HOẠ SĨ ỚT, TÊN HUNG THẦN CỦA VĂN NGHỆ SĨ MIỀN NAM
Phần 1
1* Mở bài
Sau ngày 30-4-1975, bọn Việt Cộng nằm vùng đều lòi mặt ra hết, trong đó, người hung hản nhất, gây kinh hoàng trong giới văn nghệ sĩ Sài Gòn, là họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành.
Tên thật là Huỳnh Thanh Tâm, bí danh là Ba Trung, làm trưởng ban “chống tình báo CIA” của Sở Công An Thành Phố Sài Gòn.
2* Khủng bố văn nghệ sĩ
Chính họa sĩ Ớt, Huỳnh Bá Thành, chỉ huy những cuộc theo dõi, bố ráp, bắt giữ, thẩm vấn và giam cầm những văn nghệ sĩ nạn nhân, bị cho là gián điệp của CIA Hoa Kỳ.
Đồng thời bỏ tù những tu sĩ Phật Giáo bị gán tội phản cách mạng. Hai vụ điển hình là, “vụ án Thập nhị tăng ni Già Lam” và “vụ án Hồ Con Rùa” hay là “Những tên biệt kích cầm bút”.
2.1. Vụ án “Thập nhị tăng ni Già Lam”
Ngày 30-3-1984, vào buổi sáng, Hoà thượng Thích Trí Thủ chùa Già Lam, Phú Nhuận, được mời lên văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc. Hòa thượng được cho nghe cuộn băng ghi tiếng nói của một tăng sinh bị bắt về “tội phản động”. Tăng sinh đó khai Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ, Thượng toạ Thích Trí Siêu và ni cô Thích Trí Hải là những người trong ban lãnh đạo của một tổ chức phản động, mưu đồ lập chiến khu gây bạo động.
Trong khi Hòa thượng Trí Thủ ở văn phòng Mặt Trận Tổ Quốc, thì tại chùa Già Lam, hai Thượng tọa Tuệ Sĩ và Trí Siêu bị bắt. Đồng thời, ni cô Trí Hải cũng bị bắt từ Hố Nai đưa về trung tâm thẩm vấn và tạm giam ở số 4 đường Phan Đăng Lưu.
Vài ngày sau đó, Hòa thượng Trí Thủ bị chết bất đắc kỳ tử, và tin nước ngoài cho rằng ông bị ám sát.
Trong đợt hành quân lớn, 19 tăng, ni, cư sĩ khác cũng bị bắt, giam đến ngày 30-9-1988, (4 năm) mới đưa ra tòa xét xử.
Hai Thuợng tọa Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu bị tòa kết án tử hình.
Hai án chung thân dành cho hai cư sĩ Phan Văn Ty và Tôn Thất Kỳ.
Hoà thượng Thích Đức Nhuận lãnh án 10 năm. Các vị khác bị từ 4 đến 15 năm.
Ngày hôm sau, 1-10-1988, báo Sài Gòn Giải Phóng loan tin, hai vị Tuệ Sĩ và Trí Siêu ngoan cố, không chịu nhận tội. Đó là “tội tán thành, ủng hộ, che chở, đùm bọc hành động phản cách mạng, lật đổ chế độ Cộng Sản”.
Thượng tọa Thích Tuệ Sĩ và Thích Trí Siêu là hai nhà sư uyên bác nhất của Phật Giáo Việt Nam.
Thích Tuệ Sĩ, tục danh là Phạm Văn Thương, một học giả uyên bác về Phật Giáo. Là Giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh, thông thạo tiếng Anh, Pháp, Trung Hoa, Nhật, Pali, Phạn và tiếng Đức.
Thích Trí Siêu là giáo sư, tiến sĩ, sử gia, thiền sư Lê Mạnh Thát.
Do áp lực quốc tế và sự vận động của người Việt ở nước ngoài, ngày 15-11-1988, Hà Nội phải mở phiên xử phúc thẩm để giảm hai án tử hình xuống còn 20 năm tù.
Hai án chung thân giảm xuống còn 18 và 16 năm.
Hoà thuợng Thích Đức Nhuận giảm xuống còn 9 năm tù.
Những cuộc bố ráp, bắt giam, thẩn vấn và kết tội là do họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành trực tiếp chỉ huy.
2.2. Vụ án “Hồ Con Rùa” hay “Biệt Kích Cầm Bút”
Vụ án “Hồ Con Rùa” đưa đến việc bắt bớ văn nghệ sĩ Sài Gòn. “Biệt kích cầm bút” là cái tên do 2 đại tá VC, Tổng và Phó Ban biên tập tuần báo Công An Saì Gòn ghép tội cho các văn nghệ sĩ miền Nam sau ngày 30-4-1975 để bắt bỏ tù họ.
Ngày 2-4-1984, một vụ nổ lớn dữ dội tại tháp Hồ Con Rùa ở ngã tư Duy Tân – Trần Quý Cáp thuộc khu vực nhà thờ Đức Bà quận 1 Sài Gòn.
Báo nhà nước quy kết tội phá hoại, một người trong số chủ mưu thiệt mạng và những người khác bị bắt.
Sau vụ nổ, hơn 200 văn nghệ sĩ, nhà văn, giáo sư bị bắt đi tù. Người chỉ huy, điều động bắt bớ cũng chính là họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành, bí danh Ba Trung.
Những nhân vật nổi tiếng như Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Sĩ Tế…Đặc biệt, Nhã Ca là nhà văn nữ duy nhất có tên trong danh sách “Mười Biệt Kích Cầm Bút”(BKCB) bị cầm tù trong cuộc hành quân lớn của công an Sài Gòn.
Mười “BKCB” gồm có:
Doãn Quốc Sĩ,
Dương Nghiễm Mậu,
Nhã Ca,
Phan Nhật Nam,
Thanh Tâm Tuyền,
Duyên Anh,
Khuất Duy Trác,
Hiếu Chân Nguyễn Hoạt,
Trần Ngọc Tư
và
Lý Thụy Ý.
Ban đầu, những văn nghệ sĩ miền Nam bị ghép vào tội “Gián điệp”, nhưng đến năm 1988, đổi lại thành tội “Tuyên truyền phản cách mạng”. Vụ án văn nghệ sĩ Sài Gòn được công an in thành sách, dựng thành phim mang tên “Vụ Án Hồ Con Rùa”.
Tháng 9 năm 1988, nữ sĩ Nhã Ca, chồng là nhà văn Trần Dạ Từ cùng gia đình rời VN sang Thụy Điển, nhờ sự can thiệp của Văn Bút Quốc Tế(PEN International, PEN=Poets, Essayists &Novelists)phối hợp với Ân Xá Quốc Tế và sự bảo lãnh của thủ tướng Thụy Điển Ingvar Karlsson.
Từ năm 1992, bà Nhã Ca định cư ở Cali, tiếp tục viết văn, làm báo, chủ nhiệm hệ thống Việt Báo Daily News tại Hoa Kỳ.
Thật ra, có một số bài viết được gởi ra nước ngoài.
Luật sư Triệu Quốc Mạnh, một tên VC nằm vùng tại Nha Cảnh Sát Đô Thành, với cấp bậc đại úy, được chỉ định là luật sư biện hộ cho các văn nghệ sĩ, Mạnh nói với các nạn nhân: “Các anh viết bài gởi ra nước ngoài, dù chỉ than thở nghèo đói cũng là bôi bác chế độ. Các anh làm cho họ đau lắm.
Các anh làm cho họ đau, họ bỏ tù các anh, như vậy là huề”.
Luật sư biện hộ mà nói với thân chủ của mình như thế, thì biện hộ theo cái kiểu gì đây?
3* Ớt bị thất sủng và cái chết bất đắc kỳ tử
Sau thời gian gây kinh hoàng cho giới văn nghệ sĩ, khi thiếu tướng Trần Bạch Đằng, bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý, người đở đầu cho họa sĩ Ớt bị điều ra Bắc, và Hà Nội đưa người cài vào các cơ quan miền Nam, thì Huỳnh Bá Thành mất chỗ dựa, không còn tung hoành như trước nữa.
Ớt đã từng tống tiền, bắt địa những người Hoa xin xuất cảnh ra nước ngoài, anh ta được xem như tay tổ tham nhũng, cũng giống như Năm Thạch, đại tá VC Nguyễn Văn Năm, làm giám đốc Sở công tác về người nước ngoài, số 161 đường Nguyễn Du, cấp giấy xuất cảnh cho các diện con lai, đi nước ngoài chữa bịnh và chương trình ODP, sum họp gia đình do thân nhân bảo lãnh.
Năm Thạch vốn là VC nằm vùng, làm quản lý của đoàn cải lương Thanh Minh Thanh Nga. Thạch là tay ăn hối lộ trắng trợn, nên bị Hà Nội cho người vào bắt ép phải tự tử tại nhà ở đường Công Lý, và công an mở cửa cho công chúng vào xem xác chết. Ngay sau đó, vợ con bị trục xuất ra khỏi nhà để đào bới tìm vàng chôn dấu.
Huỳnh Bá Thành bị thất sủng ngay sau khi người em đã vượt biên qua Mỹ. Anh ta đến nhậu tại nhà bạn bè và tâm sự như thế, cho biết anh muốn xin qua làm việc ở Công ty Du lịch, là nơi béo bở, có thể thu hoạch được nhiều tiền trong thời kỳ đó.
Anh ta tiết lộ về cuộc đấu trí với ông Doãn Quốc Sĩ. Ông Sĩ thấy bị động, nên làm đơn xin xuất cảnh “sang Úc”. Công an lờ đi, cho cấp xuất cảnh, cho phép được gặp phái đoàn Úc để phỏng vấn, mọi việc trơn tru. Ông Doãn Quốc Sĩ chỉ còn chờ được lên danh sách chuyến bay, xem như được thoát nạn 90%, nhưng bị Ớt vây bắt trên đường ra phi trường. Chính miệng hắn kể lại trong lúc nhậu nhẹt như thế.
Sau chuyến đi công tác qua Pháp, lý do là tổ chức màn lưới gián điệp, nhưng dư luận cho rằng có mục đích về tài chánh, như chuyển tiền ra ngoại quốc chẳng hạn. Khi về VN thì bị chết bất đắc kỳ tử, và tên đàn em thân tín, chuyên thu tiền cho sếp, là trung úy Sơn, người Quảng Nam, cũng chết với lý do mờ ám.Dư luận cho rằng Ớt bị thanh toán.
4* Họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành nằm vùng
Họa sĩ Ớt Huỳnh Bá Thành là một “cơ sở” (1 người) trụ cột của cụm điệp báo A10, mục đích chính là tác động vào thành phần thứ ba do tướng Dương Văn Minh lãnh đạo.
4.1. Việc thành lập cụm điệp báo A10
Trong Hiệp định Paris năm 1973 có vai trò của Thành Phần Thứ Ba, nên CSBV muốn nắm thành phần nầy để tác động, gây ảnh hưởng, lèo lái, đó là lý do thành lập cụm điệp báo A10. Ngoài ra, cụm A10 còn thâm nhập vào các tổ chức đối lập như Phong Trào Chống Tham Nhũng của Linh Mục Trần Hữu Thanh và Hội Ký giả, cũng như các dân biểu đối lập.
Tại căn cứ Cây Dầu ở Campuchia, Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc), và trùm tình báo VC Trần Quốc Hương (Mười Hương) quyết định cử Mười Thắng làm cụm trưởng cụm A10. Cái tên “A 10” lấy từ chữ An ninh (A)và 10 là Mười Thắng. A10 trực thuộc Ban An Ninh T4 (Sài Gòn-Gia Định)do Mai Chí Thọ phụ trách.
Trần Quốc Hương (Mười Hương)cho biết:
“Trong căn cứ, tôi thường xuyên theo dõi và nghiên cứu báo chí đối lập, nhất là tờ Điện Tín, nên biết họa sĩ Ớt có tên là Hùnh Bá Thành là một họa sĩ có tài, thông qua các biếm hoạ mà dựng lên bản chất của nhân vật.
Sau khi chỉ đạo, kiểm tra, xác minh, tôi chấp nhận đề xuất của Mười Thắng, đưa cậu Thành vào cụm A10.”
Huỳnh Bá Thành có mối quan hệ và ảnh hưởng trong giới trí thức, ký giả và các dân biểu đối lập.
Tháng 7 năm 1973, Huỳnh Bá Thành được móc nối lại trong cụm A10. Thành được kết nạp vào đảng năm 1968, nhưng do người chỉ huy bị bắt, nên mất liên lạc. Cụm A10 gồm những người trẻ, đặc biệt là cùng gốc Quảng Nam- Đà Nẳng:
Cụm trưởng: Mười Thắng, 21 tuổi
Họa sĩ Ớt: 30 tuổi, làm việc tại báo Điện Tín, do cựu đại tá, nghị sĩ Hồng Sơn Đông làm chủ nhiệm, dân biểu Hồ Ngọc Nhuận là chủ bút.
Ngô Văn Dũng, 22 tuổi, kỹ sư nông lâm súc, nằm vùng, là phụ tá của TS Nguyễn Văn Hảo, phó thủ tướng đặc trách kinh tế.
Võ Văn, 20 tuổi, hoạt động trong lõm chính trị Bảy Hiền.
Sau khi báo Điện Tín bị đóng cửa, Họa sĩ Ớt làm việc và ở ngay trong dinh Hoa Lan, nhà của Dương Văn Minh, số 58 đường Hồng Thập Tự, quận 1 Sài Gòn.
Những tên nằm vùng tại những cơ quan:
Đài phát thanh Mẹ Việt Nam thuộc Tổng cục CTCT.
Luật sư Triệu Quốc Mạnh, đại úy cảnh sát tại Nha Cảnh Sát Đô Thành (CSĐT), Mạnh được Dương Văn Minh (DVM) cử làm giám đốc Nha CSĐT.
Trung úy VC Huỳnh Ngọc Thắng nằm vùng trong văn phòng Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng Cục Tiếp Vận.
3 kỹ sư điện và điện tử tốt nghiệp Đại học Kỹ Thuật Phú Thọ, gồm Lương Mạnh Dũng, Bùi Sáu và Lê Ngọc Báu nằm vùng trong Phòng 7 TTM, thực chất là cơ quan tình báo kỹ thuật của Mỹ CDEC(Combine Document Exploitation Center). Họ đã cung cấp những tin tức vô cùng quan trọng.
4.2. Công tác của Huỳnh Bá Thành
1). Báo cáo tình hình và những nhân vật chính trị Sài Gòn
Từ ngày 14-3-1974 đến 2-1-1975, họa sĩ Ớt đã có 108 nhân vật được vẽ và bài viết trên báo, được xem như những báo cáo công khai cho cấp trên ở Cục R.
2). Kế hoạch sao chổi và Ngày Ký giả đi ăn mày
Ngày 22-9-1974, Tổng thống Thiệu thông qua một kế hoạch mang tên Sao Chổi, mục đích quét sạch VC nằm vùng và đối lập thân cộng. Đại úy Triệu Quốc Mạnh đánh cắp bản văn, chuyển qua cho Huỳnh Bá Thành (HBT).
HBT đưa nguyên văn bản kế hoạch cho các báo đối lập đăng tải phổ biến ngày 1-10-1974. Làn sóng “căm phẩn” nổi lên, ngày 10-10-1974, hàng trăm ký giả xuống đường phản đối chính quyền, lấy tên là “Ngày ký giả đi ăn mày”.
3). Tác động chống “Chính phủ Thiệu mà không có Thiệu”
Mục đích là ngăn cản Trần Văn Hương làm Tổng thống. Trong kế hoạch đưa Dương Văn Minh (DVM) lên làm tổng thống, HBT “tác động” các dân biểu đối lập, đưa ra Bản tuyên bố, chống “chính phủ Thiệu mà không có Thiệu”. Bản tuyên bố được nhóm của HBT dịch ra tiếng Anh và Pháp, trao cho ký giả ngoại quốc, trong nước, và đại diện 40 đoàn thể tham dự buổi họp báo ở Hạ Viện để tấn phong chức vụ tổng thống cho Trần Văn Hương. Cuộc biểu quyết bất thành. Trần Văn Hương từ chức, giao quyền lại cho Quốc hội.
4). Huỳnh Bá Thành ra mật khu nhận chỉ thị
Tháng 3 năm 1975, HBT đóng vai một người đi mua đất, vì sắp có hòa bình. Ăn mặc bảnh bao, áo kaki 4 túi, thuê xe máy cày đi vào mật khu Long Khánh để báo cáo và nhận chỉ thị của Mai Chí Thọ.
Huỳnh Bá Thành tên thật là Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1942 tại làng Khái Đông, huyện Hòa Vang nay là Hòa Hải quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẳng. Chết bất đắc kỳ tử năm 1993.
No comments:
Post a Comment