Nghiên cứu cho thấy người cao niên sẽ giúp trí nhớ nếu chịu khó lên mạng Internet.
Theo kết quả nghiên cứu được trình bày tại cuộc hội thảo thường niên của Hội Society for Neuroscience thì người cao niên có thể thay đổi tình trạng minh mẫn và tránh được bệnh hay quên ngắn hạn của tuổi già nếu chịu khó làm việc tìm tòi trên Internet.
Một toán chuyên gia của đại học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên (một nửa là những cụ thường xuyên lên internet còn nửa kia thì không) với mục đích tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già.
Một toán chuyên gia của đại học Los Angeles đã “scan” não bộ của 24 cụ cao niên (một nửa là những cụ thường xuyên lên internet còn nửa kia thì không) với mục đích tìm xem Internet tác động ra sao lên não bộ các người già.
Nhóm cao niên “lười lên internet” được chỉ dẫn cách sử dụng máy điện toán căn bản rồi được yêu cầu khi về nhà vào internet trung bình mỗi ngày 7 tiếng trong suốt 2 tuần lễ liên tục. Khi họ quay trở lại, các chuyên gia đã sử dụng máy MRI để “scan” não bộ của họ thì thấy lượng máu đổ dồn nhiều hơn vào các mạch máu nhỏ của não bộ. Có nhiều vùng của não bộ đã được tiếp máu nhiều hơn so với trước khi làm thí nghiệm.
Trước đây não bộ cũa các cụ này sử dụng đến nhiều vùng có liên kết với thị giác, phán xét, nhận thức không gian trong cuộc sống hàng ngày. Sau 2 tuần lễ các cụ đọc tin và làm việc với máy điện toán, các nhà nghiên cứu nhận thấy ngoài các vùng nói trên, những vùng khác trong não bộ của các cụ cũng bừng sáng.
Đặc biệt vùng não gọi là hồi trán (frontal gyrus) phía trước và trung bộ đã được kích động mạnh mẽ. Đó là những vùng được biết là có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định, trí nhớ và các giải quyết cấp thời. Chúng có khả năng giúp các cụ cao niên tập trung mạnh mẽ hơn, ít bị đãng trí.
Các cụ thuộc nhóm sau này có tuổi bình quân là 62.4 tuổi. Ngoài ra khi yêu cầu nhóm sau này cũng làm các thao tác giống như nhóm thứ nhất, các nhà khoa học nhận thấy là não bộ của họ đã “sử dụng ít sức mạnh hơn”, có vẻ như tại vì não “đã nhận ra các thao tác quen thuộc” khi lên internet và cảm thấy các thao tác đó dễ dàng hơn rất nhiều.
Bác sĩ thần kinh Gary Small, người tham gia vào công cuộc nghiên cứu, nhận định như sau
“kết quả cho thấy là những cao niên nào muốn trí nhớ của họ sắc bén trở lại thì không gì hơn là mở “dụng cụ ở trong tầm các ngón tay của họ”.
Ông cũng nói có vẻ như xã hội văn minh với nhiều thao tác kỹ thuật phức tạp đã làm trí não con người trẻ lại theo những cách mà “ngay cả khoa học cũng chưa hiểu tường tận”.
(theo LosAngeles Time- HuynhQuang-CaliToDay)
Xử dụng internet có thể giúp chức năng nhận thức của não
Cho tới nay người ta vẫn thường khuyên các người lớn tuổi nên chơi ô chữ, các trò chơi đố (puzzles), các trò đố vui (quizzes), sodoku… tất cả chỉ với mục đích giữ cho chất xám trong não hoạt động tốt.
Nhưng từ nay trở đi, chúng ta cũng còn có thể khuyến khích các người lớn tuổi nên “bay lượn” trên mạng.
Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã quan sát 24 người có tuổi tử 55 tới 76. Phân nửa những người này có thói quen tìm kiếm thông tin trên internet, còn phân nửa kia thì không. Cả hai nhóm đều giống nhau về tuổi tác, trỉnh độ học vấn và phái tính.
Kết quả cho thấy:
- Trong thí nghiệm đọc, não cũa tất cả các cao niên đều hoạt động mạnh, nhất là tại những trung tâm ngôn ngữ, đọc, trí nhớ và thị giác nằm ở các thuỳ thái dương (temporal), thùy đỉnh (parietal) và thùy chẩm (occipital) của não
- Trái lại trong thí nghiệm Internet các nhà nghiên cứu đã phát hiện một sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm đọc và sử dụng internet. Đó là nếu não của nhóm người đọc sách hoạt động mạnh thì não của nhóm “internet” lại hoạt động mạnh hơn ở các vùng thùy trán (frontal) và thùy thái dương (temporal), cũng như ở các hổi chẫm não (circonvolutions cingulaires) kiểm soát tiến trình quyết định và lý luận phức tạp
“Điều đáng chú ý trong phát hiện của chúng tôi là các hoạt động tìm kiếm thông tin trên mạng đã kích đông các mạch neuron mà việc đọc sách không gây ra được.”
Ông nói tiếp “ Một hoạt đông hàng ngày đơn giản như tìm kiếm thông tin trên mạng dường như có thể giúp sư vận hành của não. Điều này chứng tỏ là tuy già người ta vẫn có thể tiếp tục học hỏi“.
Giáo sư Gary Small cho biết thêm là nhóm của ông sẽ còn tiếp tục nghiên cứu thêm.
Ngày càng nhiều cao niên sử dụng Intenet
Chỉ cách đây có bốn hay năm năm, phần lớn các cao niên đều không tưởng tượng là một ngày nào đó họ sẽ có thể “bay lượn” trên internet. Tuy nhiên sự phổ biến của internet cao tốc, sự giảm giá cả các dụng cụ điện tử và khiá cạnh “không thể tránh đươc” của kỹ thuật này đã lôi cuốn các người tuổi trên 50 vào mạng lưới điện tử.
Thật vậy theo như cuộc thăm dò mới đây của CSA đã có tới 46 phần trăm người trong lứa tuổi 50/60 sử dụng internet và đa số (80 phần trăm) những người này coi mạng lưới là cửa ngõ đi vào thế giới bên ngoài..
Thật vậy theo như cuộc thăm dò mới đây của CSA đã có tới 46 phần trăm người trong lứa tuổi 50/60 sử dụng internet và đa số (80 phần trăm) những người này coi mạng lưới là cửa ngõ đi vào thế giới bên ngoài..
“Đứa cháu tôi được tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại ngoại quốc. Cháu nó mở một trang blog về hành trình của nó nên tôi có thể theo dõi sinh hoạt của nó mà chẳng cần nó phải gọi điện thoại về cho tôi mỗi tuần. Thật là tiện lợi”.
Mặt khác cụ Marie, 58 tuổi rất vui mừng khi nhận đươc những bức ảnh đầu tiên của cháu mình chỉ một ngày sau khi đứa cháu ra đời ở cách Paris cả ngàn cây số.
Theo cuộc điều tra của grandparents.com, thì hiện nay tại Hoa kỳ đã có tới phân nửa các bậc ông bà sử dụng Internet từ 10 tiếng trở lên mỗi tuần để mua sắm (69%), so sánh giá cả (83%), theo dõi quảng cáo (38%), trao đổi hình ảnh (78%).
Tưởng cũng nên biết là grandparents.com là nguồn thông tin trên mạng chính yếu dành cho các bậc ông bà tại Hoa kỳ. Trang web này tạo phương tiện duy trì các mối liên hệ và thắt chặt tình cảm gia đình. Nội dung trang web này rất phong phú bao gồm các tin tức về hoạt động xã hội, các gợi ý tổ chức du lịch cho cả gia đình hay mua quà tặng cho mọi lứa tuổi… Ngoài ra sự trao đổi liên thế hệ giữa ông bà, cha mẹ, con cái cũng được dễ dàng hơn nhờ vào blog, diễn đàn, hình ảnh và video.
No comments:
Post a Comment