Thursday, October 29, 2015

( NA-UY) MỘT TẤM GƯƠNG TIÊU BIỂU TRONG LÒNG NGƯỜI TỴ NẠN
(Phạm Sĩ Việt ghi theo lời kể)

Lá cờ Liên Hiệp Quốc)
Vào ngày 23 tháng 10 vừa qua, ngày "FN dagen", là ngày mà các trường ốc của Na Uy ghi nhớ và tôn trọng. Họ ca hát, hội hè, nhất là tại các trường trung tiểu học, học sinh bản trường được thầy cô giáo hướng dẫn tổ chức kỷ niệm hàng năm.
Công xã Nedre Eiker nằm heo hút về phía tây nam Oslo và cách thủ phủ này chừng 2 giờ lái xe. Nơi đây rất ít người Việt, họ sống thưa thớt và rải rác quanh vùng. Nhưng có một hiện tượng nói lên ý thức hệ của một cư dân Việt Nam khiến mọi người phải khâm phục.
Bé Miriam Eriksen, 9 tuổi, học lớp 4 tại Mjøndalen Skole, có tham dự ngày "FN dagen" với bạn học do nhà trường tổ chức vào thứ 6, 23.10.2015. Các em bé gồm nhiều sắc dân dĩ nhiên có nhiều màu cờ để làm biểu tượng, trong đó có lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam cộng sản.
Không thể chấp nhận cho con mình đi chung với lá cờ máu này, vì bản thân mình và gia đình mình là người tỵ nạn cộng sản, một thuyền nhân đã lìa bỏ quê hương nhưng vẫn ôm ấp một lý tưởng, đã xa rời Tổ Quốc nhưng vẫn còn chính nghĩa, đã mất rồi thể chế Việt Nam Cộng Hòa nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn ở trong tim. Chị Yen Lam Eriksen bèn tức tốc chạy gặp cô giáo trách nhiệm lớp và trình bày với sự tỉnh táo có tình có lý. Sau cái bắt tay thân tình chị vào đề ngay:
"Kjære Inger, skolen har brukt feil vietnamesisk flagg! De fleste vietnamesiske flyktninger her i Norge er p.g.a. politiske årsaker. For oss det røde flagget forbinder med kommunisme, udemokratisk og undertrykkelse. Eksil vietnamesere i verdens over betrakter det gamle flagget, gult med 3 røde stripper. Dette flaget er vår identitet, emblem for demokrati og menneskerrettighet...". "Cô Inger ơi, nhà trường đã sử dụng sai cờ VietNam rồi! Tất cả người Việt tha hương cho rằng lá cờ đỏ sao vàng này là biểu tượng của sự độc tài, không có dân chủ và nhân quyền. Người Việt tha hương chúng tôi không chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng này. Lá cờ cũ, cờ vàng 3 sọc đỏ là căn cước của người Việt tha hương, là biểu tượng cho dân chủ và nhân quyền...".


(Học sinh diễn hành kỷ niệm ngày Hiến chương Liên Hiệp Quốc ra đời)
Quả đúng vậy, chị là người tỵ nạn cộng sản. Vì chủ nghĩa khát máu này nên chị và đồng bào chị mới liều chết bỏ nước ra đi. Lá cờ đỏ sao vàng đã phơi bày nguyên vẹn sự độc tài khát máu, tự nó nói lên một chủ nghĩa luôn nuôi dưỡng áp bức và thủ tiêu. Màu cờ này đã khơi dậy niềm đau thống thiết của Tết Mậu Thân, nỗi kinh hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa, đứt từng đoạn ruột của 30 tháng tư đen. Nhà trường trương lá cờ máu này vô tình khơi lại niềm đau bất tận trong lòng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản.
Sau khi hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, cô giáo Inger nói lấy làm tiếc vì nhà trường không biết việc này, và cô giáo đề nghị hãy đem lá cờ vàng đến trình bày với thầy hiệu trưởng để gở bỏ lá cờ kia. Cô giáo Inger còn trấn an thêm, hãy làm theo lời cô chắc chắn không có gì trở ngại.
Cũng một hiện tượng tương tự, số là trước đó một tuần tại một nhà trẻ, nhà trẻ có cái tên gọi nghe vừa chua... vừa ngọt... vừa giòn...: Eplehagan Barnehage.
Sắp tới ngày FN dagen, các cô thầy giáo quây quần tập cho các trẻ tô màu cờ. Bé về lúng túng hỏi Mẹ: "Mẹ ơi, lá cờ Việt Nam cô cho con vẽ không giống như cờ ở nhà mình?". Để giải tỏa thắc mắc này, hôm sau chị (tức Dì của Miriam Eriksen) đưa con tới nhà trẻ và ân cần giải thích sự khác biệt giữa cờ đỏ sao vàng và lá cờ vàng ba sọc đỏ. Kết quả là lá cờ đỏ sao vàng biến mất và lá cờ vàng ba sọc đỏ kể từ hôm đó xuất hiện ở nhà trẻ vừa chua... vừa ngọt... vừa giòn...: Eplehagan Barnehage.
Theo sự hứa hẹn của cô giáo Inger, Yen Lam Eriksen sẽ phổ biến cờ Việt Nam Cộng Hòa nền vàng ba sọc đỏ đến tất cả các trường học và nhà trẻ ở địa phương này, khi mà người bản xứ họ rất lạ lẫm vì không có ai trong số người Việt mình có dịp tiếp cận giải thích. Và nếu Yen Lam Eriksen làm được công việc hữu ích này, BCH/HNVTN/NU sẽ tiếp tay cùng chị bằng cách cung cấp đủ số cờ vàng ba sọc đỏ để phân phối theo nhu cầu.
Cám ơn chị Yen Lam Eriksen, cám ơn người Dì của bé Miriam Eriksen, hai chị đã làm một việc rất nhỏ, ít ai để ý, có bao người quan tâm. Nhưng việc nhỏ này so ra đáng giá hơn nghìn vàng, hơn nghìn vàng ở chỗ là cái thể diện và chính nghĩa của chúng ta không đo bằng hiện kim hay hiện vật. Quả hai chị là tấm gương tiêu biểu trong lòng người tỵ nạn cộng sản giữa thời buổi này...
Hồi tưởng lại cách đây gần 20 năm, tại một ngôi trường tiểu học ở Oslo, bé Nguyễn Đức Thông lúc bấy giờ mới 7 tuổi, một hôm bé không chịu vào lớp cùng các bạn trang lứa mà kiên trì tọa kháng ngoài cửa lớp, yêu sách rằng phải gỡ bỏ lá cờ đỏ sao vàng đang treo lủng lẳng trên vách thì Thông mới chịu vào học. Sự việc gây chấn động liên tiếp mấy ngày. Cuối cùng thầy hiệu trưởng vào cuộc, thầy cô giáo các lớp vào cuộc, và phụ huynh của Thông cũng vào cuộc. Kết quả lá cờ đỏ sao vàng được thay thế bằng cờ vàng ba sọc đỏ. 20 mươi năm rồi Nguyễn Đức Thông nay đã thành nhân, chàng trai trẻ ấy ngoái nhìn lại cũng mĩm cười hãnh diện.
Và cách đây 4 năm, khi mà sứ quán CSVN tại Oslo, chừng như mở một chiến dịch muốn bình thường hóa màu cờ máu của họ theo chỉ   NQ36. Bước đầu họ cho chưng bày mấy con gấu nhồi bông với áo đỏ sao vàng tại các tiệm bán thực phẩm của Na Uy, xem như là loại thời trang thẩm mỹ làm tăng vẻ đẹp cho cửa hàng. Thấy chướng tai gai mắt vài người Việt tỵ nạn vào cuộc, rồi sau đó như một làn sóng bà con Việt Nam lần lượt vào cuộc. Họ truy lùng khắp các cửa tiệm, quán sá, nơi nào có gấu nhồi bông mặc áo đỏ sao vàng là nơi đó có anh chị em mình - xin được gặp chủ tiệm họ từ tốn giải thích... Cuối cùng gấu nhồi bông không còn xuất hiện đó đây tại các cửa tiệm này mà hình như phải trở về nguyên quán ở tận lăng Ba Đình.
Cũng như chị Yen Lam Eriksen, các anh chị em hằng quan tâm đến sỉ diện của một người tỵ nạn cộng sản, bằng một thái độ ôn hòa, nhã nhặn anh chị em đã thuyết phục thành công vụ trương cờ máu CSVN qua hình thức mà người bình dân thường gọi là "phản đối thật mềm nhưng kết quả rất cứng".
Được biết, vào tháng 2 năm 1945 các lãnh tụ siêu cường: Winston Churchill - Thủ tướng Anh, Joseph Stalin - Bí thư Liên Xô và Franklin D. Roosevelt - Tổng thống Hoa Kỳ gặp nhau ở Yalta đồng ý hình thành một tổ chức mới. Vì thế ngày 24 tháng 10 năm 1945 Hiến chương Liên Hiệp Quốc ra đời, với 51 quốc gia đặt bút ký buổi ban đầu trong đó có cả Vương quốc Na Uy, và nay lên đến 193 nước thành viên.
FN-dagen, là ngày đánh dấu thế giới nhận thức được mục tiêu phát triển bền vững, chống bất bình đẳng... với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu. Các mục tiêu này sẽ tạo phúc lợi như là một định hướng chung của thế giới đối với các nước công nghiệp và xã hội dân sự.


No comments:

Blog Archive