Thư của ông Nguyễn Thanh Tú, con trai của cố ký giả Đạm Phong, gửi Đài Á Châu Tự Do
21-1-2016
FedEx #8045-5590-3928
Radio Free Asia
Libby Liu
President
2025 M Street NW, Suite 300
Washington, DC 20036 USA
COPIED
FedEx #8045-5590-3917
Radio Free Asia
Jeffrey Shell
Broadcasting Board of Governors Chairman
Broadcasting Board of Governors (BBG)
330 Independence Avenue,
SW Washington, DC 20237
Kính thưa bà Liu,
Tôi tên là Nguyễn Thanh Tú. Bố tôi, ông Nguyễn Đạm Phong, là một ký giả người Việt có tiếng của tờ nhật báo Tự Do và đã bị một tổ chức tội phạm có tên là Mặt Trận, mà hiện nay là Việt Tân, giết chết. Sự việc được ghi lại trong bộ phim tài liệu có tên "Khủng Bố Ở Little Saigon" do ProPublica và Frontline của PBS sản xuất, và tài liệu “Bị bịt miệng – Những vụ sát hại ký giả di dân chưa được giải đáp” ("Silenced – The Unsolved Murders of Immigrant Journalists") của tổ chức Uỷ Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ: Committee to Protect Journalists). Bốn nhà báo khác có lẽ cũng do Việt Tân giết chết. Và, trong 33 năm qua, Việt Tân vẫn tiếp tục hoạt động mà không bị truy tố.
"Tôi quả là nghĩ vậy, đặc biệt trong trường hợp của ký giả Nguyễn Đạm Phong ở Houston và ký giả Lê Triết cùng với vợ ông ta, một cách xui xẻo, ở Fairfax, Virginia -- tôi có sự tin tưởng rõ rệt là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam chịu trách nhiệm về những vụ giết người đó," Bà Tang-Wilcox, một cựu nhân viên FBI, nói. Về trường hợp ký giả Đạm Phong, bà nói: "Không có bất cứ động lực nào khác hơn là những bài viết của Ông nói về Mặt Trận được phổ biến trên tờ báo, dẫn tới việc Ông bị ám sát. Và rồi cách thức mà vụ sát hại được thực hiện. Các vỏ đạn đã được sát thủ nhặt lên và thu gom. Đó là người được huấn luyện thuần thục, biết mình phải làm những gì, và không lưu lại bất cứ chứng cứ nào sau khi thi hành tội ác. Và một thư cảnh cáo đã được để lại với nạn nhân. Đó là một vụ ám sát."
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu đầu lãnh cao cấp của Mặt Trận, thừa nhận rằng "việc đó hoàn toàn là có khả năng” -- là những đoàn viên của Mặt Trận là thủ phạm ám sát ký giả Đạm Phong và của nhiều tội ác khác. Ông ta công nhận rằng có một bộ phận bạo lực trong tổ chức, và khi người thu hình của ProPublica tắt máy, Ông Nghĩa thừa nhận rằng ông ta đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận mà trong đó các đảng viên bàn luận kế hoạch ám sát một biên tập viên nổi tiếng ở Quận Cam. Ông Nghĩa nói là ông ta thuyết phục các đồng đảng không thi hành cuộc ám sát. “Đây là trang sách đen tối trong cuộc đời tôi,” ông ta nói. Thêm vào đó, Ông Đỗ Thông Minh, một trong số người đồng sáng lập Mặt Trận, tâm sự với tôi rằng bố của tôi là nạn nhân của chính sách khủng bố của Việt Tân.
Tại thời điểm quan trọng của việc điều tra đang xúc tiến, tôi vô cùng lo ngại về mối liên hệ chặt chẽ và sự hỗ trợ lâu dài của RFA cho một tổ chức bị cáo buộc bởi các phương tiện truyền thông dòng chính, bởi một số cựu lãnh đạo sáng lập của họ và bởi FBI về các hoạt động khủng bố. Sự ủng hộ tích cực của RFA cho dảng khủng bố Việt Tân, hoặc ấn tượng trong quần chúng về sự hợp tác chặt chẽ của RFA với Việt Tân, cho phép Việt Tân dùng cơ quan truyền thông do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ từ tiền thuế của dân chúng làm phương tiện tuyên truyền cho quan điểm chính trị, cho chương trình hành động, cho lợi ích riêng và cho việc đánh bóng tính chính danh của họ. Đơn giản, điều này tạo ấn tượng cho nhiều người ở Việt Nam và trong cộng đồng người Việt tị nạn là Việt Tân quen biết rộng lớn trong chính trường̣ Hoa Kỳ. Điều này có tác dụng làm nản lòng những nhân chứng để họ không bước ra ánh sáng vì nghĩ một cách sai lầm rằng Việt Tân được che chở bởi RFA và chính quyền Hoa Kỳ và do đó được hưởng quyền miễn truy tố. Ba tuần lễ sau khi phim tài liệu Terror in Little Saigon được công chiếu, đài phát thanh RFA đã thực hiện cuộc phỏng vấn Ông Lý Thái Hùng, là Tổng Bí Thư đảng Việt Tân, và công kênh rằng đó là một “đảng chính trị lớn của người Việt ở hải ngoại”. Tại sao lại phỏng vấn một tay đầu lãnh đảng khủng bố mà không phỏng vấn các đảng phái chính trị khác hay gia đình nạn nhân bị sát hại? Sự kiện nầy quá rõ ràng là cách để RFA – Chương Trình Việt Ngữ nâng uy tín cho đảng Việt Tân nhằm chống chế ảnh hưởng bất lợi từ phim "Khủng bố tại Saigon Nhỏ" (Terror in little Saigon) dưới mắt Người Việt ở trong nước và ở hải ngoại.
Hơn thế nữa, sự thiên vị dành cho đảng Việt Tân của chưong trình Việt ngữ của RFA được thể hiện rõ qua việc đột ngột cắt hợp đồng với nhà báo Lê Diễn Đức ngay sau khi ông ta viết trên trang Facebook cá nhân những nhận định mang tính cách phê phán đảng Việt Tân. Vì đài RFA - Chương Trình Việt ngữ có quan hệ mật thiết với đảng Việt Tân thì việc cắt hợp đồng này có nhiều khả năng là xuất phát từ sự xung đột về lợi ích, thiếu sự tuân thủ các thủ tục chuẩn, thiếu sự chính đáng, và thiếu đạo đức chức nghiệp. Đấy có thể xem là hành vi bịt miệng những người chỉ trích Việt Tân, thực hiện trước công luận nhằm uy hiếp công chúng (thoạt tiên RFA giải thích rằng việc Ông Lê Diễn Đức chỉ trích một tổ chức chính trị đã vi phạm các tiêu chuẩn, mục đích và nguyên tắc của RFA, nhưng liền sau đó RFA đã gỡ bỏ lời tuyên bố này có lẽ vì sợ rằng sẽ bị kiện ra toà để giải thích thế nào là vi phạm các tiêu chuẩn, mục đích và nguyên tắc).
Xem: "Ban tiếng Việt Đài Á Châu Tự do gỡ trình bày về lý do chấm dứt hợp đồng với nhà báo Lê Diễn Đức khỏi trang Facebook của mình."
Dưới đây là những bằng chứng về RFA thân cận với đảng Việt Tân một cách trực tiếp hay xuyên qua tổ chức râu ria của Việt Tân như VOICE, SBTN, VATV:
Một tháng trước khi xảy ra sự kiện cắt hợp đồng với Ông Lê Diễn Đức, RFA qua Ông Nguyễn Văn Khanh và Chủ Tịch RFA Libby Liu đã tham gia Hội Nghị RightsCon ở Manila, Phi Luật Tân với sự cùng hiện diện của nhiều đảng viên Việt Tân. Và ở cùng địa điểm và cùng lúc, VOICE (một tổ chức cận kề với Việt Tân) đã tổ chức buổi hội thảo về tranh chấp Biển Đông. Việt Tân sau đó đã phổ biến các sinh hoạt này để đánh lạc hướng dư luận về những cáo buộc đối với các hành vi khủng bố của Việt Tân.
Hãy chú ý phần giới thiệu về RFA và VOICE trên trang Facebook của Việt Tân: "8h sáng ngày 24 chúng tôi dự lễ khai mạc hội nghị, trong lễ khai mạc, anh em chúng tôi gặp anh Nguyễn Khanh, giám đốc ban Việt Ngữ đài Á Châu tự do, luật sư Trịnh Hội và cháu Bọ Trung con trai chị Bùi Thị Minh Hằng và một số học sinh Việt Nam tại Manila."Xem: https://vi-vn.facebook.com/viettan/posts/10153822726370620:0
Cũng trong tháng 4, Bà Libby Liu tham gia buổi tường trình tại Quốc Hội do nữ Dân Biểu Loretta Sanchez triệu tập. Bà ngồi cạnh Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Việt Tân. Bản tin dưới đây tường trình rằng sau đó RFA khoản đãi bữa ăn trưa tại trụ sở RFA cho phái đoàn Việt Tân và một số diễn giả đến từ Việt Nam. Đó lại là thêm một sự kiện để Việt Tân dùng để tuyên truyền. Xem: https://vietdc.net/?p=937
Ông Nguyễn Văn Khanh, Giám Đốc Chương Trình Việt Ngữ của RFA, là sợi dây nối kết RFA với Việt Tân. Trong vai trò giám đốc của ông ta, RFA đã chính thức cộng tác với Việt Tân. Rất không bình thường khi một đài phát thanh điền thế do Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ định sứ mạng và được tài trợ bởi tiền thuế của dân chúng Hoa Kỳ mà lại liên kết với một đảng chính trị nào, huống hồ là một đảng đã bị cáo buộc về những hành vi khủng bố và giết hại ký giả.
Điều này tạo nên những dấu hỏi lớn về sự trung thành của RFA (với sứ mạng do Quốc Hội ấn định hay trung thành với một đảng chính trị khủng bố), sự xung đột về lợi ích, và sự vi phạm đạo đức chức nghiệp. RFA phải tiến hành điều tra Chương Trình Việt Ngữ của mình xem có hay không những nhân viên là thành viên hay cảm tình viên của Việt Tân, hoặc có hay không việc họ nhận tiền thù lao cho những dịch vụ cung ứng cho Việt Tân, một cách trực tiếp hay gián tiếp. Dùng tiền bạc để ảnh hưởng một chương trình phát thanh do chính quyền liên bang tài trợ qua các người cài cắm nằm vùng hay các tổ chức râu ria (tương tự trường hợp rửa tiền) hoặc nếu có khả năng RFA dính dấp đến các hành vi gian lận thì đều có thể bị truy tố theo luật RICO – Racketeering Influenced and Corrupt Organizations -- của Hoa Kỳ. Sự gian lận bị chế tài bởi luật chống tham nhũng liên quan đến các tổ chức tội phạm, được ban hành là RICO Act, trong bộ luật hình sự Hoa Kỳ: RICO 18 U.S.C. ch. 96 as 18 U.S.C. §§ 1961–1968.
- Do đó, tôi khẩn khoản kêu gọi Bà:
(1) Thực hiện cuộc rà soát nội bộ về quy trình cắt hợp đồng với Ông Lê Diễn Đức và quyết định xóa bỏ toàn bộ trang blog của ông ta trên RFA, tìm rõ căn cứ của các quyết định ấy, và nhận diện những cá nhân tham gia hay ảnh hưởng đến các quyết định ấy;
(2) Xem xét lại các quan hệ có thể có giữa RFA và đảng Việt Tân mà có thể chi phối việc cắt hợp đồng với Ông Lê Diễn Đức chỉ vì ông ta đưa ý kiến cá nhân lên Facebook. Ý kiến của ông Lê Đức Diễn dựa vào các dữ kiện cũng đã được thu thập bởi CPJ và sau nầy được sự ủng hộ của PBS và ProPublica. Nếu có mối quan hệ đáng kể giữa RFA và Việt Tân, một cách chính thức hay không chính thức, thì khả năng có sự xung đột quyền lợi phải được điều tra bởi Tổng Thanh Tra của Hội Đồng Quản Trị Truyền Thông Phát Sóng do chính quyền Liên Bang bổ nhiệm;
(3) Điều tra xem có sự chi trả tiền bởi Việt Tân, một cách trực tiếp hay xuyên qua một trong các cơ sở ngoại vi hay cộng tác viên (như VOICE, SBTN, VATV), cho bất cứ cá nhân nào can dự vào các quyết định kể trên. Nếu có bất cứ sự chi trả nào (như bồi hoàn tiền phí di chuyển, lương công nhật, việc làm ngoài giờ như là người tường thuật hoặc huấn luyện viên…) thì đó là bằng chứng về đảng chính trị tìm cách ảnh hưởng đến tiền tài trợ của chính phủ Liên Bang cho chương trình phát thanh, mà đó lại là một đảng chính trị dính líu vào các hành vi khủng bố, sát hại các ký giả, đe dọa nhân chứng, và bịt miệng những người lên tiếng chỉ trích họ;
(4) Thực hiện cuộc tổng rà soát về tư cách đạo đức chức nghiệp của toàn thể nhân viên thuộc Chương Trình Việt ngữ, nếu như sự việc chương trình này thể hiện một dạng mẫu đánh bóng Việt Tân và/hay đánh bóng các tổ chứa râu ria và cộng tác viên của họ từ nhiều năm qua, và bịt miệng các người chỉ trích họ. Nếu có việc này thì đó là sự vi phạm rõ rệt của RFA trong sứ mạng phát huy quyền tự do diễn đạt và tường thật vô tư, một sứ mạng được chỉ định bởi luật Liên Bang.
Nói cách khác, RFA phải thực hiện các trách nhiệm của mình, trong tinh thần không thiên vị và tận tuỵ. Để tuân thủ điều này, rất quan trọng là RFA không được từ bỏ vai trò trung lập và thay vào đó đóng vai kẻ vận động và loa phóng thanh cho một đảng chính trị. RFA không có quyền tuỳ tiện xem thường luật lệ chỉ vì các luật lệ này không được một cá nhân nào đó trong RFA đồng ý, do người ấy có những ý đồ riêng.
Tôi tin tưởng là Bà sẽ hồi đáp lá thư nầy với sự lưu tâm khẩn cấp.
Kính thư,
Nguyễn Thanh Tú,
Con trai của một người cầm bút bị giết trong việc theo đuổi chân lý và công lý
No comments:
Post a Comment