Thursday, October 29, 2015

Chùm Khế Ngọt ! Một chuyện có thật


Sơn Tùng

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm Hè”


Trương Thế Phát là một thương gia trẻ ở kinh đô Thăng Long. Ông có tàu bè chở hàng đi buôn bán ờ trong và ngoài nước. Khi quân Pháp tiến đánh thành Hà Nội, và chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, ông lên tàu đem gia đình ra ngoại quốc. Sau bao ngày lênh đênh trên biển cả, gia đình ông đến Xiêm La (Thái Lan), rồi định cư tại đây. Nhờ có tàu bè, ông mang theo một mớ gia sản nên khi qua Xiêm ông đã có sẵn một gia tài. Với tài kinh doanh, ông đã gây dựng một sự nghiệp khá lớn, gồm các cửa tiệm kim hoàn, cửa tiệm vải vóc lụa là, và Trà thất Mây Tần.

Là một nhà kinh doanh, công việc bận rộn, nhưng òng luôn thương nhớ quê hương. Ông nhớ Hà Nội ba mươi sáu phố phường, với năm cửa Ô xưa. Ôi! Những cô gái hàng Đào, hàng Bạc... má đỏ, môi hồng, quần điều, áo lụa trắng, đeo xà tích bạc. Ông nhớ cốm Vòng, nhớ phở, nhớ xôi và bánh cuốn Hà Nội. Ông nhớ Hồ Gươm, hồ Tây, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột... Xiêm La có nhiều chùa lớn và nhiều lễ hội nhưng không đâu bằng hội chùa Hương... Ông nhớ những bài hát ru, những điệu quan họ. Xiêm La có nhiều trái cây nhưng không bằng nhãn, vải, cam, quít... Hà Nội. Ở Xiêm La ông có nhiều bạn mới, nhưng lòng ông vẫn nhớ nhung các bạn Hà Nội và những kỷ niệm thời ấu thơ. Nhất là buổi đầu, ngôn ngữ bất đồng, phong tục khác biệt làm cho ông chao đảo như con thuyền không lái.

Lúc bấy giờ nhiều người trong nước cũng bỏ nước ra đi. Họ ra đi mang theo một bầu nhiệt huyết, một lý tưởng cao siêu là khôi phục đất nước, giải phóng dân tộc. Có nhiều nhóm hoạt động. Họ từ trong nước ra. Họ cũng từ Trung Quốc, Nhật Bản sang Xiêm hoạt động. Họ ở lại Xiêm mà cũng có người đi qua, đi lại. Tuy là nhiều tổ chức khác nhau, tựu trong có hai nhóm. Một nhóm thuộc phe quốc gia, một phái thuộc phe quốc tế.

Trà thất Mây Tần do con trai của ông là Trương Thế Đạt trông coi, còn các tiệm khác thì do phu nhân, con trai thứ và các con gái ông quản lý. It lâu sau, Trương Thế Phát mất, cơ nghiệp truyền lại cho phu nhân và các con. Trương Thế Đạt tiếp tục kinh doanh Trà thất Mây Tần.

Trà thất Mây Tần ở thủ đô Bangkok là một nơi trai thanh gái lịch lui tới tấp nập. Không những người Xiêm La mà người Cao Miên, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ đều thường xuyên tới uống trà, và thưởng thức ca vũ nhạc. Một hôm, có mấy người khách Á Đông tới trà thất Mây Tần uống trà, uống rưọu, Trương Thế Đạt nhận ra có một số khách là người Việt Nam. Ông bèn tới chào hỏi, mới biết họ quả là người Việt Nam. Nghe giọng nói của họ, ông nhận ra họ là người Bắc, người Trung, và người Nam. Ông hỏi thăm họ thì họ cho biết họ qua đây lập nghiệp. Trương Thế Đạt rất vui mừng khi gặp lại đồng bào Việt Nam. Tâm trạng hai bên thật vui vẻ như câu thơ “Thiên lý tha hương ngộ cố tri”. Họ hỏi ông tại sao đặt tên trà thất là Mây Tần. Ông nói ông rất yêu quê hương, lòng luôn nhớ băm sáu phố phường Hà Nội. “Hồn quê theo ngọn Mây Tần xa xa”.

Dần dần, hai bên quen nhau, Trương Thế Đạt mời họ về nhà chơi. Kể từ đó hai bên liên lạc thân mật. Sau một thời gian, khách hiểu rõ gia đình Trương là một gia đình yêu nước, vì không cam tâm làm tôi tớ bọn ngoại xâm mà bỏ nước ra đi. Vì quen thân, họ cũng cho biết họ thuộc đảng cách mạng tiến bộ Việt Nam, được thế lực quốc tế như Liên Xô, Trung Quốc yểm trợ, thế lực rất mạnh, bám rễ trong và ngoài nước, có mục đích bài phong đả thực, xây dựng một xã hội công bằng tự do, người không bóc lột người. Đảng có Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hùynh Thúc Kháng tham gia, và có khoảng mười triệu đảng viên. Lực lượng đảng trong nước đã vùng lên như Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám đã chiếm được nhiều tỉnh trong nước, giết vô số thực dân Pháp. Trương Thế Đạt nghe họ nói vậy cũng tin tưởng, ủng hộ cho họ một số vàng để làm quỹ hoạt động cứu quốc. Trương Thế Đạt mất, con trai là Trương Thế Vinh nối nghiệp cha kinh doanh trong ngoài, và ông cũng giữ mối liên lạc với tổ chức quốc tế, và cũng đóng góp vàng bạc cho họ. Trà thất Mây Tần và nhà của Trương Thế Vinh trở thành nơi ẩn náu và hoạt động của đảng cách mệnh. Ông được chi bộ đảng khen ngợi là “nhân sĩ yêu nước”, và những Việt kiều ở Thái Lan theo cộng sản được gọi là “Việt kiều yêu nước”. Gia đình Trương Thế Vinh đã được chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa gửi giấy ban khen là gia đình yêu nước, đã có công với cách mạng.

Sau 1945, Đe Nhị Thế Chiến chấm dứt, Việt Minh cướp chính quyền. Một số dân chúng vì nạn đói, vì sợ cộng sản và thực dân Pháp nên đã bỏ nước sang Lào, Miên, Xiêm La, hoặc Pháp. Những người Việt Nam sinh sống tại Xiêm La ngày càng đông, và những người theo phe cộng sản càng mạnh. Năm 1954, hiệp định Geneve chia đôi Việt Nam. Nước “Việt Nam Dân chủ cộng hòa” giao thương với Xiêm La tức Thái Lan, và đặt tòa đại sứ tại Bangkok. Những đảng viên cộng sản Việt Nam ra mặt công khai hoạt động. Họ ra sức vận động “Việt kiều” tại Thái Lan về xây dựng đất nước. Chính sách này cũng được phát triển nhiều nơi như Pháp, Lào, Miên...

Họ bảo “đất nước ngày nay cần nhiều bàn tay đóng góp. Việt Nam nay đã tiến lên xã hội chủ nghĩa, nông dân có ruộng cày, thoát khỏi cảnh làm nô lệ cho bọn phú nông địa chủ; xã hội bây giờ không còn nạn người bóc lột người. Sinh viên học sinh được tự do học hành, không phài đóng học phí mà còn được chính phủ nuôi ăn học, cấp sách vở cho đến khi thành tài. Trong nước ai cũng có công ăn việc làm, không ai thất nghiê.p. Họ gửi tặng ông nhiều sách báo, có nhiều thơ ca, âm nhạc và tiểu thuyết ca ngợi sự lãnh đạo tài ba của đảng và chính phủ”. 

Trương Thế Vinh tuy sinh tại Thái Lan, nhưng được nghe cha ông ca tụng về con người và đất nước Việt Nam, nay lại được nghe thêm những lời tuyên truyền của cộng sản nên càng thêm yêu nước, và càng nhớ quê hương. Ông luôn luôn mở đài Hà Nội, và những bài thơ, bản nhạc đã gieo vào lòng ông tình yêu quê hương, tổ quốc.

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm Hè


Lúc bấy giờ công việc buôn bán ngày càng khó khăn khiến Trương Thế Vinh chán nản. Nay được “cán bộ” cộng sản kêu gọi và khuyến khích, vì vậy ông quyết định trở về góp sức xây dựng quê hương. Ông nay được ban khen là “gia đình có công với cách mạng”. Nếu về Việt Nam chắc ông sẽ được đảng và nhà nước quý trọng. Con đường tương lai rộng mở trước mắt ông.

Ta về ta tắm ao ta!

Ông muốn trở về tắm ao ta, về làm người hùng cứu nước, còn hơn là sống ở quê người, dù là triệu phú cũng có mặc cảm là kẻ tha phương cầu thực, kẻ lưu đày, là công dân bậc hai!

Ôi! Nước ta nay đã độc lập, không còn bọn thực dân Pháp xâm chiếm quê hương. Vì thực dân Pháp mà nhân dân ta khốn khổ điêu tàn. Vì thực dân Pháp mà tổ phụ ông phải bỏ quê hương mà đi. Nay là một dịp để ông trở về quê hương, về 36 phố phường Hà Nội và năm cửa Ô xưa! Tình yêu quê hương không còn là một mớ tình cảm bâng khuâng mà đã biến thảnh sự thực. Ông lo bán nhà cửa, hàng hóa và các cơ sở kinh doanh thu được năm trăm lượng vàng và mười ngàn đô la Mỹ. Sau khi đã thanh toán mọi thứ, ông đã “đăng ký” mua máy bay trở về Hà Nội thân yêu. Nhưng toà đại sứ Việt Nam CS tại Thái Lan đã lo mọi sự. Tất cả “Việt kiều” tại Thái Lan sẽ cùng nhau về Việt Nam bằng đường hàng không sang Cambodge rồi từ đó sẽ đi xe ô tô hay máy bay về Việt Nam.

Sau khi đoàn “Việt kiều” Thái Lan về đến Cambodge, họ được chuyển ngay lên xe ô tô Liên Xô là loại xe bốn bề kín mít chở ngay về Quảng Bình Việt Nam. Khi về đến biên giới Việt Nam, cả đám được cán bộ cộng sản đeo súng yêu cầu xuống xe để vào một trung tâm, bốn bề rào kín và có lính gác. Họ bảo:

“các Việt kiều tạm ở lại đây một thời gian để học tập đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước. Họ ra lệnh các Việt kiều tập họp lại, gia đình nào theo gia đình đó. Họ bảo mọi người không được ra khỏi trung tâm nếu không được trung tâm cho phép”. 

Họ đưa mọi người vào hội trường. Viên “thủ trưởng” tỏ ra rất lịch sự. Ông nói:

“Chào các đồng bào và các đồng chí,
Hôm nay tôi xin thay mặt mặt đảng và chính phủ chào mừng những người con yêu trở về tổ quốc.”

Ông vừa dứt lời, mọi người vui vẻ hoan hô, tiếng vỗ tay nghe vang như tiếng pháo. Tiếp theo, ông nói:

“ Thưa các đồng chí và đồng bào,
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những người ngoại quốc đã ước mơ trong một đêm được trở thành người Việt Nam. Các đồng bào và đồng chí nay đã thành người nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trước tiên, yêu cầu mọi người giao nộp thẻ căn cước, thẻ quốc tịch và khai sinh ngoại quốc để Nhà nước làm thủ tục hành chánh.”

Ông nói xong thì lui bước, để cho một đại biểu khác lên tiếng yêu cầu đồng bào làm bản tự khai hồ sơ, lý lịch, nhất là phải kê khai vàng bạc, kim cương, hạt xoàn và đô la. Trong khi mọi người tập trung ở hội trường, cán bộ cộng sản đã vào khám xét hành lý của Việt kiều. Những ai có chìa khóa va ly hay khóa các hộp kín, họ đến bảo nhỏ giao nộp chìa khóa cho họ làm thủ tục kiểm tra. Ngay hôm đó, họ bắt mọi người giao nộp vàng, kim cương, nữ trang và đô la.

Ông cán bộ nói:

Đảng sẽ giữ tài sản cho họ vì sợ bọn biệt kích Mỹ ngụy cướp của giết người.. Cứ yên tâm đưa chính phủ giữ dùm, rồi chính phủ sẽ trả lại cho các gia đình sau khi tình hình đã được ổn định.”

Tiếp theo, mọi người làm thủ tục y tế. Mọi người phải vào phòng kín, cởi hết áo quần để y sĩ khám xét. Không thử máu, không nghe tim mạch, mà chỉ khám tổng quát. Thủ tục này thì cũng nhanh thôi, ngoại trừ những ai còn cất giấu tài sản trong người là bị tịch thu và bị phê bình, kiểm thảo. Các gia đình Việt kiều được cán bộ rút sổ tay, xé giấy viết biên nhận bằng những tờ giấy vàng úa xấu xí với những giòng chữ nghệch ngoạc, không rõ chữ viết và con số, và cũng không ghi ngày tháng, chữ ký và tên người nhận:

....Đã nhận 300 miếng kim loại bề ngoài màu vàng... Đã nhận một ngàn tiền nước ngoài... Đã nhận hai mươi viên đá nhỏ óng ánh...
Đến đây thì các Việt kiều biết mình đã lầm, đã mắc gian kế. Họ cũng như Thúy Kiều trong ngày đầu gặp Mã Giám Sinh đã kêu lên:

Xem gương trong bấy nhiêu ngày
Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già
!

Vài ngày sau, các “Việt kiều” được “phân phối” về các thôn xóm ở miền Bắc. Gia đình Trương Thế Vinh được “phân phố”i về một làng ở Quảng Bình. Ông chất vấn cán bộ:

- Chúng tôi xin về Hà Nội là quê hương của tôi và đã được tòa đại sứ Việt Nam ở Bangkok chấp thuận. Nay sao các ông lại bắt tôi về Quảng Bình?

Tên cán bộ trong “ban Việt kiều yêu nước” nói:

”Nay chúng ta đang xây dựng Hà Nội thành một thủ đô to lớn và văn minh hơn mười lần xưa. Hà Nội tương lai sẽ có những tòa cao 40-50 tầng, vĩ đại hơn Mỹ. Vi là xây cất chưa xong, nên chưa có nhà cho đồng bào ở. Vậy ông tạm ở lại Quảng Bình một thời gian, rồi sẽ đưa gia đình về Hà Nội sau”.

Biết rằng phản đối cũng vô ích cho nên gia đình ông phải lên xe về Quảng Bình. Gia đình ông được đổ xuống quốc lộ I, rồi được công an dẫn bộ tới một làng nhỏ, cách quốc lộ vài cây số. Làng này cho ông một miếng đất ven sông để ở và canh tác. Nơi ông ở là bãi sông vắng, cách xa xóm làng vài cây số. Ông là một kẻ ngụ cư. Hơn nữa, ông là một kẻ nguy hiểm. Dân làng không ai dám giao thiệp cùng gia đình ông vì họ coi gia đình ông như một những kẻ gián điệp từ ngoại quốc về để phá hoại xã hội chủ nghĩa.

Tiền của mất sạch, gia đình ông trở thành kẻ bần cùng nhất nước, cô đơn nhất nước. Thư ông gửi đi không có hồi âm. Ông không nhận được lá thư nào từ Thái Lan hay Hà Nội. Ở Thái Lan, ông có tài sản, bạn bè, nhưng về đây, quê hương Việt Nam,Trương Thế Vinh và gia đình bị lưu đày và cấm cố. Gia đình ông vì yêu nước mà trở về nay lại bị coi là kẻ thù của dân tộc. Sống ở Thái Lan, ông tự coi là người xa lạ, nay về Việt Nam, ông lại trở thành người xa lạ trên chính quê hương mình.

Ông suy nghĩ xa gần mà lòng đau như cắt. Ông trách ông ngu dại. Nước Thái Lan đã cho ông nương tựa, giúp ông làm giàu, con cái ông học hành thành tựu, thế mà ông bỏ Thái Lan mà về Việt Nam, về quê mẹ, nhưng quê mẹ đã giết gia đình ông, cướp đoạt tài sản và hy vọng của ông! Kẻ sát nhân cướp bóc chính là những kẻ mà ông đã nuôi nấng, kẻ đã rao giảng tự do, nhân đạo và bình đẳng! Ông đã bỏ mồi bắt bóng! Ông là người ngu xuẩn nghe theo những lời phỉnh nịnh để rồi làm hại mình và con cháu

Vài năm sau, chiến tranh bùng nổ, miền Bắc bắt thanh niên nam nữ “sinh Bắc tử Nam”. Trương Thế Vinh có một trai, một gái. Con trai ông phải vào “bộ đội” rồi tử thương tại chiến trường miền Nam. Con gái ông phải đi “thanh niên xung phong”, lâm bệnh rồi chết trên Trường Sơn. Hai vợ chồng cắng đắng nhau. Bà trách ông nhẹ dạ tin lời kẻ cướp. Bà không chịu nổi đời sống kham khổ và nỗi uất hận vì bị lường gạt nên mắc bệnh, không thuốc men mà chết. Còn ông, trong cơn đau khổ, uống rượu say rồi chửi cộng sản. Kết cuộc ông bị công an bắt bỏ tù rồi chết trong trại tù Thái Nguyên.

Sơn Tùng

( NA-UY) MỘT TẤM GƯƠNG TIÊU BIỂU TRONG LÒNG NGƯỜI TỴ NẠN
(Phạm Sĩ Việt ghi theo lời kể)

Lá cờ Liên Hiệp Quốc)
Vào ngày 23 tháng 10 vừa qua, ngày "FN dagen", là ngày mà các trường ốc của Na Uy ghi nhớ và tôn trọng. Họ ca hát, hội hè, nhất là tại các trường trung tiểu học, học sinh bản trường được thầy cô giáo hướng dẫn tổ chức kỷ niệm hàng năm.
Công xã Nedre Eiker nằm heo hút về phía tây nam Oslo và cách thủ phủ này chừng 2 giờ lái xe. Nơi đây rất ít người Việt, họ sống thưa thớt và rải rác quanh vùng. Nhưng có một hiện tượng nói lên ý thức hệ của một cư dân Việt Nam khiến mọi người phải khâm phục.
Bé Miriam Eriksen, 9 tuổi, học lớp 4 tại Mjøndalen Skole, có tham dự ngày "FN dagen" với bạn học do nhà trường tổ chức vào thứ 6, 23.10.2015. Các em bé gồm nhiều sắc dân dĩ nhiên có nhiều màu cờ để làm biểu tượng, trong đó có lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam cộng sản.
Không thể chấp nhận cho con mình đi chung với lá cờ máu này, vì bản thân mình và gia đình mình là người tỵ nạn cộng sản, một thuyền nhân đã lìa bỏ quê hương nhưng vẫn ôm ấp một lý tưởng, đã xa rời Tổ Quốc nhưng vẫn còn chính nghĩa, đã mất rồi thể chế Việt Nam Cộng Hòa nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn ở trong tim. Chị Yen Lam Eriksen bèn tức tốc chạy gặp cô giáo trách nhiệm lớp và trình bày với sự tỉnh táo có tình có lý. Sau cái bắt tay thân tình chị vào đề ngay:
"Kjære Inger, skolen har brukt feil vietnamesisk flagg! De fleste vietnamesiske flyktninger her i Norge er p.g.a. politiske årsaker. For oss det røde flagget forbinder med kommunisme, udemokratisk og undertrykkelse. Eksil vietnamesere i verdens over betrakter det gamle flagget, gult med 3 røde stripper. Dette flaget er vår identitet, emblem for demokrati og menneskerrettighet...". "Cô Inger ơi, nhà trường đã sử dụng sai cờ VietNam rồi! Tất cả người Việt tha hương cho rằng lá cờ đỏ sao vàng này là biểu tượng của sự độc tài, không có dân chủ và nhân quyền. Người Việt tha hương chúng tôi không chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng này. Lá cờ cũ, cờ vàng 3 sọc đỏ là căn cước của người Việt tha hương, là biểu tượng cho dân chủ và nhân quyền...".


(Học sinh diễn hành kỷ niệm ngày Hiến chương Liên Hiệp Quốc ra đời)
Quả đúng vậy, chị là người tỵ nạn cộng sản. Vì chủ nghĩa khát máu này nên chị và đồng bào chị mới liều chết bỏ nước ra đi. Lá cờ đỏ sao vàng đã phơi bày nguyên vẹn sự độc tài khát máu, tự nó nói lên một chủ nghĩa luôn nuôi dưỡng áp bức và thủ tiêu. Màu cờ này đã khơi dậy niềm đau thống thiết của Tết Mậu Thân, nỗi kinh hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa, đứt từng đoạn ruột của 30 tháng tư đen. Nhà trường trương lá cờ máu này vô tình khơi lại niềm đau bất tận trong lòng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản.
Sau khi hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, cô giáo Inger nói lấy làm tiếc vì nhà trường không biết việc này, và cô giáo đề nghị hãy đem lá cờ vàng đến trình bày với thầy hiệu trưởng để gở bỏ lá cờ kia. Cô giáo Inger còn trấn an thêm, hãy làm theo lời cô chắc chắn không có gì trở ngại.
Cũng một hiện tượng tương tự, số là trước đó một tuần tại một nhà trẻ, nhà trẻ có cái tên gọi nghe vừa chua... vừa ngọt... vừa giòn...: Eplehagan Barnehage.
Sắp tới ngày FN dagen, các cô thầy giáo quây quần tập cho các trẻ tô màu cờ. Bé về lúng túng hỏi Mẹ: "Mẹ ơi, lá cờ Việt Nam cô cho con vẽ không giống như cờ ở nhà mình?". Để giải tỏa thắc mắc này, hôm sau chị (tức Dì của Miriam Eriksen) đưa con tới nhà trẻ và ân cần giải thích sự khác biệt giữa cờ đỏ sao vàng và lá cờ vàng ba sọc đỏ. Kết quả là lá cờ đỏ sao vàng biến mất và lá cờ vàng ba sọc đỏ kể từ hôm đó xuất hiện ở nhà trẻ vừa chua... vừa ngọt... vừa giòn...: Eplehagan Barnehage.
Theo sự hứa hẹn của cô giáo Inger, Yen Lam Eriksen sẽ phổ biến cờ Việt Nam Cộng Hòa nền vàng ba sọc đỏ đến tất cả các trường học và nhà trẻ ở địa phương này, khi mà người bản xứ họ rất lạ lẫm vì không có ai trong số người Việt mình có dịp tiếp cận giải thích. Và nếu Yen Lam Eriksen làm được công việc hữu ích này, BCH/HNVTN/NU sẽ tiếp tay cùng chị bằng cách cung cấp đủ số cờ vàng ba sọc đỏ để phân phối theo nhu cầu.
Cám ơn chị Yen Lam Eriksen, cám ơn người Dì của bé Miriam Eriksen, hai chị đã làm một việc rất nhỏ, ít ai để ý, có bao người quan tâm. Nhưng việc nhỏ này so ra đáng giá hơn nghìn vàng, hơn nghìn vàng ở chỗ là cái thể diện và chính nghĩa của chúng ta không đo bằng hiện kim hay hiện vật. Quả hai chị là tấm gương tiêu biểu trong lòng người tỵ nạn cộng sản giữa thời buổi này...
Hồi tưởng lại cách đây gần 20 năm, tại một ngôi trường tiểu học ở Oslo, bé Nguyễn Đức Thông lúc bấy giờ mới 7 tuổi, một hôm bé không chịu vào lớp cùng các bạn trang lứa mà kiên trì tọa kháng ngoài cửa lớp, yêu sách rằng phải gỡ bỏ lá cờ đỏ sao vàng đang treo lủng lẳng trên vách thì Thông mới chịu vào học. Sự việc gây chấn động liên tiếp mấy ngày. Cuối cùng thầy hiệu trưởng vào cuộc, thầy cô giáo các lớp vào cuộc, và phụ huynh của Thông cũng vào cuộc. Kết quả lá cờ đỏ sao vàng được thay thế bằng cờ vàng ba sọc đỏ. 20 mươi năm rồi Nguyễn Đức Thông nay đã thành nhân, chàng trai trẻ ấy ngoái nhìn lại cũng mĩm cười hãnh diện.
Và cách đây 4 năm, khi mà sứ quán CSVN tại Oslo, chừng như mở một chiến dịch muốn bình thường hóa màu cờ máu của họ theo chỉ   NQ36. Bước đầu họ cho chưng bày mấy con gấu nhồi bông với áo đỏ sao vàng tại các tiệm bán thực phẩm của Na Uy, xem như là loại thời trang thẩm mỹ làm tăng vẻ đẹp cho cửa hàng. Thấy chướng tai gai mắt vài người Việt tỵ nạn vào cuộc, rồi sau đó như một làn sóng bà con Việt Nam lần lượt vào cuộc. Họ truy lùng khắp các cửa tiệm, quán sá, nơi nào có gấu nhồi bông mặc áo đỏ sao vàng là nơi đó có anh chị em mình - xin được gặp chủ tiệm họ từ tốn giải thích... Cuối cùng gấu nhồi bông không còn xuất hiện đó đây tại các cửa tiệm này mà hình như phải trở về nguyên quán ở tận lăng Ba Đình.
Cũng như chị Yen Lam Eriksen, các anh chị em hằng quan tâm đến sỉ diện của một người tỵ nạn cộng sản, bằng một thái độ ôn hòa, nhã nhặn anh chị em đã thuyết phục thành công vụ trương cờ máu CSVN qua hình thức mà người bình dân thường gọi là "phản đối thật mềm nhưng kết quả rất cứng".
Được biết, vào tháng 2 năm 1945 các lãnh tụ siêu cường: Winston Churchill - Thủ tướng Anh, Joseph Stalin - Bí thư Liên Xô và Franklin D. Roosevelt - Tổng thống Hoa Kỳ gặp nhau ở Yalta đồng ý hình thành một tổ chức mới. Vì thế ngày 24 tháng 10 năm 1945 Hiến chương Liên Hiệp Quốc ra đời, với 51 quốc gia đặt bút ký buổi ban đầu trong đó có cả Vương quốc Na Uy, và nay lên đến 193 nước thành viên.
FN-dagen, là ngày đánh dấu thế giới nhận thức được mục tiêu phát triển bền vững, chống bất bình đẳng... với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu. Các mục tiêu này sẽ tạo phúc lợi như là một định hướng chung của thế giới đối với các nước công nghiệp và xã hội dân sự.


Wednesday, October 28, 2015

Đốt sách .....rồi bây giờ đấu giá sách

alt

Có khoảng 180 chục triệu cuốn sách đủ loại ở miền Nam nằm trong vùng định chế sách bị tiêu hủy, vẫn có một số sách không nhỏ trên thoát nạn do sự cất dấu của những người có lòng với văn học và do cả óc trục lợi của một số người. Dù cho có trục lợi đi nữa thì cũng vẫn là một điều đáng làm vì gián tiếp giúp cho sinh mệnh chữ nghĩa miền Nam vẫn có cơ hội sống lại.

alt

alt
Một cảnh đốt sách thật tang thương tháng 05/1975 ở Sài Gòn

Chính trong cái khung cảnh sinh hoạt sách báo miền Nam bị vây khốn khó khăn như thế đã làm nảy ra một nghề mới: Nghề bán sách dạo, sách bán ở vỉa hè. Nghề này từ nay thay thế công việc của ông Khai Trí cũng như cho khoảng 2500 nhà sách trên toàn miền Nam đã phải tự động đóng cửa sau 1975. Nó tiêu biểu cho nghề buôn bán chui dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Xã hội tạo ra một lớp người làm ăn bất hợp pháp. Cái gì cũng thành chui cả. Sách chui, gạo chui, thuốc tây chui, đi chui và ngay cả việc đi tu cũng trở thành tu chui. Sách càng bị cấm, càng nhiều người tìm đọc.

alt

Có lẽ người có lòng nhất với sách vở miền Nam là ông Khai Trí. Từ người bán sách lẻ lề dường, ông xây dựng nên cơ nghiệp là nhà sách Khai Trí, số 60- 62 đường Lê Lợi. Tôi đã đứng bên kia đường Lê Lợi sau 1975 để chứng kiến cảnh hôi sách, đốt sách của nhà Khai Trí. Cảnh tượng ấy còn như in vào đầu tôi. Sách của nhà Khai Trí vứt tung tóe, bừa bãi trên mặt đường phố Lê Lợi trong nỗi bất lực của nhiểu người miền nam cách đây 40 năm.

Tôi không biết lúc bấy giờ ông Khai Trí đứng ở đâu... Nhưng cái cảnh ấy nó bộc lộ hết cái bản chất bạo tàn của những kẻ chiến thắng.

alt
Chợ trời sách miền nam trên đường Đặng Thị Nhu Q1 năm 1979

Khi cơ sở nhà sách Khai Trí bị tịch thâu. Theo nhà văn Nhật Tiến, một lần nữa, ông Khai Trí lại ra ngồi lề đường, trải một tấm nhựa ni lông bán vài cuốn sách thiếu nhi còn sót lại. Đây lại là một hoạt cảnh đau lòng và ngược đời bầy ra trước mắt. Từ một chủ nhân bề thế, uy tín mà trong kho chứa hàng triệu cuốn sách, nay ông trở thành người bán sách dạo đầu đường.

Cảnh tượng này giúp ta nhớ lại như hoạt cảnh đấu tố trong Cải cách ruộng đất.
(Trích: "Hiện trạng văn học miền Nam sau 1975 ở miền Nam..." của Nguyễn Văn Lục.)

alt
SAIGON 1979 - Chợ sách cũ đường Đặng Thị Nhu

Sau năm 1975, Đặng Thị Nhu là một con đường sách nổi tiếng mà dân mê sách, các nhà văn, nhà văn hóa Hà Nội, Sài Gòn không thể không biết.

Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền hai đường Ký Con và Calmette là những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ...

alt

Cũng nhờ chợ sách này mà nhiều tác phẩm xuất bản trước 1975 của miền Nam được lưu truyền, gìn giữ. Có những gia đình cất dấu nhiều sách quý, nhưng sau đó đứt ruột chia tay với sách vì sinh kế. Mua bán sách cũ cũng giúp bao gia đình thoát được cái đói. Cảnh đó chỉ có những người khong may mắn kẹt lại SG sau 75 mới thấu hiểu !


...Rồi bây giờ đấu giá sách

alt

Bây giờ nó mới biết là nó đã hủy hoại nguyên một kho tàng rất quý báu của Việt Nam nói chung.

Chê bai chửi rủa VNCH cho lắm rồi dốc túi mua sách thời VNCH như của quý hiếm !Trong cái buổi gọi là " đấu giá sách quý hiếm " đó hầu hết các quyển sách đắt giá nhất đều được viết bởi người VNCH, xuát bản bởi VNCH hoặc lưu hành rộng rãi thời VNCH. Chửi VNCH là Ngụy, chửi cờ vàng là bán nước, tìm mọi cách trù dập, tiêu diệt người VNCH, những muốn xóa bỏ toàn bộ văn hóa của người VNCH ...

alt

Bây giờ quay ra mê nhạc vàng, mê sách của VNCH ! Những thứ mà CSVN 1 thời lên án là văn hóa đồi trụy hoặc văn hóa ngoại lai, bán nước, và bị cấm hết ! Kệch cỡm chưa ? Nếu 1975 " giải phóng " miền Nam mà CSVN không đem toàn bộ sách vở của VNCH ra đốt thì bây giờ còn khối sách quý hiếm để đem ra bán đấu giá mà làm giàu nhỉ ? Sao không thấy cuốn sách nào của Các Mác, Lenin, hay thậm chí của cha già kính yêu nằm trong danh sách những cuốn sách quý hiếm được con cháu CS ngày nay bỏ tiền chục triệu ra mua vậy ? Hay sách của CS thì chỉ đáng đem gói hàng hay nhóm bếp thôi ?

Phiên đấu giá sách quý hiếm hấp dẫn 20/09/2015 

alt

TTO - Sự xuất hiện của GS Ngô Bảo Châu và doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng đã làm cho phiên đấu giá sách quý hiếm do Nhã Nam tổ chức sáng 20-9 tại TP.HCM thêm kịch tính và hào hứng.

15 đầu ấn phẩm đưa ra đấu giá lần này là một phần của chương trình Chợ phiên sách cũ kéo dài trong ba ngày từ 18 đến 20-9.

Các ấn phẩm có mức giá khởi điểm dao động từ 20.000 đồng đến 5 triệu đồng, hứa hẹn mức độ tham gia của các tay chơi sách và giới quan tâm, hâm mộ sẽ rất đa dạng, sinh động.

Với bước giá cho mỗi lượt đấu là 10.000 đồng, MC phiên đấu giá Tuyết Anh đã nỗ lực giới thiệu các ấn phẩm, kêu gọi khuyến khích và cả… khích động mọi người có mặt tại Nhã Nam thư quán cùng tham gia bỏ giá đấu.

alt

Cuộc đấu diễn ra được nửa đường thì bất ngờ giáo sư Ngô Bảo Châu và doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng cùng đến tham gia đấu giá.

Lúc này sàn đấu đang vào lượt bỏ giá cho quyển Bác sĩ Ai-Bô-Lít - quyển truyện nổi tiếng của Coóc nây Tru-cốp-xki, NXB Cầu Vồng 1984, từng quen thuộc với nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Quyển này giá khởi điểm 50.000 đồng, người tham gia đấu đầu tiên là Dạ Thương - chủ tiệm sách Book Nest - nâng giá lên 100.000 đồng.

alt
MC Tuyết Anh đang giới thiệu quyển Nói với tuổi hai mươi

Có lẽ quyển sách thiếu nhi này gợi lên những ký ức tuổi thơ của mình nên bà Thanh Phượng đã tham gia bỏ giá đấu quyết liệt và đấu thắng ở mức giá 1 triệu đồng.

Sau đó đến lượt đấu giá quyển Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh do NXB Bốn Phương (của thi sĩ Đông Hồ thành lập) ấn hành năm 1951, sách được bảo quản rất tốt, còn bìa và jacket.

Quyển sách này vốn quan trọng và được các thế hệ trí thức nước nhà đánh giá rất cao, cộng với chất lượng một bản sách có tuổi đời hơn nửa thế kỷ nhưng còn gần như mới nguyên đã quyến rũ GS Ngô Bảo Châu nâng giá từ mức khởi điểm 150.000 đồng lên 1 triệu đồng, rồi 1,5 triệu đồng.

Lúc này chỉ còn chủ tiệm sách Dạ Thương đeo bám đấu nhích từng bước: 1.610.000 đồng, 1.620.000 đồng… Tuy nhiên, GS Ngô Bảo Châu kiên quyết theo đuổi, nâng giá lên 2 triệu đồng.

alt
GS Ngô Bảo Châu đưa tay bỏ giá đấu quyển Việt Nam văn hóa sử cương.

Cử tọa cuộc đấu vỗ tay vang lên khi GS Ngô Bảo Châu nâng mức giá lên 2,5 triệu đồng và đấu thắng.

Có lẽ mọi người cũng cảm nhận được dư vị hấp dẫn của lượt đấu này khi quyển sách sử - văn hóa Việt Nam văn hóa sử cương bản in 1951 thuộc về GS toán học đang rất nổi tiếng ở Việt Nam.

Tiếp theo là một ấn phẩm “nặng ký” và là điểm nhấn của cuộc đấu giá: quyển Cochinchine (Nam Kỳ) do Phủ toàn quyền Đông Dương thực hiện, NXB Gastaldy in tại Sài Gòn năm 1931.

Đây là quyển sách thuộc bộ sưu tập của nhà báo Hà Văn Bảy, xuất bản nhân cuộc triển lãm thuộc địa tại Paris năm 1931.

Điều đáng quý là quyển này được bảo quản tốt, còn đầy đủ các bản đồ in kèm, và nhiều hình ảnh về cảnh sinh hoạt, kiến trúc xây dựng của Đông Dương xưa…

Sách được khởi đấu ở mức giá 5 triệu đồng. Doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng trao đổi cùng GS Ngô Bảo Châu và nhóm bạn đã quyết định tham gia đấu giá.

Lượt đấu kịch tính vì kéo dài qua các bước: 5.060.000 đồng - 5.500.000 đồng, 5.600.000 đồng với hai "đối thủ" tham gia là ông Dương Thanh Hoài - phó giám đốc Nhã Nam - và bà Thanh Phượng.

Ông Hoài cho biết hiện Nhã Nam chưa có quyển này và muốn đấu thắng để lưu 1 bản Cochinchine, nhất là quyển này chất lượng rất tốt.

alt

Nhưng khi bà Phượng nâng giá lên mức 10 triệu đồng thì ông Hoài đứng lên tuyên bố nhường.

Mọi người cùng vỗ tay chúc mừng quyển sách của người Pháp in từ năm 1931 tại Sài Gòn thuộc về một doanh nhân Việt Nam sau 84 năm thông qua phiên đấu giá cũng tổ chức tại Sài Gòn.

alt
MC Tuyết Anh đang giới thiệu quyển La musique et le monde

Trước đó, một quyển sách khác cũng trong bộ sưu tập của Hà Văn Bảy là quyển tiếng Pháp La musique et le monde - tác giả GS Trần Văn Khê, có thủ bút của ông ghi trên sách khởi điểm 1 triệu đồng, đã được một nhà sưu tập tại TP.HCM đấu thắng ở mức 2,1 triệu đồng.

Bên cạnh đó, phiên đấu giá lần này còn có 1 quyển thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được đánh giá là ấn phẩm hiếm gặp: Đầu xuân ra sông giặt áo, NXB Văn Nghệ ấn hành năm 1986, giá khởi điểm 50.000 đồng và đã đấu thắng ở mức 300.000 đồng.

Có mặt tại buổi đấu giá, nhà báo Lê Văn Nghĩa biểu lộ sự đồng tình với mục đích sử dụng số tiền đấu được cho quỹ sách nói phục vụ người mù TP.HCM.

Ông Nghĩa cho biết hiện trong bộ sưu tập của ông có một số bản quý hiếm, có thể lần tới ông cũng sẽ tham gia đưa sách ra đấu để gây quỹ từ thiện.

alt

Giới sưu tập Sài Gòn cũng đánh giá cao những phiên đấu giá như thế này, “cho thấy những ấn phẩm có giá trị vượt thời gian và mức độ quan tâm của người đương thời với những quyển sách trong quá khứ” - một nhà sưu tập nhận xét.

Sau khi trừ giá khởi điểm cho chủ sách, tổng cộng phiên đấu giá sáng 20-9 tại Nhã Nam thư quán đã thu được 15.130.000 đồng. Ban tổ chức đã chuyển số tiền này cho chị Hướng Dương - giám đốc Thư viện sách nói dành cho người khiếm thị.

15 ấn phẩm và giá đấu thắng:

alt

Tờ nhạc Mùa thu cho em, tác giả Ngô Thụy Miên: 100.000 đồng

Sách Việt Nam phong tục, tác giả Phan Kế Bính, 1975: 270.000 đồng

Sách Nói với tuổi hai mươi, tác giả Thích Nhất Hạnh, 1973: 260.000 đồng

Tri Tân tạp chí số 98, năm 1943: 300.000 đồng

Tờ nhạc Thà làm giọt mưa, tác giả Phạm Duy: 150.000 đồng

Tờ nhạc Chuyện hẹn hò, tác giả: Trần Thiện Thanh: 100.000 đồng

Sách La musique et le monde, tác giả Trần Văn Khê, 1995: 2.100.000 đồng

Món ngon Hà Nội, tác giả Vũ Bằng, 2014: 300.000 đồng

Bác sĩ Ai-Bô-Lít, 1984: 1.000.000 đồng

Tờ nhạc Diễm xưa, tác giả Trịnh Công Sơn: 150.000 đồng

Đầu xuân ra sông giặt áo, tác giả Nguyễn Nhật Ánh, 1986: 300.000 đồng

Việt Nam văn hóa sử cương, tác giả Đào Duy Anh, 1951: 2.500.000 đồng

Cochinchine, Phủ toàn quyền Đông Dương thực hiện, 1931: 10.000.000 đồng

Vang bóng một thời, tác giả Nguyễn Tuân, 1963: 800.000 đồng

Kiều, Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra tiếng Pháp, in song ngữ 1951: 2.800.000 đồng.

Lam Điền
Những thực phẩm Trung Quốc làm từ nhựa, cao su



Ngoài trà sữa trân châu làm từ lốp xe, rất nhiều loại thực phẩm Trung Quốc khác được phát hiện làm giả từ cao su, nhựa...
alt
Trà sữa trân châu TQ làm từ lốp xe, đế giày. Trong chương trình thực tế Life Help, phóng viên ở Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc) đã tới uống trà sữa trân châu trong một cửa hàng địa phương rồi tới bệnh viện chụp CT. Kết quả CT scan cho thấy, trong dạ dày của phóng viên này có những viên trân châu không thể tiêu hóa được.
alt
Các nhà khoa học từ Trung tâm Thí nghiệm Hóa học của Đại học Thanh Đảo đã phân tích thành phần những viên trân châu và kết luận không thể xác định được. Họ còn mô tả những viên trân châu này là “rất kết dính”. Một nhân viên của cửa hàng trà sữa đường phố cho hay: 

"Toàn bộ số trân châu này được làm ra tại các nhà máy hóa chất. Có thể trà sữa chân trâu làm từ đế giày và lốp xe đã qua sử dụng”. 

Vụ việc này lại một lần nữa dấy lên lo ngại về hiện trạng thực phẩm Trung Quốc làm giả.
alt
Gạo nhựa Trung Quốc. Tờ The Star (Malaysia) đưa tin ngày 18/5, gạo nhựa Trung Quốc được làm từ khoai tây, khoai lang với nhựa tổng hợp, ép thành dạng hạt gạo, được cho đã xuất hiện tại các nước châu Á, như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Singapore. Một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn gạo giả có thể dẫn đến tử vong hoặc bị hủy hoại nghiêm trọng hệ tiêu hóa.


alt
Vây cá mập làm bằng cao su. Đầu năm 2013, một đoạn video phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi sốc, khi một số nhà hàng ở Bắc Kinh, Trịnh Châu và Nam Kinh sử dụng vây cá mập giả.
alt
Vây cá mập giả được làm từ gelatine, sodium alginate,chất màu và không có giá trị dinh dưỡng. Giáo sư Zhu Yi – Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho hay, qua phân tích mẫu vây cá mập giả chứa chất độc trichloroacetone còn vượt ngưỡng. Các chất làm vây cá mập giả khi nấu ở nhiệt độ hơn 100 độ C sẽ phân hủy thành các chất axit kết hợp chất béo tạo thành trichloroacetone.
alt
Tai heo được làm từ nhựa và gelatin. Ngày 4/5/2013, báo chí Trung Quốc lại khiến nhiều người hoảng hốt khi đưa tin người dân thành phố Cám Châu thuộc tỉnh Giang Tây phát hiện tai heo nhân tạo nghi ngờ được làm từ nhựa và gelatin. Cụ thể, sáng 30/3, một người dân ở thành phố Cám Châu, Giang Tây đã phát hiện tai heo giả sau khi mua tai ngoài chợ.
alt
Tai heo này không bình thường, nó không chỉ có mùi hóa học khó ngửi mà còn vừa xé đã rách. Sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện một khu chuyên chế biến tai heo giả. Nhân viên điều tra cho biết, bì của số tai heo giả không có tổ chức huyết quản và sụn, mùi của nó rất khó ngửi, có thể dùng vật cứng đâm thủng, không có độ dai như tai heo thật, thậm chí dễ dàng xé rách chúng bằng tay.
alt
Trứng gà giả nảy cao như bóng. Ngày 9/1/2012, một người đàn ông họ Vương ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông tiết lộ anh mua phải những quả trứng giả tại chợ. Khi Wang muốn đập quả trứng ra để nấu ăn, anh để ý một quả trứng cứng như đá. Khi đập vỡ quả trứng, lòng trắng đã bị đông đặc và màu sắc chuyển sang màu vàng. Wang sau đó thử nấu quả trứng xem nó có hiện tượng gì. Trong khoảng 20 phút nấu quả trứng, lòng đỏ bắt đầu trở nên rất dẻo và nó có thể nảy cao 20cm khi rơi xuống đất.
alt
Theo một chuyên gia nghiên cứu thực phẩm của đại học Yên Đài, cả 3 quả trứng đều là trứng giả hay trứng nhân tạo làm từ các hóa chất trộn lẫn vào nhau. Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua và thế là một quả trứng giả ra đời

Tuesday, October 27, 2015

Tháng Tư nhớ Bà 
.......“Bà dặn con điều này, phải nhớ cho kỹ nhé con, đánh không nổi nữa thì thà tự tử mà chết chứ không để cho chúng nó bắt… Nhớ nhé, nhớ bà dặn nhé, thà tự tử hơn là để chúng nó bắt, nó làm nhục rồi cũng chết đau chết đớn con nhé…

Tôi có 2 bà nội. Một là bà nội cả, người sinh ra bố, chú và cô tôi và hai là bà nội thứ, em ruột bà nội lớn. Bà nội cả tôi không biết mặt vì cụ qua đời lúc 3 anh em bố tôi còn nhỏ, bố tôi hình như mới lên 8 còn cô tôi lúc ấy còn ẵm ngửa. Thương các cháu mồ côi, bà nội thứ bằng lòng về nhà ông nội tôi nuôi các cháu. Nhưng bà thẳng với ông 
“tôi về đây để nuôi các cháu thay chị tôi chứ không phải về làm vợ ông”. 
Sau này lớn lên tôi nghe mẹ tôi bảo các ông bà trong họ, trong làng kể lại như thế. Và rồi ông tôi cũng bỏ làng đi đâu không rõ, nghe nói có dạo ông vào Nam rồi quay ra Bắc. Bố tôi cũng không biết rõ ông tôi mất bao giờ, ở đâu. Vì thế trong trí nhớ của tôi, từ lúc còn là thằng bé 4 tuổi theo cả nhà di cư vào Nam, cho đến năm bà mất tôi 25 tuổi, chỉ có mỗi bà là bà nội.
Khi mới vào Nam, bà ở với chú và cô tôi. Còn mẹ con tôi thì theo bố và đơn vị di chuyển vài nơi (Rạch Giá, Ban Mê Thuột, rồi Quán Tre, Xóm Bến Cỏ – Đakao) trước khi về ở chung với bà.
Tuổi thơ của tôi có bà nội là ở xóm chợ Bàn Cờ.
Ông nội tôi thứ tư, ở ngoài Bắc người làng, họ hàng vẫn gọi bà tôi là bà Tư. Vào Nam bà sống bằng nghề làm vàng mã nên lối xóm quen gọi là bà Tư vàng mã. Mỗi sáng trước khi đi học tôi dậy sớm, phụ bà mở cửa hàng (gọi là mở cửa hàng nhưng chỉ là tháo mấy tấm phản gỗ đứng làm vách che mặt trước của căn nhà, kê ngang thành kệ, sắp xếp đủ loại giấy tiền, vàng bạc, nhang đèn, treo mấy con ngựa giấy…) Chiều về trước khi ăn cơm tôi lại phụ bà dọn dẹp hàng, đóng cửa.
Bà tôi vấn tóc, răng đen, ăn trầu và hút thuốc lào. Bà ngồi đâu là phải có chiếc điếu bát kế cận. Thuốc lào của bà hút quanh năm do một ông cụ người Bắc cứ một hai tháng lại từ Cái Sắn, Rạch Giá đem lên giao một lần hàng chục bánh. (Sau năm 1975, khi tôi vào tù, mẹ tôi còn vét được ít bánh tiếp tế cho con mấy kỳ thăm nuôi mới hết. Đám bạn bè đồng tù đứa nào cũng mê thuốc lào mẹ tôi tiếp tế. Tôi bảo “đó là gia tài của bà nội để lại cho cháu đích tôn, hút vào được lộc của bà phù hộ.)
Bà tôi tính nghiêm khắc, ít cười nhưng như tất cả mọi người bà, thương các cháu nội ngoại hết mực.
Cô tôi lấy chồng ở xa, mỗi năm chỉ vào dịp Tết mới đem con về thăm bà. Chú tôi ở hẳn nơi tiệm may áo dài của ông, còn con gái chú ở chung nhà với chúng tôi. Nhớ thuở anh em chúng tôi còn bé, lúc nào bà cũng có sẵn những thứ quà vặt cho cháu. Buổi trưa ngủ dậy, nếu không được bà cho vài hào ăn chè thì cũng có cái kẹo lạc hay chiếc bánh ngọt. Sau này lớn lên tôi mới biết, bánh kẹo là do chú tôi thường mua biếu bà, nhưng bà ăn rất ít, còn thì để dành cho lũ cháu. Phần bà, ăn cơm xong thỉnh thoảng quả chuối là xong. Họa hoằn tôi mới được bà sai chạy ra chợ, cách nhà mươi mét, mua cho bà miếng bánh đúc. Ăn cơm, có miếng thịt bà cũng chỉ cắn một miếng, còn lại bỏ bát cho cháu. Bố mẹ tôi mà cằn nhằn:
– Bà cứ xơi đi, chúng nó có rồi…
Bà bảo:
– Thịt con gà trong Nam này nó nhàn nhạt thế nào ấy, không như miếng gà ngoài Bắc mình… Cho chúng nó ăn hết đi, tôi chẳng ăn…
Đó là điệp khúc tôi nghe quen thuộc thuở bé, như thể bao giờ bà cũng chê quả xoài, quả mận trong Nam trông thì to, đẹp nhưng nhất định không bao giờ ngon bằng quả muỗm, quả roi ở quê hương miền Bắc đã xa mù mịt của bà.
Khi đã đủ lớn, có lần nghe bà nhắc lại câu nói quen thuộc ấy tôi nói với bà:
– Cháu nghĩ có lẽ tại ngày xưa như bà kể ở làng mình nhà nghèo, ít khi được ăn thịt nên mỗi lần ăn mới thấy ngon, chứ bây giờ mình ăn lúc nào cũng được nên thấy chán …
Bà nghiêm mặt mắng:
– Cha tiên nhân nhà mày, mày chửi khéo bà đấy à …
Mãi sau này tôi mới nhớ ra hình như lúc mắng cháu như vậy mắt bà có hơi rơm rớm …
***
Tóc vấn, răng đen. Nguồn: Skywalkers nhóm Vnphoto tại Hà Nội.

Như tất cả mọi đứa cháu trên đời, tôi thích nhất là nằm nghe bà tôi kể chuyện xưa tích cũ ở làng ngoài Bắc và chuyện xưa, chuyện cổ tích (như chuyện Phạm Công Cúc Hoa, chuyện Cây tre trăm đốt, chuyện Nhị Thập Tứ Hiếu…) Tôi hỏi bà sao bà hay thế, không biết chữ Quốc ngữ mà lại thuộc làu nhiều chuyện như vậy, bà tôi cười bảo hồi bé bà cũng được nghe, cứ nghe mãi thì thuộc chứ có gì là hay…
Tôi thích nghe nhất là những chuyện bà kể về quê. Bà kể tỉ mẩn, từ bụi tre đầu ngõ, cái ao cạnh nhà, con ngõ dẫn lên đê mà cô tôi hay bế thằng cháu ra xem thả diều khi bố mẹ tôi đưa con về thăm bà… rồi đến họ hàng làng mạc, những ông Tham bà Lý mà Tết năm nào bà cũng dắt tôi đi thăm ở xóm Sáu Lèo gần chợ Thái Bình.
Bà tôi hay kể về nạn đói năm 1945 ở làng. Bao giờ kể xong bà cũng nhắc đừng bao giờ phí phạm hột cơm, vì đấy là hột ngọc của Giời… ăn cơm phải chậm rãi, từ tốn, ăn cho kéo, đừng để rơi vãi, ăn phải vét bát cho thật sạch , trước khi rửa nồi phải chịu khó nhặt từng hột cơm sót, đừng vứt bỏ phải tội… mai sau chết thế nào cũng sa địa ngục, bị Diêm vương trừng phạt, đói mà không được chết, cứ lây lất như những người đói kém ở làng quê năm Ất Dậu, bò ra nằm la liệt khắp nơi…
Bà tôi kể chuyện làng quê rất nghèo, cả làng, cả họ chỉ có vài nhà giàu, hoặc có ruộng vườn, đất đai, hoặc có con cái, anh em sống ngoài Hà Nội. Gia đình tôi thì chẳng có gì, vì bà nội Cả của tôi mất sớm, bỏ 3 con thơ cho ông nội xoay sở, khiến bà động lòng thương cháu, chấp nhận về nhà ông để nuôi nấng các cháu, con chị mình.
Tuy nhiên mãi cho đến khi đã lớn khôn, chưa bao giờ tôi dám hỏi bà chuyện có lần nghe lóm từ mấy ông bà người làng rằng ngày bà bước chân vào nhà, bà bảo thẳng cùng ông tôi rằng “Tôi xin nói cho rõ là tôi về đây vì thương 3 đứa cháu con chị tôi mồ côi mẹ, không ai nuôi nấng, chứ không phải tôi về đây để làm vợ lẽ vợ mọn cho ông đâu nhá. Ông đừng có mơ tưởng mà hòng lem nhem, đừng để đến lúc ấy có gì rồi trách sao tôi không nói trước.” Nói xong bà cầm con dao quắm phập một nhát vào cạnh bàn rồi đứng dậy…
Bà kể chuyện khi bố tôi ra Hà Nội đi
Bà kể những ngày ấy, trong làng chỉ có mỗi bố tôi đi lính Quốc gia, còn người làng, và cả nhiều họ hàng đều theo Việt Minh. Hết người này đến kẻ khác nhắn nhe, khuyên dỗ bà nên gọi bố tôi bỏ lính về quê, không cần phải theo Việt Minh cũng được. Không có hiệu quả, có lúc bọn họ còn tìm trò này cách khác ngầm dọa bà…
Tôi hỏi,
– Thế bà làm sao, bà có sợ không?
Bà bảo:
– Bà sợ gì chúng nó, đứa nào theo Việt Minh mà chỉ lẩn quẩn ở làng mà bà không biết… Ngữ chúng nó thì như cáy ấy, dọa ai chứ dọa bà sao được. Bà bảo với mấy kẻ nhắn nhe kia rằng,
“Anh ấy là con tôi nhưng nay khôn lớn, ra đời rồi thì tự lo tự lập, tôi chỉ quanh quẩn ở xó làng này biết gì mà bảo ban, kêu gọi… Tôi chỉ biết nói vậy đấy, ông nào không chịu, đòi thế này thế khác thì mời về hẳn đây nói chuyện tận mặt với gái già này, chứ nhắn nhe bâng quơ thế kia thì chịu, chả biết phải nói thế nào …”
Ấy thế mà rồi họ cũng đành kệ bà. Cho đến khi có hiệp định Genève.
Lúc bấy giờ bố tôi đang học dở khóa Sĩ quan ở Bính Động, Hải Phòng và mẹ con tôi cũng ở ngay đấy nên ông chỉ kịp đưa vợ con xuống tàu theo đơn vị di cư sau khi đã gấp rút nhắn được chú tôi – bấy giờ đang học may ở Hà Nội – là phải về làng đưa ngay bà nội và cô tôi lên phố, rồi bằng mọi cách phải theo đoàn di cư, dù thế nào cũng không được nản lòng, bỏ cuộc mà ở lại.
Bà tôi kể chú tôi lẻn về thế nào, rồi ông trốn đi ngay kẻo bị Việt Cộng bắt, còn bà đã phải thu xếp tính toán thật chi ly rồi nửa khuya về sáng lén dắt cô tôi, băng đồng, vừa đi vừa chạy không kịp thở, toàn bộ tế nhuyễn chỉ có 2 tay nải quần áo đeo vai… Và cuối cùng thì bà, chú và cô tôi cũng kịp theo 1 chuyến bay di cư vào đến Tân Sơn Nhất, được bố tôi đã vào trước, đi tìm, đón đưa về ở trại tiếp cư Bình Đông.
Tìm tự do năm 1954. Nguồn: OntheNet

Bao giờ kể chuyện quê xong bà cũng chép miệng:
– Chả biết đến bao giờ mới lại về được quê mình, ngữ này thì bà đành bỏ xương nơi đất khách thôi, buồn lắm con ạ…
Tôi nhớ, năm 7, 8 tuổi, có lần nghe chuyện di cư xong tôi đã hỏi bà:
– Tại sao nhà mình phải di cư hở bà?
– Tại vì không thể sống được với lũ Việt Minh con ạ (đối với bà thì mang tên gì thì chúng nó cũng vẫn là bọn Việt Minh, dối như Vẹm)
– Tại sao không sống được với Việt Minh hở bà?
– Tại vì chúng nó tàn ác lắm, mang máu chó chứ không phải máu người con ạ.
– Như thế thì đi là phải rồi, tại sao bà lại buồn?
– Tiên nhân nhà mày, bà buồn vì nghĩ đến mồ mả tổ tiên, ông bà bỏ lại bây giờ biết thế nào, có ai hương khói không. Mai này bà chết thì ước gì được chết ở quê hương làng nước cho khỏi phải xa cách ông bà, tổ tiên.
Lúc bấy giờ thằng nhóc tì tôi chịu không thể nào hiểu được tâm trạng của bà nội, mà theo tôi thật là mâu thuẫn như thế, để mãi đến bây giờ 60 tuổi đầu tôi mới lờ mờ hiểu được tâm trạng của cụ, đi thì phải đi, mà cái buồn vẫn cứ bám mãi cho đến ngày nhắm mắt…
***
Gia đình tôi gốc không hẳn là theo đạo Phật, mà đúng hơn là thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng bà nội và mẹ tôi đều có lên chùa quy y. Tôi nhớ hồi bé giao thừa năm nào cũng được theo bà đi lễ chùa đầu năm, hoặc là chùa Từ Quang ở đường Phan Thanh Giản (của cụ Tâm Châu), hoặc chùa Phước Hòa cạnh trường tiểu học Phan Đình Phùng. Đó là các chùa Bắc tông, tuy thỉnh thoảng thấy bà tôi cũng dắt đi lễ ở chùa Kỳ Viên, ngã tư Phan Đình Phùng – Bàn Cờ, là chùa theo hệ phái Nguyên thủy, Theravada… Tính bà tôi về chuyện lễ bái cũng không giống các cụ khác. Bà đến chùa là để lễ Phật, có cúng gì thì cúng, xong là về ngay, không la cà. Bà bảo chùa là để các Sư tu niệm, người thường đến lễ xong thì phải đi về, chớ có lẩn quẩn làm ô nhiễm không khí thanh tịnh thì phải tội…
Năm 1963 khi nổ ra cuộc tranh đấu của giới Phật giáo chống ông Diệm, với kết cục anh em ông bị các Tướng lãnh đảo chính và sát hại, bà tôi chép miệng:
– Cơ mầu này thì chẳng mấy chốc lại tan nát hết, lại chạy thôi con ơi…
Tiếp theo sau đó là những năm biến động liên tục, hết chỉnh lý đến biểu dương lực lượng, hết sư sãi đến sinh viên học sinh xuống đường đòi hòa giải, hòa bình… Mỗi khi có biến động, có thiết quân luật, giới nghiêm, bà tôi lại chửi đổng:
– Chém cha những quân cơm không ăn chỉ muốn ăn c… Làm người không muốn chỉ muốn làm chó…
Ở cùng bà nội một thời gian, bố mẹ tôi lúc ấy đã thêm con, đến năm 1959 tổng cộng anh em tôi đã 5 đứa, nên không thể tiếp tục chen chúc trong căn nhà gỗ có 1 gác với bà. Bố mẹ tôi dành dụm, vay mượn thêm đi mua 1 căn nhà nhỏ cũng ở cùng khu chợ Bàn Cờ, ở một hẻm kế cách bà vài chục thước.
Ngày 2 bữa tôi có nhiệm vụ xách cặp lồng đem cơm trưa và chiều mẹ tôi nấu nướng cho bà. Bà ăn một mình nhưng bao giờ cũng cho tôi ăn cùng. Mẹ tôi thì dặn, bà có cho con cũng không được ăn, để mình bà ăn cho đủ no… còn bà thì bảo, ngồi ăn một tí cho bà vui, ăn một mình bà buồn… Tôi bảo mẹ con dặn rồi, không nghe về bị đòn thì bà bảo bà là bà, thế mày nghe bà hay nghe mẹ …
Mãi đến lớn tôi mới hiểu, bà biết mẹ tôi khi bới cơm, có tí thịt cá thường dọn phần hơn cho bà, còn mấy mẹ con còn gì ăn nấy nên bà cố tình ép tôi phải ngồi ăn, để có được tí thịt tí cá…
***























Nhà Thờ Cha Tam ở Chợ Lớn, Tết Mậu Thân 1968. Nguồn: OntheNet
Tết năm Mậu Thân cả bố tôi lần chú tôi đều có nhà trong đêm giao thừa. Năm ấy tôi cũng đã lớn (!) Đã biết thuốc lá cà phê, và cũng biết uống bia lai rai … Đêm giao thừa năm ấy cả nhà tôi quây quần, ăn tết lớn … nghe pháo nổ dòn suốt đêm, bà tôi bảo, “Quái, pháo gì mà nghe như tiếng súng ấy nhỉ…” Để đến sáng mùng Một khi mọi người sửng sốt với tin Việt Cộng vi phạm hưu chiến, tổng tấn công khắp nơi, bà tôi chẳng kiêng cữ gì cả mà chửi toáng:
– Tiên nhân bọn Việt Minh khốn nạn, bà đã bảo, làm sao mà tin được chúng nó…
Chiến sự lan đến khu Bàn Cờ, lửa cháy mù mịt trong khu Vườn Bà Lớn, bên kia đường Nguyễn Thiện Thuật, bố và chú tôi đều đã gấp rút vào trại, nhà chỉ còn mẹ con tôi và bà. Bà bảo mẹ tôi chuẩn bị sẵn mỗi đứa 1 chiếc tay nải, trong đó gói sẵn mấy bộ quần áo tốt, hễ có chuyện gì là của đứa nào đứa ấy đeo lên vai, quàng qua cổ cho chắc. Riêng tôi bà dặn:
– Riêng con hễ thấy chúng nó là mọi cách phải chạy con nhé, kẻo nó bắt mày đi làm bia đỡ đạn đấy con ạ…
Sau đó khi có tin tức về chiến sự ở mọi nơi, nhất là chuyện tìm thấy những nấm mồ tập thể ở Huế, bà tôi bảo:
– Bao giờ thì người trong này họ mới hiểu được Việt Minh, Việt Cộng nó tàn ác dã man thế nào?
***
Năm 1972, khi chiến sự sôi động, đến lượt tôi nhận lệnh động viên nhập ngũ, dĩ nhiên bà tôi cũng buồn. Nhưng bà tôi buồn theo cách của bà, buồn mà không thở than, không rên rỉ. Khi tôi mãn khóa Thủ Đức, tình nguyện về Thủy Quân Lục Chiến, thấy mẹ tôi có vẻ lo lắng bà bảo:
– Không việc gì chị phải lo. Sống chết có số cả. Con người ta bao người cũng phải đi lính, cũng phải trận mạc thì sao… Tới số thì ở đâu cũng chết. Có thương thì thắp hương cầu xin Giời Phật, ông bà tổ tiên phù hộ cho nó…
Thỉnh thoảng về phép, thật sự tôi chỉ ghé về chào, thăm bà một chốc rồi đi ngay, vì tuổi trẻ cón lắm trò vui thú với bạn bè, bia rượu, gái gủng linh tinh chờ đợi… Rồi đến đêm trước ngày lên hậu cứ ra hành quân tôi mới lại ghé lần nữa chào bà. Lần nào bà cũng vừa mắng yêu, vừa chậm nước mắt:
– Cha tiên nhân mày, cứ về là đi biệt, bây giờ mới lại thấy mặt…
Và bà dúi vào tay tôi nắm tiền, bảo để uống cà phê, chứ đừng uống rượu lắm nó háo người…
***
Lần cuối cùng tôi về phép là tháng Mười 1974 khi được đi phép thưởng đặc biệt 5 ngày. Và vẫn không có gì thay đổi, nghĩa là bà nội tôi cũng chỉ gặp mặt thằng cháu đít tôm 2 lần, lúc mới về và khi hết phép. Cả cụ và tôi – như bao nhiêu triệu dân và quân miền Nam – đều không ngờ mấy tháng sau tình hình đột nhiên biến chuyển ngoài trí tưởng tượng.
Đầu tháng Tư 1975, khi về đến Vũng Tàu, mẹ tôi đi với Liêm và Nguyên -2 thằng bạn cùng Đại đội, cả 2 đều đang dưỡng thương ở Lê Hữu Sanh sau khi bị thương nặng trong trận Phong Điền mầy tháng trước đó, Liêm thì gãy tay, Nguyên thì mất một mắt – ra thăm con. Mẹ tôi kể, mấy ngày liền, từ khi nghe tin bỏ Huế, bỏ Đà Nẵng, bà nội tôi ăn uống thất thường, như người mất hồn, ngóng tin cháu. Đến khi Hạ sĩ Thanh, hậu cứ Đại đội, chạy về báo tin cho nhà biết tôi và đơn vị về đến Vũng Tàu bình an rồi, mới thấy cụ vui được một chút. Tôi chỉ nhắn mẹ về thưa với bà nội là khi nào được tôi sẽ cố xin phép về thăm bà, chứ bây giờ tình hình nhốn nháo thế này không thể đi đâu hết.
Sau ngày có tin đồn có thể đảo chánh, rồi vụ mấy phi công phản loạn trở cờ lái A 37 ném bom Dinh Độc Lập, TĐ 8 theo Lữ đoàn 258 về vùng Long Thành, nhận trách nhiệm hành quân mở rộng vòng đai an toàn từ huấn khu Long Thành về hướng Đông Bắc… Lúc bấy giờ, mặt trận Long Khánh, Xuân Lộc càng lúc càng căng thẳng. Áp lực mỗi lúc mỗi bắt đầu lan xuống vùng trách nhiệm của Lữ đoàn 258 và của TĐ 8.
Đại đội 2 của tôi, nói riêng và cánh B Tiểu đoàn 8 nói chung, những ngày này thường xuyên phải tuần tiễu, tảo thanh, lội qua lội lại liên tục.
Không nhớ rõ chính xác ngày nào, nhưng tôi biết chắc là trước khi mặt trận Long Khánh của Sư đoàn 18 BB vỡ 2 ngày, buổi chiều khi Đại đội tôi kéo sát 1 đường mòn chờ nhận tiếp tế, tôi ngẩn người khi nhận máy từ Tiểu đoàn báo ra điểm tiếp tế gặp thân nhân.
Tôi hỏi Tánh, âm thoại TĐ có biết ai không, thì Tánh cho hay:
– Thằng Đình nhờ tôi báo là nó đưa bà nội lên thăm ông. Ông ráng ra gặp bà cụ rồi cụ theo xe tiếp tế về hậu cứ lại.
(Đình là Hạ sĩ Tiểu đội trưởng tín cẩn của tôi, từng theo tôi từ ngay tôi mới về đơn vị đến nay, bị thương trúng đạn vỡ bả vai sáng sớm 27/3 trong trận đánh lấy lại chiếc cầu Lăng Cô bị rơi vào tay đặc công VC hôm trước, nhưng không kịp tải thương thì đêm đến Đại đội tôi đã nhận lệnh triệt thoái, bỏ Lăng Cô đi bộ về Nam Ô xuống tàu xuôi Nam. Về đến Vũng Tàu bấy giờ Đình mới được về Lê Hữu Sanh điều trị và đang trong thời gian dưỡng thương.)
Trời đất, tôi không thể ngờ bà nội lặn lội tìm đủ cách để đến thăm tôi như vậy. Thế là vừa đi vừa chạy, tôi đến được bãi tiếp tế thì thấy trong đám lính tráng súng đạn có bóng 2 phụ nữ áo dài, vấn tóc. Đích thị đó là bà nội cùng đi với cô tôi.
Tôi la lớn:
– Trời ơi bà đi đâu đây?
– Bà đi thăm mày chứ đi đâu…
Vừa nói bà vừa bảo cô tôi đưa cho cái túi, mở ra trong đó có chai rượu, cây thuốc Capstan và gói cà phê bột. Xong bà hỏi tôi chậm rãi:
– Mày nói thật cho bà biết, tình hình liệu thế nào? Có chạy nữa không con? Bỏ hết cả ngoài kia rồi…
Đám lính tôi đứng quanh nhao nhao:
– Tụi con về đây rồi không chạy đi đâu nữa nội ơi…
Bà tôi nói rất từ tốn:
– Ừ, mấy hôm nay thiên hạ ở Sài Gòn nhốn nháo ra đi nhiều lắm rồi con ơi… người ta theo ông Thiệu, ông Khiêm đi cả rồi… bà tin là con không chạy đi đâu nữa hết. Nhưng bà dặn con điều này, phải nhớ cho kỹ nhé con, đánh không nổi nữa thì thà tự tử mà chết chứ không để cho chúng nó bắt… nhớ nhé, nhớ bà dặn nhé, thà tự tử hơn là để chúng nó bắt, nó làm nhục rồi cũng chết đau chết đớn con nhé…
Tôi và cả đám lính chẳng biết nói gì, ngay những thằng lính dày dạn, ngổ ngáo của tôi, nghe bà nói thế cũng đứng ngẩn người im lặng. Tôi phải giả lả trấn an bà, cố phá đi không khí nặng nề:
– Đừng lo bà ơi, chúng con về đến đây thì chỉ sống mái với chúng nó thôi bà ạ. Bà cứ yên tâm đi về đi kẻo tối.
Tiếp tế đã xong, tôi thúc Đình đưa bà và cô tôi lên xe về lại hậu cứ và dặn Đình nhớ đi theo bà về đến nhà.
***
Trong khi tôi, thằng cháu nội đít tôm của bà cùng đơn vị quần thảo với Cộng quân cho mãi đến đêm 29/4 mới được lệnh mò mẫm cắt hàng rào vòng đai căn cứ Long Bình, tìm cách ra cổng Tam Hiệp để về Sóng Thần vì đường qua ngã 3 Long Thành đã bị cắt … và khi về đến hậu cứ sáng ngày 30 tháng 4 thì vừa lúc nghe lệnh của Tổng thống vài ngày buông súng ở đâu ở đó chờ bàn giao… thì bà nội tôi đêm 27/4 rạng ngày 28/4 đã uống 2 chai dầu nóng quyên sinh, sau khi nhắn nhủ với bố mẹ tôi…
“Tôi không thể nào sống được với chúng nó, mà tôi cũng chẳng muốn chạy đi đâu nữa. Năm 54 bỏ làng, bỏ quê chạy 1 lần rồi, tưởng sẽ có ngày trở về, nào ngờ số giời đã định thế này thì thôi tôi không thiết sống nữa… Tôi đã gặp được nó rồi, nhìn được nó còn sống, trông khỏe mạnh như thế là tôi vui… Thôi mọi sự còn lại thì xin phó thác cho Giời đất…”
Sáng ngày 28/4 bố mẹ tôi bấy giờ cũng cố chạy lo được nhà đòn để cố đưa bà đi chôn ở nghĩa địa Phú Bình nhưng đến gần khu vực giữa Chợ cá Trần Quốc Toản và trường đua Phú Thọ thì đường bị chặn lại phải quay về. Quan tài bà phải đem gửi ở chùa Trấn Quốc nằm trên đường Minh Mạng. Qua sáng ngày 29/4, bố mẹ tôi cùng chú và cô tôi theo quan tài bà trên chiếc xe Lam cuối cùng len lỏi cũng đưa được bà đến nơi an nghỉ ở nghĩa địa Phú Bình.
Chiều 30/4 về đến nhà, bước qua ngạch cửa, tôi ngỡ ngàng nhìn bố đầu chít khăn tang đang ngồi gục trên bàn Thấy tôi vào, ông chỉ nấc được 1 tiếng, “Bà đi rồi con ơi…”
Từ đó, kể từ lúc bắt đầu cuộc đời tù đày, cho đến những lần vượt biên bất thành sau đó, cứ mỗi khi gặp nguy khốn, bao giờ tôi cũng lâm râm khấn bà, và chỉ biết kêu bà ơi cứu con… vì tôi vững tin bà rất linh thiêng, lúc nào cũng nghe được tiếng kêu cứu của thằng cháu đít tôm…
 như tất cả những đứa cháu vô ơn đáng ghét khác trên cõi đời này thằng cháu này của bà tôi cũng chỉ nhớ bà nó mỗi khi gặp chuyện khó khăn cần kêu cứu, còn thì hầu như nó quên tuốt cả bà (như quên lắm điều mà chính nó đã tự hứa với lòng từ ngày định mệnh 36 năm xưa).
Tuy nhiên, nói thành thật, thằng cháu bà cũng có thể đáng được châm chế đôi chút để tạm tha thứ cho cái tội ấy, vì hàng năm vào ngày 28/4 nó vẫn còn biết ngậm ngùi nhớ câu dặn dò của bà nội, bà cụ quê mùa răng đen tóc vấn Bắc kỳ, không biết chữ,
Bà dặn con điều này, phải nhớ cho kỹ nhé con, đánh không nổi nữa thì thà tự tử mà chết chứ không để cho chúng nó bắt… Nhớ nhé, nhớ bà dặn nhé, thà tự tử hơn là để chúng nó bắt, nó làm nhục rồi cũng chết đau chết đớn con nhé…”
Và nó vẫn cố, chưa đến nỗi làm phụ lòng bà!
Tháng Tư 2011 – 36 năm dâu bể
Quốc Việt

Blog Archive