Nguyễn Thị Bé Bảy
Là người Việt ty nạn cộng sản sau 30/4/1975 và sống ở Hoa Kỳ 41 năm, nhưng phải đợi đến cuộc bầu cử Tổng Thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc, người viết bài này mới hiểu rõ hơn về những vấn đề có liên quan đến ty nạn và di dân.
Có thể nói, cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45 là cuộc bầu cử vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Mỹ Quốc với một ứng cử viên không giống ai là Donald Trump. Ông Donald Trump đã bỏ qua tất cả các nguyên tắc hành xử truyền thống và những lề luật "phải đạo chính trị" của các chính trị gia chuyên nghiệp, từ lúc ông mới bắt đầu cuộc tranh cử cho đến khi ông được đắc cử.
Sau khi đắc cử, chỉ trong vòng 8 ngày nhậm chức, TT Trump đã làm cho Hoa Kỳ cũng như cả thế giới phát sốt lên vì lề lối làm việc của ông. Ông đã ký một loạt những sắc lệnh để thực hiện những điều mà ông đã hứa với cử tri trong lúc tranh cử. Giới truyền thông mô tả là trong 8 ngày, ông đã dọn dẹp gần hết những di sản của người tiền nhiệm Obama đã làm trong 8 năm, trong đó có di sản lớn nhất và hãnh diện nhất của TT Barack Obama là Obamacare. Vấn đề thứ hai là đảo ngược chính sách về di dân của Obama, qua sắc lệnh tạm thời không tiếp nhận di dân từ 7 quốc gia Trung Đông được ký ban hành vào ngày 27/1/2017.
Khi sắc lệnh này vừa ban hành, lập tức 2 tiểu bang Washington và Minnesota nộp đơn kiện chính phủ Trump và nhiều cuộc biểu tình chống đối nổi lên từ nhiều nơi trong nước Mỹ và ngay cả một số quốc gia ở Âu Châu.
(Có người thắc mắc: biểu tình tại nội địa Hoa Kỳ thì có thể hiểu được, nhưng Âu Châu thì mắc mớ gì mà lại biểu tình chống sắc lệnh di dân của ông Trump? Câu trả lời, nằm ở đây: các quốc gia Âu Châu đang bị kẹt về nạn di dân Hồi Giáo, việc Hoa Kỳ xiết chặt việc thu nhận di dân khiến Âu Châu sẽ đối diện với cái nạn này càng ngày càng lớn hơn và phức tạp hơn, nhưng nếu Hoa Kỳ mở cửa, thì gánh nặng di dân của Âu Châu được chia sẻ.)
Thật ra, sự chống đối này đã bộc phát trước khi TT Trump ban hành sắc lệnh, dẫn đầu là Thị Trưởng các "santuary cities" là Chicago, San Francisco và New York City.
Vậy "Santuary Cities" là gì? Dịch nghĩa đúng với thực tế, "santuary cities" là "thánh địa của di dân nhập cư vào Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp", nói nôm na là những nơi che chở, bảo vệ dân nhập cư lậu.
Tại những nơi này, di dân lậu được bảo vệ, không bị chi phối bởi luật di trú của chính quyền liên bang, cảnh sát ở đây không được phép xét hỏi giấy tờ hay tra cứu về tình trạng hợp pháp hay không hợp pháp của những người nhập cư lậu.
Trong nhiều trường hợp, những di dân lậu nhận được sự bảo vệ còn tích cực và chu đáo hơn so với cư dân bản xứ. Có trường hợp dân cư bản xứ là nạn nhân của tội ác do di dân lậu gây ra, nhưng thủ phạm được nhà chức trách bảo vệ tối đa, trong khi nạn nhân gánh chịu mọi hậu quả kể cả cái chết! Quý vị sẽ nghĩ rằng, làm gì có chuyện phi lý như thế trên đất Mỹ này? Nhưng đó là sự thật.
Quý vị sẽ còn ngỡ ngàng hơn nữa nếu biết rằng trên lãnh thổ Hoa Kỳ hiện nay có trên 300 "thánh địa" bảo vệ di dân bất hợp pháp, đó là các thành phố và quận hạt tại các tiểu bang sau đây:
Arzona: 1, California: 18, Colorado: 16, Connecticut: 14, Florida: 7, Georgia: 1, Illinois: 7, Iowa: 23, Kansas: 6, Kentucky: 4, Louisiana: 2, Mainne: 1, Maryland: 3, Massachsetts: 9, Minesota: 4, Nebraska: 4, Nevada: 2, New Jersey: 6, New Mexico: 8, New York: 8, North Dakota: 2, Oregon: 31, Pennsylvania: 19, Rhode Island: 1, Texas: 2, Vermont: 2, Virginia: 2, Washington: 26, Washington DC, Wisconsin: 1
Trong vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, những "thánh địa" ấy là: Washington DC, Arlington County, Chesterfield County (VA), Baltimore City, Montgomerry County, Prince George's County (MD)
Phong trào "thánh địa che chở di dân bất hợp pháp" này đã lan rộng với chính sách mở cửa biên giới dưới thời TT Obama, chính quyền tại các nơi này ngăn trở việc áp dụng luật lệ di dân của chính quyền liên bang, thả lỏng những can phạm tại địa phương bị bắt giữ bởi cơ quan ICE (Immigrant and Customs Enforcement) đang chờ ngày trục xuất.
Theo tài liệu vào năm 2015 của Bộ Nội An, (Department of Homeland Security), tại Hoa Kỳ có đến 340 thánh địa bảo vệ di dân lậu, trung bình mỗi tháng thả ra 1000 can phạm tội ác xuất thân là di dân bất hợp pháp.
Tài liệu của cơ quan ICE cho biết, từ tháng 1 cho đến 30 tháng 10 năm 2014, có 9.295 tội phạm đang chờ trục xuất, nhưng nhà chức trách tại 340 địa phương nơi có chính sách bảo vệ di dân lậu đã thả bọn này ra, trong đó có 600 tên tội phạm được thả ra ít nhất là 2 lần.
Trong số những tội phạm này, 5.947 tên có thành tích từng gây tội ác , 58% đã từng bị kết án, 37% bị kết án với tội trọng và 5% là những tên đã phạm rất nhiều tội.
Một con số đáng báo động là có 2.320 tên tội phạm được thả ra trong thời gian đang bị thụ hình về những tội trạng của chúng, mà trường hợp điển hình là tội phạm Victor Aureliano Hernandez Ramirez. Tên này bị bắt giam tại nhà tù Santa Barbara vào tháng 5 năm 2014 về tội tấn công người khác. Cơ quan ICE ban hành lệnh trục xuất, nhưng Santa Barbara Sherriff không tuân theo lệnh trục xuất này mà thả đương sự ra, dựa theo luật bảo vệ di dân bất hợp pháp của tiểu bang California ban hành vào tháng 1 năm 2014. Đến tháng 7 năm 2015, tên tội phạm này hãm hiếp và đánh đập tàn nhẩn một phụ nữ 64 tuổi tên Marilyn Pharis ở Santa Maria, California và 8 ngày sau thì nạn nhân qua đời.
Thường thì cơ quan ICE không thể nào bắt lại được hết những tội phạm đã được nhà chức trách tại các địa phương có chính sách bảo vệ di dân bất hợp pháp thả ra. Vào năm 2014, có 6.460 tên tội phạm được thả ra vẫn tại đào, trong đó có một tên rất tàn ác tên là Francisco Javier Chavez.
Vào tháng 8 năm 2015, Francisco Javier Chevez đánh đập đứa con riêng của bạn gái. Con bé mới 2 tuổi bị đánh đến gảy chân và gảy cả hai tay. Tên này có thành tích phạm nhiều tội ác, trong đó có tội buôn bán ma túy, say rượu trong lúc lái xe và đã từng bị trục xuất. Tuy nhiên, khi cơ quan ICE có lệnh giam giữ, thì Sở Cảnh Sát San Luis Obispo County Sherriff thả tên này ra sau khi hắn đóng tiền thế chân tại ngoại hầu tra. (bail).
Cũng theo tài liệu của ICE, khi nhà tù tại địa phương không chịu giữ tội phạm mà thả chúng ra, thì cơ quan ICE phải điều động nhân viên của chính họ để bắt lại những tên tội phạm ấy. Công việc này vừa tốn kém, vừa nguy hiểm lại vừa gây xáo trộn cộng đồng.
Thí dụ, có một tên tội phạm có xuất xứ là di dân lậu bị ICE bắt được và giải giao về nhà tù địa phương, nhưng nhà tù địa phương không chịu giam giữ vì chính sách bảo vệ di dân bất hợp pháp nên thả tên tội phạm này ra. Việc đầu tiên là nhân viên của ICE phải điều tra để xem tên tội phạm ấy đang ở đâu và làm thủ tục giấy tờ với ít nhất là 2 nhân viên với một công xa. Sau khi tìm đợc nơi ẩn náu của tội phạm, phải trở về xin phép và chữ ký của thượng cấp và trở lại chỗ ấy để chờ tên tội phạm ra khỏi nhà, đôi khi xảy ra việc đuổi bắt làm phiền dân cư chung quanh.
Thử mường tượng cơ quan ICE phải xử trí với hàng ngàn tên tội phạm như thế để thấy sự tốn kém, nguy hiểm và khó khăn biết bao nhiêu!
Trước tình trạng tréo cẳng ngổng về việc thực thi luật pháp giữa chính quyền liên bang và nhà chức trách địa phương như vừa kể, liệu người dân có được an toàn và thật sự là được luật pháp bảo vệ không? Và tình trạng này phải được giải quyết như thế nào?
Xin thưa, giải pháp là sự phối hợp giữa Lập Pháp và Hành Pháp như bài viết dưới đây:
Trước kia, vào năm 2015, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà thuộc tiểu bang Louisiana David Vitter đã đưa ra một Dự Luật nhằm ngăn chận sự phát triển của các thánh địa bảo vệ di dân bất hợp pháp, nhưng đã bị các TNS Dân Chủ bỏ phiếu chống. Mặc dù Dự Luật đạt được đa số phiếu 54/45, nhưng vẫn chưa đủ sỉ số 60, nên đã bị chìm xuồng.
Rất nhiều lần, các nhà lập pháp Cộng Hòa đề nghị những Dự Luật và biện pháp để luật lệ liên bang được thực thi nhằm bảo vệ công dân Hoa Kỳ, nhưng vô vọng trước sự chống đối của những nhà lập pháp Dân Chủ.
Tuy nhiên, hãy hy vọng rằng tình trạng bảo vệ di dân bất hợp pháp sẽ dần dần được giải quyết theo tinh thần của bài viết thượng dẫn, chúng tôi xin tóm lược:
Cách đây một năm rưởi, một cư dân California là bà Kate Steinle bị giết tại San Francisco. San Francisco từ lâu đã nổi tiếng là một thành phố phóng túng, là thánh địa che chở những di dân bất hợp pháp. Kẻ sát nhân là một tên tội phạm di dân bất hợp pháp, đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ 5 lần nhưng vẫn trở lại San Francisco một cách rất dễ dàng vì nhà chức trách sở tại hoàn toàn không làm gì đối với tên tội phạm này.
Nhưng Dân Biểu John Culberson tiểu bang Texas là Chủ Tịch Tiểu Ban Thuơng Mại&Tư Pháp& Khoa Học tại Hạ Viện đã có biện pháp. Được biết, Tiểu Ban này có nhiệm vụ buộc Bộ Tư Pháp phải thực thi các luật lệ liên bang đã có sẵn về di dân bất hợp pháp.
Trong cương vị chủ tịch tiểu ban nói trên, dân biểu Culberson có quyền quyết định ngân khoản yểm trợ đến các cơ quan tư pháp địa phương. Do đó, bắt đầu từ tháng 2 năm 2015, dân biểu Culberson áp lực Bộ Tư Pháp phải có hành động, nếu không sẽ mất ngân khoản yểm trợ.
Hậu thuẩn cho Dân Biểu Culberson là đạo luật " Illegal Immigration Reform and Immigrant Responsibility Act" được Quốc Hội Liên Bang thông qua vào năm 1996, trong đó Điều Khoản 8 U.S.C. 1373 ấn định: không có bất cứ tiểu bang hoặc địa phương nào được ngăn trở nhân viên công lực của họ đối thoại với nhân viên thẩm quyền liên bang về các dữ kiện liên quan đến tình trạng di trú hoặc tình trạng quốc tịch của các cá nhân.
Đó là lý do mà chúng ta nghe và thấy TT Trump rất mạnh miệng và cương quyết khi tuyên bố sẽ cắt ngân khoản yểm trợ các địa phương không thực thi luật lệ của liên bang đối với di dân bất hợp pháp.
Hy vọng trong tưong lai, dưới nhhiệm kỳ của TT Donald Trump, các thánh địa dành cho di dân bất hợp pháp sẽ từ từ biến mất và các cư dân Hoa Kỳ sẽ được luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ chặt chẽ, thay vì luật pháp Hoa Kỳ lại đi bảo vệ các tội phạm xuất thân là những di dân bất hợp pháp.
Nguyễn Thị Bé Bảy,
Tháng 2 năm 2017.
********
- Tài liệu tham khảo: Center for Immigration Studies
- Theo định nghĩa của Wikipedia: In the United States and Canada, a sanctuary city is a municipality that has adopted a policy of protecting illegal immigrants by not prosecuting them for violating federal immigration laws in the country in which they are now living. Such a policy can be set out expressly in a law (de jure) or observed only in practice (de facto). The term applies generally to cities that do not use municipal funds or resources to enforce national immigration laws, and usually forbid police or municipal employees to inquire about a person's immigration status. The designation has no precise legal meaning.[1][2]
No comments:
Post a Comment