Friday, February 16, 2024

LÀM CHA

(FB Nguyen Tri)

Làm Cha là làm gì? Người ta mong đợi những gì ở người Cha?

Nhiều khi, bạn nhận ra những câu hỏi đơn giản như vậy lại mang tính chất thâm thúy.

Một người Cha MẪU MỰC theo tiêu chuẩn loài người ngày nay, kể ra có một số đặc điểm nổi bật :
1. Khả năng chu cấp về tài chính.
2. Khả năng lãnh đạo tức ra quyết định.
3. Thương yêu và che chở vợ con.

Với đàn ông Việt Nam, làm được cái số 1 đã là một may mắn lắm. “Cục tiền” anh ta mang về nhà càng lớn chứng tỏ cái “trách nhiệm làm bố” của anh ta càng trọn vẹn. Nhiều người cho là như vậy.

Đấy chính là lý do với đa số đàn ông VN, ngoài thời gian họ đi làm ra thì còn lại, họ khá là “rảnh” : họ tụ tập bạn bè, xem tivi, bóng đá, họ có nhiều thời gian cho cá nhân. Những công việc nội trợ và chăm sóc, dạy dỗ con cái là thứ dành cho ĐÀN BÀ. Chỉ đến những khi cần thiết lắm họ mới ra mặt để làm một số công việc họ cho là “lặt vặt” như là đón con, rửa bát quét nhà, dạy học cho bé….

Tôi nói có đúng không những anh Đàn ông?

Tôi lại có suy nghĩ khác.
Trải qua hàng triệu năm, qua suốt tiến trình lịch sử ấy, người ta nhận ra được một điều rằng: những NGƯỜI BỐ trong quá khứ, họ có 3 phẩm chất đặc biệt không thể thay thế được.

Chỉ có họ, những NGƯỜI BỐ, mới có thể truyền lại 3 thứ này cho con cái. Phụ nữ KHÔNG thể làm thay được. Ngày nay, khi xã hội đã chuyển sang một mô hình hoàn toàn mới, những NGƯỜI BỐ hiện đại cũng thay đổi, dẫn đến những PHẨM CHẤT ĐẶC BIỆT đó cũng biến mất. Những phẩm chất quan trọng ấy là gì?

Phẩm chất số 1 : Đàn ông truyền thụ cho thế hệ sau những K NĂNG SINH TỒN.

K NĂNG SINH TỒN ở đây bao gồm những gì : nếu ở thời tiền sử, ông ta dạy con cách chế tạo những vũ khí thô sơ, những cách đặt bẫy, đi săn. Xa hơn chút nữa, ông ta dạy con những cái NGHỀ, những thứ mà ông dành cả đời để kiếm kế sinh nhai, đóng góp cho xã hội. Đấy là lý do cái NGHỀ NGHIỆP trong quá khứ lại mang tính cha truyền con nối : BỐ làm nông thì con cũng làm nông, BỐ làm thuyền chài thì con trai cũng kế nghiệp….

Không chỉ Nghề nghiệp, đàn ông trong quá khứ còn truyền thụ cho con cái tất cả những “skill” phục vụ trong đời sống hàng ngày : những k thuật săn bắn, cách chế tạo và sửa chữa những vật dụng thiết bị, nhà cửa, công cụ, máy móc phương tiện….

So sánh với thời đại ngày nay, hệ thống giáo dục hiện đại cho phép chúng ta chọn bất cứ ngành nghề nào mà mình muốn. Cái này là một điểm cộng. Nó làm cho xã hội đa dạng hơn về ngành nghề, con người cũng chuyên nghiệp hơn trong lao động. Đấy là xét riêng về NGHỀ NGHIỆP nhé.

Còn những k năng còn lại thì sao? Dễ nhìn thấy thôi. Đàn ông hiện đại ngày nay thiếu hụt hoàn toàn những k năng phục vụ trong đời sống gia đình : họ không biết thay lốp oto, họ lóng ngóng trước những hư hỏng trong toilet, Họ coi cái hộp dụng cụ sửa chữa- cái món “ đồ chơi” quan trọng nhất của đàn ông trưởng thành- là thứ thấp kém, dành cho dân lao động, những thằng trai trẻ 20 tuổi gặp bất cứ cái gì khó khăn trong nhà cũng gọi MẸ. Trong đời sống gia đình, MẸ là người biết tuốt tuồn tuột, còn BỐ ấy hả? Ông ấy đang mải xem đá banh trên sofa.

Đàn ông hiện đại VÔ DỤNG hoàn toàn trước những hỏng hóc cơ bản về điện, nước, vật dụng gia đình.

Không biết bao nhiêu lần tôi nghe mẹ tôi than thở bố tôi về điều này. Bạn, nếu còn là thằng đàn ông, hãy bỏ thời gian ăn nhậu đi mà học lấy những k năng cơ bản này đi, sau này sẽ giúp ích nhiều lắm đấy.

Phẩm chất số 2 : Người cha truyền thụ cho những đứa con cách TƯƠNG TÁC XÃ HỘI.

Tương tác xã hội là như thế nào?

Trong quá khứ, khi người mẹ phải đảm nhiệm mọi chức năng hậu cần trong gia đình. Nhiệm vụ hướng dẫn những đứa con khi chúng nó đặt bước chân đầu tiên ra khỏi ngôi nhà, là ở những Người Bố.

Loài người đâu thể tồn tại ngoài thiên nhiên một mình? Anh ta cần những người khác, họ phải tập hợp với nhau thành những nhóm, những cộng đồng. Ở đó, người cha dạy con cách giao tiếp với những người khác: cách thuyết phục, thương lượng, trao đổi mua bán, tán tỉnh phụ nữ… Tất cả những “skill” cần thiết để anh ta có thể hòa nhập với cái cộng đồng lớn ngoài kia. Nếu không có được sự giúp đỡ từ cộng đồng, anh không thể sống sót.

Thời đại ngày nay thì sao? Đàn ông hiện đại thảy hết những trách nhiệm này cho người MẸ.

Đấy chính là lý do mà người ta thấy ngày hôm nay, xuất hiện đầy rẫy những thằng trai trẻ VÔ DỤNG hoàn toàn trong việc TƯƠNG TÁC XÃ HỘI : Chúng ăn nói lóng ngóng lắp bắp, Chúng thiếu tự tin khi giao tiếp với người lạ. Chúng không biết cách phát biểu trước đám đông. Chúng không biết cách giao tiếp, kết nối, tán tỉnh phụ nữ…

Phụ nữ, những BÀ MẸ, họ KHÔNG có khả năng dạy con mình những thứ này. Đây là việc của những thằng ĐÀN ÔNG.

Tại sao ngày nay lại nhan nhản những thằng trai trẻ vùi đầu vào quán game thay vì ra ngoài?

Những thằng “cà đụt” không bao giờ dám bắt chuyện với người lạ hay tỏ ra quan tâm thăm hỏi người nhà?

Những em gái trẻ ngây thơ tới mức dám leo lên xe oto của một thằng lạ hoắc mới quen trên MXH?

Bạn có câu trả lời rồi đấy.
Họ thiếu đi những Thằng Bố.

Phẩm chất số 3 : Cái này là quan trọng bậc nhất. Khả năng KIỂM SOÁT BẢN THÂN.

Bạn từng xem bộ phim Apocalypto - Đế chế Maya rồi chứ? Người cha ở đấy, ông ấy dạy người con trai những gì?

Nếu bạn từng đọc bài viết “ Đàn ông sinh ra để làm gì?” của tôi, bạn đã biết tới cái gọi là phản ứng chiến đâu hoạc bỏ chạy của động vật. Cái làm cho con người khác hẳn với mọi loài động vật trên thế giới này chính là kiểm soát được chiến đấu và phản ứng này. Anh ta phải kiểm soát được những cảm xúc bản thân.

Khi mà con dã thú lao tới, ngoài những chiến thuật đã được lên kế hoạch trước, người đàn ông phải gạt bỏ được đi nỗi sợ hãi, không được bỏ chạy, để tung đòn quyết định. Người cha phải ở đấy, đứng ngay cạnh anh ta mà nói rằng : “ Con trai à, có thể lần này ta sẽ chết. Hãy nhìn cho k những gì ta làm. Đừng bao giờ để nỗi SỢ HÃI xâm lấn tâm trí và cơ thể con “.

Trong suốt quá trình phát triển ở đứa trẻ, NGƯỜI BỐ phải có mặt bên cạnh để nhắc nhở, căn dặn, bảo ban chúng, để chúng nhận ra rằng cái CẢM XÚC BẢN THÂN chúng là thứ cần phải được kiểm soát. Ông ta phải ngăn chặn ngay những cảm xúc tiêu cực của chúng ngay từ khi còn nhỏ, nếu để chúng lớn lên mà chưa học được thì đã quá muộn.

Một lần nữa tôi nhắc lại, Tự kiểm soát là thứ đặc quyền chỉ có ĐÀN ÔNG mới truyền dạy được.

Phụ nữ ấy hả? Chính phụ nữ còn không thể kiểm soát cảm xúc họ làm sao có thể dạy lại cho những đứa con? Khi đứa con tỏ ra hư đốn, thay vì ngăn chặn trực tiếp như một thằng đàn ông, Phụ nữ sẽ làm gì?

Họ tỏ ra nuông chiều đứa trẻ. Họ lôi kéo, mời mọc, chiêu dụ, làm đủ thứ “chiến thuật” mềm mỏng mà họ nghĩ ra để đứa bé làm theo ý mình. “ Con ăn đi mẹ cho cái này cái kia”, “ Con làm thế mẹ buồn lắm” bla bla… !!!

Đấy chính là lời giải đáp cho việc, tại sao ngày hôm nay ngoài xã hội kia đầy rẫy những “ đứa trẻ to xác” không thể kiềm chế được bản thân:

Những thằng bỏ cả đời ra cho mục đích sống duy nhất : Ăn nhậu, chơi bời, banh bóng, đề đóm, gái gú... Nhậu ngày qua ngày, nhậu bầm gan tím ruột.
Ngủ hết em này, em mà không cần tình yêu, SEX với nó như một trò thể thao.

Những thằng sẵn sàng cầm sổ đỏ đi “thả” một trận banh, mặc cho vợ la con khóc.

Những thằng có cơ thể béo phì, SIÊU TO KHỔNG LỒ, vào tiệm là phải gọi 4 cái hamburger, ly coca, thêm vài cánh gà… mặc cho đủ thứ bệnh về tiểu đường tim mạch đang chờ đợi.

Cuộc đời, với chúng là những phen “Get High” hết lần này đến lần khác. Chúng không hề có cái gọi là Self Control.

Nếu đã đọc được đến đây thì nhiều bạn có lẽ đã đồng ý với quan điểm của tôi. Nhiều ông bố ngày nay là những ông bố TỒI.

Trong đầu họ không có một ý niệm nào về việc làm cha : Vị trí trong gia đình, mục đích làm cha là làm gì? Làm cha phải dạy cho con cái những điều gì? Từ Đông sang Tây đều như vậy. “ What? What the fuck is a father?” . Họ lập gia đình vơi những lý do củ chuối : do bố mẹ thúc ép hay chỉ đơn giản là cần đối tác tình dục, người “nâng khăn sửa túi” chăm lo hậu cần…

Đứa trẻ sống sót đến khi trưởng thành là nhờ công người Mẹ. Đứa trẻ có thành NGƯỜI hay không, đó là trách nhiệm Người Cha.

Không biết bao lần tôi được chứng kiến cái cảnh người cha ngồi trên đống của cải, ánh mắt thẫn thờ khi nghĩ về đứa con đang trong chốn lao tù nghiện ngập. Hãy cân nhắc những gì là cần thiết nhất.


No comments:

Blog Archive