Người Việt Nam duy nhất được nước Pháp đặt tên cho 1 quảng trường ở Paris.
wikipedia
Với chiến công lừng lẫy, người đàn ông gốc Việt Nam duy nhất này đã được nước Pháp tri ân bằng cách đặt tên cho 1 quảng trường ở Paris.
Ngày 29/6/2022, chính quyền Pháp đã tri ân 1 người hùng gốc Việt Nam – phi công Đỗ Hữu Vị bằng cách đặt tên ông cho 1 quảng trường ở trung tâm quận 16, thủ đô Paris. Quảng trường này nằm ngay sát với đường Louis Blériot, người đã lái máy bay vượt biển Manche vào năm 1909 và cũng là thầy giáo của Đỗ Hữu Vị.
Phi công Đỗ Hữu Vị (1883 – 1916) được biết đến là phi công gốc Việt đầu tiên và phi công người Việt duy nhất thời đó của quân đội Pháp. Ở thời khởi đầu của không quân, Đỗ Hữu Vị cũng là sĩ quan dẫn đầu những chuyến bay trinh sát đầu tiên ở Morocco trong hàng ngũ quân đội Pháp.
Ông là người thiết lập nền tảng chiến lược của sự "thông tin từ trên không". Có thể nói đó là "tiền thân" của quan sát vệ tinh và máy bay không người lái ngày hôm nay.
Năm 1915, khi Thế chiến I bắt đầu được 1 năm, ông bay qua chiến tuyến của địch và truyền tải thông tin cần thiết. Do thời tiết xấu, máy bay của ông bị rơi trên đường trở về sau chuyến trinh sát ở Đức ông đã bị trọng thương.
Tuy vậy, bất chấp bị thương ông vẫn tiếp tục xin được phục vụ và trở lại quân đội Pháp vào năm 1916. Ông tham chiến ở vịnh Somme, 1 vùng đầm biển ở miền Bắc nước Pháp, đây cũng là nơi cuối cùng ông Đỗ Hữu Vị tham chiến bởi ông đã hy sinh dưới làn đạn trong 1 trận đánh bộ tấn công vị trí cố thủ của Đức.
Ông đã được nước Pháp vinh danh là một trong hơn 300 người gốc hải ngoại có công với đất nước, và là gương mặt người gốc châu Á duy nhất được đưa vào triển lãm “Chân dung nước Pháp”, tổ chức hồi đầu năm tại Bảo tàng Con người ở thủ đô Paris.
Câu chuyện của người hùng Vị là niềm tự hào của cộng đồng người Pháp gốc Việt và cả người Pháp. Nhà sử học Aurélie Clemente-Ruiz chia sẻ:
"Đỗ Hữu Vị là tượng đài không thể lật đổ trong lịch sử nước Pháp. Ông Vị và những người hải ngoại khác đã đóng vai trò quyết định viết lên trang sử quốc gia, nhưng hành trình của họ đôi khi bị lãng quên, hoặc tên tuổi của họ đáng được hồi sinh".
No comments:
Post a Comment