Người việt đi nước ngoài thích ngồi xe lăn dù không tàn tật
Cảnh này đã không bao giờ xảy ra dưới thời VNCH (trước 1975), và đây là lần đầu tiên bị đưa lên mặt báo mặc dầu bấy lâu nay đã "diễn" ra khá đều đặn ở khắp mọi nơi:
Góp ý 1 -
Góp ý 2 -
Trong chuyến bay BR 395 trung chuyển nối từ sân bay Los Angeles về Thành hồ qua Đài Loan hôm 7/11/23, có 80 hành khách người Việt đi xe lăn. (Trong số 80 người dùng xe lăn này, anh Nguyễn Hoài Nam (người kể lại câu chuyện ) cho hay có rất nhiều người chỉ hơn 50 tuổi một chút thôi. ) Còn con số 80 người này là nghe qua thông báo của hãng máy bay, khi hành khách đang xếp hàng vào máy bay chuyển tiếp. Và khi hãng hàng thông báo là ai có thể đứng lên được thì sẽ ưu tiên vào máy bay trước (Boarding ) để tránh nạn kẹt xe lăn sắp hàng chiếm chỗ, mất thêm thời gian. Lúc đó đã có hơn 90% trong số 80 Hành khách này đứng lên xếp hàng liền để được ưu tiên vào máy bay trước.
Anh Nam cho biết : Anh đã gặp rất nhiều người trong số họ, đi bộ lòng vòng trong khu shopping ...lúc chờ nối chuyến bay, Chế độ ưu đãi của các hãng hàng không là sự trân trọng và chia sẻ với người cao tuổi, tàn tật thật sự để họ nhận sự trợ giúp thiết thực. Nhưng qua hành động vạch trần sự lạm dụng này, chắc là các hãng Hàng không, và các sân bay sẽ nhìn hành khách Việt chúng ta với rất nhiều điều nghi ngại!
Phàm là người Việt còn lòng tự trọng và biết giữ thể diện của dân tộc, chúng ta chắc phải chạnh lòng trong cách suy nghĩ thiển cận và khôn vặt của một bộ phận nhỏ người Việt chúng ta như thế . Tại sao tự chúng ta biến mình trở thành người tàn tật để tranh thủ hưởng sự ưu đãi, trong khi thực tế mình là người khoẻ mạnh, vậy ?
(Angela Xuan Nguyen)
Góp ý 3 -
Người Việt (trung niên) trong nước thường dốt sinh ngữ nhưng lại khôn vặt chẳng khác chi bọn CSVN cho nên đã ranh mãnh xin ngồi xe lăn để được đưa đến nơi (cổng lên máy bay hay ra bên ngoài hoặc ra chỗ lãnh hành lý khi xuống máy bay) mà không sợ đi lạc cho nên việc ngồi xe lăn đã bị lạm dụng một cách trơ trẽn.
Nếu là một người tự tin và có lòng tự trọng thì chỉ cần học một vài câu sinh ngữ (sinh ngữ thông dụng nhất là tiếng Anh), cùng lắm thì viết những câu hỏi/nói thường dùng ra trên giấy (bằng Anh ngữ) để lúc cần hỏi người nào và hỏi/nói điều gì thì cứ việc chỉ vào câu hỏi/nói đã ghi trên giấy. Ngoài ra, ít nhất, phải biết đọc & hiểu một số chữ thường được sử dụng trên các bản chỉ dẫn trong phi trường: Terminal, Departure, Arrival, Gate, Baggage claim, Customs, Security check, Toilet/Restroom ...
Xin nhớ một điều là nhân viên phi trường chỉ có bổn phận đẩy xe lăn đến nơi được yêu cầu còn tất cả những việc khác thì hành khách phải biết tự ứng xử, chẳng hạn như trả lời những câu hỏi của nhân viên hải quan. Chẳng lẽ, ăn mặc đẹp đẽ, chưng diện với những sản phẩm đắt tiền mà chỉ biết "dét, dét, nô, nô" một cách ngốc nghếch thua kém trình độ của một người đạp xích-lô đã từng sống dưới thời VNCH.
Có lẽ người Việt sống quá lâu dưới chế độ CS, một chế độ gian dối, lừa đảo, mọi rợ, độc ác, vô liêm sĩ, vô nhân tính,... cho nên lúc đi ra nước ngoài, tiếp xúc với thế giới văn minh, tự do, dân chủ, ở đó con người được đối xử bình đẳng, có lòng nhân ái, có lòng tự trọng, biết tôn trọng người khác,... đúng ra người Việt phải học được những cái hay, cái tốt nhưng chỉ vì "Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn" (cô giáo Trần thị Lam), vì đầu óc, tâm tính đã quá đen nên không biết trơ trẽn và thế nào là nhục quốc thể.
Gần mực thì đen, vì quá đen cho nên gần đèn cũng chẳng sáng!
No comments:
Post a Comment