Còn Mãi Tình Xuân
Một năm trôi qua thật nhanh. Mới đó mà lại thêm một tuổi. Hỏi lại mấy đứa nhỏ ngày nào, đứa nào cũng 40, 45, 50… mà riêng người viết cứ chút bâng khuâng nghĩ đến ngày nào tuổi thơ hồn nhiên thanh bình, nôn nao rộn rã mỗi lần Tết đến.
Ngày xưa đã thế, bây giờ cũng vậy. Cũng nao nao trong dạ, bồn chồn như ngóng đợi người yêu. Ôi, tuổi nhỏ ngây thơ như món quà dịu dàng của Thượng Đế đặt vào tay từng em nhỏ. Chúng tôi có thời gian tuổi thơ, tuy khó khăn nghèo cực, nhưng rực rỡ ấm áp niềm vui với cha mẹ, với anh em, với xóm giềng khi mùa xuân gõ cửa trái tim người.
Hồi đó… chữ "hồi đó" giống như mở đầu chuyện cổ tích với hai chữ "ngày xưa"… Gia đình ba má tôi nghèo, đông con, nên nỗi chờ mong Tết của anh chị em tôi rộn rã quá mức bình thường. Bởi vì Tết đến có quần áo mới, có tiền lì xì, được đi coi hát bóng, được đi chơi… những thứ đó ngày thường không có. Ngày Tết, ít khi bị cha mẹ la rầy, có lẽ vì kiêng cữ sợ "rông" cả năm và ngày Tết ai cũng cười vui, lan man nói lời chúc tụng tốt đẹp nhất của đời người: Tài lộc dồi dào, sống lâu trăm tuổi…
Những ngày chuẩn bị Tết là những hạnh phúc vô bờ. Hạnh phúc đó tràn ra mặt mọi người, với nỗi hân hoan, chờ mong rộn rã. Sau ngày đưa Ông Táo 23 tháng Chạp, khắp hang cùng ngỏ hẽm, không ai bảo ai, mọi người đều không nhớ ngày Dương lịch nữa, chỉ nhớ "ngày mình" tức là Âm lịch:
- Nay nhiêu rồi bà?
- Hai mươi sáu rồi, chợ đêm bắt đầu bán ở các chợ rồi…
Phải, chúng tôi thích đi chợ đêm lắm. Cũng bao nhiêu thứ đó thôi. Cũng rau quả, cá mắm, mứt miếc, rượu trà. Ban ngày mua chưa kịp, mua tới ban đêm…
Rồi mấy chị em bận đồ mới theo ba leo lên xe ngựa đi chợ đêm Saigon, hay chợ đêm Cầu Ông Lãnh quận nhì. Mang đôi guốc sơn quai plastic trong veo lên cái nắm tay bằng đồng phía sau xe ngựa, leo lên. Ba tôi nói:
- Xích vô trong con ơi.
Mỗi xe ngựa có thể chở từ sáu đến tám người, đồ đạc, gồng gánh treo hai bên hông xe. Ngựa bắt đầu bước, rồi chạy lốp cốp trên đường nhựa theo sự "lái" của bác đánh xe. Người lớn nói chuyện làm ăn, giá cả đồ đạc rau trái năm nay.
- Năm nay, cam sành rẻ hơn năm ngoái chị Sáu hả… Chợ nhỏ cũng có bán đầy dẫy…
- Đúng rồi, cô Ba. Tui lát ra chợ mua chút đỉnh cúng ông bà!!
Đám con nít thì ngó ra đường. Đường phố lúc này đông vui hơn, hình như cảnh vật cũng khác lúc ngày thường…
Những ngày kế tiếp đó, trong bếp của mỗi nhà dường như ấm áp hơn, bận rộn hơn và chật chội hơn. Nào thịt, trứng, gió chả, bắp cải, dưa hành… Mấy nồi bắp cải xanh, những xâu củ hành tím treo lủng lẳng trên vách bếp. Phía trên bàn thờ, ba đã có trà, bánh mứt, trái cây đủ màu sắc. Và lộng lẫy sáng choang là bộ lư đồng được chùi rửa, đánh bóng từ hôm qua. Ai cũng có việc làm. Tíu tít, hối hả, bâng khuâng.
Chị Ba đang lo may quần áo Tết cho khách và hẹn:
- Xong đợt quần áo của Bác Tư cơm rượu, Chị Ba may cho mỗi đưa thêm một bộ nữa.
- Nhớ nha chị Ba, nhớ may cho tụi em một bộ ốp-a nha.
Bộ đồ "ốp-a" là kiểu riêng của chị em chúng tôi. Chị Ba là thợ may, còn dư vải vụn của khách, ráp cho mấy đứa em nhỏ áo "ốp-a" là áo có nhiều thứ vải khác nhau: hai tay áo, túi và thân áo, miễn sao màu sắc hài hòa là được. Tôi thích cổ lá sen tròn, con nhỏ thứ tám thì thích áo sơ mi, thằng mười thì thích quần sọt… chị Ba tôi may được hết!
Ngày 29, 30 Tết là đám nhỏ chộn rộn hơn lúc nào hết: lăng xăng xếp quần áo mới dưới gối, ngắm ngía cái bóp xách Ba mới mua cho với hy vọng đựng nhiều tiền lì xì. Hình ảnh đứa gái nhỏ 8-10 tuổi bận đồ bộ, tóc bom-bê, đi guốc sơn, đeo bóp choàng qua vai màu xanh, màu hường… con nít ở Mỹ này chắc cười nứt bụng! À, còn nữa, còn cái nơ con bướm kim tuyến nữa chi. Hai chị em cách nhau hai tuổi, tôi và con em thứ tám phải có đúng những thứ đó, khác màu nhau, và cắc ca cắc củm cất giữ, vuốt ve mỗi ngày…
Ngày 30 Tết, mọi sự đã gần như xong xuôi. Ba cắt cành mai trước nhà chưng phòng khách, bày biện mứt bánh, trà lá… Trên bàn thờ, ôi đẹp quá đi! Ba chưng bông vạn thọ vàng rực, bông nào bông nấy tròn to, bự sư… Còn bông hướng dương, bông cúc đủ sắc nhiều màu… Má đã xong mấy món cúng ông bà ngày Tết: thịt kho tàu dưa giá, vịt hầm măng khô, canh khổ qua dồn thịt… Rồi còn bánh ít, bách tét nữa chi. Má tôi nổi tiếng về món này, ngon hơn ở chợ bày bán nhiều lắm. Nhà tôi ở quận Tư Saigon, có tiệm tạp hóa nhỏ trong xóm, chủ yếu bán gạo lúa tương chao nước ngọt… Ngày Tết ba tôi "tăng cường" bán la-ve, nước ngọt, bánh trái. Quý bạn biết không, thời đó, người nghèo ngày Tết mới có được món "xa xỉ" này. Con nít khoái xá xị hình con cọp, con nai, uống vô ngọt lự. Còn la-ve hình trái thơm ngoài chai có chữ Bierre Larue của nhà máy bia B.G.I ở Saigon. Thời đó, đưa ông Táo có thèo lèo cứt chuột là thứ bánh cốm màu xanh, đỏ, đen, trắng có mè rang, có hạt đậu phộng bên trong ăn bùi bùi, béo béo… Trời ơi, hương vị đó, hơn nữa thế kỷ rồi, sao tôi vẫn còn cảm thấy được ở đầu lưỡi hôm nay?
Anh trai tôi có nhiệm vụ rửa sân, lau nhà, gánh nước đổ đầy mấy cái lu thật bự bên hông nhà. "Gánh nước đêm trăng" là bài hát tủ của anh: "…gánh nước đêm trăng để tìm lại kẻ chung… tình". Anh xuống câu vọng cổ mùi rệu. Mà anh cũng yêu tân nhạc nên sưu tầm mấy cái tape nhạc Xuân, hát ra rả mấy ngày trước Tết: "Trên đường đi lễ Xuân đầu năm… Anh cho em mùa xuân, nụ mai vàng mới nở, mùa Xuân nào nhung nhớ… Xuân đã đến rồi, gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời…" Mấy bài nhạc đó ra đời khi tôi mới lên mười đến bây giờ vẫn còn réo rắt lòng tôi! Và, đến hôm nay, người Việt Nam ở Hải ngoại vẫn còn xao xuyến, bâng khuâng khi nghe lại mỗi lần Tết đến!
Rồi cái không khí trang nghiêm vốn có của mỗi nhà Việt Nam trong đêm Giao thừa, trong giây phút "tống cựu nghinh tân" chìm đắm cái văn hóa thiêng liêng của mọi người Việt Nam khắp nơi, vẫn hằng sâu trong đáy tim tôi, dù bây giờ chúng ta không còn trẻ nữa.
Người viết vẫn nhớ như in hình ảnh Ba Má chăm chút bàn lễ vật trước sân nhà để cúng Giao thừa, trải chiếu hoa, hương nến lung linh, mùi hương trầm mặc. Nhà nào cũng vậy. Cũng ngũ quả, cũng con gà luộc vàng ươm ngậm bông hoa, nhang khói chập chờn. Sau giây phút lễ lạc với áo tràng đúng theo nghi thức Phật giáo, Ba Má lễ trước, con cháu xì xụp lạy theo sau… Rồi châm ngòi pháo. Tạch tạch đùng… nhà này vừa dứt, nhà bên cạnh tiếp theo. Cả làng cả xóm vang dậy tiếng pháo mừng xuân kéo dài tới một hai giờ sáng.
Ôi tiếng pháo mừng xuân vẫn còn nổ mãi trong lòng tôi! Tiếng pháo đó, chúng ta vẫn còn có được ở Cali hiện nay. Phải, Cali tái hiện lại tất cả cái văn hóa truyền thống của dân mình ngày xưa cũ. Có hết, có tất cả những thứ lòng tôi khao khát mấy chục năm nay vì chúng tôi ở nơi "nhiều Đông ít Hạ", không có nhiều người đồng hương như ở Cali hay Texas.
Chỉ cần nhắm mắt lại, mơ màng một chút, tôi sẽ thấy được không khí rôm rả lễ hội Tết ở Cali dù tôi chưa "ăn Tết" ở Cali lần nào. Cái không khí vui tươi rầm rộ đó tôi chỉ thấy được ở Tivi những lần Tết đến hay qua những phóng sự cộng đồng. Tôi yêu biết bao nhiêu tà áo dài truyền thống qua hình ảnh cô gái trẻ, hay những bà trong tuổi cỡ như tôi tha thước đến nhà thờ, đến chùa… hoặc tham dự các show lễ hội đặc biệt. Còn quý ông nữa, các ông dân cử, các ông trưởng thượng lên Tivi chúc Tết đồng hương cũng diện áo dài khăn đống. Có lần tôi nói: "Ở Cali áo dài được mùa" Và không chỉ ở Hải ngoại. Bây giờ áo dài cũng được trân trọng trở lại ở các thành phố Việt Nam, đặc biệt ở Saigon. Dù kiểu dáng fashion thay đổi triền miên, nhưng không có kiểu dáng nào tôn vinh cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam bằng chiếc áo dài; cái áo truyền thống của cô gái Việt Nam, và áo dài… muôn năm!
Áo dài là cái áo bay với hai tà e ấp ôm sát vẻ đẹp của người nữ. Nếu quý vị ngây ngất với Đinh Hùng trong bài "Mộng dưới hoa" từ vài thập niên trước:
Áo bay mở khép lời tâm sự
Hò hẹn lâu rồi em nói đi
Thì quý bạn đọc cũng sẽ ngây ngất khi thấy những tà áo dài muôn sắc tung bay giữa trời Xuân Cali gió lộng…
Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Vì thế điều gì tươi đẹp nhất đếu đi liền với chữ Xuân-mùa Xuân. Văn chương Việt Nam đã đề cao bằng biết bao giấy mực về Tuổi Xuân và Tình Xuân. Người viết hơn một lần nói về sự vươn dậy của giới trẻ, thế hệ thứ hai theo cha mẹ trôi nổi ở Hải ngoại này từ sau 1975 đã làm nên “mùa xuân Việt Nam” ở xứ người.
Tình Xuân, trước hết là tình yêu viết bằng chữ hoa, mà mỗi con người chúng ta đều có được. Tình Xuân là nhịp đập trái tim, là những bàn tay nắm chặt chia xẻ, chúc tụng, cảm thông; đem đến cho nhau những tốt đẹp, an lành.
Tình xuân, còn là sự đồng cảm sâu xa giữa con người và vũ trụ. Sự huyền bí của vạn vật luôn là sự kiếm tìm, nhưng con người chưa chinh phục được hết dù khoa học thế giới đã đi xa bằng "đôi hia bảy dặm"
Tình Xuân, còn là sự giao cảm giữa người sống và người chết, nên đầu năm con cháu có tục lệ cúng kiến ông bà, rước ông bà về vui xuân với cháu con với lòng nhớ ơn tha thiết.
Tình Xuân lại là tình cảm tha thứ, khoan dung cho mọi lỗi lầm năm cũ. "anh còn nợ em" dù là thứ nợ gì đi nữa, cũng mĩm cười xí xóa khi chúng ta cùng chào đón Chúa Xuân về ngự trị đất trời này.
Tình Xuân là bàn tay nhân ái của đồng hương với nhau, trợ giúp đỡ nâng người khốn khó. Tình Xuân còn là cánh tay vươn dài của đất nước này với đất nước khác: cưu mang che chở để học tìm đến tự do. Điều này, bất kỳ người Việt Nam nào cũng cảm nhận được đối với đất nước mà mình đang lưu trú.
Trong chiều hướng hy vọng năm mới sẽ tốt đẹp hơn năm cũ, chúng ta "tống cựu nghinh tân" với mùa Xuân mới Bính Thân 2016; người viết muốn gởi đến quý đồng hương, bạn hữu tất cả nồng nàn của trái tim mình (dù là trái tim già nua đôi khi trật nhịp) với ước mong mọi người luôn có hạnh phúc và bình an.
Mùa Xuân, Tình Xuân… trong giây phút thiêng liêng của ngày "đầu năm lộc mới" người viết xin được phép gởi đến quý bạn đọc, bạn hữu, thế hệ con cháu… khắp nơi trên thế giới… một tấm tình thương yêu trân trọng nhất.
Xuân Bính Thân.
Song Lam
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2016
(1423)
-
▼
February
(106)
- Người vợ siêu mẫu của ứng viên tổng thống Mỹ Trump...
- "Người Vợ" là một vĩ nhân! Tràm Cà Mau Vợ l...
- Lá thư của Nhà văn Xuân Vũ gởi cho một nữ “Dũng ...
- Quà Xuân Huyền Thoại Thịnh Hương
- TẶNG VẬT CỦA TÌNH YÊU Những ngườ...
- TRUNG QUỐC ĐANG SỐNG TRONG HỖN LOẠN? Đa số ngườ...
- Sao lại làm ngơ cuộc chiến 1979 trong sách giáo k...
- Cuộc đời tình ái của Tập Cận Bình Mai Vân Sourc...
- 8 Chuyện Nhỏ Thường Ngày Phan
- Tấm ảnh hai người lính Thời gian gần đây, một s...
- Nhớ đến Bà Ngô Đình Nhu Luật sư Trương Phú Thứ...
- Bác sĩ riêng của Mao trạch Đông xác nhận lính Tàu ...
- Ngũ Đổ Tường Nguyễn Trung Tây Nhà thơ Trần Tế...
- Từ Một Người Tị Nạn Việt Nam, Bà Jacqueline Nguyễn...
- Những chuyện “giả” ở trong nướcĐoàn Dự ghi chép I....
- Nước, Nhà Trương Ngọc Bảo Xuân
- Vài suy nghĩ nhân đọc 2 bài báo trên báo nhà nước ...
- Đêm Ở Canton Nguyễn Văn 1.
- Tướng Đảo hát "Les Feuilles Mortes"
- Mai rụng tơi bời Thái Ngọc Tôi còn nhơ...
- Nỗi Lòng Nguyễn Thanh Tú -Tôn Nữ Hoàng Hoa- Từ...
- Khi Hoa kỳ bỏ rơi một tổng thống Công giáo Phỏng ...
- KHI Vợ hay Chồng BỊ LÚ LẪN (Bệnh Alzheimer)... ...
- Một trời kỷ niệm bánh mì Saigon ! Bánh mì Sài g...
- Lời tỏ tình mộc mạc của người Nam.Rỗi rảnh, cùng n...
- Chiến tranh Ma Túy Nguyễn Vĩnh Long Hồ “K...
- Sau Lưng Anh Đàn Ông: Chuyện Phiếm Của Gã SiêuMột...
- Người Việt Nói Tiếng Anh Đời sống có những huy...
- Chuyện Buồn Người Vợ TùTrần Thanh Minh Tôi trở về ...
- Cú “Touchdown” Nghiệt Ngã Hoàng Nga
- Tết ở Hội An, nhìn đâu cũng thấy người Trung Quốc...
- Tuổi trung niên và 8 điều cần trân quý! Việt Anh ,...
- Phong cách dùng vàng "có một không hai" tại Dubai...
- Ông bạn vàng Hà Mai Kim (Truyện ngắn này...
- “Buông bỏ” là một loại trí tuệ, biết buông bỏ mới ...
- Bi tố 8 tội, luật sư – nghị viên Nguyễn Tâm từ b...
- Tôi muốn được đặt chân tới Mỹ!. Đó là điều mơ ướ...
- HUẾ TẾT MẬU THÂN 1968 CHẾT OAN: 40 NĂM, 3 LẦN B...
- Khi thức dậy, không thấy tôi, mình đừng khóc... Ôn...
- Ngắm bonsai
- Cấm cả những ước ao bình thường nhất Bùi Bảo T...
- Thư ngỏ gửi đồng bào người Việt hải ngoại của ôn...
- Tử Sĩ NguoiVietTuDo Trong cuộc chiến tra...
- Tết và côn đồ cộng sản ! Ngày Tết Cổ truyền c...
- FBI điều tra người gốc Việt vì lừa đảo visa Cảnh...
- Cần thông tin về quan hệ giữa RFA và Mặt Tr...
- Còn Mãi Tình Xuân Song Lam Một năm trôi qua th...
- WORLD WIDE FACTS. Where is the world's coldest pla...
- Chuyện cuối tuần Cao Đắc Vinh 1.- Sáng t...
- Trí tuệ của người Do Thái Một lần, một chàng trai ...
- Donald Trump không đủ khả năng lãnh đạo nước Mỹ ...
- Thư ngỏ gửi Giáo Sư Đỗ Quý Toàn (Ngô Nhân Dụng) ...
- Chân dung khoa học gia 17 tuổi của NASA ...
- Vị Chuẩn Tướng gốc Việt thứ hai trong quân lực Ho...
- Tòa án Mỹ cho phép báo Người Việt tiếp thu ‘đối t...
- TUY GẦN MÀ XA Có một vị hiền triết đã hỏi cá...
- Thấy Mà Buồn.Nguyễn Kim Dục 1.Một hôm ghé chợ Quan...
- Giúp não minh mẫn tới già *** Các nghiên cứu ...
- Lạ Lùng Mùa Xuân Phan
- Mùa Xuân, Chiến Tranh Và Tình Yêu Vĩnh Chánh ...
- Xuân đã tàn chưa? Vi Vân Có những mùa Xuâ...
- Từ một Phi công Trực Thăng Không Lực Việt Nam Cộ...
- Một hiện tượng Sóng thần hay động đất có thể xảy r...
- Măng kho ngày Tết Măng là chồi của tre, thay vì...
- Giai đoạn đẹp nhất cuộc đời Hôm đó là ng...
- Tết trong trại tùVăn QuangẢnh minh hoạTổng cộng đ...
- Ai đẻ ra các ông sư hư hỏng..?? Ai 'đẻ ra' những ...
- Tâm tư nhân ngày Tết Bính Thân (Khai bút đầu năm...
- Tình vẫn trao Em Đám cưới của đứa cháu diễn ra t...
- Cuộc đối thoại thú vị giữa mẹ chồng châu Á và châ...
- Năm Bính Thân, Chuyện Tuổi Thân Nguyễn Thị Thê...
- Thư của ông Nguyễn Thanh Tú, con trai của cố ký g...
- Thư của ông Nguyễn Thanh Tú, con trai của cố ký...
- Về việc biến chùa chiền thành các siêu thị Phật Kí...
- Đón Giao Thừa Trên Phi Đạo Nguyễn Bích Thủy ...
- Tết Việt Trên Đất MỹNguyễn Thị Hữu Duyên
- Mỹ: 2 kỹ sư gốc Việt sáng chế bê tông tự động làm...
- ĐÊM GIAO THỪA Ngô Minh Hằng Trường chúng ...
- Ngày Xuân: Viết về chuyện Đà Nẵng chưa ai kể Võ ...
- Top 10 Most Expensive Handbags In The World: Loui...
- Thực phẩm Trung Quốc: Không có gì là không thể l...
- TRI KỶ Ngày xưa có một phú ông rất thích trà, ph...
- Hương Xuân ngày cũ, Sài Gòn trước 1975 Trịnh ...
- Phù thủy và mùa Xuân Võ Hương An Buổi sáng...
- Nếu không nhìn lại, mình sẽ mất quá khứ và tương l...
- Xài chùa Trước đây có người bạn đi du lịch v...
- Ngày xưa làm báo Tết Hàng năm cứ đến ngày...
- HAI BÀ CHỊ Philato. Tôi có hai người chị...
- Thiện mở, ác đóng Ngày xưa, cách nay khoảng mấ...
- 6 dấu hiệu tiền cảnh báo nguy cơ đột quỵ Theo ng...
- Lạc vào Chốn Bồng lai của Sắc Tím Hồng ...
- Ngày Xuân nhớ khói thuốc năm xưa Võ Hương An...
- Lớp Viết Văn Khôi An
- Một Ngày Mùa Đông Phan Tôi thức dậy với ý n...
- Tài sản phi pháp: Không còn có thể hạ cánh an toà...
- Các vi phạm luật Brown Act tại San Jose trước khi ...
- CUỘC CHIẾN PHÁP LUẬT DÀNH CÔNG LÝ: PHIÊN TÒA TẠI S...
- MỘT NGÀY VỚI MÙA XUÂN HÀ NỘI kim thanh ...
- Niềm Tin và Tâm Bình An Anh Cẩn sinh n...
- Bài đọc suy gẫm: Phẩm Chất Tốt tức C...
-
▼
February
(106)
No comments:
Post a Comment