Thursday, April 10, 2008

BỐN NGÀY TẠI BLED
Tường Trình về cuộc Hội Thảo “Nhà văn Vì Hòa Bình” 2008

Sơn Tùng

Cuộc Hội thảo “Nhà văn vì Hòa Bình” (Writers for Peace) lần thứ 40 đã được tổ chức tại Bled, Slovenia, từ 26 đến 30 tháng 3.2008 với sự tham dự của các đại biểu thuộc 30 trong khoảng 150 Trung tâm thành viên Văn Bút Quốc Tế (VBQT), trong đó có hai đại biểu của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại (VBVNHN).

Cuộc hội thảo năm nay bao gồm hai chủ đề “Ý thức Âu Châu” (What is European Consciousness) và “Đạo tắc trong lịch sử” (An Ethical Attitude to History as a Source of Peace). Chúng tôi đã chọn chủ đề thứ hai để tham dự và đã viết một bài tham luận tựa đề “Lights of Paris, Tears of Saigon” (Ánh sáng Paris, Nước mắt Sài-gòn), nói về mối liên hệ bi thảm giữa Việt Nam và Pháp trong hơn một thế kỷ qua cùng với những ngang trái của lịch sử và những huyền thoại được tạo thành bởi tuyên truyền cộng sản và định kiến của truyền thông cánh tả phương Tây. Bài viết này (*) đã được in vào tập tài liệu của cuộc hội thảo cùng với 29 bài viết khác của các nhà văn trên thế giới. Ngôn ngữ được dùng trong cuộc hội thảo là Anh ngữ, Pháp ngữ và tiếng Slovenia.

Chúng tôi đến Bled ngày 26.3, và đã tham dự các cuộc họp cùng những sinh hoạt bên lề như nói chuyện về văn học, ngâm thơ, triển lãm, tiếp tân. Tại cuộc thảo luận bàn tròn với chủ đề “Nhà văn vì Hòa Bình” sáng ngày Thứ Sáu 28.3, có mười một diễn giả đã lên tiếng dưới sự điều hợp của Nhà văn Edvard Kovac thuộc Trung tâm Slovenia, cũng là một giáo sư đại học. Những nhà văn hội viên VBQT gồm đủ mọi khuynh hướng đã mổ xẻ vấn đề “lịch sử và hòa bình”, đi từ biện luận cho rằng thái độ nghiêm túc trong lịch sử là một phương thức xây dựng hòa bình đến đả phá coi lịch sử như một nguồn gốc của chiến tranh. Những “điểm nóng” trên thế giới hiện nay cũng đã được một số diễn giả nói đến – như chiến tranh Iraq, tranh chấp Do Thái – Palestin, vấn đề Kosovo, vv.

Vấn đề Việt Nam được đặt ra đã làm nhiều người ngạc nhiên và chăm chú lắng nghe, ghi chép. Không đủ thì giờ để đọc nguyên văn bài tham luận, tôi vắn tắt nêu ra ba huyền thoại về Việt Nam đã được tạo thành ở phương Tây do tuyên truyền cộng sản, do định kiến thiên lệch của truyền thông tả phái Âu Mỹ, do tham vọng của Pháp muốn tìm lại vai trò đã mất ở cựu thuộc địa Đông Dương. Tôi đã đưa ra những dẫn chứng để bác bỏ ba huyền thoại: Hồ chí Minh là một người có tinh thần cách mạng quốc gia, chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến của người Mỹ, và chế độ cộng sản ngày nay đã đổi mới, so chiếu với sự thật Hồ Chí Minh là một cán bô cộng sản chuyên nghiệp, Chiến tranh Việt Nam là cuộc xâm lăng của CSBV vào quốc gia có chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa, và chế độ cộng sản hiện nay tại Việt Nam chỉ cải cách kinh tế và vẫn giữ nguyên bản chất độc tài, tàn bạo.

Tôi đã nêu ra bằng chứng mới nhất về bộ mặt phi nhân bản của CSVN khi trong Tháng Hai vừa qua đã ra lệnh cấm phát hành tập thơ của Trần Dần sau khi ông đã bị đàn áp vì ngòi bút và phải sống trong bóng tối hơn nửa thế kỷ và đã chết hơn mười năm trước.

Kết luận, tôi kêu gọi trí thức và sử gia Tây phương hãy tôn trọng sự thật và can đảm nhìn vào quá khứ cũng như hiện tại, đừng làm ngơ trước tội ác của cộng sản trong khi lặp đi lặp lại tội ác của Quốc xã Đức thời Thế Chiến II dù tội ác của cộng sản ghê tởm khủng khiếp hơn nhiều.

Ngày hôm sau, 29.3.2008, nhật báo “DELO” của Slovenia trong bài tường thuật cuộc hội thảo đã viết về phát biểu của tôi như sau: “Chủ tịch VBVNHN Sơn Tùng đã nói về những huyền thoại đối với Việt Nam, và chỉ rõ rằng chế độ cộng sản Việt Nam ngày nay vẫn tiếp tục đàn áp người dân, vi phạm nhân quyền.”

Sau cuộc họp, Nhà văn Edvard Kovac, người điều hợp cuộc thảo luận, đã cảm ơn tôi đã nói lên những sự thật mà không ai nói tại diễn đàn này. Ông nhấn mạnh: “Murder is murder”. Tôi cảm thấy thật ấm lòng.

Nhưng không phải mọi người đều cùng một ý nghĩ như vậy. Như tôi đã nói, các nhà văn quốc tế góp mặt tại đây có nhiều khuynh hướng khác nhau, kể cả thiên tả, thân cộng, hay từng là thành viên nòng cốt của “phong trào phản chiến” thời chiến tranh VN. Trong những cuộc tiếp xúc bên lề, chúng tôi đã có dịp nói chuyện và cố gắng “giải độc” những người này. Anh Nguyễn Đăng Tuấn, người bạn đồng hành, đã tỏ ra rất sắc xảo trong lãnh vực này. Anh mềm mỏng, kiên nhẫn đối thoại để thuyết phục “đối phương”.

Cũng chính Nguyễn Đăng Tuấn đã trở thành “ngôi sao” trong “Đêm Văn học” quốc tế tại Trzin khi anh ngâm bài thơ “Em bé Việt Nam làm điếm” bằng tiếng Anh mà anh là tác giả. Anh cũng đã ngâm thơ bằng tiếng Việt theo yêu cầu của ban tổ chức và sau đó được đài truyền hình Slovenia phỏng vấn để giới thiệu văn hóa Việt Nam với khán giả địa phương.

Bốn ngày tại Bled có rất nhiều sinh hoạt, ngày nào cũng từ sáng sớm đến tối khuya, chạy từ thành phố này tới thành phố khác. Slovenia là một nước nhỏ, không tới hai triệu dân, tách ra từ Liên Bang Nam Tư sau khi khối Cộng sản Đông Âu sụp đổ, và tuyên bố độc lập năm 1991, nhưng là một dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời và một nền văn học phong phú. Một đất nước tuyệt đẹp với những người dân hiếu khách. Ngày nào chúng tôi cũng được thị trưởng một thành phố đãi tiệc, và trưa ngày 27.3, Tổng thống Danilo Turk đã thết đãi các nhà văn từ nhiều nơi trên thế giới đến đây, bắt tay chuyện trò với từng người. Mọi người đã mỉm cười khi ông tổng thống nước chủ nhà (cũng mỉm cười) nói (bằng tiếng Anh) “các chính trị gia thường sợ phải nói chuyện với nhà văn”, nhưng ông thì thích đối thoại với các nhà văn vì ông là một giáo sư đại học trước khi được bầu làm tổng thống.

Dù bận rộn với cuộc hội thảo, chúng tôi không quên một “sứ mạng” khác, tuy là “bên lề” nhưng cũng rất quan trọng đối với VBVNHN. Chúng tôi đã có hai buổi họp với ông Tổng Thư ký VBQT Eugene Schoulgin và Giám-đốc Chương-trình VBQT Frank Geary để thảo luận về vấn đề nội bộ VBVNHN. Tuy nội dung là “họp” nhưng đã diễn ra trong hai buổi ăn sáng, vì không còn thì giờ nào khác với một chương trình đã kín đặc những sinh hoạt của cuộc hội thảo. Qua những trao đổi thẳng thắn nhưng khá thân tình, chúng tôi đã mổ xẻ mọi khía cạnh của vấn đề nội bộ VBVNHN và cuối cùng đã đồng ý là mọi xáo trộn phải chấm dứt, và trở lại những sinh hoạt quy củ dựa trên những nguyên tắc dân chủ, trên Hiến chương và Điều lệ của VBQT cũng như Điều lệ VBVNHN. Tôi, với tư cách Chủ tịch BCH VBVNHN, đã cùng ký với Tổng Thư ký VBQT Eugene Schoulgin và Giám-đốc Chương Trình Frank Geary trong một văn thư sẽ được gửi cho tất cả hội viên VBVNHN để thông báo về thể thức sẽ được áp dụng để bầu cử Ban Chấp Hành nhiệm kỳ tới cho VBVNHN.

Ước vọng của chúng tôi là với quyết định chung này, và với thiện chí của mọi hội viên, VBVNHN có thể bước vào một tương lai mới với những sinh hoạt ổn định để có những đóng góp xứng đáng vào văn học cũng như góp tiếng nói cần thiết trên diễn đàn quốc tế.

Sau mỗi chuyến đi xa, người ta thường có một điều đáng để ghi nhớ nhất. Điều đáng để tôi ghi nhớ nhất trong bốn ngày ở Bled là cái bắt tay của Nguyễn Đăng Tuấn sau khi tôi chấm dứt bài nói và trở lại ghế ngồi bên cạnh anh. Cái bắt tay chúc mừng và như thầm chia sẻ cảm nghĩ nhẹ nhàng sau khi cùng nhau hoàn thành trách nhiệm nặng nề trên vai. Phần tôi, giờ phút ấy có một ước mơ: sẽ có nhiều người Việt Nam hơn, tài giỏi hơn, lên tiếng trước những diễn đàn quốc tế để nói lên SỰ THẬT về Việt Nam và đòi hỏi CÔNG LÝ cho người dân Việt Nam, cho những người đang sống và cả cho những người đã chết oan khiên.

Nhà văn Sơn Tùng, Chủ tịch Văn Bút VNHN, và Nhà văn Nguyễn Ðăng Tuấn, Chủ tịch Khu Vực Ðông Nam Hoa Kỳ VBVNHN, tham sự cuộc Hội thảo “Nhà văn vì Hòa Bình (Writers for Peace) lần thứ 40 do Văn Bút Quốc Tế tổ chức tại Bled, Slovenia, từ ngày 26 đến 31.3.2008. Ðây là bài tham luận của Ông Sơn Tùng đã được in vào tài liệu để thảo luận tại các phiên họp. VBVNHN

ÁNH SÁNG PARIS, NƯỚC MẮT SÀI-GÒN
Lịch sử của một mối tương quan bi thảm
Sơn Tùng
Trong 2,000 năm qua, Âu Châu đã trải qua rất nhiều biến cố và đổi thay – từ các vương quyền thời Constantine của Ðế quốc La-mã (306-377) đến triều đại Philip của Pháp vào Thế kỷ 13, 14, tiếp đó là thời Phục hưng rồi thời kỳ cách mạng khoa học, đến thời đại ánh sáng và sau cùng là các làn sóng cách mạng xã hội tại Pháp và cách mạng vô sản vào Thế kỷ 20 với hai trận đại chiến và cuộc Chiến tranh Lạnh.

Chính từ sau thời Phục hưng và kéo dài tới đầu thế kỷ 20, nền văn minh Ki-tô giáo của Âu Châu đã tỏa rộng ra nhiều lục địa khác. Sự bành trướng ảnh hưởng ấy đã đánh dấu thời kỳ huy hoàng nhất của Âu Châu cùng lúc với giai đoạn cực thịnh của chủ nghĩa thực dân.

Các nước Âu Châu thi nhau đi xâm chiếm thuộc địa, từ Phi Châu đến Mỹ Châu, Á Châu. Tại Á Châu, hầu hết các nước - kể cả Trung Hoa và Ấn Ðộ, hai nước rộng lớn với những nền văn minh lâu đời - đều bị các nước Tây Âu nhỏ hơn chinh phục, trừ Nhật Bản nhờ đã chọn con đường canh tân sớm.

Riêng Việt Nam, một nước ở Viễn Ðông, không nhỏ hơn nước Pháp nhưng đã bị đánh bại và bị xâm chiếm vì yếu hơn về sức mạnh quân sự. Cùng với đoàn quân viễn chinh, người Pháp đã đem theo vào Việt Nam khẩu hiệu: “Tự do, Bình đẳng, Huynh đệ”.

Những tư tưởng cao đẹp ấy đã thấm nhuần nhiều thế hệ người Việt qua các tác giả nổi danh như Rousseau, Voltaire, Montesquieu. Ảnh hưởng hàng ngàn năm của văn hóa Trung Hoa trong xã hội Việt Nam đã bị phai nhạt vì sự lấn áp và hấp dẫn của nền văn minh Tây phương rực rỡ cả về kỹ thuật, lẫn triết học.

Tuy nhiên, thật mỉa mai, cùng lúc ấy chế độ thuộc địa đã dùng bạo lực đàn áp những cuộc nổi dậy để mưu giành lại độc lập cho Việt Nam. Nhiều người yêu nước đã bị tù tội, lưu đày, và xử tử, nhưng sự đối kháng ít khi đình chỉ, kể cả lúc chế độ thuộc địa của Pháp tại Việt Nam phát triển tới mức huy hoàng nhất vào đầu thế kỷ 20.

Hiện tượng ấy đã cùng lúc phơi bày “hai nước Pháp” khác nhau. Một nước Pháp của những kẻ đi chinh phục đất đai, tàn bạo, và mặt khác là một nước Pháp của những triết gia, nhà văn, nhà thơ với những tư tưởng vĩ đại đã tạo ra một phong trào canh tân ở Việt Nam, hướng về nước Pháp như một trung tâm của văn minh Tây Âu. Nhiều người đã sang Pháp học hỏi về khoa học, kỹ thuật, triết học, kinh tế, chính trị, hay tìm phương cách giải phóng Việt Nam khỏi ách thực dân. Một trong những người này là Nguyễn Tất Thành, về sau đội dưới một tên giả là Nguyễn Ái Quốc.

Sang Pháp năm 1911 với nghề làm bồi trên tàu biển, Nguyễn Ái Quốc đã học hỏi về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tại đất nước của “Tự do, Bình đẳng, Huynh đệ”, và trở thành một đảng viên sáng lập Ðảng Cộng sản Pháp vào năm 1920, rồi sau đó được đưa sang Nga đào tạo thành một cán bộ cộng sản quốc tế để trở về Việt Nam năm 1945 với tên mới là Hồ Chí Minh, tìm cách nắm quyền lãnh đạo các lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ngày nay, ở Thế kỷ 21, hơn 80 triệu dân Việt Nam đang ăn cái trái đắng do Hồ Chí Minh đem từ Pháp về gieo trồng, trong lúc cái gốc cây già cỗi tại nước Pháp đã suy tàn cùng với phong trào cộng sản quốc tế sau sự sụp đổ của Liên Sô và khối Cộng sản Ðông Âu. Trong những cuộc bầu cử gần đây tại Pháp, đảng Cộng sản chỉ chiếm được khoảng hai phần trăm tổng số phiếu bầu. Paris vẫn rực rỡ đèn hoa, trong lúc Sài-gòn – một thời từng được gọi là “Hòn ngọc Viễn đông” – đã bị mất tên và quằn quại dưới bạo lực cộng sản.

Những gì đã xảy ra trong mối tương quan giữa Việt Nam và Pháp trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ vừa qua rất đáng được nhắc tới trong lúc chúng ta thảo luận về đạo tắc của lịch sử và luân lý của các sử gia.

Mối tương quan giữa Việt Nam và Pháp là một liên hệ đáng buồn, đặc biệt là với những người Việt Nam đã trở thành nạn nhân trong cuộc tranh chấp vừa qua trên đất nước của họ. Thật vậy, khi chủ nghĩa thực dân bị suy sụp sau Thế Chiến II, chính sự tái chính phục Việt Nam của người Pháp đã làm cho Hồ Chí Minh và các đảng viên cộng sản của ông ta trở thành “những kẻ giải phóng” chiến đấu để giành độc lập cho đất nước của họ.

Mỉa mai thay, ngay sau khi được giải phóng khỏi Ðức Quốc-xã, Charles de Gaulle, người anh hùng của nước Pháp tự do, đã đưa quân trở lại Việt Nam để toan tái lập chế độ thuộc địa. Cuộc phiêu lưu đầy tham vọng này đã gây ra một cuộc “chiến tranh giải phóng không cần thiết” (do cộng sản nhân danh) và một cuộc “chiến đấu chống cộng giả hiệu” (do người Pháp nại ra) kéo dài tám năm (1946-1954), chỉ chấm dứt sau khi quân đội Pháp bị đánh bại tại trận Ðiên Biên Phủ. Cuộc chiến tranh không cần thiết này đã có thể tránh được nếu chính phủ Pháp thời ấy cũng đối xử một cách khôn ngoan với cựu thuộc địa như người Anh đã làm với Ấn Ðộ, Mã Lai và Singapore nhờ đó các nước này đã không bị rơi vào gông củm cộng sản.

Sau chiến thắng Ðiện Biên, Hồ Chí Minh được chia tặng quyền thống trị miền Bắc Việt Nam tại Hội nghị Genève năm 1954. Pháp còn ở lại Việt Nam thêm hai năm cho đến khi một chính thể dân chủ được thành lập tại miền Nam với sự trợ giúp của Hoa Kỳ.

“Cuộc Chiến tranh Việt Nam thứ hai” (1960-1975) là một cuộc xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam, nhưng vì tuyên truyền của cộng sản, khuynh hướng thiên tả của truyền thông Tây phương, thái độ ganh tị của giới cầm quyền Pháp mưu tìm lại một vai trò đã mất tại cựu thuộc địa – sự tham chiến của người Mỹ đã bị lên án, và cuộc chiến ấy đã được nhìn từ Tây phương như một cuộc “chiến tranh giải phóng”, và Hồ Chí Minh được tô vẽ như một “lãnh tụ quốc gia” vĩ đại.

Huyền thoại này chỉ đổ vỡ sau khi Cộng sản Bắc Việt xé bỏ Hiệp định Pairs 1973, dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam Việt Nam vào tháng 4 nặm 1975, với viện trợ quân sự của Liên Sô và Trung Cộng. Sau khi chiến thắng, CSVN đã dựng ra hàng trăm trại tập trung cải tạo trên khắp nước, nơi hàng trăm ngàn người đã bị đày ải nhiều năm trong tình trạng đói khổ. Chiến thắng của Cộng sản đã đẩy hàng triệu “thuyền nhân” ra biển khơi bất chấp nguy hiểm đi tìm tự do trên những con thuyền gỗ nhỏ, mà khoảng một phần ba đã bỏ thây trên biển.

Ngày nay, nhân dân Việt Nam đang sống dưới một chế độ tàn bạo mà tội ác đã được lược kê trong cuốn “Sách đen của Chủ nghĩa Cộng sản” của Stéphane Courtois và năm tác giả khác, cùng với tội ác của những chế độ cộng sản khác đã tàn sát hơn một trăm triệu người vô tội trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, đang có nhiều người bị cầm tù chỉ vì muốn sử dụng những quyền tự do căn bản mà người dân ở phương Tây đã được hưởng từ lâu – như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do diễn đạt tư tưởng.

Từ nhiều năm nay, Ủy Ban các Nhà văn bị cầm tù thuộcVăn Bút Quốc Tế đã nỗ lực hoạt động để bảo vệ những nhà văn, nhà báo bị đàn áp một cách có hệ thống và bị giam cầm tại Việt Nam. Các tổ chức nhân quyền khác ở Âu Châu cũng đã không ngừng lên tiếng kết án sự đối xử bạo ngược của CSVN với chính người dân Việt Nam.

Âu Châu ngày nay đang biến đổi, và đối diện với những thử thách lớn vào đầu Thế kỷ 21. Ðể đối phó với những vấn đề trước mắt và tương lai, Âu Châu cần có cái nhìn chính xác và can đảm về những gì đã xảy ra trong quá khứ và những gì đang diễn ra trong hiện tại, không phải chỉ ở Âu Châu mà ở cả thế giới bên ngoài, với đạo tắc của lịch sử và lương tâm của những nhà viết sử.

Các sử gia phương Tây trả lời thế nào về lời ta thán của Alan C. Cors, một giáo sư về môn lịch sử trí thức Âu Châu tại Ðại Học Pennsylvania: “Phương Tây chấp nhận một tiêu chuẩn kép kỳ quái về lịch sử không thể tha thứ được. Chúng ta nhắc lại tội ác của chủ nghĩa Quốc-xã gần như mỗi ngày; chúng ta đem những tội ác ấy để dạy cho con cháu chúng ta như là những bài học lịch sử và luân lý tuyệt đối; và chúng ta đem nhân chứng đến từng nạn nhân. Trừ một số rất ít ngoại lệ, chúng ta hầu như im lặng về những tội ác của chủ nghĩa Cộng sản.” Và đây là tội ác của cộng sản mà ông ta đã vạch ra: “Trong lịch sử loài người, chưa từng có cớ lý nào đã sản xuất nhiều bạo chúa máu lạnh, nhiều người vô tội bị tàn sát và nhiều trẻ mồ côi hơn là chủ nghĩa xã hội khi nắm quyền. Nó vượt qua với cấp số nhân tất cả các hệ thống khác trong việc sản xuất xác chết.”

Ðã tới lúc các sử gia Âu Chậu và Mỹ cần nhìn nhận sự sai phạm trong quá khứ và nhận thức đầy đủ về sự tàn bạo hiện hữu tại Việt Nam. Không sử gia lương thiện nào có thể viết về tình trạng hiện nay tại Việt Nam mà không lên án sự vi phạm nhân quyền của chế độ cộng sản hiện tại và lên án giai cấp thống trị thối nát đã được tạo lập qua bạo lực, tù đày và sát nhân. Chỉ khi nào “Tự do, Huynh đệ và Bình đẳng” được thực thi tại Việt Nam thì người dân mới có tự do thực sự và sống trong hòa bình.

-------------------------------------------------------------------------------
(40th International PEN Conference: An Ethical Attitude to History as a Source of Peace)
LIGHTS OF PARIS, TEARS OF SAIGON
History of a tragic relationship

By Son Tung (Vietnamese Abroad PEN)
In the past two thousand years, Europe witnessed several big events and a transformation – from the Roman empire’s Constantine (306-377) to the France monarchy’s Philip in 13th and 14th century, followed by the Renaissance and the scientific revolution, then the age of enlightenment and at last waves of socialist revolution in France and communist revolution in 20th century with two World Wars and the Cold War.

After the Renaissance and lasting until early 20th century, European Christian civilization spread toward many other continents. This expansion of influence marked the most splendid era of Europe, along with the flourishing of colonialism.

Several European countries rushed to colonize countries in other continents, from Africa to South America, to Asia. In Asia, most countries - including China and India, two vast countries with old civilization – were conquered by smaller countries from the West. Japan was an exception thanks to its early modernization.

As for Vietnam, a country in the Far East, she was defeated and occupied by France, a European country similar in size but outmatched Vietnamese military might. Along with the occupied forces and colonial rule, the French brought to Vietnam its slogan “Liberty, Equality, Fraternity”.

Consequently, those beautiful thoughts impregnated in many Vietnamese generations from French great authors such as Rousseau, Voltaire, and Montesquieu. Chinese thousand year cultural influence in Vietnam society eventually faded due to the attraction of Western civilization with its glory both in technology and philosophy.

Ironically, it was the same French colonial rulers that blatantly suppressed the uprisings of Vietnamese trying to free their country. Many patriots were imprisoned, deported, and executed, but the resistance rarely ceased, even when French colonial development in Vietnam reached its zenith in the early 20th century.

Those phenomena in the same time exposed “two Frances”: one represented by the ruthless conquerors, and another for the philosophers, writers, poets with great thoughts who inspired a modernizing movement in Vietnam looking to France as a center of Western civilization. Several young Vietnamese went to France where they studied science, technology, philosophy, political economy, etc, or sought a way to free Vietnam from the yoke of colonial rulers. Among them was Nguyen Tat Thanh, who later took a pseudonym as Nguyen Ai Quoc.

Traveling to France in 1911 as a janitor on a merchant ship, Nguyen Ai Quoc learned about socialism and communism in the land of “Liberty, Equality, Fraternity”, and became a founding member of the French Communist Party in 1920. Shortly after, he went to Moscow to be trained as a professional communist revolutionary, and came back to Vietnam in 1945 under the new name as Ho Chi Minh. He then maneuvered to take control the resistance forces against French Colonialism.

Today, in the 21st century, more than 80 million Vietnamese are swallowing bitter fruits from a tree sowed by Ho Chi Minh who brought the seed from Paris. Now, however, the old communist tree in France is withered after the collapse of the Soviet and Eastern Europe communist bloc. In recent elections in France, the Communist Party got only about 2 percents of votes. Paris is still “the City of Light”, but Saigon - once “the Pearl of the Far East”- had its name changed and has been suffering under communist tyranny.

The relationship between Vietnam and France in the past over half century is worthy to be considered while we discuss the ethics of history and the morality of historians.

The history of the relationship between Vietnam and France is a sad one, especially for the Vietnamese who were victimized by the recent conflict in their fatherland. Indeed, after the World War II, when the colonialism disintegrated, it was the French re-conquest of Vietnam that made Ho Chi Minh and his communist followers the “liberators” in the fight for their country’s independence.

Ironically, soon after France was freed from Nazis occupation, Charles de Gaulle – French liberation hero – sent troops to Vietnam in an attempt to reclaim the former colony. This ambitious adventure subsequently caused an unnecessary liberation war (as declared by Vietnamese communists) and a pseudo-anticommunist war (as French said) that lasted 8 years (1946-1954), ceased only when French army was defeated at Dien Bien Phu. This unnecessary war might have been avoided had French government at the time wisely dealt with its former colony as the Britons did with India, Malaysia and Singapore which saved those countries from falling under the communist yoke.

After the victory at Dien Bien Phu, Ho Chi Minh was rewarded sovereignty over North Vietnam by the Geneva conference in 1954. French stayed in Vietnam for two more years when a democratic regime was formed in the South with the support of the United States.

The “second Vietnam war” (1960-1975) was an invasion of South Vietnam by North Communists, but because of communist propaganda, liberal left bias of Western media, French ambition to retrieve a lost role in former colony – American participation was condemned and the war was seen from the West as a “liberation war” and Ho Chi Minh was painted as a great nationalist leader.

This myth was demolished only after the North Vietnamese Communists blatantly violated the Paris 1973 cease-fire agreement. With Soviet and China military aids, the communists launched an all out offensive to overrun the South. After their victory in April 1975, they set up hundreds of “re-education camps” throughout the country, where thousands of hapless victims of their success languished in near-starvation conditions for years. The communist victory caused millions of “boat people” to flee in small wooden boats in an unprecedented exodus to seek freedom. It has been estimated that one third of them perished on the high sea.

Today, Vietnamese people are suffering under a regime of brutal dictators whose crimes were summarized in the “Black Book of Communism” by Stéphane Courtois and five other co-authors, along with the crimes of other communist regimes that caused the deaths of more than one hundred million innocents world wide. In Vietnam today, many people are imprisoned just because of trying to practice the basic human rights that people in the West have been enjoying for so long – such as freedom of speech, freedom of religion, and freedom of expression.

For several years now, International PEN Writers in Prison Committee has been working hard in order to protect writers, journalists who were systematically repressed and imprisoned by the Vietnamese communist rulers. And for years other human rights organizations in Europe also condemned the Socialist Republic of Vietnam for its cruel treatment to its own people.

Europe faces big changes and challenge in the 21st century. To deal with current and future issues, Europe must have an accurate and courageous view of what happened in the past and what is happening now, not only in Europe but also in the outside world, with an ethical attitude towards history and conscience of historians.

How can historians in the West response to Alan C. Cors, a professor of Europe intellectual history at the University of Pennsylvania (USA) when he complained: “The West accepts an epochal, monstrous, unforgivable double standard. We rehearse the crimes of Nazism almost daily; we teach them to our children as ultimate historical and moral lessons; and we bear witness to every victim. We are, with so few exceptions, almost silent on the crimes of communism.” And here is what he said about the crimes of communism: “No cause, ever, in the history of mankind, has produced more cold-blooded tyrants, more slaughtered innocents and more orphans than socialism with power. It surpassed, exponentially, all other systems of production in turning out the dead.”

It is time for European and American historians to recognize the abuses of the past and gain full awareness of the tyranny that exists in Vietnam today. No ethical historian can view the current situation in Vietnam without condemning the human rights violations of the current communist regime and its corrupt ruling class, which was created through violence, imprisonment and murder. It is only when “liberty, fraternity and equality” are truly practice in Vietnam that its people can truly be free and live in peace.

No comments:

Blog Archive