Ngôn sử
Hắn đem gia đình sang du lịch Paris. Khi hắn vừa tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Saigon , hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử".
Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi :
- Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây.
- Lịch sự ?
- À, đó là một tiếng mới - hắn cười to. Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự". Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong; không biết lịch sự thì không sống được. Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.
- Tiền lùi ?
- Đó cũng là một từ; mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đ̣i năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây.
Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây. Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu.
Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười :
- Mày lỗi thời quá rồi.. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu.
Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn:
- Thế mày nghĩ gì về những từ mới này ?
Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói :
- Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have. Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn".
Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói; sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn, vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau, nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp... Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật. Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, Nhà Nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ.
Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp :
- Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu. Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu.
Vô Danh
Tuesday, April 8, 2008
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2008
(358)
-
▼
April
(30)
- Những huyền thoại cần phải được xóa bỏNhững huyền ...
- LÀM THINH TRƯỚC ĐIỀU QUẤY LÀ ĐỒNG LÕA ...Huỳnh Quố...
- Khôn Ngoan Trong Việc Ác!Tác Giả: Huỳnh Quốc Bình ...
- TRÊN CHIẾN TRƯỜNG XƯA - (33 năm sau ngày gãy súng)...
- LTS. CSVN tung ra nhiều đòn đọc hiểm nghèo, nhằm c...
- 33 năm của những người lính. 33 năm đã trôi qua,...
- Viet cho ngay thang tu denHướng Dương txdMột năm, ...
- Một vài cảm nghĩ nhân ngày 30 tháng 4 - Trần Thanh...
- Ngày tết, Kể chuyện 40 năm trước… tết Mậu Thân ở ...
- SAIGON TIMES Phỏng vấn Ông Huỳnh Bá Phụng về cuộc ...
- CHỦ TỊCH BĂNG ĐẢNG VIỆT TÂN ĐỔ HOÀNG ĐIỀM, ĐẠI DIỆ...
- Một vài nhận xét về trung tâm băng nhạc Asia -T...
- Tháng tư đen, trở lại vấn-đề : VIỆT-NAM ĐỔI MỚI v...
- NGÀY XUÂN, NHỚ TỚI HƯƠNG VỊ TẾT CỦA PHAN THÀNH M...
- TÔI THẤY và NGHE ĐƯƠC GÌ Ở SÀI GÒN và MIỀN NAM V.N...
- Dại Chúng 108, 16/10/02An XuyênCông cuộc đấu tranh...
- BỐN NGÀY TẠI BLEDTường Trình về cuộc Hội Thảo “Nhà...
- PHONG TRÀO HƯNG CA VIỆT NAM TỔ CHỨC ĐẠI HỘI 9 VÀ ...
- NOÍ RÕ VỀ BỨC HÌNH TRỊNH CÔNG SƠN ĐỌC DIỄN VĂN TẠI...
- Ngôn sửHắn đem gia đình sang du lịch Paris. Khi hắ...
- Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông Lê Hữu Anh n...
- Thời Đại Đồ Đểu, Đồ Hèn...Tú Lơ MơTheo duy vật biệ...
- Biểu Tình Phản Đối Lễ Truy Điệu Ông Hòang Minh Chí...
- CẦN CÓ HÀNH ĐỘNG NGAY: YÊU CẦU DUYỆT XÉT THÀNH PHẦ...
- Exclusive Interview with Nguyen Chi Thien(Part I &...
- LÀM ƠN NGƯNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH VĂN HÓA NGHỆ THUẬT V...
- Cái Dũng của Người Đông Phương Việt Hải Los Angel...
- ĐUÔN CHÀ LÀ. Hai Quẹo Đuôn chà-là sinh trưởng t...
- Tình quê góp nhặt: Rượu đế, cốm giẹp Tạp ghi củ...
- Rau Càng Cua Hai Quẹo kể Trời tháng bảy rồi đó ...
-
▼
April
(30)
No comments:
Post a Comment