Tuesday, June 30, 2015

Những bí mật vô cùng thú vị về tượng Nữ thần Tự Do

 
  - Tượng Nữ thần Tự Do - biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ ẩn chứa những sự thật vô cùng thú vị mà không phải ai cũng biết.
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do
Ban đầu tượng Nữ thần Tự Do có lớp vỏ đồng sáng bóng. Tuy nhiên, sau 20 năm "dầm mưa dãi nắng", lớp vỏ đã bị ôxy hóa nên có màu xanh như ngày nay.
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-2
Không phải ai cũng biết tên đầy đủ của tượng Nữ thần Tự Do là Liberty Enlightening the World (có nghĩa Tự do thắp sáng thế giới).
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-3
Bảy thanh nhọn trên vương miện của Nữ thần Tự do ban đầu được thiết kế để làm  hào quang. Nó đại diện cho 7 lục địa trên thế giới.
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-4
Theo ước tính, tượng Nữ thần Tự Do đã hứng chịu khoảng 600 tia sét đánh  mỗi năm.
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-5
Phần đuốc ban đầu tượng Nữ thần Tự Do đã được thay thế bằng phần đuốc làm từ vàng lá 24K năm 1984.
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-6
Chi phí xây dựng tượng Nữ thần Tự Do và phần bệ lên đến 500.000 USD (tính theo tỷ giá hiện nay thì chi phí đó là 10 triệu USD).
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-7
Không phải ai cũng biết tượng Nữ thần Tự Do là món quà Pháp tặng Mỹ năm 1886. Con tàu chở bức tượng này đã suýt chìm xuống đáy biển do gặp phải một trận bão lớn trên đường từ Pháp sang Mỹ.
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-8
Phần bệ của tượng Nữ thần Tự Do từng là nơi sinh sống của một số gia đình binh sĩ từ năm 1818 đến giữa những năm 1930.
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-9
Theo ước tính, 3,2 triệu người ghé thăm tượng Nữ thần Tự Do mỗi năm.
Nhung bi mat vo cung thu vi ve tuong Nu than Tu Do-Hinh-10
 
Bản sao tượng Nữ thần Tự Do có mặt ở một số nước như Pakistan, Malaysia, Đài Loan, Brazil và Trung Quốc
 
 

 
 
 
 
 
Từ Cô Bé “Ở Đợ” tới Nước Mỹ Ngày Ấy

Tác giả: Trương Thị Thu Huyền
blank
Cô dâu Huyền,1972.
Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của tác giả là tự truyện của một bé gái nhà nghèo, từ 8 tuổi đã phải đi ở đợ, được người tốt dạy chữ, giúp học đánh máy, làm sở Mỹ ở Chu Lai, kết hôn, theo chồng định cư tại Mỹ từ 1972, nuôi dạy hai con ăn học thành bác sĩ, mang được 30 thân nhân từ Việt Nam sang Mỹ... Dù đã thành công, tác giả không chối bỏ quá khứ nghèo khó. Phần đầu là một tự sự ngắn nhờ Việt Báo đăng từ ba năm trước giúp tìm lại được hai người thầy ơn nghĩa từ thời nhỏ. Phần 2, “Nước Mỹ Ngày Ấy”, là chuyện kể của cô dâu Việt Nam bơ vơ tại một miền quê nghèo vùng Đông Băc nước Mỹ hơn 60 năm trước.

* * *
1. Về Những Người Thầy...Hôm nay đọc bài “Thầy Tôi” trên báo, tôi chạnh nhớ lại mình cũng có một vị Thầy không phải dạy ở nhà trường, vì tại Việt Nam từ tuổi ấu thơ, tôi chưa bao giờ được cắp sách đến trường.

Tôi vốn sinh ra trong gia đình nghèo ở làng Bến Lá, tỉnh Quảng Trị. Năm lên 8 tuổi tôi đã rời xa gia đình vào Huế ở giúp việc (gọi là ở đợ) cho gia đình ông Đỗ Trí, Trung úy Trưởng Ty An ninh ở Thành Nội Huế cho đến năm 1962.

Trong nhà có một cậu Gia sư tên là Phú, đến ở trọ dạy kèm để chờ ngày thi Tú tài. Châu là cô bé 11 tuổi con gái đầu lòng của ông bà Trí, nhỏ thua tôi ba tuổi.

Một bữa nọ, Châu không thuộc bài, tôi bồng đứa em nhỏ của Châu ngồi chơi trước thềm, tôi trả bài dùm cho Châu. Cậu Phú nhìn ra thấy tôi và hỏi rằng “Hoa ơi, làm sao em thuộc bài?”- Thì em nghe Cậu giảng đêm hôm qua mà. Thế là từ dạo ấy cậu Phú thương tình âm thầm đưa bài vở của Châu học cho tôi sao chép.

Để đáp lại công ơn cậu Phú, tôi giặt áo dùm, đôi lúc thấy bữa ăn còn lại ít quá, tôi nhường lại phần ăn của mình cho cậu ấy.

Ngày tháng trôi qua tôi không nhớ rõ là bao. Nhưng một ngày buồn lại đến!

Cậu nói là cậu đi nhập ngũ, chúc Hoa dùng chút vốn liếng chữ nghĩa ấy mà tiến lên với đời nhé. Cậu còn dặn là hãy đọc truyện nhiều là em biết chữ thôi! Rất tiếc ngày ấy tôi không xin địa chỉ Cậu, và hỏi quê quán Cậu ở đâu. Cậu dáng người cao, da ngăm, hơi rỗ một tí.

Cậu ơi, hiện giờ Cậu ở đâu? Có còn sống không, hay đã bỏ mình ngoài chiến trận như bao anh hùng khác? Cậu là bậc Thầy rất vĩ đại của em, Cậu có biết không? Em mang theo hình bóng Cậu suốt cả cuộc đời mình.

Khi Cậu đi rồi em cũng thôi ở nhà ông Trí, về quê học may. Năm 1966 quê em lại chiến tranh khói lửa. Ba em lúc ấy ở Tiểu Đoàn 22 Pháo Binh, nên gia đình em vào Tam Kỳ. Ở đó, em gặp được người Thầy thứ hai là Chị Lý Thị Bích Thuỷ.

Quán may em ở gần trường dạy đánh máy chữ. Không có hàng may, em thường đứng trước trường nhìn vào mà ước mơ... mình cũng được như họ.

Vài ngày như thế trôi qua, một hôm em đang mơ màng thì một bàn tay đặt nhẹ trên vai em, “Ê bồ, sao ngày nào cũng đứng nhìn vậy? Em mắc cỡ bỏ chạy, thì Chị Thuỷ níu lại hỏi cho rõ chuyện. Tủi thân, em oà khóc... Từ đó Thuỷ làm bạn, và trả tiền cho em đi học. Vài tháng sau em được Thuỷ xin cho đi làm Thơ Ký đánh máy cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại Chu Lai. Trước khi đi làm, Thuỷ dạy cho em, thuộc hết vần ABC và đếm từ One đến One hundred.

Năm 1968, Chị Thuỷ và Huyền (tức là Hoa, tên em hồi đó) mất liên lạc!

Năm 2000, khi từ Mỹ về thăm Việt Nam, Huyền có vào Chu Lai và tìm được Chị Toàn. Chị cho địa chỉ Thuỷ ở Fort Lauderdale. Về lại Mỹ, Huyền hết sức vất vả mà cũng không tìm ra được Thuỷ!

Với tâm nguyện của Huyền, ước mong một phép lạ, cho Huyền gặp được hai người Thầy mà Huyền đã mang theo hình bóng từ 40-50 năm nay. Mỗi lần đi đâu đông người Việt, Huyền không quên hỏi tên của hai vị, nếu không gặp được hai vị trong những ngày còn lại cuối cuộc đời, Huyền vẫn mãi mang theo hình bóng hai vị Thầy khả ái đến kiếp hậu lai. Hiện tại, nếu còn thở Huyền vẫn còn hy vọng...

Ngoài ra, nhắn tin: Em Đỗ Thị Minh Châu, bây giờ em và gia đình ở đâu? Chị không biết tên của Mẹ em, chỉ biết tên và cấp bậc của Ba em mà thôi! Châu rất đẹp, ông bà Đỗ Trí, người Bắc di cư 1954, cũng rất đẹp và rất phúc hậu. Đọc câu chuyện nầy, ai có biết tin, xin cho Huyền tin để được liên lạc.

Tự truyện này cũng là lời nhắn tin rất tha thiết, mong được hồi âm.

Trương Thị Thu Huyền
(tức Hoa)
724.667.2345 (cell)

blank
Và bà mẹ thành công, với hai con là bác sĩ.

2. Và “Nước Mỹ Ngày Ấy”
Ngày ấy là ngày 15 tháng 2 năm 1972, tôi ôm hai đứa con thơ, theo chồng về Mỹ.

Vùng đông bắc Hoa Kỳ lúc ấy đang cuối mùa Đông, chưa sang Xuân nên trời vẫn còn lạnh, mà từ quê nhà mới qua, tôi đâu có biết nó lạnh đến cỡ nào.

Chỉ mấy ngày sau khi ngủ đủ sức rồi là tôi háo hức đòi chồng tôi đưa đi chợ. Sửa soạn thật đẹp, với quần ống bát, áo vải mỏng, bông hoa loè lẹt, guốc Việt Nam cao gót... Vừa từ trên gác bước xuống gặp bà mẹ chồng ngay dưới cầu thang, bà la lên hoảng hốt, “Ôi! Chúa ơi! Con tưởng là con đang ở Việt Nam ư? Con có biết ngoài trời chỉ có 10 độ F thôi không?”

Không hiểu hết điều bà nói, thấy anh chồng gãi đầu gãi tai lúng túng, tôi vội kéo tay anh ra khỏi nhà cho gấp kẻo đụng lỡ hai đứa con nhỏ khóc lên thì sợ mẹ chồng đổi ý, không cho đi.

Anh bảo tôi đứng tại cửa để anh đi lấy xe, khi xe đến trước cửa, tôi vội chạy ra, không may té một cái đau quá trời đất nhưng cũng gượng đứng dậy bước tới xe được. Anh chồng lo bật máy sưởi trong xe không thấy tôi bị té. Khi vào trong xe rồi nó lạnh run lập cập, chồng tôi phải cởi áo ấm của anh ấy choàng cho tôi, lại tới phiên anh ấy run lập cập.

Xe ra đến phố rồi anh bảo tôi ngồi trong xe để anh vào trong Sear mua áo lạnh cho tôi. Khoảng mười lăm phút sau, thấy anh đi ra với cái áo ấm, tôi chê bai đủ điều nhưng anh bảo thì mặc cho đỡ đi rồi mai mốt đi mua áo đẹp hơn.

Anh chạy xe một vòng quanh phố. Tôi hỏi sao anh đi đâu mà không đưa em đi phố? Anh bảo đây là phố. Ôi, Trời đất ơi, phố xá chi lạ vậy? Sao không thấy người đi, sao không thấy phố mở cửa, sao vắng hoe vậy, sao nghèo nàn quá vậy? Anh có đùa với em không? Anh nhìn tôi với vẻ thất vọng. Cuối cùng tôi làm mặt giận, tôi nói thôi đưa em đi chợ.

Lại nữa, tôi cảm thấy hụt hẫng vô cùng khi bước chân vào siêu thị. Toàn là đồ hộp, cá thì không thấy, chỉ thấy toàn là thịt bò, thịt heo, thịt gà, gói gói lại hết, và cũng rất ít, không phải như siêu thị bây giờ, rau rợ thì cũng chỉ vài bó loe hoe, thấy buồn hiu buồn hắt! Thế thì hình ảnh mà tôi thường xem trong phim ở đâu? Hay tôi đang lạc vào quê hương xứ sở nghèo nàn của nước nào? Đang thất vọng não nề, chân cẳng thì lạnh tê buốt vì đi đôi guốc vụng về mà người ta ai đi ngang qua cũng nhìn mình một cách quái gở.

Trong lúcđang tức bực thất vọng thì một bà lão mỉm cười và hỏi:

- Cô từ đâu đến?

- Thưa bà tôi đến từ Việt Nam.

Bà ấy nhìn tôi rồi mỉm cười hỏi lại:

- Việt Nam ở đâu?

Ôi, đúng lúc cho tôi xả bỏ cơn tức bực tức vô lối ấy. Bà không biết Việt Nam ư? Tôi huơ tay múa may nói thật to, với số vốn tiếng Anh ít ỏi, lại phát âm theo giọng Quảng Trị cho mọi người đang vây quanh nghe: Việt Nam mà bà không biết, Việt Nam của tôi lớn lắm bà biết không, ai mà không biết Việt Nam, sao bà không biết vậy hả? Thế là chồng tôi cuống lên, kéo tay tôi đi thật nhanh, ra ngoài cửa rồi anh ấy nhấc bổng tôi lên, liệng vào xe và cho nổ máy xe chạy thật nhanh về nhà, không nói lời nào hết.

Còn tôi thì tức tối quá nên khóc bù loa, và đòi anh hãy đưa tôi về lại Việt Nam, ngay bây giờ, tôi không muốn ở đây nữa. Anh tấp xe vào đoạn đường vắng và dỗ dành. Tôi vẫn trách móc anh đủ thứ, cuối cùng thì anh nói rằng, thôi được em không muốn ở đây thì 4 tháng sau khi anh mãn hạn công tác tại Việt Nam rồi, chúng ta đi xứ khác. Ở Mỹ có nhiều nơi cũng đẹp lắm. Thôi em nín đi đừng khóc nữa kẻo về nhà Ba Mẹ thấy thế ba mẹ buồn. Nghe thế tôi cũng yên tâm, lau nước mắt bước vào nhà.

Mẹ chồng hỏi sao, con có thích không? Tôi bỏ chạy lên gác nằm khóc. Anh phải lo cho hai đứa nhỏ, và nói gì với Mẹ tôi cũng không biết, nhưng khi tôi đói bụng xuống nhà lục đồ ăn thì thấy mẹ chồng mặt mày buồn hiu. Tôi ân hận lắm, nên lại ôm bà, và bà cũng ôm tôi thật chặt. Bà nói chi nhiều lắm tôi không hiểu hết được.

Ngày hôm sau chồng tôi đưa cho xem quả địa cầu và chỉ cho tôi thấy vị trí của Việt Nam trên đó. Anh chỉ tay, nói đây là nước Mỹ, đây là nước Tàu, đây là nước Nga… và đây là Việt Nam của em nè. Tôi lại nổi cơn điên lên, cái tự ái lại cao hơn bình thường và thầm nghĩ, anh xỉ nhục tôi, nên tôi liệng quả địa cầu cái rầm trong phòng khách. May cho tôi khi ấy chỉ có hai đứa em và mẹ chồng ở nhà thôi. Bà mẹ chồng tưởng đâu tôi sẩy tay, chứ không biết đứa con dâu của bà hung dữ như quỷ sứ.

Sau đó, có những lúc cả nhà đi vắng tôi lấy quả địa cầu ra xem lại. So với nước Mỹ thì VN ta chỉ tương đương với tiểu bang Texas. So với nhiều nước thì... mà thôi, tôi mỉm cười và tự bào chữa cho mình: Ừ, thì quê hương tôi nhỏ bé như thế đấy, nhưng ở đó có tới bốn ngàn năm văn hiến chứ bộ. Bây giờ đôi khi nghĩ lại ngày ấy, tôi thấy mình hồ đồ mà tự thẹn với mình.

Tuy ở Mỹ tại Tiểu bang Pennsylvania nhưng nhà chồng tôi chỉ là một gia đình gốc Tiệp Khắc di dân rất nghèo, lại sống tại vùng quê, nhà này cách nhà kia rất xa. Trong nhà chỉ có một buồng tắm, một toilet thôi, nên 8 người mà một buồng tắm thì rất bất tiện. Ngoài vườn cũng có một cái nhà vệ sinh như bên Việt Nam mình vậy, mùa hè thì đàn ông đi ngoài đó nhiều hơn. Áo quần giặt xong những ngày có nắng cũng phơi bên ngoài như ở quê nhà, nhìn ra bên ngoài thì chỉ thấy bò và bò, ôi chao là buồn!

Thế rồi một tháng trôi qua, chồng tôi phải trở lại Việt Nam, bởi với công tra làm việc đã ký, anh ấy còn bốn tháng nữa mới hết hạn. Tôi và hai con ở lại với nhà chồng.

Trước ngày rời nướcMỹ, anh nói với mẹ chồng tôi là nhờ mẹ thường ngày đừng để vợ con đi lấy thư, kẻo có chuyện nguy hiểm.

Số là bên kia đường của nhà chồng tôi là một gia đình hàng xóm có người con trai tử trận tại Việt Nam. Chồng tôi người hàng xóm biết tôi đến từ Việt Nam, ông ta có thể giết tôi để trả thù cho con họ. Vì thế, hàng ngày cha chồng tôi thường ra lấy thư.

Sau nhiều ngày lo sợ khi nhìn sang nhà hàng xóm, tôi nghĩ rằng mình phải đối diện với sự thật một lần. Tôi bỏ công lôi cuốn tự điển Anh Việt - Việt Anh của Lê Bá Kông mà tôi mang theo khi về Mỹ, ghép lại thành từng câu và học thuộc lòng. Sau đó, tôi lấy hết can đảm tự mình sang nhà hàng xóm, xin gặp bà chủ nhà. Tôi tỏ bày với họ như vầy:

“Thưa bà, tôi xin chia sẻ niềm đau mất mát với bà. Xin bà đừng ghét tôi, vì tôi cũng có cha và em trai đang đánh giặc ngoài chiến trường. Cha và em trai của tôi cũng có thể chết sống trong tích tắc bất cứ lúc nào. Mẹ tôi và biết bao bà mẹ Việt Nam khác nữa cũng chỉ là nạn nhân trong cuộc chiến nầy như bà. Quê hương tôi cũng khổ đau lắm, riêng tôi rất yêu thương và quý trọng người Mỹ, đã nhân danh tự do, giúp đất nước tôi chận đứng làn sóng đỏ từ phương Bắc đổ xuống. Nếu không vì cộng sản Nga Tàu thì quê hương tôi không có chiến tranh, nhân dân tôi sống yên yên và người Mỹ đến đó chỉ là khách du lich…

Tôi chưa kịp nói hết những gì mình đã học và muốn bày tỏ nỗi lòng, thì hai ông bà đều sang ôm tôi vào lòng khóc nức nở, tôi cũng khóc với nỗi đau của họ và nỗi đau của chính mình !

Vậy mà, không hiểu sao, ngày hôm sau nhiều người đến gõ cửa nhà mẹ chồng tôi để gặp thăm tôi, họ là những người của xóm Mount Jackson này đến để đón chào người con dâu Việt Nam đến với xóm làng họ.

Thế là từ đấy tôi không còn lo sợ và lẻ loi nữa, khi thì người này đến chở đi ăn kem, khi thì người khác mang chút quà lại cho hai con nhỏ của tôi. Mỗi khi có ai đưa đi đâu thì nhiều người xúm lại hỏi han thân thiện.

Với khu xóm vậy là tôi yên ổn, nhưng với chính mình và gia đình nhà chông thì còn nhiều sóng gió.

Khi còn ở Việt Nam, công ty của anh ấy cho biết rằng ai có vợ Việt hãy đưa gia đình rời khỏi trước Tết âm lịch, đó là tin “mật”. Sau đó là trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa xảy ra ngay trên quê hương tôi. Sau này, khi đã tới nước Mỹ, tôi mới hiểu vì sao… Thì ra chính phủ Mỹ đã sắp đặt bỏ rơi miền Nam Việt Nam. Ôi còn đau đớn nào bằng. Quê hương tôi giờ đây là Đại Lộ Kinh Hoàng, là Mùa Hè Đỏ Lửa... Khi hiểu ra điều này, tôi oán trách nước Mỹ. Tôi ghét luôn cả người chồng của tôi, cả gia đình dòng họ, xóm làng của họ luôn.

Cũng cùng thời gian này, cha chồng tôi thấy tôi, lúc nào cũng như gây chiến tranh với ông. Ông đã không thích tôi từ đầu, bây giờ lại càng khó chịu hơn. Tôi cũng không vừa gì với ông, hai bên cứ căng thẳng như thế. Hàng ngày cha chồng tôi phải ra thùng thư lấy thư. Một hôm, ông cầm thư vào không chịu đưa cho tôi, mà còn la lối um sùm, nào là thằng con bất hiếu, nó xem vợ lớn hơn cha mẹ nó, gửi thư cho vợ hàng ngày mà không gửi cho cha mẹ. Tôi thì cũng hỗn với Ông. Tôi nói thẳng rằng, ông độc tài quá, ông đã bỏ xứ Tiệp Khắc cộng sản sang đây rồi mà ông cũng không bỏ được máu cộng sản trong ông, là ích kỷ và độc tài. Thì mày cũng thế, mày là con cháu Hồ Chí Minh tàn tệ đấy thôi, ông đáp lại. Thế là trận chiến bùng nổ dữ dội, tới mức có lúc tôi đã phải gọi người bạn bên Dayton, Ohio sang chở tôi về bên đó cho đến ngày chồng tôi về lại Mỹ. Câu chuyện nầy dài dòng không thể kể hết. Nhưng cũng may là tôi có được bà mẹ chồng tuyệt vời, bà luôn coi tôi như là đứa bé không hơn không kém nên hết lòng che chở.

Chuyện “chiến tranh” giữa cha chồng và tôi sau cùng được thu xếp tốt đẹp. Tôi là người đứng ra xin lỗi ông, bởi lúc nầy tiếng Mỹ của tôi cũng tạm được đề giải bày uẩn ức của mình với ông, và cũng cám ơn ông bà đã sinh ra người con trai mà hôm nay là người chồng tốt của tôi, người cha mẫu mực của hai đứa con của tôi. Sau khi biết nói lời xin lỗi, tôi đã được ông tha thứ. Dần dà, tôi còn được ông đặc biệt thương yêu còn hơn hai nàng dâu bản xứ của ông.

Cũng từ đấy, tôi bắt đầu vào đời với công việc làm ăn bận rộn vất vả để tự nuôi sống cho chính gia đình nhỏ bé của mình, nuôi hai con một gái một trai, ăn học, rồi lo cho chúng vào đại học, vào y khoa. Cả hai đều học hành đến nơi đến chốn và tốt nghiệp bác sĩ.

Ngoài việc lo làm ăn nuôi con, tôi còn lo giúp đỡ gia đình bên quê nhà, nào là lo nào là lo cho mẹ tôi bịnh bán thân bất toại, rồi lo cho các em đi vượt biên, bao nhiêu lần không được, lại lo cho cuộc sống trong thời gian chờ đợi bảo lãnh đoàn tụ… Rồi một ngày, các em và gia đình của chúng cũng được sang Mỹ đoàn tụ, tất cả 15 người giờ thì hơn 30 rồi. Kế tiếp là những đứa cháu ngoại như thiên thần xuất hiện. Thế là tôi chẳng còn thời gian để dời đi xứ đẹp, xứ ấm, phố phường đồ sộ nữa, mà lạ thay hạnh phúc từ đó vững mạnh và vươn cao.

Quảng Trị vẫn in dấu trong tôi, tôi vẫn nhớ thương nơi chôn nhau cắt rún... Nhưng tại quê hương mới, gia đình chúng tôi đã như cây cổ thụ, gốc rễ đã mọc ra chằng chịt bám vào mảnh đất này. Mẹ chồng tôi năm nay 91 tuổi vẩn khỏe và rất minh mẫn, vẫn thương yêu tôi như ngày nào. Người chồng quê mùa chất phác, mà khi qua chiến đấu tại chiến trường Việt Nam khi chỉ mới học xong high school năm xưa bị tôi hờn trách, hôm nay vẫn còn bên cạnh cuộc đời như chuyện tình “đôi dép”. Con gái mở phòng mạch tại đây. Thằng con trai hơn 40 tuổi không lấy vợ vì bận rộn với công việc và không thích ràng buộc.

Gần 10 năm nay vùng quê Mỹ nghèo của tôi nay đã có được Walmart và Highway 376. Trong nhà đã có microwave để hâm nóng thức ăn, mà hồi đó, 43 năm trước không có.

Kể từ 1972 khi đứa con gái từ quê nhà Quảng Trị một mình phiêu bạt qua đất Mỹ, lòng ngổn ngang trăm mối. Thời ấy, số người Á Đông tại nước Mỹ còn rất nhỏ, đâu được như ngày nay, riêng cộng đồng người Việt đã có tới hơn một triệu bảy trăm ngàn người.

Viết đến đây tâm hồn tôi cảm thấy tràn ngập tình thương và biết ơn với nguời chồng khác chủng tộc, cũng như với người Mỹ, nước Mỹ quê hương thứ hai của mình. Xin đa tạ anh, nguời bạn đời yêu quý, và xin tạ lỗi với nước Mỹ ngày ấy bị tôi trách móc, hận thù.

Trương Thị Thu Huyền

Monday, June 29, 2015

Trúng xổ số

Chưa nói mà mọi người đều biết cả rồi. Mua xổ số là mua một hy vọng, mua một giấc mơ… Kể cũng không khó hiểu lắm, đời sống mà không có hy vọng, hết mơ ước thì sống còn ý nghĩa gì nữa, sống thêm vài ngày làm quái gì cho tốn cơm áo. Ngay chính người viết, thay vì cho tiền hội từ thiện hay bố thí cho ăn mày, cũng thỉnh thoảng mua vài đồng xổ số cầu may. Who knows!

Trong thực tế, xổ số, mua xổ số và trúng xổ số có nhiều vấn đề xã hội và kinh tế cần phải bàn thêm.
 
Kinh tế tư bản, Hoa kỳ chẳng hạn, luôn luôn có hệ thống thuế má rất quy mô đi kè kè một bên. Ngay cả bác học Albert Einstein lúc sinh thời đã phải than van kêu trời là: 


“Có một thứ tôi không bao giờ hiểu nổi là cái phiếu khai thuế” (There is only one thing that I have never understood is the US tax form). 

Thuế ở Mỹ tuy đánh cao thật nhưng phải thẳng thắn mà nói là nó khá công bằng: Thuế đánh lũy tiến theo lợi tức kiếm được; càng giàu đóng thuế càng nhiều; nghèo đóng ít hay không phải đóng một xu nào cả… Ậy! Mấy anh nhà nghèo tuy đã được chính phủ cho miễn đóng thuế, nhưng lại tự ý, tình nguyện (không có ai bắt buộc) thích, xin được đóng thuế bằng cách mua xổ số - Nhiều người gọi xổ số là “Thuế đánh trên nhà nghèo” (Tiếng Anh gọi là: “Tax on the poor” or “Tax on the stupid”). Có người nghèo nào mà chẳng muốn trở thành giàu có, chẳng muốn có cơ hội làm những chuyện mà chỉ có người giàu có tiền của mới làm được như: mua nhà cao to rộng, xe luxury, du thuyền (yacht) hào nhoáng, máy bay riêng, vàng vòng đeo đỏ người, kim cương to tướng ném chó vỡ đầu, tiền cho con cái đi học đại học đắt tiền… bởi vì người nghèo bần cố nông đa số ít học, bất tài, không biết đầu tư, không có quen biết ai làm lớn để chạy áp-phe… Mua xổ số dường như là một lời giải thuận tiện cho người nghèo. Mấy anh giàu có quá thì biết gì về người nghèo mà chê bai, mà dè bửu chuyện mua xổ số?!
 
Nhưng mà (chuyện lớn hay bé gì cũng có cái “nhưng” này), nghiện xổ số hay đánh xổ số cố sát quá đều có gây thiệt hại từ chết đến bị thương.
 
Nhiều người, trong đó có tôi, không tin là chỉ có người nghèo mới mua xổ số mà tỉ lệ người mua phân phối đồng đều cho tất cả các loại dân số từ nghèo đến giàu. Mỗi ngày đều có người trúng số; đại đa số không muốn chường mặt ra (vì nhiều lý do riêng) mà chỉ âm thầm sống đời bình thường… Đừng có vội lên tiếng chỉ trích chê bai, đánh vỡ những giấc mơ của người khác.
 
Tôi thấy chơi xổ số có lợi mọi đàng: Cơ hội để thắng lớn và tiền vé số đươc chính phủ dùng tài trợ các chương trình giáo dục như xây trường, mướn thêm thầy giáo… Chương trình hoàn hảo nào cũng có vài hòn sạn khó nuốt: mới đây, trên báo chí có phanh phui vài chuyện như là chính phủ kẹt tiền quá (financial trap), phải lấy bớt tiền của quỹ xổ số để xây nhà tù, mướn thêm cai tù. Hết biết! (Cũng khó tin, nhưng có thật, y như chuyện Thống Đốc California đẹp giai giàu có Arnold Schwarzenegger có con riêng với mụ Mễ lau nhà nhan sắc nhìn phát ớn bacon và đậu!)
 
Bớt uống 1-2 chai bia trong quán nhậu, hay nhịn một ly “Frappuccino” ở quán cà phê Starbucks để mua vài tờ xổ số thì đâu có đến nỗi chết thằng tây nào.
 
Những người bài bác xổ số thường nêu ra ý nghĩa của vấn đề cần tiết kiệm để đầu tư (? Nhưng ngay cả đầu tư cũng có vấn đề. Không phải cứ đầu tư là sẽ thành công); Làm mọi cách để học hỏi, khôn ngoan hơn trong việc dùng tiền. Tiết kiệm và đầu tư cũng không có nghĩa là sẽ trở thành giàu có. Giàu có lẽ phải có duyên số; chứ không phải vì không mua xổ số, biết để dành tiền đầu tư, hay vì tài giỏi. Mỗi năm hệ thống giáo dục Hoa kỳ đào tạo trên 40,000 Tiến sĩ (thí dụ riêng năm 2008 có 48,802 Ph. D.) đâu có nghĩa là học cao (có Ph. D.) là sẽ giàu có. Tôi quen vài ông Tiến sĩ thất nghiệp dài dài và có vài ông Tiến sĩ đi bán xe cũ (used car dealers) kiếm cũng chỉ đủ sống qua ngày. Có sẽ cũng có vài chục ngàn Tiến sĩ (mỗi năm) mua xổ số chờ thời vận.
 
Chi 100-200 đô la mỗi năm mua xổ số thì không thề “bankrupted” được. Có nhiều tay không hề mua xổ số nhưng lại tiêu xài vung vít phí của qua các mục đi xem thể thao, Las Vegas trips, tiệc nhậu liền tù tì… thì cũng thế thôi! Mua vé số là để hy vọng thắng một số tiền. Nếu không có cái hy vọng này thì chẳng có ma nào dại đóng hụi chết cho sở xổ số mỗi tuần. Đối với người nghèo số phận họ đen như mõm chó thì họ không cần tình thương và sự thông cảm. Họ chỉ cần được trúng số! Cái tuyệt vời của xổ số là không phải sổ chỉ một lần rồi xong phim dẹp tiệm mà ngày nào, tuần nào cũng có xổ số cho nên hy vọng không bao giờ cần phải dừng lại một lát để nghỉ xả hơi… 
 
Riêng cá nhân tôi, nhờ trời, tạm coi là đủ ăn đủ mặc nhưng cũng muốn trúng số. Không hiểu người khác sẽ có những dự tính, chương trình thơ mộng gì sau khi trúng số. Tôi mà trúng số thì việc đầu tiên phải làm là sẽ cho từ thiện ¼ số tiền trúng và việc thứ hai là sẽ điều đình mua cho bằng được công ty “Thúy Nga Paris” để rồi ngay sau đó biếu cho cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên một số tiền để cô ta tự ý nghỉ không phải làm MC thêm một kỳ DVD nào nữa… Giời ạ! She is the real pain in the you-know-what! Nhiều người đã sẵn bị di ứng cái cười có 102 của cô KD sẽ may ra sống hạnh phúc và sống lâu hơn chút đỉnh sau khi cô ta hết làm Em-xi.
 
Tiền (trúng số) thì vẵn là tiền. Ở đâu, lúc nào thì cũng có sẵn người khôn và người ngu. Báo chí Hoa kỳ gần đây nêu ra tên tuổi trong một cái danh sách rất dài những anh chàng trúng độc đắc với số bạc lớn vài chục triệu đô la chỉ vài năm sau thì banh càng: khai khánh tận, ăn mày hoặc chết vì ma túy qua liều… Chuyện này đâu có gì là lạ. Vài anh chàng “đần độn” không biết cách dùng, quản trị một số tiền kếch xù để tiêu tán đường hết trong một thời gian ngắn đâu có nghĩa là mọi người đầu đần độn như họ. Tiền trúng số không thể biến người đần độn thành khôn ngoan ngay được. 


Có nhiều người trúng số độc đắc và sống đời thật hạnh phúc sung sướng sau khi trúng số thì không thấy báo chí nói đến vì những cái “good news” như vậy không lôi cuốn người đọc. 

Ngay cả cái hệ thống giáo dục khá hoàn hảo của Hoa kỳ cũng không hề chú tâm đến việc dạy dỗ công dân Hoa kỳ, từ bậc tiểu học cho đến hết trung học, cách quản trị tiền bạc (money management) cho hiệu quả; Bỗng nhiên lại có một số tiền lớn chưa từng có bao giờ, họ có khuynh hướng xài tiền như ăn cơm – tức là ăn cho tới hết thì thôi. Trước khi trúng độc đắc, một người từng sống cẩu thả về tiền bạc thì sau khi trúng độc đắc họ sẽ sống cũng y như vậy. Người thành công trong đời sống vốn dĩ họ không phung phí tiền bạc thì sau khi trúng số họ đã biết cách dùng tiền như thế nào để có hạnh phúc lâu dài. 
 
Tôi chưa biết nên tự xếp loại chính bản thân mình là người thuộc về nhóm nào: khôn ngoan hay đần độn; nhưng tôi vẫn luôn cầu trời cho tôi “bị” trúng số độc đắc (“unlucky to win!?) một lần để xem tôi có biết cách dùng tiền hay không?! 


Tôi tự hứa với thượng đế trên cao là tôi vẫn sống cuộc sống thầm lặng bình thường; sẽ tiếp tục giữ cái công việc hàng ngày (daytime job) của tôi khi mà tôi chưa đủ tuổi về hưu; sẽ trả hết các nợ cũ (mortgages, credit cards, car loans, college loans…); mở các “trust funds” sẵn sàng cho con cái vào đại học; sẽ mua một căn nhà khiêm nhường nhưng khang trang hơn căn nhà cũ chật hẹp đang cư ngụ, sẽ mua 1-2 cái xe mới thực dụng cho vợ con, mỗi ngày sẽ ăn những bưa ăn với thức ăn uống bổ khỏe; Nhưng chắc chắn là tôi sẽ không nghiền rượu, không nghiền ma túy; sẽ không cờ bạc; không mua máy bay riêng, không mua xe sport, du thuyền đắt tiền… 

Đó là chưa kể ở thế giới tự do này, tiền tự nó lại sinh ra tiền qua Savings, CD’s, Bonds (không phải loại “junk bonds” của anh Do thái Madoff)… Nói tóm lại, tôi sẽ không sống như tỷ phú, sẽ không sống như đang sống ngày cuối cùng của cuộc đời… Vẫn tiếp tục sống thoải mái trên ¼ tổng số tiền (trúng số độc đắc) cộng với số tiền lời (interest) của 3/4 tổng số còn lại… Cứ theo như cái phương trình đơn giản này thì làm sao mà xài hết tiền bạc triệu cho được. Dù không (chưa) trúng số nhưng tôi cảm thấy cũng đã tự làm được việc này rồi chứ đâu phải chờ đến lúc đó. 
 
Ai cũng hiểu là tiền trúng xổ số khác hẳn tiền dành dụm mồ hôi nước mắt. Cái khó ở chỗ làm sao mình xem tiền trúng số cũng y như tiền dành dụm mồ hôi nước mắt thì mọi chuyện yên ổn. Ờ! Nói thì dễ. Làm mới khó. Nhưng cứ chờ đến lúc trúng số thì mới biết “vàng đá.” 
 
“Thà xài vài phút huy hoàng rồi chợt tắt. 
Còn hơn tiêu lẻ tẻ bạc cắc suốt trăm năm.”
 
Cuôc hành trình ngàn dặm phải bắt đầu từ một cái vé số trúng số độc đắc. 
 
“Con quỳ lạy chúa trên trời. 
Sao cho con trúng độc đắc một lần. Chúa ơi…”
 
Trúng số hay không thì cũng không bao giờ nên để tiền nó hủy diệt mình, biến mình thành nô lệ. Một chân lý không ai có thể chối cãi được là: “Cuộc đời đầy rẫy những đau khổ nhưng sống nghèo thì còn khổ hơn nhiều.” - Cho nên chữ “nghèo” thường đi đôi với chữ “khổ” là vậy. Nghèo thì khổ đã đành; giàu cũng có cái khổ riêng của giàu. Nhưng cũng đừng vội nghe lời rao giảng của những nhà đạo đức là “tiền không mua được tình yêu (?)” bởi vì thực tế không phải như vậy. Ít ra, tiền giúp mình trả hết các món nợ (“bills”) cũng đỡ khổ rồi. Đỡ phải gây gỗ với bà xã vì thiếu tiền này tiền nọ…
 
Ở Hoa kỳ, người giàu muốn sống thoải mái không lo lắng thì phải cần phải có một lúc 3 người cố vấn tốt: Cố vấn pháp luật (Luật sư), Cố vấn thuế vụ (Accountant, người giữ sổ sách khai thuế), và Cố vấn tài chánh (Financial Advisor)… 


Mấy anh da đen chơi thể thao vừa ra khỏi trường học, có ký hợp đồng vài chục triệu trong vài năm để chơi thể thao chuyên nghiệp cho một hội bóng nào đó; ngay sau khi phải về hưu non (có thể vì bị thương nhiều quá hay đã thực sự hết “xíu quách” ở tuổi 30-40) là cũng là lúc sạt nghiệp chỉ vì mấy anh đen có đầu óc y chang như dân nghèo bần cố nông trúng xổ số: thứ nhất họ thiếu hẳn 3 ông cố vấn quan trọng vừa mới kể ở trên; thứ hai họ lại bị các em gái chân dài da trắng tóc vàng mắt xanh và các Manager / Sport Agent (thường là dân da trắng / Do thái) lừa rút hết tiền hồi nào không hay!!!
 
Trúng một số tiền lớn dễ làm thay đổi cá tính cách sống (lifestyle) của mình. Thành ra thấy mấy cảnh nhà giàu có gia đình, hôn nhân đổ vỡ, con cái hưu hỏng, chết vì nghiện rượu ma túy không phải là chuyên lạ. Tuy vậy, không nên trách chuyện có nhiều tiền, mà nên trách các cá nhân đã cho phép tiền làm thay đổi cá tính và cách sống của mình.
 
Nhiều người không mua vé số vì vẫn tin là “tôi chẳng bao giờ trúng cái giải gì, dù lớn hay nhỏ,” “chỉ phí tiền…” Cuộc đời vốn dĩ tự nó đã là một canh bạc lớn rồi. Mọi người cứ vui vẻ mua vài đồng vé số mỗi tuần. Chẳng chết thằng Tây nào. Đến khi “bị” may mắn trúng số thì sẽ hạ hồi phân giải sau chưa muộn.
 
Đời là vô thường. Chúng ta thực ra không để ý cho lắm những lời chúc tụng máy móc nghe qua quá nhiều lần đã mất hết “ép-phê” như: Have a Good Thanksgiving, a Merry Xmas and Happy New Year, Happy B-day… mà chỉ cần trúng số.
 
(Life is so impermanent! You actually do not care to pay attention to the business-as-usual greetings such as “Have a Good Thanksgiving, a Merry X’mas and Happy New Year, a Happy B-day… Only thing you really need today is to win a lottery. Just win one dude! 
 
Better be cursed with lots of money than cursed and poor… 
Who said that?)
 
Vài lời thô thiển. Nếu đọc nghe không vô thì cũng vui lòng làm phước bỏ qua dùm; nhưng dù gì đi nữa cũng nhớ mua xổ số cho tuần này nghe quý vị!
 
Trần Văn Giang
6/25/2015
Sáng kiến làm dễ dàng hơn cho cuộc sống.

Dưới sự phát triển của công nghệ hiện đại, cùng với sự sáng tạo không ngừng của con người, những vật dụng thường ngày dần được cải tiến và tối ưu. Cuộc sống của chúng ta sẽ được tiện nghi và dễ dàng hơn ...

1. Bồn cầu kết hợp bồn rửa tay. Xem nào, sau khi rửa mặt, rửa tay, nước chảy xuống bồn nhỏ có thể được tận dụng để dội bồn cầu .


2. Giờ đây đã có loại bàn phím rửa được dưới nước. Bạn sẽ không cần phải lau từng ô phím và lo lắng vì sợ nước tràn vào gây chập mạch


3. USB đã có chức năng xem những file đã chứa, mà không cần phải cắm vào máy tính



4. Chiếc tô hai ngăn này giúp bạn đỡ phải rửa nhiều bát đĩa




5. Tấm thớt hình "miếng ghép" này có thể giúp bạn giữ được ly rượu đấy.




6. Đủ mọi loại dao lồng vào nhau, vừa gọn vừa tiện nhỉ


7. Chổi quét sơn bây giờ đã có một cái rãnh nhỏ để đặt lên lọ sơn thế này, không sợ vấy bẩn nữa






8. Bạn có thích "khay đá hình ống" này? Việc lấy đá trở nên dễ dàng hơn, bạn chỉ việc kéo ra và đá sẽ rớt xuống. Với khay đá thông thường, có khi phải dùng tay đập mạnh đá mới chịu rơi ra, vừa tốn sức vừa "hao" (khay đá dễ nứt vỡ)



9. Đồng hồ đeo tay tự hiện chữ theo giờ nhất định. Bạn khỏi mất công nhìn và đoán chính xác giờ nữa, chiếc đồng hồ này sẽ nói cho bạn






10. Việc khui nắp chai trở nên thuận tiện, khi có thanh nam châm giữ chặt nút chai. Khỏi lo bị trượt khi mở nắp nữa nhé !



11. Muỗng - đũa kết hợp, tiết kiệm và có ích hơn hẳn.



12. Tủ lạnh có sẵn camera bên trong, giúp bạn thấy được mọi vật mà không cần mở tủ nhiều lần nữa




13. Bạn đã có thể vừa đi vừa nhắn tin vì bây giờ điện thoại đã có ứng dụng cho phép bạn thấy được cảnh phía trước,  thấy ngay trên nền màn hình tin nhắn. Vừa nhắn vừa thấy đường, quá tuyệt phải không




















__._,_.___

Sunday, June 28, 2015


Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ Quyết định Yểm trợ Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn, Maryland và Virginia tổ chức  cuộc biểu tình ngày 7 tháng 7 năm 2015 chống TBT Nguyễn Phú Trọng VC đến Hoa Kỳ 


Kính gởi quý vị Cố Vấn của CD/NVQG/HK,

Kính gởi quý vị Chủ Tịch các Cộng Đồng Thành Viên CD/NVQG/HK

Kính gởi quý vị thành viên Hội Đồng Chấp Hành Trung Ương CD/NVQG/HK

Thưa quý vị,

Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, sẽ đến Hoa Kỳ trong thời gian từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 7 năm 2015. 

Chúng ta đều biết chuyến đi này nhằm thi hành những kế hoạch giữa chính quyền Hoa Kỳ và ngụy quyền cộng sản Hà Nội với sự giám sát của Tàu cộng.

Tuy nhiên dù chuyện gì xảy ra đi nửa, trách nhiệm của chúng ta, tập thể Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại là phải lên tiếng báo động đến các cơ quan lập pháp và hành pháp của Hoa Kỳ nói riêng và thế giới tự do nói chung về những âm mưu của tập đoàn cộng sản.

Đây cũng là cơ hội để chúng ta xác quyết một lần nửa với đồng bào Việt Nam tại quốc nội rằng chúng ta mải mải không công nhận ngụy quyền bán nước hại dân của bọn cộng sản Hà Nội và sẵn sàng yểm trợ đồng bào quốc nội vùng dậy chống lại ngụy quyền cộng sản Hà Nội nhằm đập tan mưu toan Hán hóa Việt Nam của tập đoàn cọng sản.

Cộng Đồng Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn, Maryland và Virginia đã ra thông cáo kêu gọi biểu tình phản đối Nguyễn Phú Trọng trong ngày 7 tháng 7 năm 2015.

Trong phiên hội khẩn cấp tối ngày 25 tháng 06 năm 2015, Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ đã quyết định :

1- Nổ lực yểm trợ nhân tài vật lực để Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn, Maryyland và Virginia tổ chức  thành công cuộc biểu tình ngày 7 tháng 7 năm 2015.

2- Hội Đồng Quản Trị CD/NVQG/HK trân trọng mong ước được Khối Truyền Thông HDCHTU/CDNVQGHK(Ông Đoàn Trọng Hiếu) nổ lực phổ biến tin tức biểu tình, kêu gọi đồng hương TNCS đông đảo tham gia và phổ biến kịp thời những tin tức cập nhật của Ban Tổ Chức Biểu Tình.

3- Hội Đồng Quản Trị CD/NVQG/HK trân trọng kêu gọi quý Cộng Đồng Thành Viên khẩn tổ chức các phái đoàn đồng hương trong vùng để kéo về Hoa Thịnh Đốn và hiện diện tại công trường Lafayette vào lúc 9 giờ sáng ngày 7 tháng 7 năm 2015 và tham dự biểu tình.

Xin quý vị Chủ Tịch lưu ý : 

a- Xin các trưởng phái đoàn liên lạc với : Nguyễn Văn Tần điện thoại(703) 980 9425 và Châu Chương Thành điện thoại(804)381 1173 để phối hợp công tác. 

b- Xin quý vị Chủ Tịch kêu gọi quý đồng hương gọi điện thoại hay liên lạc Email với thân nhân, gia đình và thân hữu bạn bè tại vùng Hoa Thịnh Đốn, Maryland và Virginia (nếu có) và hẹn gặp họ tại Công Viên Lafyette Hoa Thịnh Đốn và lúc 9 giờ sáng ngày 7 tháng 7 năm 2015. 

Các thành viên của HDDD/CDNVQGHK đang cố gắng dàn xếp thời giờ và phương tiện để kéo về tham dự biểu tình ngày 7 tháng 7 năm 2015. 

Cá nhân chúng tôi sẽ hiện diện đúng giờ, mong sẽ gặp được tất cả quý vị.

Kính chào quý vị.
 

Nguyễn Văn Tần - HTD
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị 
Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ 
06/26/2015

Kêu Gọi Dân San Jose Tẩy Chay Hội Cám Ơn Anh Kỳ 9 tại San Jose, California
 
Chúng tôi là những cư dân tại thành phố San Jose, chúng tôi là những người từng biểu tình đòi tên Little Saigon thân yêu của chúng ta.
 
Đại Hội Cám ơn anh kỳ 9 ở San Jose lại xuất hiện 2 tên Nguyên Khôi và Hoàng Tuấn là Đài Phát Thanh Quê Hương đã từng công khai ủng hộ nghị viên Madison Nguyễn chống lại tên “Little Saigon”,
 
Nghị viên Madison Nguyễn tuyên bố với báo Mercury News là tên “Little Saigon” là chống Cộng Sản nên bà ta cương quyết không cho đặt tên “Little Saigon” trong khu phố của người Việt sinh sống.
 
Hôm nay BTC Đại Tá Nguyễn Hồng Tuyền, bà Trung Tá Hạnh Nhơn và đài STBN cùng 2 ông Lê Văn Chính và ông Bùi Phước Ty, tất cả đều không phải là người sinh sống ở San Jose nên những người này lợi dụng và ỳ lại mình là BTC nên cho 2 tên Nguyên Khôi và Hoàng Tuấn là MC tại sân nhà của chúng ta ?
 
Mục đích là cho cư dân ở San Jose bị mang tiếng là đi theo phe chống lại cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản.
 
Vì vậy chúng tôi kêu gọi bà con ở San Jose và các vùng phụ cận, những người đã từng đòi lại tên “Little Saigon” Hãy kêu gọi tẩy chay đại Hội Cám ơn anh kỳ 9, để không ảnh hưởng đến cư dân ở San Jose.
 
Không có bà con đồng hương chúng ta thì có 10 đài STBN và 10 BTC cũng chẳng làm được gì cả, họ ỷ là họ có trên 40 ca sĩ nổi tiếng nên họ mặc sức làm mất mặt cư dân San Jose.

image

Saturday, June 27, 2015

Ngày khởi đầu hoàng hôn của VNCH
Nguyễn Tiến Hưng
Cựu Tổng trưởng VNCH,


Tổng thống Richard Nixon mất chức sau vụ scandal nổi tiếng Watergate vào 8/1974.

“It’s so sad, it’s so sad”(Thật là buồn, thật là buồn), tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ... Không ai nói năng gì nữa. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại,” Tổng thống (TT) Richard Nixon viết để kết thúc cuốn Hồi Ký đài 1,120 trang.

Đây là lúc ông ngồi trên chiếc trực thăng rời Washington sau khi từ chức ngày hôm trước. Bà Patricia là phu nhân Tổng thống.

Trước 10 giờ sáng ngày thứ Năm, mồng 8 tháng 8, 1974, Phó Tổng thống Gerald Ford cùng với Phụ tá John Marsh chủ toạ lễ trao Huân Chương Danh Dự Quốc Hội cho gia đình của bảy người quân nhân tử trận ở Việt Nam.
Lễ nghi diễn ra tại Blair House, nhà khách của Tổng Thống [chúng tôi xin mở ngoặc để ghi lại là TT Thiệu đã lưu lại nơi đây vào tháng 4, 1972 khi TT Nixon mời ông tới Washington; chúng tôi có ghé thăm ông].

Lễ nghi vừa xong, ông Ford liền được tướng Al Haig, Chánh Văn Phòng cho biết Tổng Thống Nixon muốn gặp ông ngay. Ông vội vàng bước qua đường Pennsylvania sang toà Bạch Ốc.

Khi ông vừa tới, TT Nixon đứng lên bắt tay rồi ngồi xuống ngả lưng vào ghế. Hai tay nắm chặt vào nhau để trên đùi, trông mặt ông thật căng thẳng vì vừa trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn.

Với một giọng nghiêm nghị nhưng kiềm chế, ông chậm rãi nói với ông Ford:

Tôi đã quyết định từ chức, quyền lợi đất nước đòi hỏi như vậy. Tôi không muốn nói tới chi tiết những lý do nên hay không nên làm như vậy, nhưng tôi đã đi tới quyết định rồi.”


Buổi tối hôm ấy TT Nixon lên TV tuyên bố từ chức.
Chúng tôi gọi ngày này là “Ngày Song Bát,” ngày lịch sử của Hoa Kỳ, cũng là ngày đánh dấu buổi hoàng hôn của nền Cộng Hòa Việt Nam.

'Cửa đập nước đã mở?
Watergate là tên của một tập hợp những cao ốc đẹp nằm trên đường Virginia cạnh bờ sông Potomac lãng mạn. Đây là một khuôn viên gồm khách sạn, chung cư sang trọng và một cao ốc văn phòng. Nơi đây có trụ sở của ‘Ủy Ban Quốc Gia Đảng Dân Chủ.’

Nhân viên của Tổng thống Nixon đã cho người đột nhập vào trụ sở này vào ngày 17 tháng 6, 1972 để cài đặt đường giây nghe lén vào mùa vận động bầu cử Tổng thống 1972. Sau khi đổ bể, Quốc Hội điều tra, TT Nixon chối đi là ông không dính dáng gì đến việc này. Cuộc điều tra tiếp tục. Từ chuyện này dẫn tới chuyện khác. Tuy nhiên cũng chưa có bằng chứng nào kết tội Tổng thống.

Tới trên hai năm sau, vào ngày 24 tháng 7, 1974 thì có bước ngoặt: Tối Cao Pháp Viện phán quyết Tổng Thống Nixon phải chuyển cho chánh án Sirica băng thu 64 cuộc nói chuyện tại văn phòng Toà Bạch Ốc. Trước đó luật sư của Tòa Bạch Ốc đã tranh đấu để không chuyển băng. Hai bên giằng co rất quyết liệt vì những băng này có liên quan tới việc xét xử sáu quan chức trong vụ Watergate.

Chỉ ba ngày sau thì có biến cố lớn. TT Nixon kể lại về ngày 27 tháng 7, 1972:

“Tôi đang tắm ở bãi biển Red Beach gần San Clemente khi Ủy ban Tư Pháp Hạ Viện bỏ phiếu điều khoản thứ nhất của thủ tục bãi chức tổng thống (impeachment). Điều khoản này buộc tội tôi đã có những hành động cản trở việc điều tra Watergate. Số phiếu thuận là 27 và chống là 11, đúng như tôi vẫn e sợ.

"Tôi đang mặc quần áo trong chiếc xe trailer thì chuông điện thoại kêu và (phụ tá) Ziegler báo tin cho tôi. Đây là giây phút tôi biết mình sẽ là Tổng thống thứ nhất trong 106 năm bị đề nghị bãi chức. Lúc ấy tôi đang đứng trong chiếc xe trailer trên bãi biển, đi chân không, mặc cái quần xà lỏn, một cái áo chemise Banlon và một cái áo ở ngoài có vẽ Dấu ấn của Tổng Thống.”

Cuốn băng “Smoking Gun”

Liệu Kissinger có 'thao túng' chính sách của TT Nixon hay không còn là một dấu hỏi.

Ngày 5 tháng 8, Tòa Bạch Ốc bắt buộc phải chuyển giao băng thu cuộc họp ngày 23 tháng 6, 1972 . Băng này đã ghi lại rõ ràng là chỉ mấy ngày sau vụ đột nhập Watergate, chính TT Nixon đã họp với Phụ tá Haldeman để bàn tính việc ngăn chận cuộc điều tra.

Theo kế hoạch thì Haldeman sẽ để cho CIA thông báo đại với FBI là vụ này dính tới an ninh quốc gia nên không điều tra nữa. 

Một cách để xử lý vụ này,” Haldeman nói với Tổng thống, “là ta cho Walters (CIA) gọi đại cho Pat (FBI) để chỉ nói ‘Chớ có dính líu gì tới việc này… việc này, chà…chúng tôi không muốn các anh đi sâu hơn nữa’ ” (Stay the hell out of this…this is ah, business here we don’t want you to go any further on it).

TT Nixon chấp thuận kế hoạch. Ông chỉ thị Haldeman

Được rồi, tốt, tôi hiểu hết rồi… Anh gọi bọn họ vào. Tốt, cách xử lý tốt đấy. Phải cho thật cứng rắn. Đó là cách họ đối xử với chúng ta và cũng là cách chúng ta sẽ đối xử với họ.

Nghe băng này, các luật sư của Tòa Bạch Ốc thấy hết đường cứu chữa! Đây là bằng chứng đi ngược lại với những lời phủ nhận của TT Nixon và ngược lại với những lý luận của các luật sư trước đó.

Như vậy TT Nixon đã có tội là ‘cản trở việc thi hành luật pháp.’ Người ta gọi cuốn băng này là “Smoking Gun,” nòng súng có khói (bằng chứng là súng đã có bắn).

'Đề phòng Kissinger'

Trong những giờ phút cuối cùng, TT Nixon vẫn còn quan tâm đến VNCH. Ông viết về cuộc họp với ông Ford sáng ngày 8 tháng 8:

“Chúng tôi nói tới những vấn đề ông Ford sẽ phải đối đầu khi ông lên chức Tổng thống đúng 24 giờ nữa. Quan trọng nhất là chớ có để cho những người lãnh đạo ở Moscow hay Bắc Kinh nắm lấy việc từ chức của tôi để thử thách Hoa Kỳ tại Việt Nam và những nơi khác trên thế giới.”

"Henry là một thiên tài, tuy nhiên ông không phải chấp nhận tất cả mọi việc ông ta đề nghị. Ông ta có thể rất hữu ích, và trung thành, nhưng ông không thể để cho Kissinger hoàn toàn tự do làm theo ý mình"

TT Nixon nói với TT Ford.

Sau đó TT Nixon đã căn dặn người kế vị rằng nên dùng ông Kissinger nhưng phải cẩn thận đối với ông này. TT Ford kể lại lời trối trăn trong Hồi Ký ‘A Time To Heal’ :

“Tổng Thống Nixon đã khuyên tôi nên tiếp tục một chính sách mạnh mẽ về Việt Nam và Campuchia và nhấn mạnh vai trò của Henry Kissinger trong việc này.”

Ông thêm rằng “Henry là một thiên tài, tuy nhiên ông không phải chấp nhận tất cả mọi việc ông ta đề nghị. Ông ta có thể rất hữu ích, và trung thành, nhưng ông không thể để cho Kissinger hoàn toàn tự do làm theo ý mình.”

Như vậy TT Nixon đã hối hận vì để cho Kissinger lộng hành? Tuy người tiền nhiệm đã dặn dò như vậy, nhưng TT Ford vẫn khoán trắng cho ông Kissinger.

Trở về văn phòng, việc đầu tiên ông Ford làm là gọi điện thoại cho Kissinger: 

“Henry, tôi cần ông, đất nước cần ông. Tôi muốn ông tiếp tục ở lại. Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để làm việc với ông.”


Việc TT Nixon từ chức không nằm trong 'mong muốn' của TT Thiệu.
Kissinger trả lời

“Thưa Ngài, sẽ không có vấn đề gì. Bổn phận của tôi là làm việc cùng với Ngài chứ không phải là Ngài cùng với tôi.”

TT Ford mời ông Kissinger tiếp tục kiêm nhiệm cả hai chức vụ cùng một lúc: Ngoại Trưởng và Cố Vấn An Ninh: tha hồ mà thao túng.

Miền Nam rung động

Tuy đã tiên đoán là Tổng Thống Nixon sẽ phải từ chức, nhưng khi nghe tin này, Tổng Thống Thiệu vẫn bàng hoàng. Gặp ông ngay buổi chiều hôm ấy, chúng tôi thấy ông không giấu nổi sự lo lắng. Vụ Watergate bắt đầu từ tháng 6, 1972 nhưng TT Nixon vẫn thắng cử nhiệm kỳ hai vào mùa Thu năm ấy.

Tuy nhiên sau Hiệp Định Paris thì TT Thiệu đã thấy có điều gì không ổn. Ông kể lại là sau cuộc họp tại San Clemente ngày 3 tháng 4, 1973, khi TT Nixon chào tạm biệt để tiễn ông lên trực thăng (cùng chiếc Mariner One) thì “hồn vía ông ta như để ở đâu đâu; trực thăng vừa cất cánh thì ông đã quay gót trở lại. Vội vã đi vào nhà.”

Những lần trước khi hai người gặp nhau, dù ở đảo Midway hay ở Sàigòn (1969), lễ nghi tiễn biệt đã kéo dài, TT Nixon vui vẻ giơ tay vẫy chào thật lâu (‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy,’ Chương 4). TT Thiệu bắt đầu e ngại nhưng vẫn còn chút hy vọng vì đã có được những cam kết tuy bí mật nhưng hết sức vững vàng của người lãnh đạo tối cao Hoa Kỳ. Mặc dù Hiệp Định Paris, TT Nixon cũng không nỡ lòng nào bỏ rơi Miền Nam. Ông vẫn tranh đấu cho viện trợ. Nhưng sau ngày Song Bát thì khác.

Đang lúc bối rối như vậy thì TT Thiệu nhận ngay được một lá thư của tân Tổng thống Ford gửi cho ông. Thư đề ngày 10 tháng 8, 1974 đã khẳng định:

Thưa Tổng Thống … tất cả những gì mà Hoa Kỳ đã cam kết với VNCH trong quá khứ thì vẫn còn hiệu lực và sẽ hoàn toàn được tôn trọng trong nhiệm kỳ của tôi.”

Ông Thiệu lên tinh thần đôi chút. Nhìn lại lịch sử, chúng tôi cho rằng đây chỉ là một mưu lược rất tinh xảo của ông Kissinger nhằm trấn an ông Thiệu. Vì Kissinger đã dấu nhẹm đi không cho TT Ford và Quốc Hội biết gì về những cam kết của TT Nixon, bây giờ ông phải tìm cách để tiếp tục che dấu.
Nếu để ông Thiệu nại đến những cam kết này khi bị Quốc Hội cắt xén quá nhiều viện trợ thì sẽ gây nhiều tranh luận, đưa chính ông Kissinger vào chỗ kẹt. Điều hay nhất là làm sao giữ cho Sàigòn cứ yên lặng, làm sao cho mọi chuyện được êm ả cho tới lúc hạ màn.

Đó là điều ông Kissinger đã từng cố vấn TT Nixon:

Thưa Tổng thống, chúng ta chỉ cần tìm ra một công thức nào đó để làm cho yên bề mọi chuyện trong một hay hai năm, rồi sau đó thì Việt Nam sẽ trở thành một bãi hoang vu.” (‘Tâm Tư Tổng Thống Thiệu,’ Chương 15).

'Từ Watergate đến sụp đổ Sài Gòn'


Tổng thống Mỹ Richard Nixon rời Nhà trắng sau khi từ chức vì vụ scandal Watergate.

Mấy ngày sau khi nhận được thư của Tổng thống (TT) Gerald Ford, sau một buổi họp của Hội Đồng Tổng Trưởng tại Dinh Độc Lập, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bảo tôi ở lại nói chuyện thêm. Ông hỏi qua loa về cá nhân ông Ford, vì ông này quá mới mẻ đối với VNCH. Tôi nói với ông Thiệu về cái thông lệ của Hoa Kỳ là một tân Tổng Thống thường được Quốc Hội dành cho một “tuần trăng mật” chỉ dài khoảng 100 ngày, đôi khi lâu hơn. Trong thời gian này, họ dành mọi sự dễ dàng cho vị tân Tổng Thống. Không những TT Thiệu mà tất cả Nội Các cũng hết sức lo âu.

Câu chuyện mọi người bàn bạc lúc ăn trưa trong những buổi họp hàng tháng vào sáng thứ Tư tại Phủ Thủ Tướng cũng đều xoanh quanh Watergate và viện trợ Hoa Kỳ.

Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình và xem Việt Nam Cộng Hòa phải xoay xở ra sao, chúng tôi đề nghị Tổng Thống Thiệu mời Giáo sư Warren Nutter sang thăm.

Ông là cựu Phụ tá Tổng Trưởng Quốc Phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình Việt Nam Hoá. Ông cũng là người thầy kính mến của chúng tôi tại Đại Học Virginia. Ông rất am hiểu đường đi nước bước của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và vấn đề quân viện.

'Bỏ dở tô hủ tiếu'

Giáo sư Nutter dự điểm tâm với TT Thiệu và chúng tôi sáng ngày 23 tháng 8 tại Dinh Độc Lập. Tổng Thống Thiệu nói về tình hình đang trở nên hết sức nguy ngập và bày tỏ sự lo ngại về viện trợ Hoa Kỳ.

Là người ủng hộ ông Thiệu từ lâu, ông Nutter cũng rất bối rối. Ông cảm thấy khó khăn khi giải thích hành động của Quốc hội. Ông hứa khi về đến Washington sẽ cố gắng trình lên Tổng Thống Ford tình trạng nguy ngập ở Việt Nam.


TT Thiệu không còn nhận được nhiều viện trợ và hậu thuẫn của người Mỹ vào cuối cuộc chiến.

Ông than phiền:
"Không có nhân vật cao cấp nào trong chính phủ để ý đến vấn đề Việt Nam nữa!"

Câu nói của GS Nutter làm TT Thiệu bỏ dở tô hủ tiếu.

Về tới Washington, ông viết một lá thư cho bạn ông là John O. Marsh, Phụ Tá của TT Ford. Nutter nhất quyết rằng miền Nam sẽ tồn tại được nếu có phương tiện chống trả các cuộc tấn công của quân đội chính quy Bắc Việt. Nhưng nếu Hoa Kỳ ngưng viện trợ thì sẽ gây hậu quả trầm trọng cả về vật chất lẫn tinh thần. Nutter viết cho ông Marsh và đưa cho tôi một bản sao:

Tôi chưa thấy ông Thiệu và các tướng lãnh Việt nam có khí sắc u sầu như vậy bao giờ. Họ sẽ càng mất tinh thần nếu Bắc Việt tiếp tục gây áp lực...

“Tôi tin rằng hành động của Quốc hội và hậu quả tai hại của việc cắt viện trợ là đầu mối của những xáo trộn chính trị và biểu tình trong vài tuần lễ gần đây (tại Sàigòn).

“Tình hình sẽ bất ổn về cả chính trị lẫn quân sự, và mọi sự có thể đổ vỡ nếu không xoay ngược được chiều hướng này. Nếu phải lựa chọn, ta nên viện trợ quân sự trước, rồi kinh tế sau, để đương đầu với những đe dọa quân sự trước mắt...

"Để cho Miền Nam Việt Nam rơi vào đổ vỡ và thảm cảnh chỉ vì hơn kém nửa tỷ đôla sẽ có hậu quả còn sâu xa hơn, đó là sẽ xé nát lương tâm của Hoa Kỳ. Nó sẽ là ngọn gió thổi bay ảnh hưởng của Hoa Kỳ tuy còn mạnh nhưng đang yếu dần trên chính trường quốc tế"
(Giáo sư Warren Nutter)

Thêm vào đó, Đại sứ Martin cũng cố gắng vận động tại Quốc Hội Hoa Kỳ, nhưng chẳng ai làm được gì vì ông Kissinger đã trở nên một ông Quan Toàn Quyền.

Hoàng hôn nền Cộng Hòa
Cuối Hè vào Thu, chân trời Miền Nam đã tím lại. Chỉ vài ngày sau khi TT Ford viết bức thư cho TT Thiệu khuyên ông đừng có lo nghĩ gì cả vì "sau cùng VNCH sẽ được đầy đủ cả quân viện lẫn kinh viện,” Ủy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện đã cắt thêm nữa: từ mức quân viện cho Tài khóa 1973 là 2.2 tỷ đôla bây giờ cắt xuống còn 700 triệu.

Điều chỉnh theo lạm phát thật cao lúc ấy thì mãi lực của số tiền này chẳng còn bao nhiêu. Thực là tin sét đánh cho Bộ Tổng Tham Mưu VNCH. Đối với TT Thiệu một chút hy vọng khi nhận được thư đầu tiên của vị Tân Tổng thống Mỹ đã tan biến đi như mây khói.


Có những nỗ lực theo chiều hướng khác nhau để tiếp tục hoặc dừng lại tài trợ của Mỹ cho VNCH.

Ngoài chiến trường thì tình hình bắt đầu sôi động, đặc biệt là ở Đức Dục và Thường Đức.

Tới cuối năm 1974 thì đạn dược và xăng nhớt đã cạn kiệt. Theo dự tính của Bộ Tổng Tham Mưu: dự trữ đạn dược tồn kho chỉ còn cung ứng được từ 30 tới 45 ngày.

Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng kết luận rằng “nếu tình hình chiến sự cứ tiếp tục xảy ra theo cùng một nhịp độ thì: “số đạn tồn kho sẽ hết vào tháng 6, 1975 nếu không nhận được thêm viện trợ.”

Tình hình chiến sự đã tiếp tục xảy ra, lại theo một nhịp độ gia tăng. Không nhận được thêm viện trợ, lại còn bị Quốc Hội biểu quyết cúp hết quân viện, Miền Nam đã sụp đổ trước tháng 6, 1975.

Về Miền Cali

Sau khi từ chức và trao quyền cho TT Ford, trưa ngày 9 tháng 8, 1974 nguyên TT Nixon và gia đình rời cửa trước Tòa Bạch Ốc từ từ đi trên tấm thảm đỏ dài dẫn tới Marine One, chiếc trực thăng của tổng thống.

Sau đây là những dòng cuối cùng của cuốn ‘Nhật Ký Richard Nixon’ – viết về lúc giã từ Thủ đô:

Tôi bắt tay Jerry (Ford) – Pat ôm Betty (Phu nhân TT Ford) – rồi hôn Julie (con gái) – và tạm biệt David (con trai). Rồi tôi đứng một mình. Lên hết cầu thang, tôi quay mình, nhìn lại một lần cuối…

“Tôi giơ tay vẫy chào lần cuối cùng. Tôi vẫn cười. Tôi bước vào trực thăng, cửa đóng lại, chiếc thảm đỏ được cuộn nhanh. Động cơ bắt đầu nổ. Cánh quạt bắt đầu quay. Tiếng động cơ ầm ầm mạnh lên hầu như lấn át cả những suy nghĩ của tôi.

“Bất chợt chiếc trực thăng từ từ bay lên. Những người ở dưới vẫy tay chào. Rồi chúng tôi đổi hướng. Bây giờ thì Tòa Bạch Ốc đã nằm phía sau chúng tôi. Chúng tôi bay thấp và ngang qua Washington Monument. Một lần đổi hướng nữa và Hồ Tidal Basin đã nằm ở dưới. Rồi tới Jefferson Memorial.

“Không ai nói năng gì. Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Tôi ngả đầu vào lưng ghế và nhắm mắt lại. ‘Thật là buồn, thật là buồn’ tôi nghe thấy Pat lẩm bẩm nói bâng quơ.”


“Sau một lần đổi hướng nữa chúng tôi đã bay về hướng phi trường Andrew, ở đó chiếc Air Force One đã đợi để đưa chúng tôi về California. Tiếng động cơ ầm ầm mạnh lên hầu như lấn át cả những suy nghĩ của tôi.”

Chắc chắn rằng trong những suy nghĩ của TT Nixon về những gì đã xảy ra, ông không khỏi hối hận vì đã sơ xuất để phải chết đuối trong vũng lầy.

Chín tháng sau ngày TT Nixon từ chức, Sài Gòn thất thủ hôm 30/4/1975.

Vào mùa bầu cử 1972, ông đã quá mạnh để thắng nhiệm kỳ hai, không cần phải cho nghe lén ở trụ sở Đảng Dân Chủ.

Thành tích của ông vẻ vang vì mở cửa Bắc Kinh, lại rút hầu hết quân đội Mỹ khỏi Việt Nam. Chương trình Việt Nam Hóa – chứng minh cho ‘Học Thuyết Nixon’ - đang thành công.

'Từ mảnh băng trên khóa'

Nhìn theo một khía cạnh tâm linh nào đó, ta có thể cho Ngày Song Bát (8 tháng Tám) cũng chỉ là điểm chốt của vận mệnh TT Nixon.

Từ một chuyện nhỏ nhặt đã gây nên thảm cảnh. Một thanh niên người da màu tên là Frank Wills, 24 tuổi, làm nhân viên bảo vệ cho một cao ốc văn phòng tại khuôn viên Watergate.

Đêm ngày 17 tháng 6, 1973, anh thủng thẳng đi quanh tòa nhà để xem xét, bất chợt anh thấy có miếng băng nhỏ dán vào ổ khóa một cánh cửa.

Chẳng nghi ngờ gì, anh lấy tay gỡ miếng băng ra, đóng chặt cửa rồi tiếp tục đi kiểm tra như thường lệ. Ba mươi phút sau anh vòng lại chỗ cũ. Ấy chết, lại có thêm băng dán vào chốt cửa.

Vội vàng, anh chạy lên lobby lấy điện thoại gọi cho cảnh sát Khu Vực II. Cảnh sát ập tới, bắt được năm người trong văn phòng Đảng Dân Chủ đang cài giây nghe lén. Thế là chỉ trong giây phút “Water - gate” đã bắt đầu - cửa đập đã mở ra cho nước lũ tràn xuống.

Ta thử hỏi giả như anh Wills không vòng lại lần thứ hai thì lịch sử đã như thế nào?

Vô tình, chỉ trong giây phút anh đã là người khởi sự quá trình dẫn đến ngày Song Bát. Một quá trình đã chấm dứt sự nghiệp của người Tổng thống lừng danh.

'Đến con thuyền lênh đênh'

Ông đã đại thắng trong cuộc bầu cử nhiệm kỳ hai – một đại thắng ‘landslide’ - long trời lở đất. Để rồi đại bại, sụp đổ.


Chẳng bao lâu sau khi Sài Gòn sụp đổ, làn sóng thuyền nhân VN tị nạn bắt đầu bùng nổ trên biển.

TT Nixon đã ra đi và giã từ Thủ đô để trở về miền California, nơi có nắng âm hiền hòa hơn Washington

Chưa tới chín tháng sau ngày Song Bát, Miền Nam Việt Nam cũng sụp đổ theo ông.

Những con thuyền bé nhỏ lênh đênh trên mặt Biển Đông trông giống như những chiếc lá tre trôi dạt dào. Bao nhiêu người quay lại giã từ Sài Gòn một lần chót. Mệt lả, họ lẩm bẩm ‘thật là buồn, thật là buồn – It’s so sad, it’s so sad!’

Cũng chẳng còn hạt nước mắt nào để mà khóc. Không có lưng ghế, họ ngả đầu vào nhau, nhắm mắt lại, phó mặc cho số phận. Với chút may mắn, một số người đã vượt qua được đại dương. Từng đợt rồi lại từng đợt, họ kéo nhau về Miền Cali, nơi có nắng ấm hiền hòa.

Thêm một sự trùng hợp lạ lùng nữa: phần đông lớp người ra đi đầu tiên lại được đưa tới Camp Pendleton, gần ngay khu nhà Casa Pacifica của TT Nixon ở San Clemente. Cả hai đều nằm sát Đường Xuyên Bang – Intertate 5.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa (1973-1975), người đồng thời là tác giả của các cuốn sách "Khi đồng minh tháo chạy" và "Tâm tư Tổng thống Thiệu".

Blog Archive