. Trên mặt đất có rất nhiều thây của cán binh Bắc Việt mặc quân phục xanh lá cây. Đại úy Nhân trao cho tôi một ly cà phê nóng và nói:

- ” Đêm rồi mọi việc đều rất tốt. Nhưng mà họ sẽ trở lại. Một tiếng đồng hồ nữa là thiếu Tá Luân sẽ có mặt ở đây, và anh sẽ đi về với ông ta.”

Vào 7 giờ sáng tôi lên trực thăng của thiếu tá Luân, và chúng tôi cất cánh, lên cao độ 1200 bộ và bay về hướng Bắc. .. Nhìn từ trên cao, Xuân Lộc chỉ là một đống gạch vụn đầy bụi, duy nhất chỉ còn mỗi lầu chuông của nhà thờ sừng sững như một ngọn hải đăng.

67aTrực thăng đổi hướng về hướng Đông và xuống thấp là là trên ngọn cao su. Qua khỏi đồn điền Hàng Gòn, chúng tôi thấy một đoàn xe dài của Bắc Việt, các chiến xa, các xe pháo binh, và xe vận tải chở đầy cán binh đang di chuyển dài trên mấy cây số ngang nhiên như chỗ không người và không thấy có nghi trang. Thiếu tá Luân tạt thật nhanh đi chỗ khác, dùng vô tuyến báo động ngay cho Biên Hòa và vọt thẳng lên cao độ 1500 bộ.

Mười phút sau, chúng tôi chứng kiến một cảnh tượng quá kinh hồn. Hai, rồi bốn, rồi sáu chiến đấu cơ A.37 đâm bổ xuống tác xạ từ phía sau của đoàn xe gây nhiều đám cháy, lửa khói mịt mù..

Vài giây sau đó lại có hai chiếc vận tải cơ C.130 thả xuống từ trên cao hai thùng tròn đen, có dù, và khi gần chạm đất gây ra hai tiếng nổ thật kinh khủng và phi thường, tiếp theo sau đó là hai lằn ánh sáng ngắn màu xanh kỳ dị.
Hai ngọn khói hình nấm tròn bốc lên cao với một luồng gió mạnh phi thường đến đỗi trực thăng của chúng tôi ở cao độ 1500 thước bị ảnh hưởng, phải bị lắc lư rung chuyển thật mạnh, rồi rơi tuột xuống một khoảng không như một hòn đá, đến cao độ 800 bộ mới lấy lại được cự thăng bằng.
C130dropCBU

Khi khói tan biến hết, thì mới thấy được con đường ngổn ngang đầy xe cộ bị lật ngã, nghiêng ngữa, tan nát, các khẩu pháo bị tung xuống hố và thây người chết nằm rãi rác trên 200 thước bề ngang, cây cối bị trốc gốc ngã lộn nhào đưa cả rễ lên trời. Thật là một cái nhìn khiếp đảm, cả một sự hủy diệt chỉ trong nháy mắt. Thiếu tá Luân cho trực thăng bay sà xuống đường và bắn hết tất cả rốc kết dọc theo hai bên đường. Không có một tiếng súng bắn trả: Thì ra thiếu tá Luân đã bắn vào một đoàn người chết….
.
Sau khi đáp xuống sân bay Biên Hòa , Thiếu tá Luân vừa cởi nón bay ra vừa nói với tôi:

- ” Anh có thấy rõ mức độ thiệt hại không ? Hai thùng tròn đen được thả xuống ban nảy là hai trái bom C.B.U. 55. Một đầu đạn được gắn vào phía trước hai thùng đen đó là bộ phận kích hỏa phát nổ gần mặt đất. Như vậy là không có góc độ “tử giác”.

Trong vòng 150 thước đường bán kính, không còn một chút không khí nào hết, dĩ nhiên là không còn dưỡng khí ở đâu cả. Cộng thêm với làn sóng cực mạnh của sức nổ. Cho nên đây là một loại vũ khí kinh hoàng, chỉ có thể dùng nó khi nào địch quân tập trung đông đảo thì mới có hiệu quả cao.

- Như vậy họ dùng thuốc nổ loại nào ?

- Tôi cũng không biết chính xác cho lắm. Công thức nấy còn là “Tối Mật” và chỉ có người Mỹ là có thể biết thôi. Tôi nghĩ đây là một sự pha trộn giữa chất nổ T.N.T và một chất hóa học nào đó. Loại bom nầy đã có từ lâu rồi, nhưng vì sợ dư luận của dân chúng Hoa Kỳ, nên người Mỹ chưa bao giờ xử dụng.

Khi rời khỏi Việt Nam , họ để lại cho chúng tôi trên 20 trái bom nầy và có dặn chúng tôi là chỉ nên xử dụng khi nào tối cần thiết, coi như đó là biện pháp sau cùng., Gần như đây là loại vũ khí của “cơ may cuối cùng”…. chúng tôi đã xử dụng 7 trái trong vòng 3 ngày nay.

Where to Go During an Earthquake

In light of the earthquake in New Zealand and Japan, we should be aware of the escape route when earthquake happens.

Save your life with "The Triangle of Life"

"Triangle of Life": Simply by looking at the following self-explanatory photos, you can learn more than in a thousand words about how to protect yourself during a major earthquake...












If you are inside a vehicle, come out and sit or lie down next to it. If something falls on the vehicle, it will leave an empty space along the sides. See below:



















Where to Go During an Earthquake

Remember that stuff about hiding under a table or standing in a doorway? Well, forget it! This is a real eye opener. It could save your life someday.
EXTRACT FROM DOUG COPP'S ARTICLE ON 'THE TRIANGLE OF LIFE'

My name is Doug Copp. I am the Rescue Chief and Disaster Manager of the American Rescue Team International (ARTI ), the world's most experienced rescue team. The information in this article will save lives in an earthquake.

I have crawled inside 875 collapsed buildings, worked with rescue teams from 60 countries, founded rescue teams in several countries, and I am a member of many rescue teams from many countries. I was the United Nations expert in Disaster Mitigation for two years, and have worked at every major disaster in the world since 1985, except for simultaneous disasters.

The first building I ever crawled inside of was a school in Mexico City during the 1985 earthquake. Every child was under its desk. Every child was crushed to the thickness of their bones. They could have survived by lying down next to their desks in the aisles. It was obscene -- unnecessary.

Simply stated, when buildings collapse, the weight of the ceilings falling upon the objects or furniture inside crushes these objects, leaving a space or void next to them - NOT under them. This space is what I call the 'triangle of life'. The larger the object, the stronger, the less it will compact. The less the object compacts, the larger the void, the greater the probability that the person who is using this void for safety will not be injured. The next time you watch collapsed buildings, on television, count the 'triangles' you see formed. They are everywhere. It is the most common shape, you will see, in a collapsed building. 

TIPS FOR EARTHQUAKE SAFETY

1) Most everyone who simply 'ducks and covers' when building collapse are crushed to death. People who get under objects, like desks or cars, are crushed.

2) Cats, dogs and babies often naturally curl up in the fetal position. You should too in an earthquake. It is a natural safety/survival instinct. You can survive in a smaller void. Get next to an object, next to a sofa, next to a bed, next to a large bulky object that will compress slightly but leave a void next to it.

3) Wooden buildings are the safest type of construction to be in during an earthquake. Wood is flexible and moves with the force of the earthquake. If the wooden building does collapse, large survival voids are created. Also, the wooden building has less concentrated, crushing weight. Brick buildings will break into individual bricks. Bricks will cause many injuries but less squashed bodies than concrete slabs.

4) If you are in bed during the night and an earthquake occurs, simply roll off the bed. A safe void will exist around the bed. Hotels can achieve a much greater survival rate in earthquakes, simply by posting a sign on the back of the door of every room telling occupants to lie down on the floor, next to the bottom of the bed during an earthquake.

5) If an earthquake happens and you cannot easily escape by getting out the door or window, then lie down and curl up in the fetal position next to a sofa, or large chair.

6) Most everyone who gets under a doorway when buildings collapse is killed. How? If you stand under a doorway and the doorjamb falls forward or backward you will be crushed by the ceiling above. If the door jam falls sideways you will be cut in half by the doorway. In either case, you will be killed!

7) Never go to the stairs. The stairs have a different 'moment of frequency' (they swing separately from the main part of the building). The stairs and remainder of the building continuously bump into each other until structural failure of the stairs takes place. The people who get on stairs before they fail are chopped up by the stair treads - horribly mutilated. Even if the building doesn't collapse, stay away from the stairs. The stairs are a likely part of the building to be damaged. Even if the stairs are not collapsed by the earthquake, they may collapse later when overloaded by fleeing people. They should always be checked for safety, even when the rest of the building is not damaged.

8) Get near the outer walls of buildings or outside of them if possible - It is much better to be near the outside of the building rather than the interior. The farther inside you are from the outside perimeter of the building the greater the probability that your escape route will be blocked.

9) People inside of their vehicles are crushed when the road above falls in an earthquake and crushes their vehicles; which is exactly what happened with the slabs between the decks of the Nimitz Freeway. The victims of the San Francisco earthquake all stayed inside of their vehicles. They were all killed. They could have easily survived by getting out and sitting or lying next to their vehicles. Everyone killed would have survived if they had been able to get out of their cars and sit or lie next to them. All the crushed cars had voids 3 feet high next to them, except for the cars that had columns fall directly across them.

10) I discovered, while crawling inside of collapsed newspaper offices and other offices with a lot of paper, that paper does not compact. Large voids are found surrounding stacks of paper. 

Spread the word and save someone's life...

The entire world is experiencing natural calamities so be prepared!

'We are but angels with one wing, it takes two to fly'

In 1996 we made a film, which proved my survival methodology to be correct. The Turkish Federal Government, City of Istanbul, University of Istanbul Case Productions and ARTI cooperated to film this practical, scientific test. We collapsed a school and a home with 20 mannequins inside. Ten mannequins did 'duck and cover,' and ten mannequins I used in my 'triangle of life' survival method. After the simulated earthquake collapse we crawled through the rubble and entered the building to film and document the results. The film, in which I practiced my survival techniques under directly observable, scientific conditions , relevant to building collapse, showed there would have been zero percent survival for those doing duck and cover.

There would likely have been 100 percent survivability for people using my method of the 'triangle of life.' This film has been seen by millions of viewers on television in Turkey and the rest of Europe, and it was seen in the USA , Canada and Latin America on the TV program Real TV.


http://www.amerrescue.org/

American Rescue Team Internationalis said to be the World's most experienced rescue team and disaster management-mitigation organization.
Một Sự Sai Lầm Tai Hại.

Trong bài viết mới đây của tôi : «Nghĩ Về Hai Bản Án», tôi có viết là tờ báo Sài Gòn Nhỏ đã biến mất. Ngay sau khi bài viết xuất hiện, bà Hoàng Dược Thảo đã cho chúng tôi biết là trong khi chờ đợi bản án được xử lại, Sài Gòn Nhỏ vẫn xuất hiện đều đặn.

Đây là một sơ sót rất đáng tiếc của người viết. Chúng tôi xin nhận khuyết điểm này, và ước mong tờ Sài Gòn Nhỏ vũng vàng vượt  qua cơn sóng gió để đem tiếng nói của mình góp phần vào cuộc đấu tranh chung, trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, gây ra bởi nạn Cộng Sản.

Tôi vẫn nghĩ mãi về hai chữ «quả báo nhãn tiền», tôi vừa đưa lên mạng một sai lầm của người khác, nay lại đến phiên tôi sai lầm vì không kiểm chứng kỹ càng trước khi đặt bút, nên vội vã viết lá thư này, mong các vị thân hữu của tôi, những nơi tôi gửi bài, cho đăng lời đính chính này với lời xin lỗi trân trọng gửi tới bà Hoàng Dược Thảo và những cộng tác viên, thân hữu của  báo Sài Gòn Nhỏ.

Tôi rất có cảm tình với tờ báo này, chỉ vì một nguyên do : Tranh Đấu cho một «Việt Nam không Cộng Sản».

Việt Nam không Cộng Sản là giấc mơ của những người tỵ nạn như chúng tôi. Và trong cuộc vạn lý trường chinh tiến tới mục tiêu đó, tờ báo Sài Gòn Nhỏ là người bạn đồng chí, đồng hành rất quý báu.

Tôi xa Việt Nam như vậy là đã gần 40 năm.

Gần 40 năm sống ở Hải Ngoại nhưng nhìn lại, không có một ngày nào tôi quên Việt Nam. Tôi nghĩ về đất nước tôi khi ăn, khi ngủ, khi đi làm việc, và ngay cả trong nhưng ngày tháng đi nghỉ hè. Tôi nghĩ rằng những người đang đọc những dòng chữ này, họ cũng như tôi mà thôi. Bạn có khi nào thôi nghĩ đến Việt Nam chưa ??

Nhiều đêm mất ngủ, khi nhìn thấy đất nước đang mất dần vào tay người láng giềng khổng lồ là China, tôi giận mình là tại sao cứ ngu si, tự làm khổ mình vì những việc hoàn toàn ra khỏi tầm tay. Tại sao tôi không quên hẳn Việt Nam để tập trung vào cuộc sống mới, tận hưởng những gì có được sao gần 40 năm vất vả nơi xứ người, và may mắn không còn gì phải lo cho những đứa con đã trưởng thành, tự lo được cho bản thân ??

Nói thì dễ, nhưng quên Việt Nam là sự khó vô cùng. Tôi xa Việt Nam như vậy đã gần 40 năm, nhưng hai chữ Việt Nam chưa ra khõi não bộ tôi, dù chỉ 24 giờ. Bộ óc cứ hoạt động theo cái nhịp điệu của nó, và trong đêm tối, khi những việc của đời sống hàng ngày xếp lại rồi, chỉ còn Việt Nam, thì bộ óc nóng lên, giấc ngủ khó đến được. Sáng ra thức dậy đi làm, mệt nhoài.

Bởi vậy có lúc tôi nghĩ rằng chỉ có những người ngu dại mới làm công việc mà chúng tôi đang làm, là tiếp tục cuộc chiến đấu bằng truyền thông.

Trong một cuộc nói chuyện với phóng viên đài Radio Canada gần đây, cô phóng viên (gốc Việt Nam nhưng rất tiếc không nói được tiếng Việt lưu loát) hỏi tôi là tại sao bây giờ hoàn cảnh của tôi đã ổn định rồi, lại cứ tiếp tục chống chính quyền hiện tại của Việt Nam mãi như vậy ?? Tôi khựng lại, không biết nói thế nào cho đúng ý mình, nhất là khi nói chuyện về Việt Nam, tôi nóng lên và chữ tây chữ u bay đi đâu mất tiêu. Dĩ nhiên nói là mình chống vì lý tưởng Tư Do thì quá dễ, nhưng nói như vậy có vẻ giáo điều, lý thuyết quá, ai nói cũng được. Điều tôi muốn nói cho cô hiểu, là tôi chống lại bọn họ chỉ vì họ đạo đức giả, lợi dụng sự yếu hèn của các người dân đen, và lợi dụng khí giới ngoại bang cung cấp, làm mưa, làm gió không coi ai vào đâu, để «vinh thân phì gia», và «bán nước» cho ngoại bang. Nếu tôi chỉ nghĩ đến bản thân thì những việc tôi làm rất ngu. Ngu ở chỗ tôi sẽ không thể đặt chân trở về du lịch tại Việt Nam. Ngu ở chỗ việc làm của tôi ngoài việc gây nguy hiểm cho bản thân, chẳng đem lại đồng xu cắc bạc nào, trái lại là khác.

Điều tôi được an ủi, là những người như tôi không phải là ít.

Tôi muốn nói đến Sài Gòn Nhỏ, có khi chỉ vì quá hăng say mà vấp ngã trong cuộc hành trình. Tôi rất vui khi biết rằng Sài Gòn nhỏ vẫn ra đều đặn, như trong điện thơ tôi nhận được mới đây. Chúc Sài Gòn Nhỏ mọi điều may mắn trong những ngày sắp tới.


Trần Mộng Lâm





Friday, May 29, 2015

Nghĩ Về 2 Bản Án


-  Trần Mộng Lâm  -  

Không hiểu thực hư ra sao, nhưng một bản án mới đây xử phạt ông Liên Thành một số tiền khá lớn khiến dư luận bàn tán xôn xao. Trước đó ít lâu, hai tờ báo tiếng Việt nổi đình nổi đám nhất cũng đưa nhau ra tòa, để rồi tờ Sài Gòn Nhỏ phải biến mất trên thị trường báo chí. Cả hai vụ kiện này cùng liên quan đến 2 chữ: Việt Cộng.

Thực ra hai chữ này chỉ là để chỉ một người Việt theo chủ nghĩa Cộng Sản mà thôi, chứ đâu có nghĩa gì xấu. Vậy mà sự việc chụp hai chữ «Việt Cộng» lên đầu một đối thủ là một tội nặng có thể làm người ta tán gia bại sản dễ dàng.

Không hiểu các người thuộc «bên thắng cuộc», các «Việt Công» thứ thiệt nghĩ sao về việc này? Khi được kết nạp vào đảng, họ có bao giờ học đến chữ ngờ, là cái mà họ tưởng là hào quang sáng chói, sau cùng chỉ là điều ô nhục.

Người Cộng Sản Việt Nam tự hào họ là đỉnh cao trí tuệ, là người đánh thắng hai tên xâm lược (Pháp và Mỹ), dành lại độc lập, chủ quyền cho dân tộc.

Nay thì sự thực đã không như họ nói, vì khi Pháp và Mỹ đi rồi, China xuất hiện lù lù như một tên xâm lược thứ ba thập phần tệ hại hơn. Họa mất nước của Việt Nam về tay tên xâm lược này là điều «không thể mập mờ» được.

Cộng Sản thuở xưa nói họ làm một cuộc Cách Mạng đấu tranh giai cấp để xoá đi khoảng cách giầu nghèo trong xã hội, nâng đỡ các giai cấp nông dân và công nhân, là những thành phần bị bọn tư sản chủ nhân bóc lột. Nay thì các công ty mà chũ nhân là người ngoại quốc, các công ty Đại Hàn, Đài Loan, ngay cả Mỹ, Pháp , vẫn bóc lột người công nhân Việt Nam, khiến họ phải nổi lên tranh đấu những tháng gần đây. Người công nhân bị bóc lột trong nước chưa đủ, nhà nước CS còn đem công nhân ra ngoài nước, để bán sức lao động của họ. Số giờ lao động trong tuần rất cao, mà  quyền lợi và lương bổng kém xa so với  người công nhân bản xứ, vì nếu phải trả bằng nhau, các công ty này tội gì mướn người Việt Nam cho rắc rối.

Cộng Sản thuở xưa nói xã hội Miền Nam phồn vinh giả tạo, thối nát vì tham nhũng. Nay xã hội của họ cũng y như vậy, nhưng nhân lên hàng trăm, hàng ngàn lần nhiều hơn.

Cộng Sản nói Tự Do, Hạnh Phúc, nhưng người dân trong nước có miệng mà như câm, một câu yêu nước cũng không dám nói, nếu động đến China. Bài học này các người đang nằm trong các nhà tù chắc còn đang thấm thía.

Nói gì thì nói, đối với người Việt  may mắn không nằm trong rọ Cộng Sản, nghĩa là người Việt Hải Ngoại chúng ta, chữ «Việt Cộng» là cực kỳ xấu. Bởi thế cho nên những ai bị vu cáo là «Việt Cộng», là dẫy lên như «đỉa phải vôi», là phải đi tìm luật sư ngay, để bảo vệ danh dự cho mình.

Trận chiến vừa qua đã kết thúc với sự thắng lợi của Việt Cộng, không ai có thể nói trái lại. Đó là sự thực hiển nhiên, Các chiến xa treo cờ đỏ sao vàng đã ủi sập cổng Dinh Độc Lập những ngày tháng này, 40 năm về trước. Vậy mà thay vì tự hào khi được cho rằng trước đây đã hoạt động cho Cộng Sãn trong bóng tối, hay có người trong gia đình ở trong hàng ngũ phía bên kia, ai nấy đều phủ nhận, từ khước cái danh dự này.

Thật là một sự mỉa mai cho những người tự nhận là «phe thắng cuộc».

Nói về các phe, thì phải nhìn nhận một điều là dân tộc Việt chia rẽ trầm trọng kể từ 1975.

Họ chia rẽ có lẽ vì ngày 30 tháng tư, là ngày Miền Nam bị CS thôn tính.

Có những người nghĩ rằng muốn cho Hòa Hợp Hòa Giải, thì phải xóa dần đi những dấu vết của sự chia rẽ, trong đó có nhóm chữ «ngày quốc hận».

Đã có những tên gọi khác được đặt ra cho ngày 30 tháng tư, như ngày thuyền nhân, ngày hành trình tới Tự Do, như đạo luật mới đây tại Canada. Đó là những tên đẹp đẽ, chứ không phải tên xấu. Công bằng mà nói, có nhiều người thích đạo luật này. Tôi chống lại luật này, và đã bị nhiều người chỉ trích, là nhỏ mọn, là ghen tức. Thậm chí, còn bị đem đời tư ra xỉ nhục. Tuy vậy, tôi thừa nhận là ở Canada, số người ủng hộ đạo luật này khá đông, không hiểu tại sao.

Tôi chỉ có thể cắt nghĩa là có lẽ những người ủng hộ và tác giả của luật này chưa chắc đã có cùng một suy nghĩ.

Điều tôi muốn viết ra ở đây là sự chia rẽ giữa người Việt về danh xưng của ngày 30 tháng tư là một chuyện, nhưng mọi người, phe này cũng như phe kia đều cố nhét cái nón cối lên đầu của đối thủ mình.

Vậy thì ta kết luận điều gì ??

Kết luận của tôi là :

Muốn Hòa Hợp Hòa Giải, điều cần làm, không phải xoá «ngày quốc hận», «Ngày Quân Lực».

Muốn Hòa Hợp, Hòa Giải, điều cần làm, là xóa đi hai chữ «Cộng Sản».

Không xóa được hai chữ này, vô phương hàn gắn dân tộc Việt Nam, và ngày mất nước không xa.

 


Blog Archive