Saturday, June 13, 2015

Bí ẩn chu kỳ trăng và hành vi con người

Những đêm trăng sáng có thể khiến con người mất ngủ -
Nếu cứ mãi trằn trọc mà vẫn không chợp mắt, thử nhìn qua cửa sổ phòng bạn. Kết quả nghiên cứu mới cho thấy mặt trăng có thể là thủ phạm cho những đêm thiếu ngủ, và giấc ngủ có thể hụt đến 50 phút/đêm ở những người tình nguyện. Thậm chí khi một nhóm được chuyển vào ngủ trong một căn phòng tối như mực, không hề có cửa sổ, họ cũng phải loay hoay trên giường đến 25 phút so với bình thường vào những đêm trăng tròn.

Cuộc nghiên cứu này đã cung cấp thêm chứng cứ khoa học cho những lời truyền miệng trong dân gian qua nhiều thế kỷ, rằng sự thay đổi trong hành vi của con người có liên quan đến chu kỳ của mặt trăng. Dù không góp phần xác nhận những câu chuyện về người sói, nhưng cuộc nghiên cứu đích thực đã đưa ra những câu hỏi về mối quan hệ giữa đồng hồ sinh học với chuyển động của mặt trăng.

Giới khoa học đã nắm trong tay chứng cứ rõ ràng về sự tồn tại và hoạt động của nhịp sinh học ở cơ thể người. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều xoay quanh giả thuyết cho rằng có sự hiện diện của nhịp sinh học mặt trăng, còn gọi là nhịp trăng kỳ. Về vấn đề này, Trưởng nhóm Michael Smith, nghiên cứu sinh của Đại học Gothenburg (Thụy Điển) kết luận: 

“Cơ thể nhiều khả năng có nhịp trăng kỳ”. 

Theo đó, chức năng này có thể là một ưu thế hình thành trong quá trình tiến hóa để con người trở nên tích cực hơn vào những đêm trăng sáng cho các hoạt động như săn bắn hoặc luôn trong tình trạng cảnh giác trước các mối đe dọa.

Phát hiện mới, được công bố trên chuyên san Current Biology, dựa trên những kết quả thu được từ một cuộc thí nghiệm trước đó với 47 người được yêu cầu ngủ trong điều kiện được sắp xếp suốt 6 đêm. Cuộc nghiên cứu này tập trung vào việc con người phản ứng như thế nào trước tiếng ồn trong khi ngủ, nhưng chuyên gia Smith đã thẩm định lại kết quả và so sánh chúng với chu kỳ mặt trăng. 

Kết quả cho thấy những người tình nguyện trung bình ngủ ít hơn khoảng 25 phút khi gần đến thời điểm trăng tròn. Trong số này, đàn ông đặc biệt bị ảnh hưởng mạnh bởi trăng kỳ, với thời gian mất ngủ lên đến 50 phút/đêm. Bên cạnh đó, mọi đối tượng đều nhạy cảm hơn với âm thanh bên ngoài trong thời gian trăng tròn. Nơi ngủ trong phòng thí nghiệm không có cửa sổ, loại bỏ ảnh hưởng của ánh sáng.

Chuyên gia Smith thừa nhận rằng cần phải triển khai thêm các cuộc thí nghiệm trước khi rút ra kết luận chắc chắn về sự liên hệ giữa đêm trăng tròn với cơ thể người. 

Russell Foster, giáo sư của Đại học Oxford (Anh), cũng đồng ý rằng nên mở rộng cuộc nghiên cứu trước khi đưa ra kết quả phủ định báo cáo của chuyên gia Smith. 

Trước đây, các chuyên gia Anh cũng đưa ra báo cáo cho thấy con người thường có những giấc mơ đầy sinh động vào thời điểm trăng rằm.  Nhà tâm lý học Richard Wiseman của Đại học Hertfordshire phát hiện nội dung các giấc mơ của con người không thay đổi theo mùa hoặc theo ngày trong tuần, nhưng vào lúc trăng sáng nhất trong tháng, những giấc mơ “lạ lùng và kỳ quái” diễn ra thường xuyên hơn.

Hạo Nhiên



 Ảnh hưởng của Mặt trăng với sức khỏe con người


Mặt trăng tuy nhỏ hơn mặt trời nhưng gần trái đất hơn nên ảnh hưởng của mặt trăng tới trái đất mạnh hơn mặt trời. ảnh hưởng của mặt trăng tới trái đất có tác động không nhỏ tới hoạt động sống của con người và các sinh vật khác.

Mặt trăng, mặt trời, trái đất và các hành tinh khác có một lớp vỏ dày đặt xung quanh. Nhờ lực hấp dẫn và trường hấp dẫn của chúng nên đã níu giữ được một khối lượng vật chất đó. Cơ thể con người cũng vậy. Lực hấp dẫn là cơ sở giúp cơ thể tồn tại trong trạng thái ổn định. Để lực hấp dẫn không ép chặt quá mức, cơ thể chúng ta còn có một dạng năng lượng khác là năng lượng điện từ. Nếu sức hút của mặt trăng, mặt trời và trái đất biến đổi hoặc bị nhiễu loạn thì lực trọng tâm của cơ thể chúng ta sẽ bị xê dịch trong cơ thể như khi sóng thủy triều lên, xuống vậy. Mỗi tháng có 4 tuần trăng thay đổi khác nhau, chất lỏng trong cơ thể và trung tâm năng lượng hấp dẫn của con người biến dịch như sau:

Tuần 1: Từ ngày 1 – 7: Lực hút của mặt trời, mặt trăng tạo thủy triều lên xuống. Thuỷ triều lên ban đêm khi con người ngủ nên việc tập trung chất lỏng và năng lượng không ở bàn chân mà trải đều khắp cơ thể. Giai đoạn trăng non này, các bộ phận tích cực hóa là não, đầu, mặt, cổ, tai, vai, cánh tay, phổi và hệ thần kinh. Nếu các bộ phận ấy tiềm ẩn thì sẽ bộc lộ ra hoặc có bệnh thì bệnh nặng hơn.

Thời điểm trăng non rất thuận lợi cho ta thay đổi cách ăn để có lợi cho hệ tiêu hóa. Đó là ăn sáng nhiều hơn một ít, ăn trưa là chính, ăn tối là phụ (ăn rau quả hoặc cháo ngô, nước hoa quả). Điều này phù hợp với thời sinh học trong y học phương đông. Từ 7 – 11 giờ, kinh vị (dạ dày), kinh tỳ (lá lách) có năng lượng mạnh nhất. Từ 19 – 21 giờ, kinh vị và kinh tỳ có năng lượng yếu nhất. Trong các ngày mồng 5, mồng 6 và mồng 7, khả năng lao động dồi dào, có thể làm việc với khối lượng đáng kể.

Về phòng bệnh, nên dùng điếu ngải hơ nóng huyệt Túc tam lý từ 5 –10 phút mỗi lần. Hơ liền 7 ngày: ngày thứ nhất một lần, ngày thứ hai hai lần, ngày thứ ba ba lần… ngày thứ 7 bẩy lần, mỗi lần chia đều nhau. Ai mắc bệnh phổi thì điều trị bằng tắm hơi và đắp khăn thấm nước muối lên ngực và lưng. Đồng thời áp dụng lý liệu pháp bằng cách dội nước ấm một phút rồi lại dội nước lạnh 5 – 10 giây. Cái lạnh làm cơ thể co lại và hướng mọi quá trình vào bên trong. Ai đi hái thuốc Nam nên đào cây, lấy củ và rễ vì năng lượng và các vi lượng nguyên tố có nhiều trong củ, rễ.

Tuần 2: Từ mồng 8 đến trăng rằm: Đến Thượng huyền, ngày thứ 8 của chu kỳ mặt trăng, tác động của lực hút bên ngoài giảm nên chất lỏng của cơ thể và trọng tâm năng lượng hấp dẫn nằm ở lồng ngực. Các cơ quan tạng phủ sau đây được tích cực hóa: ngực, bụng, khớp, khuỷu tay, tim, túi mật, cơ quan tiêu hóa, dạ dày, ruột non, ruột già. 

Ngày thứ 8 là ngày hoán vị năng lượng cơ thể: từ dương (co vào bên trong) chuyển sang âm (giãn nở ra bên ngoài) nên có sự chuyển biến đột ngột gây bồn chồn, stress… 

Ngày thứ 13, năng lượng tràn trề các kinh lạc. Ngày rằm, năng lượng sung mãn, người ta muốn gần gũi người khác giới. Nhưng nên kiềm chế, không sinh hoạt tình dục vào ngày này vì năng lượng xuất đi rất lâu mới hồi phục được. Ngày 15, trung tâm năng lượng hấp dẫn nằm ở vùng cơ quan sinh dục, nhất là nữ giới. Họ rất dễ đạt tới cảm giác cực khoái khi hoạt động tình dục.

Tuần 3: Từ 16 – 22: Sau ngày trăng rằm, lực hút từ bên ngoài bắt đầu yếu dần rồi chuyển sang trạng thái từ giãn nở sang co lại.

Trong cơ thể người, các cơ quan được tích cực hóa là thận, vùng thắt lưng, tuyến sinh dục tuyến tiền liệt, bàng quang, trực tràng, mông, xương đùi, đốt sống cùng. Nếu các bộ phận này có bệnh tiềm ẩn thì sẽ bộc lộ ra và nặng lên. Giai đoạn này cơ thể ở trạng thái co lại nên có thể tập luyện thể thao căng thẳng, lao động nặng, còn hoạt động mềm dẻo thì không thích hợp. 

Nên chú ý ngày thứ 17 của chu kỳ mặt trăng. Năng lượng của nữ có sự cải biến rất có lợi cho nam giới. Sinh hoạt tình dục với nữ vào ngày này sẽ tạo được sự cảm thụ mới cho họ. Ngày 21 rất thuận lợi cho việc lao động, tập luyện nặng.

Tuần 4: Từ 23 – 30: Đây là giai đoạn giãn nở mới. Mặt trời, mặt trăng ở cùng một phía đối với trái đất trên một đường thẳng. Lực hút chồng lên nhau làm năng lượng và chất lỏng trong cơ thể người dồn lên đầu. Sau đó hai ngày - trong thời gian ban ngày - mặt trăng nằm ở phía đối lập với trái đất nên năng lượng hấp dẫn của cơ thể và chất lỏng có sự chuyển động ngược, đi từ đầu xuống chân và kích thích vùng chân. 

Đây là giai đoạn cuối của chu kỳ mặt trăng, cần làm sạch cơ thể bằng cách tiến hành nhịn ăn. Năng lượng hướng ra ngoài có nguy cơ hao phí, nên giảm dần khối lượng công việc cho đến ngày sắp có trăng non. Nên đi nhiều và ngồi ít hơn; tập nhiều động tác vung tay, vung chân để máu khỏi dồn xuống chân. Nếu có hiện tượng bị ngất do máu dồn từ đầu xuống chân thì nên hóa giải như sau: Xối nước lạnh cho tia nước vào hai bàn chân lên đầu gối, đùi, bụng và dần lên đầu. Sau đó nằm xuống, đắp chăn vùng vai để máu chảy lên đầu. Không được làm ngược lại, máu rút khỏi não sẽ rất nguy hiểm.

Là giai đoạn giãn nở (âm), cơ quan tiêu hóa không khỏe như giai đoạn co vào nên dễ rối loạn tiêu hóa. Nhịn ăn trong giai đoạn này rất tốt. Nên nhịn ăn vào ngày thứ 23, thứ 26, còn ngày thứ 29 thì ăn uống vừa phải để giúp cơ thể chuyển sang thời kỳ mới. Nếu có nhịn ăn một tuần thì phải chấm dứt vào ngày thứ 29 của chu kỳ mặt trăng để giai đoạn phục hồi cơ thể trùng với sự khởi đầu của chu kỳ. Nếu có ý định nhịn ăn dài ngày thì nên bắt đầu vào giai đọan thứ 2 từ 8 – 15 âm lịch hoặc giai đoạn thứ 4 từ 23 – 30 âm lịch. Nó làm ta dễ chịu đựng sự thiếu ăn mà hiệu quả làm sạch cơ thể tăng gấp nhiều lần. Đồng thời, tăng cường làm sạch cơ thể như tắm hơi, tắm nước lá thơm để tống chất cặn bã trong cơ thể qua da. Các chất cặn bã lúc này tập trung ở vùng bụng dưới nên thụt tháo ruột là rất hữu hiệu. Còn phục hồi cơ thể thì bao giờ cũng bắt đầu từ giai đoạn co vào tức là giai đoạn 1 và 3 của chu kỳ mặt trăng. Vì khi đó cơ quan tiêu hóa được tự nhiên khởi động, năng lượng trở nên mạnh mẽ hơn. 

Giai đoạn tuần cuối tháng, ta thấy mặt trăng hình lưỡi liềm ở đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. Đến 12 giờ đêm thì mặt trăng, mặt trời đứng bên dưới ta, ở phía bên kia trái đất. Đây là thời điểm thuận lợi để ta dùng cây cỏ, thuốc uống tống sỏi thận khỏi bàng quang và túi mật. Nên uống thuốc trước thời điểm ấy từ 1,3 – 2 giờ tức vào lúc 11 giờ đêm.

Trong giai đoạn này, ngày 23 bất lợi cho sinh hoạt vợ chồng mà ngày 24 mới thuận lợi. Ngày thứ 28, 29 cần hạn chế tối đa sự hao phí năng lượng trong mọi hoạt động.

Tóm lại, lực hút của mặt trăng tác động vào từ trường và nước trên bề mặt trái đất làm thay đổi các thông số của môi trường. Sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời lên mặt trăng cũng thay đổi theo từng thời kỳ. Tất cả những thay đổi ấy đều được phản ánh trong cơ thể sinh vật và con người. 

Vào ngày trăng non và trăng rằm có sự thay đổi mạnh về áp suất khí quyển, độ ẩm, nhiệt độ, điện từ trường. Não phản ứng rất nhạy bén trước những biến đổi đó, gây hàng loạt biểu hiện về rối loạn tinh thần. Các nhà khoa học khẳng định rằng những ngày trăng non thuộc giai đoạn dương, lực hút co vào nên làm việc nhiều không nguy hiểm bằng ngày trăng rằm. Ngày trăng tròn, năng lượng vận hành ra ngoài (giãn nở) nên rất dễ bị hao phí. Mọi hoạt động quá tích cực vào ngày trăng tròn sẽ làm hao kiệt vốn năng lượng của con người…

Các nhà y học Tây Tạng khuyên nhân dân nên điều trị dự phòng hoặc bồi dưỡng sức khỏe vào các ngày đầu tháng âm lịch. Họ nói rằng: “Các bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, bại liệt, động kinh, nhồi máu cơ tim, tâm thần kích phát thường xảy ra vào các ngày 4, 8, 11, 15, 22, 29. 

Y học Trung Quốc cũng khuyên mọi người nên thực hiện phép trường sinh bằng ôn châm – hơ nóng bằng điếu ngải cứu, huyệt Túc tam lý từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 8 âm lịch, mỗi lần ôn châm từ 5 – 10 phút. Đồng thời nên uống thuốc bổ (Đông, Tây y) trong các giai đoạn dương (giai đoạn 1 và 3) vì cơ thể có xu hướng co lại. Những gì đưa vào cơ thể sẽ ngấm sâu vào bên trong và tụ ở đó, hiệu quả sẽ đạt cao hơn.

Minh Chánh (Cây Thuốc Quý số 71)

No comments:

Blog Archive