Wednesday, March 6, 2024

Đông Du Học - Vũ Linh

Hồi cuối năm ngoái, kẻ này có dịp đi du lịch bên Âu Châu và đã có dịp viết ít bài 'phúc trình' cho quý vị đọc để thay đổi không khí, bớt bàn chuyện chính trị quá nặng nề, đọc mãi phát mệt.

Tuần này, kẻ này đang ở Tokyo, thủ đô Nhật. Nhân dịp cũng muốn có một bài 'phúc trình' cùng quý độc giả, cũng trong mục đích thay đổi không khí.

Tại sao lại là "đông du học"? "Đông" vì thật sự khi từ Mỹ đi Nhật là đi về phiá tây, nhưng là đi về cái chúng ta thường gọi là 'phương đông' dĩ nhiên; "du học" vì phải thành thật thú nhận đi Nhật bao giờ cũng là đi ... 'du học', chẳng những cho dân chậm tiến an-nam-mít ta, mà cũng cho dân cả thế giới luôn. Chỉ vì thật sự mà nói, nước Nhật và dân Nhật có cả triệu chuyện tân kỳ, mới lạ, văn minh, lịch lãm,... cho tất cả chúng ta học hỏi.

Đã có quá nhiều bài viết về cuộc sống bên Nhật, kẻ này sẽ không 'nhai lại' nữa, mà sẽ xin kể qua vài chuyện chính mắt thấy tai nghe, hơi lạ, ít khi thấy đăng trên diễn đàn của cộng đồng ta. Chỉ là vài câu chuyện đáng kể lại, chẳng theo thứ tự nào. Cũng chẳng có lý do gì đặc biệt.

Bây giờ, xin mời quý độc giả cùng kẻ này đi... du học.

Tokyo
Tokyo là thành phố lớn khủng khiếp, có trên dưới 40 triệu dân. Các thành phố lớn trên thế giới như New York, Paris,... thường có một trung tâm, tiếng Mỹ gọi là 'downtown'. Tokyo có ít nhất nửa tá 'downtown', đều là những trung tâm cực kỳ lớn, với những sắc thái độc đáo riêng của mỗi khu. Chẳng hạn như trung tâm Asakusa là trung tâm tôn giáo, có ngôi chùa lớn và đẹp nhất thủ đô; Shibuya là trung tâm thương mại sầm uất nổi tiếng; Shinjuku là nơi tập trung của giới trẻ,...

Tuy cực lớn và đông dân, Tokyo không bị nạn kẹt xe thường trực khắp nơi như ở Los Angeles hay bất cứ thành phố lớn nào của Mỹ. Vì Tokyo có hệ thống xe điện ngầm khổng lồ, vĩ đại và cực kỳ phức tạp. Mỗi 'nhà ga' dưới hầm của mỗi trung tâm là một rừng đường hầm đi ngang dọc và trên dưới hai ba tầng lầu của cả chục đường xe điện kết nối với nhau, và lúc nào cũng là một rừng người hấp tấp đi qua đi lại như chạy giặc. Rất rẻ nên hầu hết dân Tokyo chỉ di chuyển bằng xe điện nên đỡ bị nạn kẹt xe. Chẳng hạn đi từ trung tâm Shibuya qua trung tâm Shinjuku khoảng hơn 5km, đi taxi tốn khoảng 25 đô, đi xe điện tốn hơn MỘT đô và nhanh hơn nhiều.

Dân Nhật
Thế chiến thứ hai cho thấy hình ảnh mấy ông lính Nhật tàn ác dã man hơn dã thú, không một chút tình người. Bây giờ qua Nhật, hình ảnh của người Nhật hoàn toàn trái ngược hẳn. Kẻ này đi du lịch thế giới rất rất nhiều, đụng chạm với dân đủ loại chủng tộc, nhưng chưa bao giờ thấy có một giống dân lịch sự, hiếu khách như dân Nhật.

Trong cái rừng đường phố chằng chịt, rừng người chen chúc và rừng xe điện đó, du khách tất nhiên không lạc mới là lạ. Kẻ này bị lạc gần như mỗi lần thò đầu ra khỏi khách sạn.

Thế nhưng không có gì phải lo, vì dân Nhật cực kỳ hiếu khách và lịch sự. Mỗi lần đưa một địa chỉ hay tên một nơi nào mình muốn đi, gặp bất cứ anh chị Nhật nào đi ngang qua cũng có thể chặn lại hỏi. Thỉnh thoảng có người gấp chuyện gì đó, không thèm trả lời hay ngưng lại nghe câu hỏi, nhưng hầu hết đều lắng nghe, rồi trăm người như một, móc ngay điện thoại cầm tay, bấm bấm, rồi đưa cho coi bản đồ khu đó, rồi cố gắng chỉ dẫn mình. Nếu là nơi cách không xa lắm thì họ sẵn sàng đi trước dẫn đường mình tới nơi tới chốn. Ngày đầu tiên mới tới, đi xe điện từ phi trường tới nhà ga Shibuya, cách khách sạn khoảng 200m, kẻ này mù tịt, không biết đi lối nào, hỏi một bà trạc tuổi 50, bà ta coi địa chỉ khách sạn rồi ra dấu đi theo bà, và bà dẫn chúng tôi đi tới tận trước cửa khách sạn.

Chỗ nào cũng có thang máy cuốn -escalator- Và dân Nhật luôn luôn đứng hàng một phía trái của thang cuốn, nhường chỗ trống bên phải cho những người có chuyện gấp, muốn chạy cho nhanh. Hai vợ chồng đi cùng với nhau cũng không ngoại lệ, cũng người đứng trước, người đứng sau, không bao giờ đứng hàng ngang, chặn lối đi bên phải.

Kẻ này được nghe kể lại dân Nhật luôn luôn đi bên trái, vì lý do lịch sử là ngày xưa, dân Nhật dùng kiếm, đeo kiếm bên trái, rút ra bằng tay phải, nên đi bên trái để tay phải có thể rút kiếm ra đánh đối phương.

Đi tour, thì tất nhiên xe buýt rất sạch sẽ, khang trang. Tất cả mọi người đứng xếp hàng thứ tự, không bao giờ chen lấn lên xe. Mà điểm đặc biệt có một không hai của dân Nhật là khách xếp hàng trước, khi lên xe, tự động đi xuống tuốt hàng ghế cuối, để khách cuối cùng ngồi hàng đầu. Một chuyện mà dân ta chắc sẽ cho là... N-G-U !!!

Đi tiệm ăn
Tiệm ăn ở các khu trung tâm, có thể nói có cả trăm, cả ngàn, lớn nhỏ, đủ kiểu. Phần lớn dân Nhật ăn trong các tiệm rất nhỏ, không có bàn riêng mà tất cả đều ngồi ở quầy như trong các bar bán rượu. Mỗi tiệm có chừng một chục ghế. Gặp tiệm ngon thì ngoài cửa tiệm, có vài người khách hàng kiên nhẫn đứng chờ, ôm điện thoại quẹt quẹt trong khi chờ.

Trong những tiệm có bàn riêng thì mỗi bàn đều có một cái 'computer', gọi là 'tablet', là thực đơn để khách ăn tự chọn, mỗi món đều có chụp hình trông rất hấp dẫn. Tha hồ bấm, bấm xong, máy sẽ liệt kê lại tất cả các món mình đã chọn, có ghi giá tiền đầy đủ. Mình bấm 'OK' là vài phút sau, có người phục dịch mang ra đầy đủ.

Tại những tiệm lớn hơn thì còn văn minh hơn nữa. Ngay cửa, có một người máy -robot- cúi rạp đầu chào, rồi dắt khách đến bàn trống, mỗi bàn có một robot đứng thường trục ngay bàn, với một 'tablet' trước ngực là thực đơn. Khách hàng chọn xong, có robot khác mang đồ ăn từ bếp tới tận bàn.

Đặc biệt, tiệm ăn Nhật không bao giờ đòi 'boa'. Cái mà Mỹ gọi là tips, không có bên Nhật, chẳng phải chỉ trong tiệm ăn, mà bất cứ việc gì khác, bất cứ chuyện gì, mình cho tịps là người Nhật coi như mình nhục mạ họ. Việc họ làm là bổn phận, và khi thi hành cái bổn phận đó, họ đã được trả lương tương xứng, tips coi như của bố thí, xúc phạm họ.

Nhật có một loại tiệm ăn mà dân Việt bên đó gọi là 'sushi băng chuyển', Mỹ gọi là sushi conveyor belt, tức là khách hàng ngồi chung quanh một bàn tròn lớn, trên đó các đĩa món ăn được cho chạy lòng vòng, khách ăn cứ tự lấy cho mình. Mỗi đĩa có mầu khác nhau tùy giá tiền. Khách ăn xong cứ chồng các đĩa lên bên cạnh mình. Ăn xong, có người phục dịch ra cầm cái máy nhỏ như máy xấy tóc của mấy bà, quẹt ngang qua chồng đĩa, là một giây đồng hồ sau, máy in ra giấy tính tiền, vì máy tính theo màu của các đĩa.

Tin báo cho biết một tiệm ăn này, có quay phim cả tiệm vì an ninh, cho thấy cảnh một khách hàng cầm đũa của mình gắp thử một miếng cá lên xem rồi bỏ lại. Thế là ngay sau đó, tiệm này tự ý đóng cửa, bỏ cái dàn 'băng chuyển' để thay thế bằng cách phục vụ khách hàng bình thường. Chủ tiệm giải thích cái 'băng chuyển' đó tiện cho khách hàng và tiệm, nhưng vấn đề vệ sinh không kiểm soát được, nên vì muốn bảo vệ sức khoẻ cho tất cả khách hàng, ông quyết bỏ phương thức 'băng chuyển'.

Câu chuyện nói lên đầy đủ tinh thần của dân Nhật.

Trả tiền
Tiền Nhật có nhiều bạc cắc, vẫn rất thông dụng. Trong túi ai cũng có cả lô bạc cắc, là chuyện bất tiện. Nên mỗi khi trả tiền, người ta thường cố moi móc bạc cắc ra trả trước.

Dân Nhật cũng vậy. Nhưng cái khác là trong các tiệm ở Nhật, có một cái máy đếm bạc cắc cho quý vị. Quý vị chỉ cần cầm một đống bạc cắc bỏ đại vào cái lỗ lớn, máy sẽ tự động đếm số bạc cắc bỏ vào, thiếu hay thừa so với số tiền phải trả, máy sẽ hiện lên cho biết. Thiếu thì bỏ thêm, thừa thì máy tự động nhả ra số tiền thừa lại cho bạn, tất cả trong vòng một hai giây đồng hồ, khỏi mất công đứng lần mò từng đồng mất cả năm bẩy phút, làm phiền người trả tiền sau bạn.

Dân Nhật kỵ nhất là trao tiền từ tay người này qua tay người khác. Họ luôn luôn đưa cái khay nhỏ ra để mình đặt tiền vào, và khi thối tiền, họ cũng luôn luôn đặt tiền trên cái khay đó đưa lại cho mình.

Đi taxi
Vì mang theo hành lý cồng kềnh, đi xe điện bất tiện nên kẻ này đã lấy taxi. Địa chỉ khó tìm vì ngõ ngách đường phố Nhật khá nhỏ và lòng vòng, rắc rối. Xe taxi đi lòng vòng tìm địa chỉ trong khi kim đồng hồ tính tiền nhẩy tưng tưng. Nhưng quý vị khỏi lo. Khi taxi tới nơi, bác tài bấm nút ở đồng hồ tính tiền, số tiền hiện lên phải trả giảm gần một phần ba. Kẻ này thắc mắc, hỏi lại, thì bác tài giải thích anh ta trừ số tiền đi lòng vòng tìm địa chỉ, và máy này tự động tính lại số tiền phải trả trong khoảng cách từ khi lên xe tới khi tới đúng địa chỉ.

Ở xứ 'đỉnh cao của trí tuệ loài người' của ta, tài xế taxi thông minh hơn nhiều. Cố tình chở khách đi lòng vòng càng xa càng lâu càng tốt vì kiếm được càng nhiều tiền.

Đồ ăn Nhật
Dân Nhật nổi tiếng là dân lịch lãm, biết sống, có đầu óc nghệ thuật ít ai bằng, nhưng về 'tinh thần' ăn uống thì xin lỗi, phải nói ngay, đồ ăn Nhật tệ nhất thế giới, cho dù hình chụp lúc nào cũng có vẻ hấp dẫn nhất, cũng như cho dù có vẻ tinh khiết, ít độc nhất. Ngoại trừ cái món cá sống gọi là sushi nổi tiếng cả thế giới, còn các món ăn khác, chẳng món nào hợp khẩu vị dân thế giới ngoài dân Nhật. Món mì ramen nổi tiếng, thua rất xa mì Tầu hay Việt. Còn thua mì gói MAMA!

Dân Việt tại Nhật
Nước Nhật đất ít, dân đông nên rất khó vào Nhật sinh sống. Nhưng trái lại Nhật luôn luôn mở rộng cửa đón sinh viên ngoài nước vào học.

Ở Nhật gần như không có dân Việt sống. Dân tị nạn có một số nhỏ được Nhật đón nhận, ngoài ra không có bao nhiêu. Tuy nhiên sinh viên Việt đang học ở Nhật rất nhiều, nghe nói vài chục ngàn. Rất nhiều người học rất giỏi, trong những trường rát khó xin vào, chưa kể trước khi được nhận, phải học cả năm tiếng Nhật trước.

Đám sinh viên này, theo ý riêng kẻ này đang bị mang tiếng oan rất lớn. Một vài thành phần, khó tránh được khi có cả mấy chục ngàn sinh viên, có những hành vi bất hảo, như trộm cắp, lừa đảo. Một số người Việt trong cộng đồng tị nạn Việt tại Mỹ luôn luôn có phản ứng phóng đại những tin xấu này rồi nhục mạ tất cả dân Việt và sinh viên Việt sống tại Nhật, vì quan điểm gọi là 'chống cộng', thù ghét tất cả những gì dính líu xa gần tới VC, mà vô hình chung đã nhục mạ dân cả nước VN ta.

Công tâm mà nói, dân Việt ta không thần thánh hay ma quỷ hơn các dân tộc nào khác, cho dù sống dưới chế độ chính trị nào, luôn luôn có người tốt, kẻ xấu, không thể vì một vài người xấu rồi vơ đũa cả nắm nhục mạ tất cả. Có thể một số không nhỏ là loại con ông cháu cha đám quan chức vô học, nhà quê, bần cùng VC, nay gặp thời sâu bọ lên làm người, có con du học rồi theo thói quen làm bậy, nhưng vẫn không thể vì một nhúm nhỏ làm bậy mà nhục mạ tất cả. Không thể đồng hoá dân cả nước Việt với đám lâu la VC. Chính kẻ này quen biết được hai sinh viên Việt đang du học tại Nhật, một từ Vĩnh Long, một từ Bắc Ninh. Cả hai đều hết sức lễ phép, lương thiện, hiếu khách tình nguyện làm hướng dẫn viên kiêm thông dịch viên, dắt chúng tôi đi thăm viếng Tokyo.

Chuyện dài về Nhật, kể hoài không bao giờ hết, chỉ dám xin kể lại vài chuyện để.... biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.

Vũ Linh
Tokyo - 25/3/2023

o0o

Comment:
Theo tôi bài viết này rất chính xác ! Vui vẻ mà tôi viết vài ý kiến đến qui bạn bè đây :

Theo ý kiến của riêng tôi, nếu sang Nhật du học về lãnh vực CHUYÊN MÔN không có gì nổi trội nhất là so sánh với Âu Mỹ .Không biết với các người khác nghĩ sao , nhưng có lẽ cá nhân tôi không là người học giỏi ( nếu không muốn nói là dốt vì đầu óc khá thấp so với bình thường ) khi học tại Nhật bản và tôi nghĩ như vậy. Nhưng khi tôi sang học và làm việc tại Thuỵ sĩ phải nói là tôi đã ngẩn ngơ với việc học hành cũng như làm việc với các chuyên viên cao cũng như thấp tại đây !!! Có thể nói khi sang TS học và làm việc, khả năng chuyên môn của tôi tiến triển từng ngày nhờ học hỏi từ trường học và làm việc tại DH và viện khảo cứu .

Nhiều chục năm tôi tiếp xúc rất thân thiết với nhiều SV Nhật bản và các chuyên viên Nhật từ các Dai học, các viện khảo cứu và cả các chuyên viên của các công ty JP đến TS tu nghiệp, khảo cứu hay cộng tác khao cứu trao đổi khoa học với TS ... Tôi có thể nói hầu hết ( chưa một người JP nào ngoại trừ cả ) họ đều ngạc nhien và không tiếc lời khen tặng và công nhân việc học và tu nghiệp chuyên môn tai Thuỵ sĩ rất rất tuyệt vời, đáng nể !!!!

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là 100% tuyệt vời mà trong lãnh vực làm việc ( nhân sự và viêc làm) cũng rất nhiều người Nhật bản đã khốn khổ và họ tâm sự với tôi họ là họ rất thường gặp các khó khăn và họ bảo nhau đành chấp nhận tự giải quyết ! Tôi xin đưa ra đây vài vấn vấn đề mà người JP thường gặp, có thể chưa đủ hay chủ quan của tôi :

1.Làm việc thêm giờ ( Overtimes ) : Ở Nhật bản nếu ai đi làm o các hãng xưởng đều biết khi hãng cần nhân vien làm thêm giờ thì không có chuyện SAY NO !!!!! Tôi còn nhớ ngày tôi làm việc o Nhật vào thứ bẩy ( trên nguyen tắc ngày đó hãng tôi còn làm đến 17PM) nhưng vì là hãng biến chế thực phẩm nên vào ngày thứ 7, hãng có quá nhiều đơn đặt hàng và mọi người KHÔNG CO CHUYỆN TỪ CHỐI LÀM THÊM GIỚ ! nhiều khi tôi phai lết và bò đến 21 PM ( phải nói là lúc về nhà chỉ còn nắm quay ra ngủ để lấy sức !!!!) ! tuy nhien cũng an ủi là có những quyền lợi sau đây :

- Những ngày đó, dù làm thêm ít hay nhiều thì 18PM hãng đặt cơm phần từ các Rest. mang đến cho mình ăn miễn phí !!!!!

-Hàng năm hãng tôi có 3 lần BONUS ( nhiều hãng có 4 lần và ít nhất 2 lần ) vào Xuân tháng 12, Hạ thang 7 và Thu thang 10, và hãng coi người nào chăm chỉ và khả năng tốt nen cho Bonus nhiều hơn. Qúi bạn ơi với những món Bonus đó tôi đã có tiền gửi về giúp gia đình tại VN đang khố khổ réo gọi, đúng là :
............................

Đến bữa chưa sẵn bữa, con trẻ khóc dường ong
Qúa kỳ lại hẹn kỳ, nhà nợ kêu như ó !

......................... NCT

Với những món tiền Bonu , với tôi ngày xa xưa đó, nó như mơ, quá THÍCH THÚ mà tôi còn mong được làm Overtime nhiều hơn nữa dù rất mệt và vẫn thở phì phò như con trâu cầy giữ buổi trưa hè. !!!!! Ngày nay về gia, lụ khụ nhớ lại ngày xa xưa với 3 năm làm việc tại JP đó mà CƯỜI VANG thích thú vậy !!!!!

-Dĩ nhiên nếu ai không thích làm Overtimes thì cũng OK nhưng ở JP thì bị mọi người ( công nhân và văn phòng ) không thích và phê phán !

Ơ Thuỵ sĩ thì hãng Nhật, bạn bè người Nhật của tôi, họ cho biết họ đã phải khốn khổ vì vấn đề này vì KHÔNG CÓ CHUYỆN PHẢI LÀM OVERTIMES dù có trả thêm tiền ( vì nhân viên họ thích về với vợ con, họ hẹn hò với bồ bịch, họ không cần tiền...v..v.. ) Đã thế các ông bà bạn JP của tôi còn khốn khổ hơn vì thời gian Thuỵ sĩ và JP khác nhau khoang 8 tiếng đồng hồ, Đêm tối của Thuỵ sĩ là ban ngày ở Nhật bản và thời gian hoạt động nhất và công việc nhiều nhất cho hãng tại JP ... nên hầu hết các người JP, mà tôi quen biết nhất là tại các chi nhánh Banks hay hãng xưởng JP tại Thuỵ sĩ ... họ phải KHÓC mà họ phải phân công nhau để làm việc ban đêm tại Thuỵ sĩ kể cả xếp lớn xếp nhỏ đều phai làm vào ban đêm vì dân Thuỵ sĩ không có chuyện trực đêm hay làm về muộn !!!!!!!!!!!!

2.- Nghỉ hàng năm: Thời gian tôi đến Thuỵ sĩ thì nghỉ thường nien của tôi là 4 tuần lễ /năm . Ở Nhật thì có nghỉ hàng năm ( nếu tôi không lầm thì 2 tuần lễ, nhưng phải chia nhau ra nghỉ hay nghỉ vào thời gian nào mà hãng ít sản xuất hay không cần nhân viên. Không có chuyện muốn nghỉ lúc nào thì nghỉ như tại Thuỵ sĩ.) Hầu hết các người bạn JP mà tôi quen biết họ cũng phải khóc vì nạn nghỉ thường niên này của nhân viên Thuỵ sĩ ! họ muốn lấy ngày nghỉ của họ và họ chỉ cần báo tin nhiều khi vài ba ngày trước, thế là họ bye bye vào ngay đó chuyện của hãng hay xếp là chuyện của các ngài tôi không chú ý và việc tôi nghỉ đi du lịch hay dẫn vợ con đi du lịch là chuyện của tôi KHÔNG CÓ CHUYỆN SAY NO NẾU TÔI NHẤT ĐỊNH láy ngày nghỉ thường niên !!!! vì vậy các ông bạn JP cua gia đình chúng tôi thì coi như chuyện nghỉ hàng năm coi như CHUYỆN TRONG MƠ và họ chi dám lấy ngày nghi khi nhân viên không muốn lấy thời gian đó !!!!

Rieng cá nhân tôi, thời gian tôi làm việc cho viện dinh dưỡng, tôi cũng đã khóc vì phải làm thêm giờ và đêm hôm phải lái xe đến viện xem máy móc phân tích có chạy hay không !!!! Tôi chẳng làm xếp lớn xếp nhỏ gì cả nhưng tôi làm việc cho từng chương trình khảo cứu ( projects ) vài người làm cùng với tôi, họ nghỉ phép hay không có chuyện yêu cầu họ ban đêm đến labor thay mẫu vật hay cho thêm dụng cụ vào hệ thống máy móc phân tích ..v..v.. Vì vậy tôi đành giữa đêm lái xe đến viện để làm hay kiểm soát cho công việc thông suốt !

3.- Giờ giới hạn : ngày tôi còn làm việc tại Thuỵ sĩ có một danh từ " GIỚi HẠN THỜI GIAN " nghĩa là buổi sáng đến hãng làm việc, nhân viên có thể đến hãng từ 6 - 8 AM và buổi chiều tối có thể về từ 16 - 18 PM . Nghĩa là trong giới hạn đó muốn đến hay về lúc nào cũng OK !!!! dĩ nhiên ở các hãng làm dây chuyền hay sản xuất có lẽ khác luật, tôi không biết ra sao ? Nhưng văn phòng và phòng thí nghiệm là thế ! và nhân viên ra về hay đến hãng làm việc vào khung giờ đó là OK !!! Dĩ nhien miễn là tổng số giờ làm việc của mình ( máy bấm giờ ) đúng với qui định nghĩa là hôm nay về sớm thì hôm sau về muộn bù vào !!! Nếu tôi không lầm thì ngày tôi làm việc đó mỗi tuần bắt buộc là 39 giờ / tuần. Các ông bạn JP của tôi cũng khóc vì vấn đề này và đành è lưng ra cáng đáng !!!!! .

Tuy nhiên hầu hết các bạn JP của chúng tôi họ đếu công nhận là thợ và chuyên viên của Thuỵ sĩ rất rất giỏi và rất đáng nể về khả năng dù họ chỉ là chuyên viên cấp thấp ( thư ký, chuyên viên ngân hàng hay ngành hành chánh : họ học xong ban trung học, khoang 16 hay 17 tuổi rồi vào ngân hàng hay cơ quan nào đó học 3 năm về công việc chuyên môn ) Đúng như vậy phải nói là ĐÚNG NGHĨA MỘT CHUYÊN VIÊN LÀNH NGHẾ !!! ! nếu các bạn gặp và nói chuyện với những người Thuỵ sĩ, họ đã qua các khoá học chuyên viên nay ( Trung hoc và hoc nghề 3 hay 4 năm ) phai nói là TUYỆT VỜI đáng nể lắm !

Theo ý kiến của tôi ( qua tiếp xúc ) Thuỵ sĩ( nhất Thuỵ sĩ vùng noi tiếng Đức ) và nước ĐỨC là 2 nơi đào tạo chuyên viên thuộc hàng nhất Thế giới ! Còn ở cấp DH của Thuỵ sĩ theo tôi có 2 DH Quốc gia ( bách khoa Zuerich:nETHZ vùng noi tiếng Đức và bách khoa Lausan : ETHL ) và DH về Kinh tế ( DH St Gallen ) phai nói là hết ý kiến về tài năng, rất rất giỏi ... Tôi không biết nhiều về các DH khác tại vùng noi tiếng Phap và Italy nhưng nhìn chung vùng nói tiếng Đức rất rất đáng nể ! Hầu hết bạn bè Nhật bản mà tôi biết ( họ từ các viện khảo cứu hay đại học nổi tiếng của JP như Tokyo, Kyoto, Osaka..v..v.. ) đến Dai học Thuỵ sĩ hay cac viện khoa học, kinh tế cua Thuỵ sĩ ..v..v.. dể khảo cứu, họ làm việc tai các chi nhánh Banking hay kỹ nghệ ... chưa một người Nhật nào mà tôi quen biết mà họ không nói với tôi là chuyên viên Thuỵ sĩ tuyệt vời !!!!

Nhưng họ cũng khóc , khốn đốn vì thể thức làm việc tại đây về các vấn đề nêu trên !!!!

Thành thật với các bạn, theo tôi đến Nhật bản làm việc hay học hỏi hay sinh sống .... cái đáng học nhất và nếu ai không học được điều này thì theo tôi nghĩ đó là THẤT BẠI đó là : học được cá tính, lòng tìn, giờ giấc, sự ngay ngắn, trọng luật, tôn trọng người cấp trên, sự tuân lệnh ( giống như trong quân đội mà tôi đã trải qua tại VN có câu : THI HÀNH TRƯỚC KHIẾU NẠI SAU là đúng với nhật bản vậy ) và đặc biêt phải học được sự TỔ CHỨC CỦA JP ( cái này nếu ai chú ý và cố gắng tìm tòi, phân tích .. mới thấy được va học được ! còn nếu không mà chỉ lơ là, trong vai trò CƯỠI NGỰA XEM HOA thì không nhìn thấy và dĩ nhiên không học được điểm này cua JP !!!!! ) , với tôi đó là một trong vài ba yếu tố đã làm cho JP tiến triển kinh hoàng vậy !!!!

Thành thật mà nói tôi đã nhờ hãng xưởng JP huấn luyện và cũng nhờ anh em và họ hàng của gia đình ông chủ hãng đã chỉ dậy tôi cũng như tôi đã gặp được những người cấp trên của hãng, họ rất tốt lòng và rất mến thương tôi mà chỉ dậy trong 3 năm tôi làm việc tại hãng !!!!! Đến này dù đã hơn 40 năm qua, vẫn còn nhiều người ơn của tôi còn sống tại JP và tôi vẫn liên lac, gặp gỡ họ mỗi khi co dịp ve JP và họ cũng như con cháu họ vẫn có dịp thăm viếng chúng tôi tại Thuỵ sĩ ! Tuyệt với thay tình bạn mà tôi có được trong 6 năm sinh sống và học hỏi tại JP !!! Cũng vậy, ở góc ý kiến này tôi cũng muốn nói (một cách rất tế nhị ) đó là tôi đã có sự học hỏi từ bà vợ và ông bố vợ tôi rất nhiều vậy !!!!

Toi viết vớ vẩn đến bạn bè quá cái NHÌN CHỦ QUAN VÀ CÁ NHÂN CỦA TÔI, Đúng hay Sai ; Chủ quan hay Khách quan ; Mơ mộng hay Thưc tế ... mong mọi người cho qua nếu thấy không đúng ... Xin đừng nghĩ tôi TỰ HÀO HAY KHOÁC LÁC bởi vì tôi chẳng có lý do gì và mong đợi gì từ qui vị khi tuổi tôi đã mấp mé 80 !!!!

Suy ra mới biết rằng hay dở
Kẻ giống như ta dáng cũng nhiều !

Hay :

Khi hỷ lạc, khi ái ố , lúc sấu bi
Chứa chi lắm một bàu nhân dục
Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc
Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn! (NCT )

Chính vì vậy nếu ai không thích và khác ý thì cũng hà một tiếng, cươi vui mà bỏ qua nhe !

Thân mến
R

PS. Theo nhận xét của tôi thì người VN ở hải ngoại dù với dạng thức nào và ở nơi đâu cũng có những người thành công nhưng cũng có những người thất bại ê chề vì một vài lý do nào đó, có thể vì sự MAY MẮN hay VẬN XUI mà người ta gọi là SỐ PHẬN ĐÂY ĐƯA cái quan trọng vẫn là SỰ VUI SỐNG, CÓ ĐƯỢC HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH VÀ SỨC KHOẺ ... Đó mới là hạnh phúc và vui mừng thật sự vậy !!!!!

No comments:

Blog Archive