Monday, April 1, 2024

Dứa – Hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau khớp và chữa lành chấn thương thể thao 

Giá trị chữa bệnh của dứa chủ yếu là do bromelain, một loại enzyme phân giải protein. Bromelain được tìm thấy trong các chất bổ sung và chế phẩm thảo dược khác nhau.

Giá trị chữa bệnh của dứa chủ yếu là do bromelain, một loại enzyme phân giải protein. Bromelain được tìm thấy trong các chất bổ sung và chế phẩm thảo dược khác nhau.

Ngoài vị ngọt, mọng nước và thơm ngon, dứa đã được sử dụng phổ biến từ thời cổ đại để giảm bớt các vấn đề về dạ dày.

Nghịch lý thay, dứa (pineapple) không mọc trên cây thông (pine) hay cây táo (apple) - tuy nhiên, chúng được đặt tên như vậy vào thế kỷ 17 vì thuật ngữ “táo” (apple) vào thời điểm đó được áp dụng cho những loại trái cây chưa được biết đến - và nó cũng có vẻ ngoài khá giống quả thông.

Giá trị chữa bệnh của dứa chủ yếu là do bromelain, một loại enzyme phân giải protein. Bromelain được tìm thấy trong các chất bổ sung và chế phẩm thảo dược khác nhau.

Hiện nay, nó cũng đang được các nhà khoa học nghiên cứu để tìm hiểu thêm về tiềm năng của nó trong các ứng dụng y tế khác.

Lịch sử của dứa
Dứa có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Đến thế kỷ 15, các thuỷ thủ phát hiện ra rằng ăn dứa giúp giữ gìn sức khoẻ trong những chuyến hành trình dài, nhờ đó, chúng ngày càng phổ biến ở châu Âu và Ấn Độ.

Ngày nay, 100 giống dứa khác nhau được bán trên toàn thế giới, chủ yếu từ Costa Rica, Brazil, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ.

Lợi ích của dứa
Các hợp chất của dứa đem lại một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, giúp duy trì sự cân bằng axit-bazơ của cơ thể và giảm nguy cơ viêm mãn tính.

Chất quan trọng nhất trong dứa là enzyme bromelain. Là một enzyme phân giải protein, nó giúp phá vỡ các phân tử protein trong thực phẩm để hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn. Đặc tính này còn có những tác dụng có lợi khác trong cơ thể.

1. Trái tim
Dứa chứa chất xơ và kali - cả hai đều giúp duy trì sức khỏe tim mạch bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Kali rất quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp và chất xơ giúp giảm mức cholesterol.

Chất chống oxy hóa của dứa là flavonoid và hợp chất phenolic, giúp giảm viêm và tổn thương do các gốc tự do gây ra.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên chuột cho thấy những chất chống oxy hóa này có thể có tác dụng bảo vệ tim bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa và viêm ở tim.

2. Não
Hàm lượng đồng trong dứa có thể giúp duy trì các đường dẫn thần kinh trong não, từ đó cải thiện chức năng nhận thức.

Một nghiên cứu năm 2017 ở Iran cho thấy nước ép dứa ảnh hưởng tích cực đến khả năng nhận thức của những con chuột bị suy giảm trí nhớ trong việc nhận biết đồ vật. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng dứa có khả năng điều trị một số rối loạn nhận thức, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.

Dứa có thể giúp ích cho sức khỏe tâm thần bằng cách giảm lo lắng và cải thiện tâm trạng nhờ có tryptophan và magie. Cả hai đều được biết là có tác dụng làm tăng sản xuất serotonin của cơ thể, chất giúp cải thiện tâm trạng.

Những người bị trầm cảm và lo lắng có thể bổ sung dứa vào chế độ ăn hàng ngày.

3. Bệnh ung thư
Ung thư là một căn bệnh mãn tính đặc trưng bởi sự tăng trưởng tế bào không kiểm soát được. Sự tiến triển của nó có liên quan đến stress oxy hóa và viêm mãn tính.

Dứa chứa các hợp chất chống ung thư, bao gồm quercetin, beta-carotene, bromelain và vitamin C, được biết đến với tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và trung hòa các gốc tự do có hại, do đó giảm thiểu căng thẳng oxy hóa và giảm viêm.

Ngoài ra, bromelain đã được chứng minh là làm giảm sự phát triển của khối u, gây chết tế bào và giảm viêm.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy bromelain ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú và một nghiên cứu khác cho thấy nó ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục thử nghiệm đặc tính chống ung thư của dứa. Một số trung tâm ung thư thậm chí còn đưa dứa vào chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân.

4. Tiêu hóa
Bromelain, enzyme tiêu hóa chính trong dứa, lần đầu tiên được xác định vào năm 1891 và đã được sử dụng như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống để điều trị chứng khó chịu và viêm dạ dày suốt hơn 50 năm.

Tám chất phân giải protein hiện đã được phân lập từ bromelain. Liệu pháp Bromelain được sử dụng cho những bệnh nhân suy tuyến tụy không thể sản xuất đủ enzyme tiêu hóa.

Bromelain không chỉ giúp tiêu hóa protein trong thức ăn mà chất xơ trong dứa còn góp phần tăng cường khả năng vận động của ruột và đào thải lành mạnh.

5. Các chấn thương trong thể thao
Nhờ tác dụng chống viêm, đặc biệt là trên cơ, khớp và mô mềm, bromelain được sử dụng để điều trị chấn thương và sưng tấy khi chơi thể thao.

Một nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng bromelain dùng cho võ sĩ quyền Anh “làm sạch hoàn toàn mọi vết bầm tím trên mặt và các khối máu tụ ở hốc mắt, môi, tai, ngực và cánh tay trong bốn ngày”.

Magie trong dứa rất tốt cho việc giảm đau cơ và mệt mỏi.

6. Viêm khớp
Một đánh giá của các tài liệu khoa học cho thấy bromelain có thể là phương pháp điều trị thay thế an toàn hơn cho bệnh viêm xương khớp “do đặc tính chống viêm và giảm đau của nó”.

Một nghiên cứu cho thấy những người bị viêm khớp lưng dưới được hưởng lợi từ việc bổ sung bromelain nhiều như thuốc giảm đau thông thường.

7. Da
Bước quan trọng đầu tiên trong quá trình chăm sóc vết bỏng hoặc vết thương là đảm bảo vùng da đó được điều trị trước khi xảy ra các biến chứng toàn thân như viêm và nhiễm trùng.

Gel Bromelain thường được sử dụng để loại bỏ càng nhiều vùng da bị tổn thương càng tốt để tế bào có thể tái phát triển với ít sẹo nhất.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain có thể làm giảm viêm, sưng, bầm tím và đau sau phẫu thuật. Bromelain cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau sau phẫu thuật nha chu.

Nhiều loại mỹ phẩm bôi ngoài da có chứa bromelain vì đặc tính tẩy da chết và khả năng loại bỏ các mô bị tổn thương.

8. Sức khỏe tình dục
Mặc dù các nghiên cứu khoa học cụ thể còn rất ít nhưng nhiều chuyên gia sức khỏe tình dục tin rằng dinh dưỡng và các đặc tính đã biết của dứa có thể cải thiện sức khỏe tình dục.

Nhiều lợi ích của bromelain được cho là giúp tăng cường ham muốn và chức năng tình dục, tăng sức chịu đựng và năng lượng, đồng thời cải thiện khả năng sinh sản.

Dinh dưỡng
Dứa có nhiều chất xơ, ít calo, không chứa chất béo, đồng thời cũng có nhiều khoáng chất và vitamin.

Cảnh báo về dứa
Ăn dứa có thể dẫn đến phản ứng dị ứng, bao gồm ngứa, sưng tấy, ngứa ran ở miệng và cổ họng.

Tính axit trong nước ép dứa có thể gây ợ chua hoặc trào ngược axit ở một số người.

Tiêu thụ quá nhiều dứa có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Bromelain có thể tương tác với một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu và thuốc chống co giật.

Theo Sandra Cesca
Nhật Duy

Sandra Cesca là một nhà văn và nhiếp ảnh gia tự do tập trung vào sức khỏe toàn diện, sức khỏe, thực phẩm hữu cơ, lối sống lành mạnh và chăm sóc y tế toàn diện. Nền tảng của cô ấy bao gồm y học đối chứng, liệu pháp tự nhiên, vi lượng đồng căn, canh tác hữu cơ và sinh học, và thực hành yoga.


Trà xanh

Trà xanh có hiệu quả xuất sắc trong hạ huyết áp, uống bao nhiêu tách trà xanh mỗi ngày là hiệu quả nhất? Ngoài ra còn có một loại trà chứa hàm lượng polyphenol cao gấp 10 lần.

Uống nửa cốc trà xanh mỗi ngày có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch, huyết khối não, đau tim và đột quỵ. Nghiên cứu phát hiện trà xanh có khả năng thư giãn động mạch và thúc đẩy lưu thông máu ở một mức độ nhất định. Vậy nên uống bao nhiêu tách trà xanh mỗi ngày để hạ huyết áp? Loại trà xanh nào hiệu quả nhất? Làm thế nào để chọn trà xanh chất lượng cao?

Sau nước, trà là đồ uống được tiêu thụ nhiều thứ hai trên thế giới. Và uống trà xanh chất lượng cao là một phương pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe tim mạch và hạ huyết áp một cách tự nhiên. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong số một trên thế giới, mà cao huyết áp lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tim mạch, tạo thành gần 7 triệu ca tử vong mỗi năm. Gần 50% bệnh tim thiếu máu cục bộ và 60% đột quỵ có liên quan đến tăng huyết áp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Đồng Tế ở Trung Quốc chỉ ra rằng, chỉ cần làm huyết áp hạ thấp một chút cũng có thể làm giảm thiểu nguy cơ phát bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Vì vậy, trà xanh giúp hạ huyết áp có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Polyphenol không chỉ được biết đến với hiệu quả kháng viêm và chống oxy hóa mà còn tham gia vào nhiều quá trình sinh lý, bao gồm hoạt động của enzyme, tăng sinh tế bào, đường truyền tín hiệu, v.v. Trước mắt đã giám định ra hơn 8.000 loại polyphenol; tiêu thụ thực phẩm và đồ uống giàu polyphenol có thể giúp bảo vệ chống lại các bệnh cấp tính và mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa thần kinh, ung thư, tiểu đường loại 2 và chứng béo phì.

Trong số hơn 8.000 polyphenol đã biết, hơn 4.000 thuộc nhóm flavonoid. Trong số đó, ưu trà tố (Eucalyptin) có hàm lượng phong phú trong trà xanh là một trong số chúng.

Trà xanh rất giàu nhiều loại polyphenol có lợi, bao gồm EGCG, epigallate, ưu trà tố và biểu ưu trà tố. Polyphenol không chỉ giúp cây chống lại tia UV và mầm bệnh, mà còn ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa và thích nghi với khí hậu khắc nghiệt.

Ưu trà tố có đặc tính chống ung thư có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, vú, thực quản, dạ dày, gan và tuyến tiền liệt, cũng như các đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Leeds và Đại học Lancaster phát hiện, EGCG trong trà xanh có thể ngăn ngừa bệnh tim và làm tan mảng bám trong động mạch. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng hợp chất này cũng có thể ức chế sự hình thành các mảng amyloid-beta trong não liên quan đến bệnh Alzheimer.

Khi nói đến huyết áp, polyphenol trong trà xanh có thể giúp hạ huyết áp theo một số cách. EGCG có thể giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, cục máu đông não, đau tim và đột quỵ, một phần vì nó làm thư giãn mạch máu động mạch và cải thiện lưu lượng máu.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Đồng Tế giải thích dựa trên kết quả nghiên cứu thể ngoại, rằng ưu trà tố trong trà xanh có thể phát huy tác dụng bảo vệ tim thông qua nhiều loại cơ chế, bao gồm tác dụng ức chế oxy hóa, ức chế chứng viêm mạch máu và hình thành huyết khối, đồng thời cải thiện rối loạn chức năng tế bào nội bì. Các nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng ưu trà tố của trà xanh có thể ảnh hưởng đến việc sản sinh oxit nitric và thư giãn mạch máu, từ đó cải thiện rối loạn chức năng tế bào nội bì và cao huyết áp ở loài động vật gặm nhấm.

Nghiên cứu tác dụng kháng viêm, thư giãn mạch máu, hạ huyết áp của trà xanh

Một phân tích tổng hợp gồm 24 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chiếu giả dược đã đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung trà xanh đối với huyết áp. Nghiên cứu phát hiện, dùng hoặc uống trà xanh (bất luận là uống trà xanh hay dùng matcha trà xanh) trong hai tuần trở lên có thể làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và tâm trương.

Những lợi ích này có thể đặc biệt có ý nghĩa ở những người bị cao huyết áp tiền kỳ, cao huyết áp hoặc các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch khác. Các tác giả nghiên cứu tin rằng lợi ích của việc hạ huyết áp có liên quan đến nhiều loại hoạt tính sinh vật của ưu trà tố trà xanh, bao gồm:

• Tăng nồng độ oxit nitric trong huyết tương có thể ức chế các cytokine tiền viêm và kết tập tiểu cầu, đồng thời cải thiện rối loạn chức năng nội bì. Khi bị rối loạn chức năng nội bì, các mạch máu lớn trên bề mặt tim biến trở nên hẹp hơn thay vì phình ra.

• Tác dụng kháng viêm, bao gồm ức chế các yếu tố gây viêm như cytokine, yếu tố hạt nhân-κB và các phân tử bám dính.

• Ức chế phản ứng co mạch, từ đó khiến mạch được thư giãn, làm huyết áp hạ.

Phân tích tổng hợp bao gồm 25 thử nghiệm đối chiếu ngẫu nhiên nói trên cũng kết luận rằng uống trà lâu dài – được xác định là 12 tuần trở lên – có thể cải thiện đáng kể huyết áp. Trà xanh làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu ở mức 2,1mmHg, và huyết áp tâm trương ở mức 1,7mmHg. Mặc dù trà đen cũng có tác dụng hạ huyết áp, nhưng tác dụng của trà xanh rõ ràng hơn.

Một phân tích phân nhóm những người uống trà trong hơn 12 tuần cho thấy huyết áp tâm thu giảm 2,6mmHg, căn cứ theo nghiên cứu, điều này có thể làm “giảm 8% nguy cơ đột quỵ, giảm 5% tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành và giảm 4% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân” xét trên tầng diện nhóm người. Những ảnh hưởng sâu sắc này cần được xem xét cẩn thận, vì việc điều tiết chế độ ăn uống có tiềm lực điều tiết nguy cơ phát bệnh tim mạch (CVD).

Nhóm nghiên cứu cho rằng những lợi ích này có thể không chỉ do gia tăng tính khả dụng sinh vật của oxit nitric, mà họ cũng chỉ ra, hiệu quả hạ huyết áp của trà có khả năng liên quan đến đặc tính chống oxy hóa và tác dụng bảo vệ nội bì mạch máu của nó. Trà và các chất flavonoid của nó có thể thông qua việc loại trừ oxy và nitơ hoạt tình, và phức chất hóa các ion kim loại quá độ có hoạt tính hoàn nguyên, phát huy tác dụng như chất chống oxy hoá.

Uống trà đã được báo cáo là có nhiều lợi ích khác nhau đối với chức năng mạch máu, chẳng hạn như tác dụng kháng viêm, kháng tiểu cầu và chống tăng sinh. Do đó, những tác dụng này cũng có thể là cơ chế tiềm tại giúp trà có thể hạ huyết áp.

Bạn có thể uống bao nhiêu trà xanh mỗi ngày để giảm huyết áp?
Các nghiên cứu cho thấy nhiều kết quả khác nhau về lượng trà thích hợp để uống cho sức khỏe tim mạch và huyết áp. Trong số những người trưởng thành ở Nhật Bản, một nghiên cứu cho thấy uống 3-5 tách trà xanh mỗi ngày giúp giảm 41% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch so với những người không uống trà xanh.

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những người uống bảy tách trà xanh trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 62%, nếu họ có tiền sử phát bệnh tim thì nguy cơ thấp hơn 53%.

Trong khi đó, ở những người bị huyết áp cao, uống 5 đến 6 tách trà xanh mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, và đối với những người có huyết áp bình thường hoặc lý tưởng, 1 đến 2 tách trà xanh mỗi ngày cũng có lợi ích tương tự.

Một nghiên cứu với hơn 40.000 người Nhật Bản cho thấy những người uống hơn hai tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch thấp hơn tới 33% so với những người uống ít hơn nửa tách mỗi ngày.

Một nghiên cứu khác chỉ ra, uống 120 đến 599ml (khoảng 0,5 đến 2,5 cốc) trà xanh mỗi ngày trong hơn một năm có thể giảm 46% nguy cơ tăng huyết áp, trong khi những người uống nhiều hơn 2,5 cốc mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh này thấp hơn 65%, ngược lại, những người uống ít hơn 0,5 cốc mỗi ngày có nguy cơ cao hơn.

Tuy nhiên, một số bác sĩ chỉ ra, khi uống trà xanh nên chú ý, trà xanh pha quá đậm có thể không thích hợp, nên bạn cần lưu ý.

Làm thế nào để chọn trà xanh ưu chất?

● Chọn trà xanh ít qua chế biến nhất có thể
Trà xanh là một trong những loại trà ít được chế biến nhất, do đó chứa lượng EGCG và chất chống oxy hóa cao hơn. Trà xanh không chỉ là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời mà còn rất giàu vitamin A, D, E, C, B, B5, H và K, cũng như mangan và các khoáng chất có lợi khác như kẽm, crom và selen.

● Matcha có hàm lượng polyphenol cao nhất
Matcha chứa các hợp chất hoạt tính sinh học và polyphenol nhiều gấp 10 lần so với trà xanh truyền thống vì bạn đang uống cả bột lá trà xay. Tuy nhiên, xét về hàm lượng EGCG, nghiên cứu cho thấy uống matcha chứa lượng EGCG cao gấp 137 lần so với uống một loại trà xanh phổ biến khác là trà búp. Matcha tồn tại ở dạng bột, không giống như các loại trà khác cần pha và lọc, nó có thể được trực tiếp thêm nước vào.

● Chọn trà xanh có màu xanh thuần chính
Một đặc điểm rõ ràng của trà xanh chất lượng cao là màu xanh của nó. Nếu trà xanh của bạn có màu nâu thay vì màu xanh lá cây, có thể là do quá trình oxy hóa đã xảy ra, có thể làm hỏng hoặc phá hủy nhiều hợp chất quý giá của nó.

● Trà xanh + nước cốt chanh
Để tăng cường lợi ích của trà xanh, hãy thêm một ít nước cốt chanh vào trà. Nghiên cứu trước đây đã xác nhận rằng vitamin C có thể làm tăng đáng kể lượng nhi trà tố Catechin được cơ thể hấp thụ. Trên thực tế, nước ép cam quýt có thể làm tăng lượng nhi trà tố Catechin khả dụng lên hơn gấp 5 lần, cho phép 80% nhi trà tố trong trà bảo trì tính khả dụng sinh học.

● Chọn trà lá rời lý tưởng hơn trà túi lọc, vì nguyên liệu làm trà túi lọc có thể chứa polypropylen chịu nhiệt khiến túi trà không bị vỡ khi gặp nước nóng. Điều này có nghĩa là có thể có những mảnh nhựa nhỏ trong đồ uống của bạn.

Túi trà giấy được xử lý bằng epichlorohydrin, một loại hóa chất dùng để ngăn túi trà bị rách nhưng được coi là chất có khả năng gây ung thư cho con người. Epichlorohydrin sẽ được chuyển hóa thành 3-MCPD trong nước, đây cũng là chất có thể gây ung thư.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng lượng epichlorohydrin hấp thụ hàng ngày của những người uống trà sử dụng túi trà cao hơn 55,37 lần so với những người sử dụng trà lá. Rửa túi trà và ngâm chúng trong vòng chưa đầy hai phút có thể làm giảm một số rủi ro, nhưng chọn trà lá rời hoặc bột matcha là lựa chọn khỏe mạnh hơn.

Công dụng khác của trà xanh: kiểm soát lượng đường trong máu, chống ung thư, chống oxy hóa

Cây trà (Camellia sinensis) đã được sử dụng làm thuốc từ thời cổ đại, và các hợp chất polyphenolic của nó có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose và truyền tín hiệu insulin, cùng nhiều lợi ích khác. Trà, đặc biệt là trà xanh, có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ, tiểu đường và trầm cảm, đồng thời giúp cải thiện tình trạng béo bụng và lượng đường trong máu.

Trong các nghiên cứu trên động vật, nhi trà tố Catechin hỗ trợ cân bằng glucoza và chữa lành vết thương ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nhi trà tố còn có thể làm giảm tình trạng kháng insulin, ức chế áp lực oxy hóa và điều tiết chức năng của ty thể.

Một phân tích tổng hợp bao gồm 17 thử nghiệm lâm sàng cho thấy uống trà xanh có thể làm giảm đường huyết lúc đói, HbA1c và mức insulin lúc đói ở bệnh nhân béo phì, tiểu đường loại 2 hoặc tăng huyết áp. Trà xanh cũng có thể sản sinh ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường thông qua tác dụng của nó đối với các yếu tố như adiponectin.

Adiponectin là nguyên tố then chốt trong mối liên quan giữa béo phì, kháng insulin và chứng viêm, nồng độ của nó tỷ lệ nghịch với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở các nhóm dân tộc khác nhau. Phân tích chỉ ra, trà xanh có thể làm tăng nồng độ adiponectin ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu cũng phát hiện, nhi trà tố catechin trong trà xanh có thể tích cực điều chỉnh hoạt tính hoặc biểu hiện của nhiều thụ thể và enzyme liên quan đến sự hấp thụ, trao đổi chất, vận chuyển và tổng hợp carbohydrate.

Trà xanh và các thành phần của nó có tác dụng tích cực trong việc cải thiện một số chỉ số sinh lý ở bệnh nhân tiểu đường, bao gồm cân nặng, chỉ số thể chất, lượng mỡ và chất béo trong cơ thể, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ngoài lợi ích cho bệnh tiểu đường, các hợp chất này còn có đặc tính chống ung thư, có thể giúp ngăn ngừa nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, vú, thực quản, dạ dày, gan và tuyến tiền liệt, đồng thời có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.

Kết luận
Trà xanh có nguồn gốc từ thực vật họ sơn trà, là lá của cây trà, chứa nhiều hợp chất polyphenolic có lợi, bao gồm các hợp chất catechin như EGCG, epicatechin Gallate, epigallocatechin và epicatechin.

• EGCG giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, huyết khối não, đau tim và đột quỵ vì nó làm thư giãn động mạch và có khả năng thúc đẩy lưu lượng máu.

• Tiêu thụ liên tục trà xanh, dù là uống trà xanh hay chiết xuất trà xanh trong hơn hai tuần có thể làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và tâm trương.

• Một phân tích tổng hợp gồm 25 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy uống trà lâu dài trong 12 tuần trở lên có thể cải thiện đáng kể huyết áp.

• Uống khoảng 0,5 đến 2,5 tách trà xanh mỗi ngày trong ít nhất một năm giúp giảm 46% nguy cơ huyết áp cao, trong khi những người uống trên 2,5 tách trà giảm nguy cơ 65%.

Hương Thảo biên dịch

No comments:

Blog Archive