Lacey, my darling!
TT Thành, WA
Tôi được biêt Lacey thân yêu của tôi từ đầu năm 1992 khi vừa mới đạt chân lên đất Mỹ này. Lacey đã nồng hậu tiếp đón tôi khi tôi chân ườt chân ráo bắt đầu lại cuộc đời ở tuổi hơn bốn mươi sau nhiều bị năm tù đày khổ sai trong trại cải tạo.
Nhờ sự giúp đỡ của một người bạn trẻ tốt bụng cùng ở trại tỵ nạn Galang tên Nh., tôi đã sớm được trở lại học đường tiếp tục theo đưổi ước mơ của mình thuở nào. Ngay từ đầu Lacey đã mở cho tôi nhiều cơ hội và dịp may để có dịp hòa nhập vào cộng đồng nơi mình đang ở. Tôi được thân nhân của Nh. cho ở tạm trong gia đình để chuẩn bị cho cuộc sống ra riêng sau này. Những tín hữu của tôi ở địa phận cũng đã tới viếng thăm và ủy lạo với tấm nồng hậu chân tình. Sáu tháng sau tôi ra share phòng với Nh. và người bạn trẻ cũng ở Galang cùng tên để tiếp tục vừa đi học vừa đi làm cỏ cuối tuần với Nh. Hai anh em, cùng đi học cùng trường và cuối tuần cùng đi làm cỏ để kiếm thêm tiền tiêu xài.
Ở trường học tôi được sụ thông cảm và trợ gíúp chân thành của các giáo sư trong chương trình. Đặc biệt là bà Carol, giáo sư vể môn nghệ thuật họa đã dành cho tôi nhiều cảm tình và vẫn kéo dài mối thâm tình này mãi cho đến ngày hôm nay. Điều làm cho chúng tôi đáng nhớ là Noel nào tôi cũng có quà của bà Carol cho cả hai tôi, không thiếu một năm nào. Trong số những nơi tôi đi làm cỏ vào cuối tuần trong nhiều năm có hai ông cụ bà trước kia là cô thầy về hưu đã xem tôi như người thân và liên lạc với tôi cho đến ngày ông bà mất. Trong số khách hàng ở Lacey còn có ông bà Elliot, “Người Mẹ Hoa Kỳ” của tôi, có lòng từ tâm cho tôi về ở chung để phụ chăm sóc việc nhà cho đến ngày ông bà ra đi vĩnh viển.
Khi làm việc trợ huấn ở trường dạy cho trẻ em ngưòi da đỏ tôi cũng được nâng đở và hổ trợ trong việc làm của ông và bà hiệu trưởng cùng các thầy cô đồng ngiệp. Năm hai ngàn khi vợ tội được bảo lảnh sang, thầy cô ở trường tổ chức riêng tiếp đón nồng hậu gây thạt nhiều xúc động cho hai cúng tôi. Cũng trong tinh thần thân ái tương trợ, các tín hữu của tôi cũng đã tổ chức tiệc đón mừng và tặng chúng tôi nhiền vật kỷ niệm và một thẻ tặng gift card ba trăm đồng. Chúng tôi đã dùng cái gift card này ra chợ Fred Myer mua cái TV hiệu Philips mà chúng tôi vẫn còn xài mãi cho đến ngày hôm nay.
Lần tôi bị nằm bệnh viện vì tuyến tiền liệt bị biến chứng, bà Melissa, một tin hữu khác, đã mua những vật dụng y khoa tôi cần. Bà đến thăm và biếu một trăm đồng tiền mặt. Lùi về hơn hơn hai mươi năm về trước, khi tôi mới vừa học xong hai năm thì bà Charlotte cũng người trong họ đạo đã tặng thưởng tôi một món tiền thật là lớn để chúc mừng.
Tôi có bạn cả Việt lẫn Mỹ. Những người bạn ở Lacey của tôi là những người chân thật mà tôi rất quí mến. Lúc tôi còn độc thân ở trong khu chung cư thì ở căn dưới có anh Khánh, cựu sĩ quan trợ y, xem tôi như người em. Hai anh em thường hoà đàm với nhau rất tương đắc không khác nào như Bá Nha và Tử Kỳ. Phải công nhận anh là tay mandolin hạng cừ. Lúc nào có món gì chị Khánh nấu ngon anh đều kêu tôi xuống mang về ăn. Khi tôi đi thi quốc tịch anh đi theo tôi để yểm trợ tinh thần. Chẳng may anh mất ngày chuẩn bị dọn vào căn nhà mới… Có người tôi gọi điện thoại chuyện trò mỗi ngày như anh Tâm. Có ngưòi tôi đến nhà chơi ăn cơm trưa vào cuối tuần như anh chị Thái trước kia và mới đây là anh chị Kiệt hay lâu hơn nữa về trưóc là anh chị Tiết, anh chị Được.
Trong khu xóm tôi ở có anh Th., cưụ sĩ quan Quân Cụ, và là người thợ sửa xe kỷ lưởng, tận tâm lúc nào cũng sẵn sàng gúp tôi khi xe bị bất cứ vấn đề gì. Anh còn giúp tôi sửa chửa lặt vặt trong và ngoài nhà, thật đúng như tinh thần “nhứt cận thân, nhì cận lân”. Khu tôi ở chỉ có hơn mười căn nhà, từ bên ngoài vào là nhà của ông bà cụ Joe và Betty. Ông Joe rất nhân hậu và tốt bụng lúc nào cũng sẵn sàng giúp đở mọi người trong khu xóm. Vào muà hè mấy năm trước khi ông bà còn khỏe, tôi thường ra ngồi nói chuyện với ông trước sân nhà. Lần tôi triển lãm tranh ở trường college có mời ông đi theo dự. Mới năm rồi khi tôi bị đi cấp cứu vì cái tuyến tiền liệt trở chứng thì ông đã cấp tốc chở tôi đi thẳng đến nhà thương khi vợ tôi chưa về kịp.
Bên trái nhà tôi là vợ chồng anh Gerry, một người ít nói, rất hiền lành, từ tốn và sẵn sàng giúp ở khi tôi việc nhờ. Hai vợ chồn có hai đứa con trai, đứa lớn đi làm xa, đứa nhỏ vừa mới lấy vợ và ra ở riêng. Nathan, anh con trai lớn, tóc để dài, khỏe mạnh và tướng đẹp như một dũng sĩ Hy lạp, tính tình rất cởi mở và thân thiện. Lần nào tôi phải di chuyển những vật nặng đều sang nhờ Nathan là anh nhanh nhẩu giúp không một chút phiền hà dù là đang bận. Câu nói đầy chân tình của Nathan làm tôi ghi nhớ mãi là: “Chú đã rất thân thiện với ba tôi nên tôi không nề hà việc gì khi chú cần.” Thật là còn gì quý hơn tình láng diềng đậm đà này phải không thưa các bạn.
Bên phải tôi là nhà của ông Duanne, nhân viên bưu điện đã về hưu. Bà vợ là giáo viên chết vì bịnh cách đây đã nhiều năm. Ông này tính tình khô khan, trông bề có vẽ khó khăn nhưng thực ra ông chỉ là một người sống theo nguyên tắc. Tuy không mấy thân thiện nhưng tôi và ông vẫn chào hỏi nhau mỗi khi thấy mặt. Tôi còn nhớ có lân căn nhà mé ngoài mặt đừơng có cái tủ bán sale, tôi đã thử nhờ ông đem xe truck ra chở dùm. Ông nhận lời ngay Hiện nay ông có bà bạn gái khác và hai người thường đi chơi xa và thường nhờ tôi trông chừng dùm nhà nếu có kẻ lạ bén mảng.
Cách nhà ông Duanne một căn là nhà của anh người Cam bốt làm chung chỗ với vợ tôi. Con anh ta làm cho hảng Boeing và bỏ tiền down ra mua cho vợ chồng và mấy đứa con nhỏ của anh ở. Anh này tính tình vui vẻ, xuề xoà và giao tiếp rất rộng trong cộng đồng người Cam bốt của anh. Mỗi khi có lễ lộc hay tiệc tùng là có tới hơn hai mươi chiếc xe của bạn bè tụ đến, tưng bừng ăn lể lạc. Có lần vì quá chín giớ đêm mà nhậu nhẹt om sòm làm căn nhà người Mỹ đối diện quá đổi bực mình dọa sẽ kêu cảnh sát tới cả đám mới chịu tan hàng! Nói chung thì anh ta rất hề hà, chịu nói đùa, tán gẫu những chuyện bù khú với tôi.
Ra khỏi con đưòng trong khu tôi ở quẹo trái chạy chừng mươi phút thì thì có “con đường mang tên em” Lacey thân yêu của tôi nằm trong “khung trời đại học” của trường Saint Martin University. Tôi luôn rẽ vào con đường quen thuộc xuyên qua khuôn viên của trường vừa ít xe lại có nhiều sinh viên tản bộ - làm tôi nhớ đến hình ảnh thời mình còn đeo ba lô đến trường - để đến thư viện là nơi mà tôi thường ghé qua để đọc sách và lên mạng để tìm tòi. Ở thư viện, tôi làm quen với nhân viên Việt và Mỹ và được họ giúp đở thật nhiều trong việc mở mang thêm kiến thức nhờ máy vi tính.
Sau khi đọc sách, trả lời emails xong, nếu là thứ bảy thì tôi chạy đến chợ thực phẩm Á Đông H.P. để lấy tờ Việt Báo và tờ Người Việt N.N. ở địa phương về đọc cuối tuần, nhứt là các bài viết cùa anh N.X. Nghĩa và trang Viết về Nước Mỹ. Nếu trời tốt, tôi khóa xe đi bộ đến chợ Fred Myer các đó chừng mươi phút để mua bánh mì Pháp và hạt oatmeal cùng các loại rau quả khác. Ở Lacey còn hai chợ của người Á châu nữa cũng được với những đăc sản mà đồng bào ở điạ phương này ưa thích. Đến trưa, có khi tôi lái xe đến nhà anh chị Thái, và mới đây, nhà anh chị Kiệt để ăn trưa, chuyện vản rồi về nhà. (Rất buồn là anh Kiệt bị bạo bịnh qua đời đã hơn một năm.)
Ở kế Lacey còn có chợ Nông Gia thuộc điạ phận của thủ phủ tiểu bang là Olympia, nằm cạnh bến du thuyền đậu. Đây là một thắng cảnh thu hút các du khách từ các tiểu bang khác đến với những sản phẫm tiểu thủ công nghệ, hải nông sản điạ phương và thức ăn của nhiều nước kể cả món mì xào gỏi cuốn Việt Nam. Chợ còn có nhạc sống đủ thể loại vào cuối tuần của mùa hè.
Lacey còn là nơi mà vào tháng sáu mỗi năm, cá salmons tụ tập, chen nhau bơi ngược dòng vào các sông rạch nơi mình đã sinh nở khi xưa trong vùng để đẻ trứng rồi chết rã xác khi làm xong nhiệm vụ truyền giống thiêng liêng.
Lacey hiền hoà và rất là giản dị. Ở nơi em không có những hào nhoáng và dập dồn của một đô thị xô bồ. Đúng theo câu nói “nhỏ như cái lỗ mũi”, em rất hợp với cuộc sống trọng cuộc sống an bình của người trên tuổi sáu mươi. Cho nên “dù cho đi đó đi đây” tôi vẫn nhớ và mong mau trở lại với người em thân yêu Lacey của mình mà trên hai mươi năm rồi tôi và em đã khắn khít với nhau như hình với bóng. Do vậy mà tôi muốn nói với Lacey thân yêu của mình là:
Dung thân ở cuối cuộc đời
Lây xì (Lacey) mở rộng vòng tay đón mình.
Thành Trương
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2017
(1677)
-
▼
April
(156)
- Nhà văn Thuần Phong Ngô văn Phát và việc đặt tên đ...
- Con trai nhà báo Đạm Phong bị Việt Tân kiện tiếm d...
- 30/4 trong mắt ông Hoàng Đức Nhã Ông Hoàng Đ...
- Kim Yung-un: Miệng Dữ, Bụng Run Vi Anh Từ...
- Cảm nghĩ 30 tháng tư Hồ Chí Phèo - Sà...
- Tháng Tư, Kính Tiễn Cô Hạnh Nhơn
- ÚC CHÂU: BIÊU TÌNH QUỐC HÂN 30 THÁNG 4 NĂM 2017 ...
- 30/4 trong mắt một cựu quan chức CIA Trà Mi/VO...
- Họa sĩ giàu hay nghèo? Câu hỏi khiến người t...
- Hư Gan Bs Hồ Ngọc Minh Theo giấy kh...
- Ký giả nằm vùng Tạ Quang Khôi Tôi không biết...
- Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 Nguyễn Hữu Dõng
- Anh Bộ Đội
- Tháng Tư, Nhận và Cho Triều Phong TPN
- NHÂN KỶ NIỆM THÁNG TƯ ĐEN NĂM THỨ 42: GIỚI THIỆU...
- VIỆT TÂN CHỮA CHÁY : Cháy đâu chữa đó – Cháy đó ch...
- Tháng Tư Đen “đổi đời”, người ra đi, kẻ ở lại ...
- LỄ THƯỢNG KỲ VIỆT NAM CỘNG HÒA TẠI THỦ ĐÔ OTTAWA ...
- Tôi Đi New York Từ ngày đặt chân lên nước Mỹ...
- Paris và cà phê vỉa hè
- Từ 'loạn vỉa hè' Việt Nam nhìn sang cà phê vỉa hè ...
- Sỹ Quan Hải Quân Mỹ và Plan B Trần Du Sinh ...
- Học NHẠC (hàm thụ) cũng có thể là thú tiêu khiển ...
- Những Người Lính Cũ - Đọc để Thương để Nhớ ... ...
- Ba Tôi, Người Lính Việt Nam Cộng Hòa Hùng Biên...
- THƯ MỜITHAM GIA CUỘC BIỂU TÌNH NGÀY QUỐC HẬN 30 ...
- Lễ Truy Điệu và Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30/4/...
- ‘Chủ nghĩa xã hội Venezuela’: Chó cũng không có cứ...
- Tệ Nạn Sư Quốc Doanh Cũng nên nhắc lại trước 1975,...
- Chuông (chùa)gọi hồn ai?
- Đôi Dép Tháng Tư Nguyễn Bá Chổi Sau ngà...
- Không cần quý nhân phù trợ, bạn vẫn sẽ hạnh phúc ...
- “Ngày quốc tế đi bộ”: 15 lý do tại sao bạn nên đi ...
- Phiên bản Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ được trưng b...
- CUỘC CHIẾN GIÀNH NGÔI VỊ BÁ CHŨ ĐÃ BẮT ĐẦU Thân m...
- Biển Lửa Phan Việt Thủy Chị Tám bư...
- CÂU HỎI NHỨC NHỐI ? - Cộng Sản Liên Xô đã hy...
- Cá Và Người Cùng Đau! Phan
- 100 Ngày: Thất Bại – Thành Công? Vũ Linh
- Gìa khú đế...... Ghi chú: 1 Tháng 10 là N...
- CƯỜI CHÚT CHƠI 1- Đám ma Tám Tàng
- PHONG LAN
- Giữa Cừu và Sói Thạch Đạt Lang Con Sói chúa...
- TẠI SAO ĐẢNG CỘNG HOÀ (LR) TRUNG HỮU ĐỘC LẬP (UDI)...
- ĐỊNH MỆNH VÀ NGHIỆP QUẢ BÁC SĨ THÁI MINH TRUN...
- Thư cho người bạn già Gần ba mươi Tết rồi mà anh ...
- Trump: Tình Hình, Nhiệm Vụ Mới Vi Anh Chá...
- Sợi Tóc Đỗ Tiến Đức Lái xe vào bãi đậu, rồi tắt m...
- Người Mỹ không biết nói tiếng... Mỹ. Từ Sơn ...
- Cảnh Hòang Hôn Trên Phá Tam GiangPhá Tam Giang là ...
- Frankfurt/M, ngày 13 tháng 03 năm 2017 TÂM T...
- 8 Năm Dệt Mộng 100 Ngày Còn Lại Bao Nhiêu Vĩnh T...
- Ai Sẽ Là Đệ Nhứt Phu Nhơn Pháp? Và Vài Nét Đặc Thù...
- Tháng Tư & Những Ngày Đau Thương! Dong Trinh...
- Nhớ Người Thương Binh Angie Lộc
- CELINE NETTHAVONGS, MỘT GƯƠNG MẶT GẦN VỚI CHÚNG TA...
- "4000 người Việt tại Nam Úc ký tên kiến nghị vinh ...
- HẾT BỊNH UNG THƯ NHỜ TU THIỀN Cô Sue Dixon, một P...
- Tháng Tư nhớ Nguyên Sa April 19, 2017 Bà Ng...
- Từ Mỹ Đi Một Vòng Âu Châu Hoàng �
- Chiều Mưa Biên Giới Trong Tù Sau 18 tháng thượ...
- Phó Tổng thống Pence cảnh cáo Bắc Hàn: ‘Kiếm đã s...
- MADE IN CHINA: SỰ THẬT KINH HOÀNG !Dr. Wang BinTro...
- Thảm họa môi trường tại Việt Nam (Arsenic the sil...
- Chạy trời không khỏi .... CHỆT Như vậy là Made in...
- 'Vũ khí bí mật''Vũ khí bí mật' giúp Đức Đạt Lai Lạ...
- NHỮNG CÁNH ĐỒNG KIM CƯƠNG Những gì bạn tìm kiếm...
- LÚC NHÚC Những hình ảnh trên cho thấy sự đôn...
- DẤU HỎI DẤU NGÃ
- Tháng Tư Và Chiến Sử
- Đừng quên… Ngày QUỐC HẬN 30 Tháng 4 Nguyễn Q...
- Ảo Lại Thị Mơ Tôi chẳng biết internet c...
- Cựu Trung Tá Không Quân VNCH Hội Trưởng Hội HO Cứu...
- 8 kiểu người nhất định phải kết giao trong đời ...
- Filibuster: Mặt Trái Chính Trị Mỹ Vũ Linh ...
- Viết lách là một phương thức để giết thời gian sa...
- Ông Quỷnh Chọn Vợ Phạm Hồng Ân Từ ngày v...
- ĐÀO DUY ANH và TÔI Tôi và Đào Duy Anh biế...
- 10 nét văn hóa đặc biệt của Nhật Bản March 14, 201...
- Campuchia và Myanmar - những xứ gần ta mà khác ...
- Chai Dầu Gió Xanh Võ Quách Thị Tường Vi Tá...
- Xin người dân Việt Nam Cộng Hòa ở hải ngoại hãy cả...
- Lycée Petrus Ky 1954 Nguyễn Văn Sâm
- Thiên Nga Có Đàn Có Đôi Orchid Thanh Le
- Nhân điện khoa tự động Tôi viết bài này với mục đ...
- Ai Lấn Vĩa Hè Sài Gòn... Trương Ngọc Bảo Xuân ...
- Thế giới ăn gì vào bữa sáng? Nếu như người dâ...
- Những điều kỳ diệu ở Nhật. Nước Nhật không chỉ có ...
- 17 Bức Ảnh Rung Động Trái Tim Về Tình Thương Nhiếp...
- 10 ngôi làng đẹp như thiên đường dưới hạ giới của ...
- Chúng ta phải làm gì cho đất nước ? GS Hàn Lâm...
- Mỹ: Thả Bom 10,000 Ký Diệt ISIS Ở Afghanistan WA...
- “Đi Tây” Thời Bao Cấp Đoàn Thị Loan và ...
- Cô Gái Việt Cụt Chân Trên Đất Mỹ Năng Khiếu ...
- Hậu Quả của Giáo Dục Phóng Túng, Tả Khuynh, Cấp T...
- Lá thư Canada: Giặc Tàu Trà Lũ Canada đang ...
- Bí ẩn của thôi miên: Tài năng kinh ngạc của bậc th...
- Hoa anh đào Thành phố Macon, Georgia, Hoa Kỳ ch...
- HQ 14 và Những Tháng Cuối Của Cuộc Chiến - Phạm ...
-
▼
April
(156)
No comments:
Post a Comment