Monday, February 27, 2017

Nhóm người đứng sau những chống đối tại Tòa Thị Sảnh có móc nối với Clinton và Soros

(Photo by Stephen Maturen/Getty Images)
Một nhóm người đứng lên chống đối các cuộc nói chuyện với dân của các đảng viên Cng Hòa tại sảnh đường thành phố, đã được thành lập bởi một cựu nhân viên tham mưu của Hillary Clinton và có móc nối với tỷ phú George Soros của phe phóng túng.
Kế hoạch Town Hall (xúi dân tập trung vào sảnh đường thành phố để chống đối - BBT) được khởi động bởi ông Jimmy Dahman, là người đã làm việc cho bà Clinton như là người tổ chức tác chiến trong thời gian tranh cử thất bại của bà. Theo lời của báo The Washington Free Beacon, thì công ty sở hữu nhóm người này — tức nhóm The Action Network — đang ở chung với nhau trong một tòa nhà tại Washington, D.C. như là một tổ chức được Soros thiết lập.
Tại đó còn có một nhóm tổ chức của nghiệp đoàn Lao Động, theo tin của tờ bào mạng nói trên.
Các nhà lập pháp của đảng Cng Hòa đã đối mặt với những đám đông thù nghịch tại các sảnh đường thành phố khắp nơi trong những tuần vừa qua. Dân Biểu Jason Chaffetz mới đây nói ông tin rằng những kẻ chống đối được thuê mướn này đã có mặt tại một trong những lần ông xuất hiện.
" Quý vị có thể tháy điều này trên mạng một vài ngày trước đây, một nổ lực được tổ chức nhịp nhàng chỉ để gây hổn loạn" Chaffetz nói. " Bọn Dân Chủ ngở ngàng chẳng biết làm gì ngoài việc quay cuồng và la hét để đối phó vời sự việc. "
Theo báo Free Beacon, nhóm tham mưu của tổ chức The Action Network gồm có Mark Fleischman là cựu giám đốc điều hành của Service Employees International Union (SEIU) ; Brian Young, một cựu nhân viên tham mưu của Howard Dean và John Kerry; Jeffrey Dugas, là người đã làm việc cho John Podesta và Thượng NS Elizabeth Warren; và Rich Clayton, cựu nhân viên của SEIU, một cựu chiến binh của nhóm Change to Win trong nghiệp đoàn Lao Động.
Các hành vi phá phách gây gián đoạn tại các tòa thị chính đã buộc một số đảng viên Cng Hòa phải chấm dứt các buổi diển thuyết của họ sớm hơn dự tính. Bà Clinton cũng tự dấn thân vào cuộc cải lộn trên mạng Twitter hôm thứ Tư và viết rằng : "Nếu các ngươi không chịu nổi sức nóng thì hãy cút khỏi quốc hội"
Theo tin của LifeZette, thì ông Dahman đã xuất hiện trên đài CNN tuần nay và đã nói câu như sau: "Chúng tôi không ngả theo các đề tài hoặc căn bản nào về chính sách như vậy. Chúng tôi chỉ đang khuyến khích quần chúng dấn thân vào tiến trình phản kháng và giúp họ thêm năng lực để xử dụng tiếng nói của họ." ( có nghĩa là: Chúng tôi chỉ xúi dân thôi, còn việc trúng trật thì chúng tôi không đếm xỉa – BBT)

Bọn người phá rối trật tự có chủ đích


(Điền Phong chuyển ngữ) 
Thụy Điển – Thủ Đô Hiếp Dâm Của Châu Âu

Làn sóng nhập cư Hồi Giáo ồ ạt đã đem lại cho Thủy Điển một biết danh mới và không tự hào cho lắm: “ Thủ Đô Hiếp Dâm Của Châu Âu. 
Một thống kê gần đây cho thấy ở Thụy Điển và Đan Mạch, 80 đến 100% người được khảo sát đã nói rằng họ đã từng là nạn nhân, chứng kiến nạn hãm hiếp hoặc biết một ai đó đã từng bị hiếp dâm. Đây là tỷ lệ cao nhất ở bất cứ nơi đâu trong Châu Âu.
Còn ở Anh, Pháp, Đức và Phần Lan, 60 đến 79 người được khảo sát đã nói điều tương tự. Kể từ khi Châu Âu bắt đầu nhận người nhập cư Hồi Giáo, tỷ lệ bạo động và tội phạm cũng như hiếp dâm đã gia tăng 1,472 phần trăm. Số lượng lần vụ hiếp dân trong năm 1975 chỉ 421, nhưng vào năm 2014 đã gia tăng lên đến 6,620 vụ. Và hàng loạt những vụ hiếp dâm khác vẫn không được tính và báo cáo chính thức.
Dựa theo Học Viện Gatestone, vốn đã trao tặng Thụy Điển cái biệt danh Thủ Đô Hiếp Dâm Của Phương Tây, tuy không nói thẳng đa số thủ phạm là ai vì sợ phạm phải đạo chính trị, nhưng có thể nói rằng đa số thủ phạm đều là người Hồi Giáo hoặc có gốc Hồi Giáo.
Lý do chính là những người đàn ông đến từ những nước Hồi Giáo có quan niệm rất khác biệt về phụ nữ, tình dục và định nghĩa của hiếp dâm so với tiêu chuẩn Châu Âu.
77.6 phần trăm các thủ phạm là “người nước ngoài,” nhưng không cần nói chính xác cũng biết là người nước ngoài ở đây chủ yếu là người nhập cư Hồi Giáo. Theo luật Sharia, hành động hiếp dâm những phụ nữ ngoại đạo được cho là hợp lý dựa theo lời dạy của Allah.
Người dân và các nhà lãnh đạo Châu Âu đã sai lầm khi đã không phân biệt rõ hệ lụy và lòng nhân đạo. Họ đã đặt lòng nhân đạo của mình một cách sai lầm khi đã chấp nhân hàng loạt, hàng trăm ngàn người nhập cư Hồi Giáo vào đất nước họ một cách vô kiểm soát. Để bây giờ người dân và nhất là những phụ nữ Châu Âu phải gánh hịu hậu quả của cuộc xung đột văn hóa này.
Mọi người đều muốn giúp đỡ những người cần được giúp đỡ, nhưng rất ngây thơ để nghĩ rằng văn hóa nào cũng như nhau và mặc kệ những hệ lụy tiềm năng. Sau đây là 3 tấm hình nói đến tất cả.

Người dân Châu Âu chào đón người nhập cư Hồi Giáo, cho rằng họ có quyền sống như bao người dân khác.

Một phụ nữ Thụy Điển bị một người đàn ông Hồi Giáo phun nước miếng lên người. Trong khi đó những người đàn ông khác chỉ đứng nhìn và họ cảm thấy rất sung sướng khi chứng kiến hành động vô văn hóa này.

Một người đàn ông Hồi Giáo đang hãm hiếp một phụ nữ Đức khi cô ta đang ăn mừng năm mới ở thành phố Cologne, Đức.
Chừng nào người dân Châu Âu và các nhà lãnh đạo của họ thức tỉnh trước vấn nạn này trước khi nó quá muộn và trở nên vô kiểm soát?

Ku Búa @ Café Ku Búa
Nhân vật góp tiền cho Clinton tiết lộ bí mật động trời vì lo sợ bị ám sát

Nội tình quan hệ mờ ám giữa Clinton và chính quyền Trung Quốc được tiết lộ.
Người gây quỹ ngầm Johnny Chung. (Ảnh: Video/Daily Mail)











Johnny Chung là một doanh nhân Mỹ gốc Trung Quốc từng đóng vai trò trung tâm trong vụ bê bối tài chính của chiến dịch tranh cử Bill Clinton. Ông đã bí mật ghi lại một băng video như “vật bảo hiểm” để đề phòng bị sát hại.
Trong cảnh phim được cung cấp cho báo Daily Mail (Anh), Johnny Chung kể chi tiết về cách ông chuyển tiền phi pháp từ các quan chức Trung Quốc cho chiến dịch tái tranh cử của Bill Clinton vào năm 1996.
Ông là người gây quỹ ngầm cho Clinton và đã ghi lại câu chuyện bí mật này trong khi đang ẩn náu vào năm 2000. Johny Chung chuyển băng video cho những người bạn tin cậy và cho gia đình, dặn họ công bố cho truyền thông trong trường hợp ông bị hại chết, vì ông tin bản thân mình có nguy cơ bị ám sát.
Johnny Chung được cho rằng vẫn đang sống ở Trung Quốc.
Trò chơi vương quyền
Băng video được gửi đến nhà sử học Doug Wead khi ông viết cuốn sách “Trò chơi vương quyền”, trong đó tiết lộ chiến dịch tranh cử không thành công của Hillary Clinton năm 2016. Cuốn sách còn cho biết chính quyền Trung Quốc đã vận động để gây ảnh hưởng đến chính trị nước Mỹ trong thời gian dài.
Tác giả Wead đã cung cấp những trích đoạn của video cho báo Daily Mail. Bạn của ông Chung, Bob Abernethy là người quay video này, cũng xác nhận thông tin.
Trong đoạn phim, Johnny Chung mô tả ông lo sợ thế nào cho mạng sống của mình, sau khi ông thừa nhận đã tuồn tiền của các quan chức Trung Quốc cho chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Bill Clinton vào năm 1996.
Ông cũng nói những người của đảng Dân chủ đã gây sức ép với ông phải im lặng về những phi vụ với gia đình Clinton và nói rằng FBI đã thử tuyển ông để ám sát một tướng quân đội Trung Quốc tại sân bay Los Angeles.
Video này được công bố trong khi dư luận đang quan tâm về việc các nước bên ngoài đã gây ảnh hưởng đến chính quyền Mỹ. Cụ thể là một số thành viên của chính quyền ông Donald Trump bị cho là có mối quan hệ với các quan chức Nga.
Đoạn phim cũng làm dấy lên tranh cãi vào giữa thập niên 90 khi có những chứng cứ về việc các quan chức Trung Quốc đổ nhiều tiền cho chiến dịch của ông Bill Clinton thông qua những nhà tài trợ Mỹ giả danh (bê bối Chinagate)
Bê bối Chinagate 1996
Johnny Chung là một trong những người dính vào vụ bê bối Chinagate này. Ông bị tố cáo góp hơn 300.000$ cho đảng Dân chủ vào năm 1996.
Năm 1998, Johnny Chung đã hợp tác với Bộ Tư pháp Mỹ trong quá trình điều tra, và bị tù treo 5 năm vì vi phạm tài chính tranh cử, gian lận ngân hàng và trốn thuế.


Johnny Chung điều trần trước một ủy ban của Nghị viện về vụ bê bối Chinagate
Theo cuốn sách “Trò chơi vương quyền” của ông Wead, Johnny Chung bị áp lực phải làm video này để tự bảo vệ mình sau khi một cựu quan chức chính phủ đến thăm ông và nói rằng Johnny Chung “còn sống sót là điều kỳ lạ”.
Lo sợ ám sát
Wead viết, một quan chức chính phủ đã nghỉ hưu và thân quen với FBI đã đến thăm Chung trong khi ông đang ẩn náu. Ban đầu FBI ở thành phố Los Angeles bảo vệ Johnny suốt cả ngày. Nhưng chỉ vài ngày trước khi Johnny Chung gặp bồi thẩm đoàn, FBI ở Washington đã rút lại việc bảo vệ và nói Chung cần phải tự mình lo liệu.
Trong video, Johnny Chung nói rằng Bộ Tư pháp Mỹ đã không quan tâm đến những lo lắng an toàn của ông. Một luật sư nói ông nên gọi cảnh sát 911 nếu cảm thấy bị đe dọa.
Chung nói: “Tôi gọi cho văn phòng FBI và muốn nói chuyện với trợ lý luật sư qua điện thoại. Nhưng ông ấy nói rằng vụ việc của tôi đã kết thúc. Và là một công dân Mỹ thì nên làm gì khi cảm thấy nguy hiểm? Hãy gọi 911”.
Khách quen của Clinton
Giữa thập niên 90, Chung gặp gỡ thường xuyên với các quan chức quan trọng của ông Clinton và những người của đảng Dân chủ, nhưng không ai nghi ngờ về việc một doanh nhân ít tên tuổi lại có thể viết những tấm séc tài trợ lớn như vậy.
Tổng cộng Johnny Chung đến Nhà Trắng 57 lần trong vòng 2 năm, trong đó có 8 lần gặp gỡ không có hẹn trước.
Phần lớn các cuộc gặp là với Hillary Clinton và nhân viên của bà. Một trong những cuộc gặp, Chung đã đưa tấm séc 50.000$ cho chánh văn phòng của Hillary Clinton là Maggie Williams.
Thậm chí Johnny Chung đã giúp sắp đặt cho Bill Clinton gặp một quan chức quân sự Trung Quốc, nơi cung cấp tiền bạc – tại một dịp gây quỹ ở Los Angeles.
Sau khi chính quyền liên bang để ý đến các hoạt động của Johnny Chung, những người Dân chủ nhanh chóng tránh xa ông.
Đảng Dân chủ vô can?
Khi ông Chung dính lao lý, các quan chức của đảng Dân chủ tuyên bố rằng Chung lừa dối họ và yêu cầu tòa án kết tội nặng cho ông. Nhưng tòa án từ chối và thậm chí ghi vào cáo trạng rằng “thật kỳ lạ” khi không ai của đảng Dân chủ bị điều tra vì nhận tiền gây quỹ phi pháp.
Thẩm phán quận Manuel L. Read nói: “ Rất lạ là người đưa tiền nhận tội nhưng người nhận tiền lại vô tội”. Thẩm phán Real cũng nói rằng những các lãnh đạo của Đảng Dân chủ là “ hai trong số những chính trị gia đần độn nhất mà tôi biết” nếu họ không biết gì về kế hoạch tài trợ của chiến dịch tranh cử.
Trong video, ông Chung nói rằng Đảng Dân chủ tự coi họ là “nạn nhân của Johnny Chung”.
Âm mưu của FBI
Chung tuyên bố rằng FBI cũng muốn đưa ông vào một âm mưu để bắt Tướng Trung Quốc Ji Shengde tại sân bay Los Angeles.
Chung nói: “Cùng lúc người ở FBI và Bộ Tư pháp gọi cho tôi, họ nói Tướng Ji đã đến thăm Mỹ mỗi năm một lần, và ông ấy có con đang ở Mỹ. Họ nghĩ sẽ đưa tôi đến sân bay ở Los Angeles và điều duy nhất tôi cần làm là chỉ ngón tay vào Tướng Ji”.
Chung sống ở California sau khi án tù treo kết thúc, nhưng rồi quay lại Trung Quốc. Tác giả Wead nói sau này ông không thể liên lạc được với Chung.
Bạn của Chung, ông Abernethy nói rằng, Chung lo lắng cho mạng sống vì 3 lần yêu cầu FBI bảo vệ, đồng thời đã chứng kiến những gì xảy ra với Ron Brown, Bộ trưởng Thương mại, người đã tham gia sâu vào việc dàn xếp các vấn đề thương mại của chính quyền Clinton với Trung Quốc.
Brown là người phụ trách chính sách thương mại của Clinton với Trung Quốc, đã bị thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay ở Croatia năm 1996. Một số người suy đoán rằng lúc đó ông Brown đang chuẩn bị tiết lộ các thông tin về vai trò của Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử của Bill Clinton.
Chung chỉ là một trong những người liên quan đến vụ bê bối Chinagate (về việc chính phủ Trung Quốc chuyển một lượng tiền lớn cho đảng Dân chủ Mỹ).
Trung Quốc đổ tiền khắp nơi
Ng Lap Seng, một tỷ phú Macau có quan hệ với chính quyền Trung Quốc, bị tố cáo đã đổ 1 triệu $ cho chiến dịch tranh cử của Clinton.


Tỷ phú Ng Lap Seng đổ 1 triệu USD cho quỹ Clinton. (Ảnh: DNC)
Mặc dù Ng tránh được vụ điều tra nhưng ông ta lại xuất hiện tại sân bay New York, mang theo một vali tiền mặt vào năm 2015. Sau đó ông ta bị bắt và bị cáo buộc hối lộ các quan chức Liên Hợp Quốc. Ông hiện đang bị giam lỏng để chờ bị xét xử.
Quan chức Liên Hợp Quốc, người bị cáo buộc nhận tiền hối lộ, John Ashe, 61 tuổi, đã bất ngờ bị tử vong bởi một thanh tạ trong khi cử tạ vào mùa hè năm ngoái.
Trong cuốn sách của mình, Wead nói rằng văn phòng FBI ở New York đã muốn điều tra các mối quan hệ của ông Ng với Clinton vào năm ngoái, nhưng vụ việc bị Bộ Tư pháp của chính quyền Obama đóng lại.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ứng viên Tổng thống Donald Trump từng nhiều lần nói rằng Hillary Clinton là “dối trá”. Giờ đây những thông tin này hé lộ thêm những bí mật đằng sau mối quan hệ giữa gia đình Clinton và chính quyền Trung Quốc.
Dương Minh
ĐỪNG YÊU NGƯỜI LÀM THƠ


Đợi cho Quang ra khỏi nhà là mẹ tôi nói ngay:
- Anh Quang này trông đứng đắn đàng hoàng đấy, vậy con liệu mà bảo nó tính đến chuyện hỏi cưới đi.

Tôi đáp với lòng hãnh diện:
- Sớm muộn gì anh ấy cũng phải lên tiếng thôi, con việc gì phải bảo người ta cho nó mất giá trị !

- Mẹ thấy mấy đám trước cũng tử tế như thế này, cứ kéo dài hò hẹn, tìm hiểu mãi rồi ai cũng rút lui, chẳng hiểu họ chê con vì điểm gì? nên lần này con phải chủ động giục cưới cho chắc ăn, kẻo lại thêm một mối tình lỡ.

- Mẹ yên tâm, đây sẽ là mối tình cuối cùng của đời con.

Mẹ tôi cũng không quá lo xa đâu, có nhiều mối tình đến với tôi, nồng nàn tha thiết bao nhiêu nhưng vẫn không đi đến kết quả tốt đẹp. Mẹ tôi bảo tại tôi lãng mạn quá, trái tim dễ rung động quá, nên yêu nhiều mà chẳng được bao nhiêu, yêu chưa đúng người.

Tôi đã biết yêu từ năm 12 tuổi, hồi đó ở Việt Nam vẫn còn là tuổi của ngây thơ khờ dại. Tôi rất thích ăn mì của cái tiệm ở đầu đường nhà tôi do một người Hoa làm chủ, đứng nấu mì là một anh ba Tàu trẻ, thường thì mẹ dẫn tôi đi hay có khi tôi thèm thì xin tiền mẹ chạy đến tiệm ăn một mình. Dù đi với mẹ hay không, tôi đều thích đứng cạnh xe mì để nhìn ngắm anh Tàu trổ tài nấu mì, anh để một vắt mì vào thùng nước sôi và nhanh chóng vớt lên bằng một cái vợt lưới, bàn tay anh thao tác nhuần nhuyễn, hất tung vắt mì lên vài lần cho ráo nước và sau cùng hất vào tô, bao giờ cũng chính xác, không rớt ra ngoài. Xong anh bày lên những miếng thịt heo nạc thái mỏng còn viền màu đỏ vì đã được ướp xá xíu, một thìa tóp mỡ thái hột lựu, và một thìa củ cải mặn cũng thái hột lựu, rồi mới đến những cọng hẹ cắt khúc ngắn. Anh mở nắp vung thùng nước lèo, cả một mùi thơm bát ngát theo hơi khói bay ra, thuở đó trong mắt tôi thùng nước lèo to, sâu thẳm ấy là một công trình vĩ đại và kỳ bí như trò ảo thuật, vì chẳng biết anh Tàu nấu bằng xương thịt gì, bí quyết gì mà nước lèo thơm ngon thế ? Có bao giờ tôi ăn tô mì mà chẳng húp hết nước sạch sẽ đâu!

Khi thì anh Tàu bê tô mì ra bàn cho tôi, khi anh bận thì tôi tự làm lấy vui vẻ. Tôi thích ăn mì và yêu cả anh Tàu nấu mì, không biết vì anh trẻ đẹp trai vui tính hay vì anh là người đã nấu cho tôi những tô mì ngon ?

Tôi đến tiệm mì thường xuyên đến nỗi anh Tàu nhớ mặt tôi, có lần anh vừa vung vẩy biểu diễn hất vắt mì vào tô vừa cười cười với tôi : “ Hày, con nhỏ này là khách quen của bổn tiệm mà, để tao cho mày thêm vài miếng thịt”.

Hôm ấy tôi ăn tô mì đặc biệt nhiều thịt, vừa sung sướng vì anh nhớ đến tôi, vừa buồn buồn vì anh gọi tôi bằng “mày” và xưng “tao”. Anh Tàu chẳng biết rằng con bé ranh này đang yêu anh, hôm nào không có tiền ăn mì, đi học về qua tiệm tôi đi chậm lại một chút để nhìn thấy anh rồi mới chịu đi nhanh về nhà, tương tư anh nên tôi đã nói với mẹ: “Lớn lên con sẽ lấy anh Tàu bán mì“.

Mối tình đơn phương đầu đời có liên quan đến vấn đề ăn uống ấy chỉ tồn tại được một hai năm, không phải vì có vài lần tôi thấy vợ anh đứng nấu mì thay cho anh, là một chị mập ú, luôn luôn mặc áo sát nách để hở hai cánh tay béo mỡ, vừa nấu mì vừa xổ một tràng tiếng Tàu với hai đứa con nhỏ đang luẩn quẩn bên cạnh, mà vì càng lớn tôi càng có nhiều sở thích khác ngoài ăn mì. Tôi thích đọc sách báo, thơ truyện, tôi biết tưởng tượng đến một người yêu thanh tao gấp mấy chục lần anh Tàu của tôi thuở tôi 12 tuổi.

Năm tôi học lớp 11, đã có vài bài thơ đăng báo nên cả lớp “nể mặt” và đồng loạt bầu tôi làm Trưởng ban báo chí của lớp, sau khi tôi đi họp để bầu Trưởng ban báo chí của toàn trường, tôi phải đứng trước lớp báo cáo lại kết quả buổi họp đó. Tôi đâu có tài ăn nói trước đám đông, trong khi bao nhiêu con mắt đang đổ dồn vào tôi, làm tôi bối rối thì ít mà thằng lớp trưởng đứng bên cạnh làm tôi bối rối thì nhiều, vì tôi yêu và nể nó, tính tình nó hiền lành, ăn nói lưu loát và có tài lãnh đạo. Tôi lí nhí kể lại buổi họp cho thằng lớp trưởng, khi một người ngồi dưới hỏi chị trưởng ban báo chí lớp ơi ! đã bầu xong trưởng ban báo chí toàn trường chưa? Thì thằng trưởng lớp dõng dạc trả lời giùm tôi “Chị cho biết là chưa có bầu”. Cả lớp cười ồ lên còn tôi thì đỏ mặt. Lớp trưởng vội vàng sửa lại, nói đầy đủ hơn: “Chị cho biết là chưa có… bầu trưởng ban báo chí toàn trường”.

Tình yêu là một trò chơi quanh quẩn, trong khi tôi yêu thầm thằng lớp trưởng, nó chẳng thèm để ý đến tôi, (bụt nhà không thiêng?) thì một thằng bên lớp 12 lại trồng cây si tôi mê mệt, luôn luôn tôi thấy có cặp mắt nào đó đang nhìn mình, những lúc tôi đang ăn chè đá đậu hay chấm mút trái cóc chua ngọt với muối ớt trước cổng trường đều bị nó bám sát không rời, làm tôi phải nhịn thèm các món đó luôn vì mắc cở, cho đến cuối năm đó nó rời khỏi trường tôi mới được tự do ăn uống trở lại. Lá thư tỏ tình nó gởi tôi do một đứa bạn cùng lớp đưa lại chẳng bao giờ tôi trả lời vì tôi không yêu nó. Sau 1975 nó đi vượt biên với vợ con và mất tích ngoài biển khơi.

Tôi nghĩ đời tôi có hai cái may, nếu mối tình với anh ba Tàu mà thành sự thật thì bây giờ tôi đã là chị ba Tàu, chắc cũng mặc áo sát nách đứng nấu mì thay cho chồng và quát tháo lũ con om sòm bằng tiếng Tàu rồi ! hoặc nếu tôi lấy anh chàng lớp 12 si tình kia thì giờ này tôi cũng mất tiêu trên biển với nó rồi !

Cho đến năm tôi 20 tuổi, trước khi đi định cư ở Mỹ thì trong tâm hồn tôi đã có một đống những người tình lý tưởng lấy ra từ trong tiểu thuyết và phim ảnh, Rhett Butler của “Gone With The Wind”, Zhivago của “Dr. Zhivago”, hay ông linh mục Ralph của “The Thorn Birds” hay “chú” Sách tử tế và bao dung yêu vợ trong “Tình nghĩa vợ chồng” của Leon Tolstoi do Bảo Sơn dịch v.v… Tôi từng bị tiếng sét ái tình với người trong phim truyện, thì với người đời bằng xương bằng thịt là lẽ đương nhiên, nhưng dù sét đánh dữ dội thế nào tôi cũng không bao giờ chết, yêu nhanh và quên cũng nhanh. Mẹ tôi bảo tính tôi lãng mạn, mê làm thơ, mê đọc thơ nhiều quá rồi nó vận vào người, toàn là những mộng mơ ảo tưởng ! Đã hơn 30 tuổi rồi mà vẫn chưa “tỉnh” người ra để kiếm một tấm chồng, để sinh con đẻ cái như người ta. Tôi chống chế, thời buổi này người ta lập gia đình trễ sau khi đã có công danh sự nghiệp. Mẹ tôi lẩm bẩm, nhưng con không bận học hành, không làm ăn buôn bán, chỉ đi làm hãng xưởng thì sự nghiệp gì mà chờ đợi cho nó già cả người hở con?

Ba mươi mấy tuổi ! chưa già, nhưng cũng không còn trẻ ! Tôi không “nhìn lên trời” để tìm Rhett Butler hay Dr. Zhivago nữa, mà đã hạ tiêu chuẩn, tìm nhũng người thường xung quanh tôi, lần này tôi sẽ không để mất Quang vì tôi yêu anh và anh cũng yêu tôi như thế.

Đã mấy tuần trôi qua, chẳng hiểu sao Quang không liên lạc với tôi, cell phone và e-mail đều im lặng. Lạ quá ! những tín hiệu tôi gởi đi nhưng anh vẫn không hồi đáp.

Một người bạn thân của tôi báo cho tôi một tin không thể tin nổi là Quang đang quen với một người con gái khác, tôi cười khỉnh vào mặt bạn tôi rằng, đó là tin đồn thất thiệt, mày phải nhớ là Quang yêu tao như thế nào! chiều chuộng từng sở thích của tao như thế nào ! và nhất là Quang yêu thơ của tao nũa ! Anh tìm đâu ra một người yêu vừa lãng mạn vừa biết làm thơ ? người nào mà lấy tao thì cuộc đời sẽ đẹp như thơ.

Tôi bỗng nhận được lá thư của Quang gởi từ bưu điện. Chẳng hiểu sao E-mail tiện lợi, anh không dùng, hay anh muốn cứu giúp ngành bưu điện đang ế ẩm, để các mailman có việc làm ?

Thái độ im lặng thật lâu đã lạ, cách liên lạc của anh càng lạ hơn làm tôi hồi hộp khi bóc thư ra, nhưng tôi vẫn tin rằng đó là một lá thư dài tràn đầy lời thương nhớ và tới tấp xin lỗi em yêu ! Tôi trải tờ thư phẳng phiu ra và khoan khoái đọc:

Thương gởi em ! (biết ngay mà, tôi nghĩ )

Suốt mấy tuần qua, anh đã suy nghĩ rất nhiều trước khi viết lá thư này. Anh phải viết bằng thư tay để em đọc xong và suy ngẫm, chứ gởi qua e-mail coi chừng em delete mất !

Em ơi, chúng mình đã yêu nhau hơn một năm trời, đã bao lần hò hẹn, gặp gỡ tìm hiểu nhau, đủ để đi đến một quyết định… (đọc đến đây tôi nhắm mắt lại, thở phào một cái sung sướng trước khi đọc tiếp lời cầu hôn năn nỉ của anh ta)…
Anh nhận thấy một điều rất rõ ràng là : Anh không thể lấy em ! Có nghĩa là chúng mình sẽ chia tay từ đây ! Vì em lãng mạn quá, em như sống ở trên mây, anh đã cố gắng chiều chuộng em, nhưng thà chiều chuộng một đứa trẻ, khi nó lớn lên một chút là thôi, còn chiều chuộng những đứa làm thơ như em thì phải cả đời.

Em đâu có biết, anh đã mệt mỏi căng thẳng biết bao để chiều lòng em ! Nừa đêm anh đang ngủ ngon để mai đi làm sớm thì em gọi cell phone đánh thức anh dậy để… khoe một câu thơ vừa hiện ra trong đầu, em đọc cho anh nghe, anh mắt nhắm mắt mở chỉ thèm ngủ chứ đâu có thèm nghe thơ, dù hay cỡ nào cũng không thành vấn đề đối với anh trong lúc này. Vậy mà anh phải khen hay, nhưng em không tin, còn bắt anh phân tích hay ở chỗ nào? Anh đành làm nhà phê bình văn học thơ em cho tới sáng, cho tới giờ đi làm. Anh không lạng quạng lái xe đụng người ta trên highway đầy nghẹt xe là may phước cho nhà anh rồi.

Những lúc hai đứa mình đi chơi, anh đang lái xe đến một địa điểm nào đó đã định trước, thì em chỉ huy anh phải quẹo hết con đường này đến con đường khác, mặc dù em không biết nó về nơi đâu ! Nhưng đó là những con đường có hàng cây đẹp làm em mơ mộng, nổi máu muốn làm thơ.

Cái hôm mình đi ăn đám cưới một người bạn, em còn nhớ không? Chỉ vì anh đi theo những con đường thơ mộng đó theo bất chợt cảm hứng của em, mà đến trễ 3 tiếng đồng hồ, vượt hẳn kỷ lục đi trễ của người Việt Nam mình khá xa !

Yêu em nên anh ráng hy sinh, nhưng chuyện chiều chuộng em cuối cùng vừa rồi thì anh chịu hết nổi, và em có còn nhớ không? Đó là một buổi chiều Chủ Nhật, ngày vui của Weekend đã tàn, ai cũng cần nghỉ ngơi để thứ Hai đi làm, trời lại đang gió mưa, thật ấm cúng khi được ngồi ở nhà ăn bữa cơm chiều, hay xem tivi, đọc báo… thì em phone cho anh, đến gặp em gấp. Anh vội vàng thay đồ đến nhà em, tưởng em đang gặp chuyện gì khó khăn, cần có anh giúp một tay. Thì ra em rủ anh đi dạo phố chiều mưa với em cho …. vui, cho romantic. Em ơi, lúc đó mẹ anh mà bị bệnh, kêu anh ra chợ mua cho bà hộp thuốc, chưa chắc gì anh muốn đi, nhưng vì yêu em, thấy em phấn khởi , thích thú quá, anh đành chiều.

Trời mưa rả rích, gió lạnh từng cơn, trên con đường lá rụng ướt đẫm nước mưa, anh cầm dù che cho em là chính, còn anh hứng toàn bộ cơn mưa, ngày xưa còn bé, anh khoái tắm mưa, còn hôm đó anh tắm mưa bất đắc dĩ, mưa ướt anh từ đầu đến chân, người anh run lên vì lạnh, nhưng anh không dám kêu ca, để tôn trọng tâm hồn thi sĩ của em, để cho em hoàn tất được ý thơ cho bài “Hai đứa đi trong chiều mưa gió”.

Khi bài thơ ấy được đăng báo, may ra có một vài người cảm động vì thơ em, nhưng anh phải đánh đổi với cái giá rất đắt, suýt nữa bằng cả một sinh mạng ! Anh về nhà, tối hôm đó bị cảm lạnh, lên cơn sốt cao hừng hực, mẹ anh biết chuyện vừa xót xa thương con vừa tức giận, mắng anh là thằng ngu ! Nó đã dở hơi mà mày cũng dở hơi theo nó đi trong mưa như thế à ? Tao nói cho mày biết nhé, dù con dở hơi ấy có giàu, có đẹp đến đâu cũng không bao giờ tao muốn nó về làm dâu nhà này (Anh xin thề đây là nguyên văn lời của mẹ anh, chứ anh không nỡ gọi em là “con dở hơi”, cho dù anh thấy điều ấy cũng… không sai).
Hôm sau anh phải nghỉ làm, đi Bác sĩ và nằm nhà suốt tuần.

Em, một người làm thơ, có tâm hồn nhạy cảm vô song, một chút nắng đổi màu, một cơn gió xao xác chuyển mùa, hoa lá kia đang nở hay héo tàn… em biết ngay, em sản suất ra thơ ngay. Nhưng anh nằm ốm bệnh lu bù ở nhà thì em không biết, em chẳng đoán ra, chỉ gởi những lời nhắn khơi khơi trên e-mail hay cell phone là “Gọi lại cho em gấp ! Đến nhà em gấp !”

Em không hề thắc mắc là vì sao anh vắng mặt, vì sao anh im lặng, mà chỉ ra lệnh cho anh đến với em.

Sau trận ốm suýt chết oan đó, đọc thấy lời nhắn của em, anh sợ quá, sợ em lại rủ anh đi trong một cơn mưa gió cho một bài thơ khác sắp hiện ra trong đầu em, hay bắt anh chở đi lòng vòng khắp các nẻo phố phường có hàng cây lá đẹp, đến chóng cả mặt, và tốn cả xăng, thời buổi kinh tế khó khăn, giá dầu thô lên 82 đồng một thùng, em biết chưa ?

Nhờ trận ốm đó, anh đã tìm ra một chân lý là “Đừng yêu người làm thơ”, những đứa làm thơ như em, chỉ làm thiệt hại đến người khác, chỉ nương tựa vào người khác. Anh đến nhà em, lần nào cũng thấy mẹ em đang nấu cơm, chưa bao giờ anh thấy em đứng trong bếp, dù chỉ để cắt một cọng hành ! Anh dám chắc là trong đời em chưa bao giờ biết luộc rau muống, chứ đừng nói tới các món cầu kỳ khác ! Thế mà đã mấy lần em mời anh đến nhà ăn cơm chiều, em tự hào khoe, mẹ em kho cá, mẹ em nướng thịt ngon lắm, hay bất cứ món gì khác, mẹ em đều nấu ngon hết.

Em ơi, nếu anh lấy em, ai sẽ nấu cơm cho anh ăn? Nên anh đã tưởng tượng ra thảm cảnh tương lai, anh sẽ phải làm bếp và nếu có con anh sẽ kiêm luôn phần trông con, giặt giũ, quét dọn nhà cửa, để cho em rảnh tay làm thơ. Vì thế, anh quyết định chia tay em để quen với người khác, một con người thực tế 100 % , không biết làm thơ gì cả ! Chẳng sao, anh mở báo, mở net ra, có cả đống nhà thơ cho anh đọc, cần gì phải cưới một nhà thơ về để phải chiều nó cho mệt cuộc đời? Còn người vợ thực tế của anh sẽ biết đi chợ, sẽ biết lo cho anh miếng ăn, giấc ngủ.

Anh may mắn thoát khỏi tay em, nhưng anh chưa yên tâm đâu, sau này anh sẽ để di chúc truyền đời cho các con, các cháu anh để cho chúng biết mà tránh xa “Đừng yêu người làm thơ”.

Hôn em lần cuối.

Tái bút : Dù sao anh cũng luôn cầu mong em sớm kiếm được một người khác để thay anh dìu em đi trong mưa cho những bài thơ sắp tới của em. (anh tin rằng cuộc đời này lúc nào cũng có sẵn những thằng ngu như anh).

Đọc xong lá thư tôi vừa tức vừa đau khổ, yêu tôi được lãng mạn thế, anh không happy thì thôi, mà còn kết tội tôi và chấm dứt mối tình đang tha thiết. Tôi vùi đầu trong chăn, trong gối, để mặc cho nước mắt tuôn rơi và cõi lòng tan nát.

Nhưng tôi chợt vùng dậy, chạy ra lấy giấy bút ghi vội một đề tài, một câu thơ vừa xuất hiện trong đầu, vì trong đau khổ hồn thơ bỗng lai láng, nên dù buồn đứt ruột vẫn có xen lẫn một chút vui thú vì câu thơ vừa ý. Nay mai tôi sẽ có bài thơ đăng báo là “Hai đứa chia tay trong chiều mưa gió” Và nếu đúng như lời Quang đã nói trong thư, tôi lại chờ đợi một anh chàng ngu ngơ, lù khù nào đó sẽ đi vào đời tôi, để tha hồ mộng mơ tiếp, và hi vọng lần này sẽ… kiếm được một tấm chồng đồng điệu, biết yêu người làm thơ.

Nguyễn thị Thanh Dương
Sổ Tay Ký‎ Thiệt  kỳ 136 

Trên đường Hán hóa
 

Theo tài liệu tuyệt mật về  Hội Nghị Thành Đô năm 1990, mà nay đã hết mật, thì tới năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Trung Cộng.

Từ ngày những bí mật về “Hội nghị Thành Đô” bị bật mí và bị phơi ra dưới ánh mặt trời, người ta đã kinh hãi và bàn tán rất nhiều về những gì mà Việt cộng đã lén lút cam kết với Tàu cộng để dâng hiến nước Việt Nam cho Tàu. Trong khi VC chối bai bải thì theo nhận định của các sử gia và các học giả trong và người nước, tội bán nước của VC là sự thật 90 phần 100. Cùng lúc với những gì đã xảy ra trong những năm gần đây cho thấy trên thực tế Việt Nam đã hoàn toàn lệ thuộc Trung cộng, và bọn đầu sỏ VC đã hiện nguyên hình là một lũ bầy tôi hèn hạ của Tàu cộng.

Nếu 92 triệu dân Việt Nam không vùng lên giành lại quyền làm chủ đất nước thì tới năm 2020, chỉ ba (03) năm nữa thôi, Việt Nam sẽ giống như Tây Tạng.

Bước vào năm 2017 đã có những hiện tượng cho thấy ngày đó đã tới gần. Trước tiên là vụ “ông sư” Thích Chân Quang đang làm sôi nổi dư luận trong nước. Trên các blog, youtube, FaceBook…, trên đường phố, đâu đâu, ai ai cũng đang nói về chuyện này.

Đó là vụ “đồng chí sư” Thích Chân Quang, nhân dịp Tết Đinh Dậu, đã “phóng sinh” mười tấn cá chim trắng, thuộc họ “cá hổ” (piranha fish), xuống Sông Hồng. Đây là loại cá ăn thịt cực kỳ hung dữ, một người lỡ lội xuống nước có loại cá này thì sau 15 phút, những gì còn lại chỉ là bộ xương không còn dính tí thịt nào. Vậy thì với mười tấn cá chim trắng được thả xuống Sông Hồng, sau vài tháng tung hoành trên khắp các sông ngòi Việt Nam, chúng sẽ để lại những gì, ngoài dòng nước chết?

Nhưng Thích Chân Quang là ai, làm cách nào y có mười tấn cá chim trắng, và ai đã cho phép hay ra lệnh cho y làm như vậy?Trước hết Thích Chân Quang là ai? Dưới đây là một bài phổ biến trên blog “Người buôn gió” ngày 10.2.2017, tựa đề “Hiện tượng Thích Chân Quang”:


Sư thầy Thích Chân Quang nổi lên trong dư luận như một hiện tượng đặc biệt. Sư thầy tự do đi mọi nơi giảng những điều mà khó nhà sư nào dám giảng, thầy giảng về kinh tế CNXH, về quan hệ quốc tế, về lịch sử...

Thầy gọi Trung Quốc là anh, Việt Nam là em...em phải lễ phép với anh. Chỉ có Lý Thường Kiệt là hỗn dám đem quân đánh Trung Quốc. Thầy giảng đúng lúc người dân Việt Nam đang sục sôi muốn phản đối mạnh mẽ hành động xâm lược của Trung Quốc.

Điều rất lạ là việc tuyên truyền tôn giáo được chế độ kiểm soát rất ngặt, nhưng đối với Chân Quang thì dường như ông ta không hề bị rào cản nào của ban tôn giáo, an ninh tôn giáo, ban tuyên giáo trung ương. Ông ta có thể đi khắp nơi và tụ tập mọi người nghe ông ta diễn thuyết những câu chuyện luôn gắn liền với đời sống chính trị, nhưng ở hàm ý ca ngợi chế độ CSVN.
Một người tu hành có tiếng như Thích Chân Quang nhận mình là cháu của chủ tịch Hồ Chí Minh, việc này là lớn. Nhưng dường như các cấp chính quyền đều làm ngơ, không khẳng định và cũng không ai phản bác. Đó cũng là một việc lạ. Liệu một nhà sư bình thường có thể đi giảng và ăn nói như vậy được không.? Chắc chắn là không.

Vậy Thích Chân Quang là ai mà được như vậy?

Câu chuyện không biết bắt đầu từ đâu, từ Nguyễn Sinh Nhậm hay Hồ Sĩ Tạo. Ta bắt đầu câu chuyện từ ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh của ông Nguyễn Sinh Coong (mà bây giờ được gọi là chủ tịch Hồ Chí Minh)

Ông Sắc đi thi hội hai lần đều hỏng, ông được Hồ Sĩ Tạo vận động (như ta nói bây giờ là lo lót) cho làm chức quan thừa thiện bộ Lễ ở kinh thành.

Được một thời gian, quan đồng liêu cáo giác ông Sắc thi hội hai lần đều trượt, dòng giống không ra gì. Bố ông Sắc là ông Nhậm chỉ là một người dân tương đối khá giả ở làng Sen, lấy vợ kế trẻ là một con hát có tên là Hà Thị Hy.

Ngày ấy con hát ở chốn lầu xanh bị miệt thị trong mắt xã hôi phong kiến.

Bố là một người dân làng khá giả, mẹ là vợ lẽ xuất thân từ một con hát. Nguyễn Sinh Sắc bị các quan trong triều chê bai, chất vấn lý lịch. Ông Hồ Sĩ Tạo thấy không ổn, bèn xin cho Sắc đi làm quan tri huyện Bình Khê, Tây Giang, Tây Sơn, Bình Định. Đấy là một nơi heo hút thời bấy giờ, chỉ có người dân tộc ở và rừng sâu , núi thẳm. Sự giúp đỡ tận tình của ông Hồ Sĩ Tạo là một điều khó hiểu.

Sự thật thì ông Hồ Sĩ Tạo và bà Hà Thị Hy mẹ ông Sắc trước kia có tình cảm với nhau, nhưng không lấy được nhau. Còn chuyện ông bà Hy có thai với ông Tạo, rồi ông Nhâm đang goá vợ đứng ta nhận giùm là tác giả bào thai thì còn chưa có chứng cứ xác thực. Nhưng thái độ quan tâm của ông Hồ Sĩ Tạo với Nguyễn Sinh Sắc như con đẻ, và việc Nguyễn Ái Quốc sau này nhận họ là Hồ Chí Minh khiến người ta nghĩ rằng ông Sắc là con ông Hồ Sĩ Tạo nhiều hơn.

Trở lại chuyện ông Sắc đang ở chốn phồn hoa vì bị dèm pha lý lịch mà phải lên tận nơi đìu hiu, hút gió là một cực hình. Ông Sắc chán đời, uống rượu say rồi đánh chết người. Bị kiên lên triều đình, may nhờ thế lực ông Hồ Sĩ Tạo nên chỉ bị cách chức quan thành dân thường.

Ông Sắc đi lang thang các tỉnh miền Nam làm nghề bốc thuốc, dịch và dạy chữ Nho. Bởi lang thang thế ông tiếp xúc được nhiều người. Lịch sử đảng CSVN nói ông Sắc gặp người này, người kia, tổ chức này, tổ chức kia có thể là thật. Nhưng lịch sử cũng không ghi ông gặp để làm gì, bàn gì. Chẳng qua nghề ngỗng của ông liên quan chữ nghĩa viết thuê, dịch thuê hồi ấy thì có thể gặp ai đó tình cờ kiểu qua đường mà thôi. Ông Sắc lang thang đến Sa Đéc rồi định cư đổi thành họ Vương làm nghề bốc thuốc, lấy một người vợ trẻ hơn cả Nguyễn Tất Thành, người vợ này trẻ tên là Mai và sinh ra một người con đặt tên là Vương Chí Nghĩa.

Sư thầy Thích Chân Quang tên thật là Vương Tấn Việt, sư thầy nhận mình là con của ông Vương Chí Nghĩa. Tức sư thầy gọi Hồ Chí Minh bằng bác. Sư thầy có về Nghệ An ở nhà thờ họ Hồ để xác nhận điều này và nhận tên mình là Hồ Chí Việt. Thích Chân Quang bắt đầu nổi danh và tác yêu tác quái khi Nông Đức Mạnh làm tổng bí thư.

Khi Mạnh Mượt làm Tổng Bí Thư, Thích Chân Quang làm mình làm mẩy, bịa đặt ra nhiều chuyện về ông nội Sắc và bố Vương Chí Nghĩa. Mạnh Mượt sợ mất uy tín, bèn cùng con trai là Nông Quốc Tuấn bay vào Nam gặp Thích Chân Quang để thương lượng. Sau đó Mạnh Mượt về thỉnh các ý kiến đai ca như Lê Đức Anh, Đỗ Mười về thân thế của Thích Chân Quang.

Được sự đồng ý của các đại ca, Mạnh Mượt đưa thằng em họ Thích Chân Quang sang Tàu học cách dùng Phật Giáo giúp ích cho chế độ cộng sản. Con đường của Thích Chân Quang từ đấy bắt đầu lên hương. Học xong ở Tầu về, Thích Chân Quang chiếm đoạt trọn chùa Phật Quang, lộng hàng đàn áp hàng chục sư sãi ở chùa này phải chịu sự áp đặt của Thích Chân Quang.

Khi chùa Bái Đĩnh của nhóm Xuân Trường sắp làm xong. Một đề nghị từ phía Trung Quốc đưa Thích Chân Quang vào trung ương Phật Giáo Việt Nam và làm trụ trì chùa Bái Đĩnh. Để dần dần nhồi sọ các Phật Tử miền Bắc theo định hướng.

Nhưng đại gia Xuân Trường không phải là loại người dễ bảo, ông ta đã có sắp đặt trước cho người thân thiện với mình hơn về trụ trì Bái Đĩnh.  Một số uỷ viên BCT thời ấy( chưa thể nêu tên )  cũng đồng tình với kế hoạch của Xuân Trường. Lúc đó thế của Mạnh Mượt cũng đang giảm sút, nên nỗ lực đưa Thích Chân Quang về chùa Bái Đĩnh bất thành.

Bây giờ khi thấy Nguyễn Phú Trọng đã có chiều hướng ngả theo Tàu qua những văn kiện đã ký. Thích Chân Quang lại muốn làm mình, làm mẩy để một lần nữa được cưng chiều như thời Mạnh Mượt.

Đến đây thì chúng ta hiểu, vì sao Thích  Chân Quang lộng ngôn, lộng hành làm những điều tác quái, nói những điều xảo trá vô luân mà không hề bị làm sao. Thậm chí khi dư luận lên án Thích Chân Quang ngay lập tức báo công an, dư luận viên ùn ùn vào cuộc bênh vực y. Mang trong mình dòng máu của Nguyễn Sinh Sắc, cháu của Hồ Chí Minh..lại được những thế lực từ phương Bắc đỡ đầu. Thích Chân Quang lộng hành ngang ngược như vậy có gì phải ngại ai.

Nhưng nếu những hành động của Thích Chân Quang chỉ là giận dỗi, làm bừa để Bộ Chính Trị phải quan tâm đưa y vào hàng ngũ lãnh đạo giáo hội Phật Giáo Việt Nam, cho y trụ trì những chùa lớn nhất nhì đất nước. Để thoả mãn tham vọng của cá nhân y. Điều ấy chỉ là đại hoạ của riêng Phật Giáo Việt Nam mà thôi.

Còn nếu y là con bài cuả Trung Quốc, nhằm khuấy động gây bất ổn xã hội Việt Nam, đó mới là điều đáng sợ. (ngưng trích)

Trong khi những hành tung quái đản của Thích Chân Quang vừa có tính cách nguy hiểm cho đời sống của người dân vừa công khai tuyên truyền cho một cuộc xâm lăng của Tàu cộng thì nhà nước VC tiếp tục làm thinh, giả đui giả điếc, để mặc cho tên “giáo gian” này muốn làm gì thì làm, muốn nói gì cứ nói, và cũng để mặc cho “nhân dân” muốn nghĩ sao thì nghĩ, muốn viết gì cứ viết.

Rõ ràng Thích Chân Quang là “con bài” của Tàu cộng, được dùng cùng với những con bài khác, trong mục đích Hán hóa Việt Nam, với sự đồng lõa của VC, khi gần tới ngày phải “giao hàng” theo Hiệp ước Thành Đô.

Không phải vô tình, một hiện tượng khác cũng vừa diễn ra trong dịp Tết Đinh Dậu vừa qua đã khiến nhiều người quan tâm phê bình và chỉ trích: chiếc “áo dài cách tân” trông chẳng khác nào chiếc xường xám của các á xẩm. Dưới đây, xin trích đoạn một bài viết được phổ biến trên mạng không ghi tên tác giả:

Gần đến hạn thành thuộc điạ Tàu (theo hiệp ước Thành Đô là năm 2020, chỉ còn 3 năm nữa thôi) thì phải có lối ăn mặc thích hợp với căn cước mới:  “Việt-Chệt" (thứ dân của Chệt)Aó dài VN phải biến đổi giống áo xường xám của Chệt (cheong san) tạm gọi là "áodài xường xám" dành cho phụ nữ nô lệ mới nhập đại gia đình Hán tộc, nay trở thành người "Kinh" của quận  Âu lạc thuộc tỉnh Quảng Tây,TQ.
  
Hôm qua, tôi chỉ nghĩ đơn thuần là một bộ đồ xấu và mix vô lý, nhìn ở góc độ thẩm mỹ thời trang và tỏ rõ thái độ của mình với điều đó. Hôm nay tôi tá hoả khi nhiều bạn bè chia sẻ bức ảnh về cái bộ đồ mà nhiều bạn trẻ mặc Tết vừa rồi đi ngập các đường hoa: té ra là trang phục của Trung Quốc 100% . Các bạn cứ so sánh với bộ đồ mà 3 cô gái kia mặc tràn ngập các trang mạng quảng cáo, xem có khác gì không? Đây là một trong những trang phục Xuân hè của Trung Quốc năm trước, những kẻ buôn bán quần áo không có tâm đã mua hàng lô về, tự xưng là “áo dài cách tân”, bán tràn lan trên mạng và mua bài PR ở một số trang mạng để bán được nhiều hàng.

Vâng, chuyện chẳng có gì to tát và chúng ta cũng không nên mang tư tưởng dân tộc hẹp hòi nếu nó chỉ là một bộ đồ thông thường. Nhưng khi xưng đó là “áo dài canh tân” và bán cho các nữ tú mặc đi chơi Xuân rợp các đường hoa cho có “tính dân tộc” thì quả là một điều kinh khủng. Điều này đã xúc phạm quốc phục và làm nhục quốc thể.

Các bạn nên nhớ, áo dài là quốc phục. Mà quốc phục thì không phải đơn giản là “váy áo đàn bà” như cách các bạn thiển cận nghĩ. Và quốc phục là một giá trị lớn, là một phần giá trị của quốc thể, các bạn không thể mang một thứ hàng chợ của nước khác về đây và gọi nó là “quốc phục canh tân”. Các bạn không được phép và nếu các bạn còn nhơn nhở như thế, các bạn là kẻ đã bán nước một cách hồn nhiên và ngu xuẩn.

. . . . . .
Thưa các bạn: Thay vì các bạn chửi bới về việc “sao lại đi quan tâm váy áo phụ nữ” thì bây giờ các bạn hãy mở mắt ra mà xem cho rõ mình đang mặc cái gì trên người và mình đang hồn nhiên xúc phạm đến quốc phục như thế nào.

Và thật buồn, không ít các cô gái là những sinh viên trường RMIT, một số trường quốc tế và không ít đang là những trí thức, không chịu tìm hiểu mình đang mặc gì mà lại còn chửi tục, nói năng vô lễ (mà dân giã gọi là rất mất dạy). Chẳng biết các em giỏi cỡ nào, thẩm mỹ ra sao nhưng ngôn ngữ như thế thì đáng buồn cho một bộ phận không nhỏ của thế hệ trẻ. (ngưng trích)

Chỉ ba năm nữa thôi, nếu 92 triệu dân Việt Nam không ra tay sớm, “công tác Hán hóa” của VC sẽ đạt chỉ tiêu 100%.


Ký Thiệt

TRUYỀN THÔNG BẤT LƯƠNG LÀ KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN HOA KỲ !!
KHÔNG CÓ CHUYỆN ĐỘNG BINH 100 NGÀN QUÂN ĐỂ LÙNG BẮT DI DÂN LẬU !
Trong những ngày gần đây, giới truyền thông báo chí khuynh tả của đảng Dân Chủ, điển hình nhất là New York Time, Washington Post, CNN, CBS, CNBC..v..v. Liên tục hạ uy tín chính quyền Donald Trump qua sắc lệnh xây bức tưởng biên giới Mexico, và sắc lệnh “giới hạn nhập cư”, họ cố tình phao tin thất thiệt, ngụy tạo, không trung thực nếu không muốn nói là Láo, Xạo, Vô lương tri để làm loạn lòng dân, và hướng dư luận tạo nên sự xung khắc đối với những lương dân nhẹ dạ đối đầu và lên án Tân tổng thống Donald Trump. Đây làm một chiến thuật bất lương của đảng Dân Chủ và bè nhóm truyền thông khuynh tả khi bị thất bại nặng nề để mất chiêc ghế tổng thống Hoa Kỳ, nay đâm ra chơi bẩn!
Thứ Năm, ngày 17/2/2017 Tòa bạch ốc và Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã bác bỏ thông tin có kế hoạch huy động tới 100.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia để vây bắt những người không phải công dân Mỹ đang cư trú trái phép.
Sean Spicer, người phát ngôn của chính quyền Donald Trump cho biết thông tin về kế hoạch huy động 100.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia để vây bắt những người nhập cư trái phép là hoàn toàn sai sự thật, là ngụy tạo là vô lý, không thể chấp nhận được. Trong khi đó ông David Lapan, phát ngôn viên của bộ Nội An cũng tuyên bố bộ này không có chuyện huy động lực lượng Vệ binh Quốc gia để thực thi pháp luật trong lĩnh vực nhập cư.
Hãng tin AP dẫn một bản dự thảo ghi nhớ đề ngày 25/1 dài 11 trang cho biết (không biết căn cứ vào đâu, hay chỉ ngồi trong phòng máy lạnh suy nghiễn giả thuyết) Bộ An ninh Nội địa Mỹ đang cân nhắc sử dụng Vệ binh Quốc gia tại 11 bang, trong đó 4 bang có đường biên giới với Mexico, để bắt những đối tượng cư trú trái phép ở Mỹ. Nếu được thực thi, biện pháp này sẽ có tác động rất lớn, bởi theo số liệu thống kê năm 2014, hiện có gần một nửa trong số 11,1 triệu người cư trú trái phép tại Mỹ đang sinh sống ở 11 bang kể trên.
Không biết lấy đâu ra nguồn tin động 100 ngàn quân bắt di dân lậu, nhưng thông tấn xã AP đăng tải hôm 16-2, “động thái quân sự hóa thực thi di trú chưa từng có” nói trên sẽ ảnh hưởng đến ngay cả những khu vực xa xôi phía Bắc như TP Portland, bang Oregon, và phía Đông như TP New Orleans, bang Louisiana. Cứ như chuyện giả tưởng có thật! Cũng theo AP, bản thảo kế hoạch dài 11 trang được viết bởi Thư ký An ninh Nội địa John Kelly nói trên nhắm vào 4 bang giáp biên giới Mexico là Arizona, California, New Mexico và Texas cũng như 7 bang lân cận là Arkansas, Colorado, Louisiana, Nevada, Oklahoma, Oregon và Utah. Thống đốc của 11 bang này không bắt buộc điều vệ binh của bang tham gia chiến dịch nói trên.
Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc đã bác thông tin nói trên bằng một chữ duy nhất: “Sai”, theo Reuters. Ông Sean Spicer thông qua mạng xã hội cũng bác thông tin của AP, nói thêm rằng Bộ An ninh Nội địa xác minh thông tin nói trên là “100% sai sự thật”, và sẽ điều tra sự “láo toét, thiếu trung thực” của các cơ quan truyền thông với mục đích là gì? và thế lực nào chủ mưu tạo nhưng tin thất thiệt gây hoang mang trong quần chúng.
Ông John Kelly, Bộ trưởng Bộ Nội An Mỹ thông báo cơ quan phụ trách nhập cư Hoa Kỳ đã bắt giữ gần 700 người trong các chiến dịch trấn áp người nhập cư. Ông Kelly cho biết đây là các chiến dịch được tiến hành thường lệ và phù hợp với các hoạt động thông thường của Cơ quan Hải quan và Nhập cư Mỹ (ICE).
Với những gì ứng cử viên Donald Trump tuyên bố và hứa với cử tri, nếu ông là Tổng thống Hoa Kỳ, ông sẽ coi chương trình siết chặt chính sách nhập cư và trục xuất người nhập cư trái phép là một trong những trọng tâm trong chương trình nghị sự của mình. Tân tổng thống Donald Trump từng cam kết trục xuất từ 2-3 triệu người nhập cư có “tiền án, tiền sự” ngay sau khi nhậm chức, và ông đang thực hiện tất cả lời hứa của ông.
Trên trang Twitter cá nhân, tân tổng thống Donald Trump gởi thông điệp với một câu ngắn gọn tới giới truyền thông khuynh tả: “Những kẻ làm truyền thông không trung thực, là kẻ bất lương! họ không phải là kẻ thù của tôi, mà họ là kẻ thù của nhân dân Hoa Kỳ” !!!
Chưa đầy 30 ngày trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, ông đã ký trên 30 sắc lệnh, và thực hiện gần như trên 85% những gì ông đã hứa và tuyên bố khi tranh cử, cùng lúc thuyết phục giới đầu tư ngoại quốc ào ạt đem tiền đổ vào Hoa Kỳ xây công xưởng tao nên hàng triệu triệu việc làm, và xây dựng niềm tin tạo uy thế làm cho thị trường chứng khoán tặng mạnh qua điểm nhấn của lịch sử phố WallStreet. Điểm son của tổng thống Donald Trump là ông quyết tâm không ngừng nghỉ làm việc và đem lại phúc lợi cho công dân Hoa Kỳ, điều quan trọng và ưu tiên hàng đầu là An Ninh Quốc Dân, Kinh Tế phồn thịnh, Công Ăn Việc Làm nở rộ, Bảo hiểm y tế cho toàn dân, Nâng Cao Chương Trình Giáo Dục cho hệ thống các trường công lập, sinh viên học sinh được ủng hộ học bỗng, giành nhiều quỹ tài trợ cho các đại học…
Bạn đòi hỏi gì nữa ở chính quyền Donald Trump chỉ mới chưa tới 30 ngày đã làm chừng ấy việc, và nghĩ gì về đảng Dân Chủ và giới truyền thông báo chí “độc quyền” khuynh tả Hoa Kỳ trong lúc này ???
Khi niềm tin của sự trung thực đã mất, thì giới truyền thông và đảng dân chủ sẽ đi về đâu?
Nghe chán nhỉ !!!

PHAN NGUYÊN LUÂN

Pháp: Phá đường dây buôn lậu thuc tây về Việt Nam


Cảnh sát Pháp phá một đường dây buôn lậu thuốc tây về Việt Nam. Ảnh minh họa.REUTERS/Regis Duvignau
Hai tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airlines và hai công dân Pháp gốc Việt bị bắt trong cuộc điều tra chống gian lận tiền bảo hiểm y tế. Tất cả sẽ ra tòa vào thứ Ba 28/02/2017, theo nguồn tin tư pháp của Pháp.
Hãng tin AFP cho biết vụ việc được phát hiện từ khi quỹ bảo hiểm an sinh xã hội vùng Seine-et-Marne, ngoại ô Paris, nghi ngờ bị lừa đảo. Sau một năm điều tra, cảnh sát đã bắt quả tang một cặp công dân Pháp gốc Việt và hai nam tiếp viên hàng không Vietnam Airlines tại một khách sạn gần phi trường Charles de Gaulle khi họ đang « bàn giao phi vụ ».
Theo một kịch bản quen thuộc, người phụ nữ nguyên là dược si cầm toa bác sĩ thật đã được ngụy tạo đi mua thuốc tây. Sau đó đương sự cùng với người bạn trai, thất nghiệp, giao « hàng » cho một đường dây buôn lậu thuốc tây, chuyển về Việt Nam.
Theo tòa án, vụ lừa đảo này gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm an sinh xã hội vùng Seine-Saint-Denis và Seine-et-Marne ít nhất 150.000 euro. Trong phòng khách sạn của hai tiếp viên hàng không, cảnh sát tịch thu được thuốc men, 15.000 euro tiền mặt và nhiều mặt hàng trang sức đắt tiền (đồng hồ, thắt lưng, túi xách, giầy da... trị giá ít nhất 10.000 euro).
Cảnh sát Pháp nghi ngờ có nhiều nhân viên phi hành của Vietnam Airlines tham gia vào đường dây buôn lậu này. Bốn nghi phạm bị bắt giam từ đầu tuần và sẽ ra tòa ngày thứ Ba 28/02/2017.

-----------
Tranh đấu cho cái gì?

Vy Nguyen

Họ kiện Tổng Thống của họ vì muốn bảo vệ người nước ngoài, nhưng lại im lặng khi người nước ngoài giết chết người Mỹ.

Họ chửi bới khi Trump nhậm chức, nhưng lại im lặng khi ISIS nổi dậy.

Họ chửi Mỹ kỳ thị chủng tộc vì tạm cấm 7 quốc tịch nhập cảnh, nhưng im lặng khi Qatar làm điều tương tự và khi trên thế giới có 16 nước Hồi Giáo cấm người Israel nhập cảnh.

Họ đấu tranh đòi được phá thai nhưng không hề nghĩ đến đứa trẻ trong bụng – nó cũng là một con người.

Họ đấu tranh vì hôn nhân đồng tính, nhưng im lặng khi biết rằng ở các nước Hồi Giáo, người đồng tính bị ném đá đến chết.

Họ đấu tranh vì tự do cho tất cả công dân, nhưng quên rằng niệm vụ của chính phủ Mỹ là để bảo vệ công dân Mỹ.

Họ đấu tranh vì công bằng nhưng quên rằng các nước Hồi Giáo không hề công bằng với họ.

Họ chửi bới khi Trump muốn xây bức tường để bảo vệ biên giới Mỹ, nhưng họ lại lặng thinh khi người nước ngoài tràn vào đất nước họ bất hợp pháp và ăn bám mồ hôi nước mắt của họ và cha mẹ họ.

Mexico cũng đã có hàng rào ngăn người đến từ Nam Mỹ !

Họ chửi khi Trump đơn giản chỉ thực thi pháp luật quốc gia, nhưng họ im lặng khi người nước ngoài phá nát nó.

Họ tranh đấu cho cái gì? Cho cái gọi là “công lý xã hội” trong mắt họ. Nhưng cái gọi là biên giới, cái gọi là quốc gia, cái gọi là luật pháp thì sao? Họ tranh đấu cho sự an toàn của người khác bất chấp sự an ninh của chính đất nước họ.

Họ tranh đấu cho cái gì? Cho họ? Cho người khác? Cho sự sống còn của đất nước?

Họ đấu tranh cho cái gì ? thật khó hiểu.

Thursday, February 23, 2017

Đầu Năm Xông Đất Nhà Thương 

Lời người viết: Xin chia sẻ với bạn đọc bốn phương một kinh nghiệm về phản ứng thuốc.

*****
Còn hơn tuần nữa là Tết mà ba tôi thình lình ngã bệnh phải vô nhà thương. Trong gia đình, Ba hay Má tôi mà bệnh lên một cái là chị em chúng tôi cũng bệnh theo. Ngày nào chúng tôi cũng thay phiên nhau đứa sáng đứa chiều túc trực bên ba để chăm sóc vỗ về và trấn an ông vì ông bị chứng hospital delirium, một trạng thái hỏang lọan tinh thần, đầu óc mụ mị, lẫn trí nói sảng trong thời gian nằm bệnh viện.

Cách nay ba tuần ba tôi bị sưng chân, hai ống chân sưng phù như chân tượng nặng nề rất khó xê dịch. Bác sĩ gia đình nghĩ là bị viêm nên cho uống trụ sinh. Sau một tuần, thấy không thuyên giảm, bác sĩ bèn đổi sang thuốc lợi tiểu, đồng thời gởi ông đi ultra sound thận.

Nhưng sau năm ngày uống thuốc lợi tiểu, ông bỗng thấy đau rát khắp người, môi sưng vù và lỡ loét. Ngoài ra trên tay và chân, nhiều nhứt là ở lưng xuất hiện những quầng đỏ giống như bị lửa làm phỏng. Em gái tôi, người săn sóc ông hằng ngày chưa kịp đưa ông đi bác sĩ khám, chỉ tạm thời thoa kem dị ứng thì qua ngày sau cả tấm lưng ông bị bong da rỉ nước rất dễ sợ. Hỏang quá, em tôi bèn kêu ambulance chở ông thẳng vào nhà thương cấp cứu.

Tại đây, sau khi hội chẩn, các bác sĩ kết luận là ông bị thuốc phản ứng làm cháy da nhưng không biết chính xác thủ phạm là thuốc trụ sinhAugmentin Duo forte hay là thuốc lợi tiểu Aldactone.

Ngay lập tức, họ cho làm blood transfusion để loại chất thuốc gây phản ứng trong cơ thể ông rồi sau đó gởi ông đến một bệnh viện có phân khoa chữa phỏng để điều trị. Hội chứng phỏng vì phản ứng thuốc này có tên là Stevens - Johnson Syndrome (tên của hai vị bác sĩ).

Ở phân khoa chữa phỏng, ông đuợc chữa trị y như một người bị phỏng, ông được quấn băng gần khắp cả người. Việc chữa trị sẽ không khó khăn lắm nếu như ông không bị “dị ứng” với nhà thương. Nhưng khổ nỗi với tình trạng hospital delirium trầm trọng của ông, ông đã gây phiền phức rất nhiều cho đội ngũ y tá săn sóc ông hằng ngày vì ông luôn có ảo giác họ là những kẻ xấu muốn giết hại ông nên mỗi khi họ đến gần để đo áp huyết, lấy nhiệt độ hay lau mình, thay băng cho ông thì ông có phản ứng chống trả dữ dằn đối với họ như đánh, đá, phun nước bọt, vv. Do đó họ yêu cầu chúng tôi nên thường xuyên có mặt để nói cho ông biết là họ sắp làm gì để ông chịu nằm yên cho họ thi hành phận sự .

Nhưng cũng có lúc ông không nhận ra con cái, ông cứ nói sảng cho là chúng tôi hùa theo bọn người xấu làm hại ông và ông kêu cứu ầm ĩ. Đứa nào vuốt ve dỗ dành ông thì ông hất tay ra nói:

- Tụi bây ác lắm, đừng có làm bộ vuốt vuốt, con mà muốn hại cha tưởng tao không biết à.

Những lúc như vậy thì chúng tôi cũng đành bất lực đứng xa ra mà nhìn. Vì miệng ông bị bỏng lỡ không thể ăn uống, họ phải chuyền ống dẫn thức ăn qua đường mũi vào dạ dày. Khó khăn lắm họ mới hòan tất được việc này nhưng tối đó ông lên cơn hỏang lọan la hét om sòm, kêu cứu với người nhà hết người này tới người nọ rồi cuối cùng giựt đứt hết dây nhợ trên người báo hại hôm sau cả dàn y tá phải đè ông xuống gắn lại rồi sau đó thì phải cột hờ hai tay ông vào thành giường để ông không táy máy phá họai lần nữa. 

Hai chị em tôi đứng cạnh bên ông, hỗ trợ tinh thần ông suốt từ đầu đến cuối mà cảm thấy đầu óc căng thẳng mệt mỏi làm sao. Ấy vậy mà những người y tá không tỏ vẻ gì là khó chịu hay than phiền, trái lại còn luôn miệng nói “Sorry Papa” có lẽ vì họ đã quá quen thuộc với những tình huống bất trắc như vậy rồi. Chúng tôi thật hết sức biết ơn họ. Họ đúng là thiên thần, những thiên thần được gởi xuống thế gian cứu nhân độ thế, rất dịu dàng, nhẫn nại, tận tâm, làm tròn chức năng của mình đối với tất cả bệnh nhân bất kể chủng tộc hay giai cấp nào.

Hôm mùng một tết vào thăm ông, tôi hỏi ông nhận ra tôi là ai không. Ông nhìn tôi một lát rồi lắc đầu. Tôi cầm tay ông thủ thỉ nói:

- Con là con gái lớn của ba nè, đứa con mà ba thương nhứt nhà đó. Ba biết không, bữa nay là mùng một Tết, ba lì xì cho con đi. Hồi xưa mỗi lần Tết, ba hay mua mấy cuồn giấy số để lì xì cho bà con hàng xóm lấy hên năm mới, ba nhớ hông. Tết vui lắm, có đốt pháo, múa lân, đi tới nhà ai cũng có bánh mứt, nước ngọt, trái cây ê hề nhưng ba chỉ thích lai rai cắn hột dưa thôi. Sáng mùng một mình đi mừng tuổi bà nội, sau đó xông nhà dì Ba, chị của má rồi ở đó ăn trưa với gia đình dì. Dì chiên bánh củ cải, bánh tét ăn với “xái thào cáo” (củ cải ngâm nước mắm đường) và dưa chua ngon lắm. Ba rất thích bánh củ cải của dì, nói dì làm ngon hơn của bà nội, ba nhớ hông? Món gì của dì, ba cũng khen ngon hơn của bà nội. Tụi con chọc ba nói là ba muốn nịnh chị vợ chớ gì.

Mặc cho tôi kể lể, ông cứ trơ trơ không biểu lộ cảm xúc gì làm tôi vô cùng lo lắng. Chẳng lẽ ba tôi đã mất trí rồi hay sao? Không thể nào, trước khi vào bệnh viện, ba vẫn bình thường, đâu có dấu hiệu gì là lú lẫn. Tại sao mới có mấy ngày mà ông trở thành như vậy. Tôi hy vọng đây chỉ là cơn loạn trí tạm thời do không thích nghi với môi trường bệnh viện và hậu quả của quá nhiều thuốc men theo lời các bác sĩ.

Mặc dù ông đã được cho uống antipsychotic, thuốc chống rối lọan thần kinh ngày hai lần nhưng với một liều lượng nhỏ thì không đủ giúp ông ổn định tinh thần. Bác sĩ không dám tăng liều mạnh hơn bởi vì sẽ ảnh hưởng đến bệnh Parkinson của ông. Do đó đêm nào ngủ được một chút, giựt mình thức dậy, ông cũng kêu réo cả nhà và la hét dữ dội hoặc nói sảng làm những bệnh nhân ở các phòng lân cận không ngủ được. Đôi khi ban ngày ông cũng bị tình trạng này, lẩn thẩn nói bâng quơ chuyện gì đâu đâu. Chúng tôi thường nhắc ông những kỷ niệm cũ, nhưng nói một đường thì ông trả lời một ngả chẳng ăn nhập gì với nhau. Còn khi nào tỉnh táo, nhận ra được chúng tôi thì ông theo thói quen của người Tiều, câu đầu tiên của ông là:

- Tụi con ăn cơm chưa? 

Thằng em nói:
- Chưa ba, chút nữa về ăn, tụi con chưa đói đâu ba.

Ông bảo:
- Con coi đồ ăn của nhà thương đem lại cho ba có món nào ăn được thì ăn đỡ đi, đồ ăn này bổ dưỡng lắm nhưng ba ăn không vô.

Quay qua thấy tôi đấm đấm cái lưng, ông hỏi:
- Bộ con đau lưng lắm hả? Có uống thuốc hông? Thôi ngày mai khỏi vô thăm ba đâu. Ở nhà nghỉ đi, ba biết con nhiều công chuyện lắm mà.

Ba tôi là vậy đó, trong tiềm thức ông là lúc nào cũng lo cho con cái, sợ con đói con đau.

Sau một tháng ở bệnh viện, tuy chưa bình phục hẳn nhưng bác sĩ đã cho về. Sau trận bị phản ứng thuốc này, ông rất yếu, nhìn ông như một cây khô không còn chút nhựa sống nào, như ngọn đèn đã cạn dầu sắp tắt tới nơi. Và ông vẫn chưa hết hỏang lọan. Ông cứ tưởng ông còn ở trong nhà thương, nửa đêm kêu thất thanh từng đứa cháu ngọai. Em tôi trên lầu chạy xuống nói:

- Ba ơi! con nè ba, Lan nè, ba đang ở nhà chớ không phải nhà thương đâu. Giờ này mới nửa đêm, ba ngủ lại đi cho tụi con ngủ.

Ông hỏi lại:
- Vậy hả? Ở nhà hả? Vậy con Mẩn và con Mai đâu?

Em tôi phải kêu tụi nhỏ dậy xuống cho ông thấy mặt thì ông mới tin và chịu ngủ lại.

Ba tôi năm nay đã 90. Tai ông đã điếc, mắt ông đã mù một bên vì bệnh macular degeneration (thoái hóa võng mạc do tuổi già), bên còn lại chỉ thấy mờ mờ. Ông lại bị bệnh Parkinson, căn bệnh này với thời gian sẽ dẫn đến tình trạng mất trí nhớ. Nếu ông phải sống thọ thêm nhiều năm nữa thì ông sẽ mù hòan tòan và mất trí vĩnh viễn. Cứ nghĩ tới là tôi không cầm được nước mắt thương xót cho ông. Càng thương tôi càng muốn ba tôi chết sớm được ngày nào hay ngày nấy cho đỡ bị hành hạ thân già. Đêm nào tôi cũng cầu xin ơn trên cho ba tôi sớm được mãn phần về quê yên nghỉ cho xong một kiếp người.

Một kiếp người có được mấy ngày vui hưởng, còn lại chỉ tòan là đau thương và nước mắt! Ấy vậy mà không biết tại sao người ta lại muốn sống lâu, chúc nhau cứ chúc sống thọ? Từ ngàn xưa ai cũng đua nhau đi tìm thuốc trường sinh bất tử để khỏi chết, để được sống hòai, thử hỏi sống mà bệnh tật đui điếc bại xuội thì ham gì mà sống! Theo tôi thì ai vô phúc mới phải sống thọ sống lâu trên đời!
Quý vị nghĩ sao?

Người Phương Nam

ĂN CƠM CHƯA ? (食飯未 ?)


Tôi là người gốc Triều Châu nhưng từ nhỏ đến lớn chỉ học tiếng Việt và chỉ giao du với bạn VN và ngay cả cái nhà tôi ở cũng ngay trung tâm thành phố (ngay trước Hội Đồng Xã Tân An - Cần Thơ) và xung quanh là nhà của các công chức VN. Vốn liếng tiếng Tiều của tôi lúc đó rất ít nhưng lớn lên, cho đến giờ tôi vẫn có một suy nghĩ: tại sao người ta gặp nhau hay hỏi "Anh khỏe không?", "How are you?" "你好嗎?" nhưng duy nhất thời đó người Triều Châu ở VN găp nhau lại hòi "食飯未?" (chẹ bừng quề) có nghĩa là "Ăn cơm chưa?"

Nghe bà nội tôi kể: hồi đó bên Tàu nghèo lắm, nhất là ở quê hương của bà, không đủ cơm ăn, một nắm gạo nấu nước, người lớn uống nước cháo, gạn xác cháo cho con ăn đỡ dạ. Có lẽ đó là lý do tại sao rất nhiều người Triều Châu bỏ nước ra đi làm cu-li hay bất cứ công việc vất vả nặng nhọc vì chỉ mong tìm chút tiền để gởi về giúp đỡ gia đình và cho đến bây giờ trên thế giới, doanh gia người Hoa thành công lớn và giàu có trong thương nghiệp, đa số đều gốc gác Triều Châu.

Sau tháng 4 năm 1975, thời gian đầu, không đủ gạo, gia đình tôi phải ăn cơm độn. Với anh em tôi thì không thấy gì, không để ý mà còn thấy lạ, còn thích nữa là đằng khác (có lẽ vì chưa đói qua) nhưng tôi thấy bà nội tôi khóc. Bà nói không muốn trở lại thời kỳ đói khổ bên Tàu, nhưng cũng chỉ tạm có mấy tháng rồi thôi, không bao giờ có màn cơm độn lần nữa.

Tôi cho tới giờ vẫn còn bâng khuâng đó nên vẫn muốn tìm hiểu tại sao người Tiều ở VN gặp nhau hay hỏi "Ăn cơm chưa?" mà không bao giờ hỏi "Khỏe không?", vẫn không thấy gì giải thích đặc biệt trên mạng nhưng lại tìm được một truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc. Đọc hết câu chuyện trong bài viết, tôi cảm thấy nghẹn ngào, rưng rưng có lẽ nó bây giờ đã giải đáp dù cho chưa thỏa mãn nhưng cũng đáp ứng phần nào cho chút suy tư của tôi. Mời các bạn:

ĂN CƠM CHƯA ? (食飯未 ?)
của Bình Nguyên Lộc


Bà sơ rút nhiệt kế ra khỏi nách tôi, chăm chú đọc nhiệt độ, mặt lộ vẻ ngạc nhiên như không tin ở điều mà bà đọc thấy. Bà dòm mặt tôi, đoạn đọc lại một lần nữa.

Tôi đang hồi hộp vì đoán rằng có chuyện không hay thì bà đã nhảy ra khỏi phòng, làm cho tôi hốt hoảng đến cực điểm.

Tôi mắc chứng thương hàn, sốt mê man mấy tuần nay, vừa tỉnh lại chứng kiến sự bối rối của con người áo đen bé loắt choắt ấy, làm tôi ngỡ, tôi chết đến nơi.

Nhưng gương mặt tươi của bác sĩ Chaput hiện ra nơi khung cửa, giúp tôi an lòng lại ngay. Giờ ấy còn sớm quá, bác sĩ, chắc mới đến nhà thương, chưa kịp mặc áo choàng, còn vận thường phục.

Bà sơ theo sau nói:

- Hắn không còn nhiệt độ nữa, chắc hắn phải lạnh lắm, vì sự thay đổi đột ngột nầy, tôi cho hắn uống Potion de Todd, bác sĩ nhé!

- Phải đấy.

Đoạn bác sĩ hỏi tôi:

- Ông nghe thế nào?

- Như vừa tái sanh, thưa bác sĩ.

- Tốt! Mới nghe, tôi hoảng lắm, vì nhiệt độ xuống thình lình, có thể là triệu chứng của sự chảy máu ruột… nếu ông lén ăn gì.

Tôi cười, một cái cười héo hon của con người sốt liên miên hăm tám ngày, mà không ăn uống gì cả trong thời gian đó. Bác sĩ dặn thêm, trước khi rời buồng tôi:

- Vài hôm nữa là thèm ăn, nhưng phải nhịn, ăn là lủng ruột ngay. Ngoan lên nhé!

Quên nói rõ, là tôi mắc bịnh nầy trước chiến tranh, vào thuở mà loài người chưa tìm ra thuốc trị thương hàn. Nhà thương cứ để vậy, tiêm thuốc nâng đỡ cho trái tim khỏi lụy, rồi ai kháng chết được, thì sống, ai yếu lắm, là đi.


Như vừa được tái sanh! Tôi nói không quá lố lắm đâu. Vi trùng thương hàn phá rối sinh lý con người một cách kỳ lạ lắm. Tôi nghe yêu đời ghê hồn và dòm ra sân nhà thương tỉnh Bình Dương (bấy giờ là Thủ Dầu Một), tôi thấy khóm bông gừa, thứ bông hèn ấy, sao mà hôm nay lại đẹp lạ lùng.

Trưa hôm đó, bác sĩ Chaput khoe với tôi rằng, ở trại bố thí III, một con đồng bịnh với tôi cũng vừa khỏi. Ông ta sung sướng về chuyện ấy lắm, vì con bịnh các trại bố thí chết nhiều quá, khiến dân chúng hiểu lầm, nhà thương bỏ bê người nghèo khó. Sự thật, thì sở dĩ, số tử ở đó lên cao theo tỷ lệ, vì các con bịnh nghèo, thường để thật nguy kịch mới vào nhà thương và khi vào điều trị, không có người nhà theo để săn sóc, nhà thương chỉ vừa đủ người lo thuốc men thôi. Còn những sự săn sóc (rất cần) phải được người nhà lo lấy mới mong lành bịnh.

Tôi yêu đời, và cố nhiên, yêu kẻ đồng bịnh vừa khỏi cùng một lượt với tôi. Ba hôm sau, được nuôi dưỡng bằng nước xúp và bột Ý, tôi đã chống gậy đi được, và mục tiêu phiếm du đầu tiên của tôi là trại III.

Kẻ đồng bịnh với tôi là một cô gái Trung Hoa, hai mươi tuổi, con gái đang thì, cái ngực tất phải to, thế mà tôi trông cô ta xẹp lép như con khô hố. Cái mền cô ta đắp, như dán sát vào chiếu nhà thương.

Người bạn đồng bịnh với tôi, đi không được như tôi. Trong cơn nóng sốt không ăn, người nhà tôi có mua Sérum Glucosé cho bác sĩ bơm vào tôi, nhờ thế mà tôi không suy lắm. Con bịnh nghèo nầy, thì khỏi hưởng món xa xí phẩm ấy, mà nhà thương không sắm được, vì kém tài chánh.

Tuy nhiên, nhìn sơ cô gái, tôi cũng thấy là cô ta đẹp lắm. Hoa tàn kia mà còn mang dấu vết thời tươi thắm thay, huống chi đây chỉ là một đóa hoa thiếu nước lọ trong chốc lát thôi… Cứ theo người cùng trại với Á Lìl, thì cô ta là một đứa bé “mua”. Chú Xừng Hinh, chủ tiệm chạp phô ngoài chợ, năm xưa về thăm quê quán bên Tàu, gặp mùa lụt lội, đói kém, đã mua đứa bé ấy ba mươi đồng bạc. Bạc Trung Hoa với bạc Đông Dương thuở ấy tương đương giá với nhau, thì các bạn biết, con bé ấy rẻ là dường nào.


Chú Xứng Hinh cũng khá, xem Á Lìl như con chú, chớ nhiều thằng khác, nó nuôi những con bé “nước lụt” ấy cho đến thời trổ mã, bắt làm lụng cho bù với số tiền mua, rồi lại hưởng luôn chúng là khác.

Như chủ nó, Á Lìl là người Triều Châu. Phụ nữ Triều Châu để rìa tóc phủ lên trán, xem rất ngây thơ và có duyên. Họ lại đẹp người hơn tất cả các thứ người Trung Hoa khác. Á Lìl lại là gái dung nhan có hạng trong thứ người đẹp nầy, nên tình thương kẻ đồng bịnh của tôi, bỗng nhiên, tăng lên gấp bội, vì tôi mới có hăm ba tuổi.

Nếu như ở ngoài, chắc không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện yêu một ả nô tỳ, cho dẫu là nó đang đẹp lộng lẫy. Nhưng ở đây, nó là con bịnh, đồng hạng với tất cả con bịnh khác.

Một ngày, tôi chống gậy xuống trại III đến hai lần, lần nào tới nơi, tôi cũng đứng lại nơi cửa trại, để thở dốc một hơi, rồi mới vào được.

Á Lìl đoán biết tình cảm của tôi đối với nó, nên lần nào, mắt nó cũng sáng lên, khi nghe tiếng gậy của tôi nện cồm cộp trên gạch.

Từ năm lên chín, mãi đến bây giờ, nghĩa là từ năm bị bán và đưa sang nước “An Nam”, con nô tỳ nầy chưa được ai nói ngọt với nó lời nào cả. Bây giờ, bỗng nhiên có một dân mặc bi-da-ma riêng, lân la thăm hỏi nó, thì làm sao nó không rưng rưng lệ sung sướng được.

Mặc dầu chỉ được uống nước cháo với đường hạ, con ở Á Lìl cứ càng ngày càng hồng hào ra. Con gái, dường như, có dự trữ trong người những sức mạnh gì như cứ chực vùng lên, không cần ăn gì cho bổ lắm, họ cũng cứ béo tốt ra.

Má Á Lìl cạn dần lên, trông ngon như hai trái đào ở bảy phủ Triều Châu mà Á Lìl thường ca tụng với tôi.

Trông Á Lìl, tôi nghĩ ngay đến những phi tần bên Tàu ngày xưa, cũng tuyển lựa trong đám dân “nước lụt” như vầy. Thì ra, con gái Trung Hoa, ngàn đời, vẫn đẹp và vẫn để mà tiếp tế cho các cung tần. Á Lìl sẽ làm bé chú chệt già đại phú nào đây, một ngày kia.

Hôm ấy, Á Lìl ngồi dậy được, nhưng còn phải ăn cháo hoa với hàm-yũu. Cháo với vị mặn giúp Á Lìl tươi tỉnh hẳn ra. Nó tiếp tôi bằng một bài hát gì đó, tôi không hiểu, nhưng rất thích nghe. Cái giọng mũi của người Triều Châu, khi hát lên, nghe líu lo rất dễ yêu, nhứt là dễ thương, nghe như là họ khóc cảnh sống lầm than của họ.


Á Lìl cắt nghĩa cho tôi biết rằng, bài hát ấy nói đến cái mặt trăng nho nhỏ và tròn tròn. Nó mới giải thích tới đó, thì người nhà chú Xừng Hinh mang cho nó một gàu-mên cơm. Mắt con Lìl sáng hơn là khi tôi mới vào thăm nó nữa. Tôi hỏi:

- Nhà đem cơm từ bao lâu rồi?

- Ngộ thèm quá, chỉ mới nhắn đem vô lần đầu thôi.

- Lìl không nên ăn cơm vội. Bác sĩ không có dặn gì sao?

- Bác sĩ nói tiếng Tây, ngộ đâu có hiểu. Bà Sơ biết chút ít tiếng Annam, dặn đừng cho ăn đồ cứng, ăn thì lủng ruột chết liền.

Á Lìl nói xong cười ngặt nghẹo, một hơi, rồi tiếp:

- Đời thuở nào, ăn cơm lại chết. Chỉ có không ăn cơm mới chết thôi.

- Lìl không hiểu, chớ ruột Lìl đã bị vi trùng làm cho mỏng lắm rồi đó.

Á Lìl lại cười một giây nữa, mà rằng:

- Bị thuốc của thằng Tây làm cho mỏng thì có. Thầy biết sao không? Hổm nay ông Tây chích cho ngộ chết mà ngộ không chết, nên ổng bỏ đói cho ngộ chết đó.

Á Lìl nói rồi vừa kéo gàu-mên cơm lại, vừa nói:

- Ăn cơn với ngừng (gừng) nấu dấm thì tốt lắm, như người Annam ăn với muối tiêu vậy mà, chết sao được.

Tôi bối rối quá. Hôm ấy có Má Mẹ, người cai quản các bà Sơ, từ Sàigòn lên Bình Dương thanh tra, nên bà Louise bận tiếp đón bà Mẹ Bề Trên ấy, không còn ai cho tôi cầu cứu để thuyết lý Á Lìl. Các thầy khán hộ thì đã dặn con bịnh cữ kiêng xong là nghe tròn bổn phận, không theo dõi họ để ngăn cản gì nữa. Còn tôi, tôi ngại một điều, mà cũng chẳng khỏi.

Khi tôi giựt lấy gàu-mêm cơm, thì Á Lìl giận dỗi trách:

- Cố lứ nói thương ngộ, sao không cho ngộ ăn cơm?

- Vì thương mới không cho ăn.

Thật thế. Nếu Á Lìl chỉ là một cô gái xấu xí, tôi cũng không nỡ để cho nó tự tử một cách gián tiếp như vậy. Huống chi trong mấy ngày vui mừng tái sanh ấy, tôi lại điên dại mà yêu đứa nô tỳ nầy.

Lìl cười gằn hỏi:

- Thương gì lại bỏ đói?

- Vì ăn thì chết ngay.

- Đời thuở nào, ăn cơm lại chết. Chỉ có không ăn cơm mới chết thôi.

Á Lìl lập lại câu hồi nãy, rồi khóc mùi mẫn.

Thật là em nhỏ, mất miếng ăn một cái là khóc bù lu, bù loa. Nhưng không sao, tôi sẽ dỗ em nhỏ, thì em nhỏ nín chớ gì.

Tôi định bụng như thế, nhưng tôi lầm.

Lần đầu tiên, tôi rờ đến Á Lìl. Tôi vuốt tóc trán nó và nói rằng:

- Lìl nín đi, rán nhịn, rồi vài bữa khỏi hẳn, tôi sẽ đưa Lìl đi ăn tửu lâu Triều Châu Đại La Thiên ở Chợ Lớn, có nhiều món ngon bằng một vạn thứ cơm gừng dấm nầy. Ở Đại La Thiên có chè thịt heo nè, có cù lao nè.

Nhưng Á Lìl cứ khóc, khóc như mẹ chết không bằng, lâu lắm nó mới nói được trong tấm tức, tấm tưởi:

- Ngộ nhớ tía má của ngộ quá. Tía má ngộ vì không có cơm ăn nên chết. Tía ngộ chết đi được một tháng, thì má ngộ bán ngộ cho Xừng Hinh lấy tiền mua gạo cho mấy em của ngộ ăn. Nhưng cả nhà ăn giỏi lắm được mười ngày, chắc rồi cũng chết hết. Cơm sao lại giết người? Không cơm mới nguy chớ



Nghe Á Lìl nhắc tới nguồn gốc nó, tôi đau xót vô cùng. Cơm là giấc ác mộng của người Trung Hoa từ mấy ngàn thế hệ nay, cho đến đỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng câu: “Ăn cơm chưa?”

Nhưng làm thế nào cho con bé dại dột nầy hiểu rằng, không cơm thì chết đã đành, mà có cơm, lắm khi cũng chết.

Vả, Á Lìl không cả quyết ăn vì thèm nữa, mà ăn để trả thù sự chết đói của cả nhà nó, thì làm sao mà thuyết phục nó được. Có lẽ nó đang nhìn cơm, mà nói thầm: “Ừ, ngày xưa, cha mẹ tao không có mầy nên chết, bây giờ gặp mầy đây, tao có dung tha đâu! Tao ăn cho sống dai, mặc kệ lũ nó bày điều, đặt chuyện”.

Biết nói làm sao cũng không xong, tôi xách gàu-mên mà đi; sau lưng tôi, Á Lìl chửi rủa om sòm bằng tiếng Tàu. Nếu nó mà rượt theo được, chắc nó một mất, một còn với tôi, để cướp cơm lại.

Chiều hôm ấy, tôi trốn luôn, đến sáng ngày hôm sau mới dám chống gậy qua trại III.

Á Lìl vắng mặt trên giường. Thấy tôi ngơ ngác tìm quanh, một bà lão vừa ho sù sụ, vừa nói:

- Nó chết đêm rồi thầy à, hồi năm giờ sáng, người ta đã khiêng nó xuống nhà xác.

- Trời ơi! Sao lại chết? Tôi giậm chân mà hỏi câu ngớ ngẩn ấy.

Người khán hộ ở đâu sau lưng tôi đáp hộ bà lão:

- Chảy máu ruột!

- Sao lại chảy máu ruột?

- Vì ăn!

- Trời ơi!

Bà lão ho, rồi lại nói:

- Thầy giựt cơm của nó mà trốn đi, thì chiều lại, người nhà nó đem cơm vô nữa. Nó ăn xong, tối lại kêu đau bụng, vằn vật tới khuya mới chết.


- Sao bà không mời bác sĩ dùm nó?

- Có, tôi có cho bà Sơ hay, bả có kêu thầy đây.

Bà chỉ vào thầy khán hộ, thầy ta lắc đầu thở ra và giải thích:

- Tôi có tiêm thuốc cho nó, nhưng không gọi bác sĩ...

- Sao vậy?

- Vô ích. Chỉ có sang máu mới có một chút xíu hy vọng cứu nó. Nhưng ai sẽ cho máu nó? Còn thuê người để lấy máu thì tiền đâu?

Là con trai, tôi không khóc được. Nhưng lòng tôi đã tơi bời như áo mục phơi dưới gió to. Đứng tần ngần giây lâu, tôi hỏi bà lão:

- Nó có nói gì hay không bà, lúc nó hấp hối?

- Có. Nó có kêu thầy...

- Kêu tôi? Có nhắn gì hay không ?

Nó kêu khóc rằng: “Thầy hai ơi, té ra, quả thật không cơm cũng chết, mà ăn cơm cũng chết. Ngộ nghèo dốt, biết đâu. Trước kia tía má của ngộ nghèo nên không ăn cơm, ngày nay ngộ nghèo nên không biết, hai lần đều chết. Thầy hai ơi, ở lại mạnh giỏi nhá!”

Tôi không còn là con trai nữa, nhưng tôi không khóc tiếc thương một cô gái đẹp. Tôi chỉ khóc vì một gia đình sống không tên, không tuổi bị thảm kịch cơm làm tuyệt nòi, chỉ còn một mống thôi. Mống ấy trôi dạt đi xa ngàn dặm, qua cái xứ có cơm nhiều nầy, mà lại cũng không thoát khỏi thảm kịch cơm.

Ngày nay, mỗi khi nghe một người Trung Hoa chào ai: “Ăn cơm chưa?”, tôi bâng khuâng nhớ lại mối tình yêu đầu và nao nao buồn mối tình thương đầu của tôi.


BÌNH NGUYÊN LỘC

Blog Archive