NHỮNG ƯU TƯ VỀ HỆ THỐNG Y TẾ HOA KỲ
Dù sinh trưởng tại Mỹ hay mới qua, phần lớn mọi người đều ngạc nhiên và thán phục khi lái xe trên xa lộ của xứ sở này. Hoa Kỳ có số lượng xe đóng thuế lưu hành nhiều nhất thế giới, 278 triệu chiếc xe lớn nhỏ, và tổng cộng đường xa lộ tại Mỹ dài hơn 44 quốc gia Âu châu gộp lại, chưa tính hơn 4 triệu dặm các đường lớn nhỏ khác.
Ở những đô thị lớn đường xa lộ rộng, đủ sức cho 5-6 dòng xe chạy mỗi chiều nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển vào giờ tan tầm. Kẹt xe là chuyện bình thường khiến người ta phải tạo thêm những xa lộ khác đi tắt qua đồi, xây thêm tầng trên đầu, dưới lòng đất hoặc song song với những xa lộ cũ, được gọi là express way hay toll road do tư nhân bỏ tiền ra xây. Muốn tránh nạn kẹt xe mất thì giờ và đường xấu, người ta phải trả tiền để lái trên những con đường này vì đường xá được các công ty tư nhân bảo trì tốt hơn chính phủ nhiều lần.
Nhìn chung, hệ thống xa lộ liên bang là niềm tự hào và cũng là tiềm năng kinh tế của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo thống kê, 43% đường xá và cầu cần được đại tu. Mọi cố gắng thoả hiệp xin ngân sách 1,2 ngàn tỷ để trùng tu từ TT Trump với Hạ Viện do DC nắm trong 4 năm đều thất bại. Nhưng khi Biden lên thì phe DC đã đồng ý chuẩn chi ngân sách cho việc trùng tu toàn bộ hạ tầng cơ sở Hoa Kỳ trên giấy tờ, tốn 1,85 ngàn tỷ qua đạo luật Build Back Better Act được biểu quyết theo lằn ranh đảng. Sự thật chỉ có 6% hay 110 tỷ đồng dành cho đường xá, còn lại là những trợ cấp vớ vẩn không ăn nhập gì đến tên của đạo luật này. Nghĩa là cái gì có liên bang dính vào đều tốn kém và mang nặng tính mị dân nhiều hơn.
Tôi dài dòng trong phần mở đầu để ví hệ thống y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Mỹ giống như hệ thống xa lộ và người tiêu thụ Hoa Kỳ như những chiếc xe chạy trên đường. Chính phủ và tư nhân bỏ tiền ra xây dựng một hệ thống bảo vệ sức khỏe gồm có: nhà thương, phòng mạch và các dịch vụ y tế khác trong việc chăm sóc sức khỏe. Nghèo hay giàu ai cũng phải lái xe trên xa lộ bình đẳng như nhau, có khác là người giàu có thể bỏ thêm tiền để lái trên các toll road an toàn và không bị kẹt xe và người ít tiền sẽ phải mất thì giờ trên những xa lộ đông đúc. Có nhiều người không đóng thuế đăng bộ lưu hành xe của mình nhưng vẫn lái ẩu khắp nơi, chả ai làm gì được.
Nói một cách khác, người giàu trả nhiều tiền sẽ được bảo hiểm tốt, vào bệnh viện đắt tiền, được chữa trị bằng những phương thức tối tân trong khi trung lưu và nghèo trả ít tiền hơn, phải chờ đợi lâu mới đến phiên mình. Những người không đóng góp vì quá nghèo, không chịu đi làm, hoặc bị tàn tật sẽ được hưởng những quy chế bảo vệ sức khỏe [đã được người khác đóng góp đều đặn] miễn phí, bình đẳng như giới trung lưu. Đó cũng là quy luật chung và công bằng theo nếp sống của xã hội tư bản.
Từ lập quốc cho đến khoảng đầu thế kỷ thứ 20, bệnh viện Mỹ được xây cất với mục đích chính là để chữa cho người nghèo; nơi tĩnh dưỡng của bệnh nhân sắp chết; cách ly những người bị bệnh truyền nhiễm, mãn tính nặng như cùi, lao, mù và tâm thần. Thành phần trung lưu và giàu có lúc bấy giờ được bác sĩ tư đến nhà riêng để săn sóc. Năm 1924, Carter là vị tổng thống đầu tiên được sinh ra tại bệnh viện, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình tiến hóa của nền y tế Hoa Kỳ. Từ đó cho đến nay, Hoa Kỳ chiếm vị trí tiên phong trong lãnh vực khoa học, kỹ thuật và y tế thế giới.
Xin được mở ngoặc để độc giả rõ, người viết chỉ là một cán sự y tế tốt nghiệp trường Cao Đẳng có bằng hai năm -associate degree- của một trường ĐH Cộng Đồng tầm thường. Nhưng trong 29 năm làm việc tại các nhà thương lớn nhỏ ở nam California, Arizona và Oregon, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm cá nhân và có những nhận định, tuy chủ quan, rằng những năm gần đây, nền y tế Hoa Kỳ đã có những dấu hiệu suy thoái và vấn đề sức khỏe của người Mỹ tuột dốc đến mức báo động. Vì đây không phải là diễn đàn khoa học và y tế, tôi sẽ không trích dẫn những nghiên cứu khoa học để dẫn chứng, và nhất là hiện nay các nghiên cứu khoa học đã bị phong trào ‘thức tỉnh’ tri phối khá nhiều đến kết quả thật sự của chúng.
Nạn thiếu bác sĩ: trong các môn học, y khoa được xem là khó và lâu nhất. Sinh viên y khoa là những người thông minh xuất chúng nhưng cũng phải mất ít nhất 8 năm học và 2 năm thực tập để đào tạo một bác sĩ gia đình (internal medicine), tốn khoảng 150-200 ngàn đô. Nếu đi chuyên khoa sẽ mất thêm từ 2-8 năm nữa, nghĩa là bác sĩ bắt đầu kiếm tiền ở tuổi 28-35 so với sinh viên điện toán chỉ cần bỏ ra 2-4 năm ĐH là có thể trở thành kỹ sư với mức lương cao ở tuổi 22-23. Đến năm 33 tuổi họ đã trở thành kỹ sư trung cấp, trả hết nợ học và có thể để dành khoảng nửa triệu đồng trong quỹ hưu 401k. Do đó ngày nay ít người theo đuổi ngành y vì vừa khó, vừa lâu và mang căng thẳng vào mình.
Theo dự đoán, Hoa Kỳ sẽ thiếu khoảng 100.000 bác sĩ trong 10 năm tới vì ít người theo đuổi và tình trạng dân số bị lão hóa. Nhận định thêm của tôi, yếu tố ‘thức tỉnh’ cũng là một tác nhân gây nên nạn thiếu bác sĩ vì các ĐH tuyển chọn sinh viên theo màu da, giới tính, và xu hướng tình dục, loại sinh viên giỏi và các sinh viên theo quota này có thể sẽ không có khả năng theo kịp chương trình và bị rớt. Có thể trường buộc phải hạ thang điểm xuống thấp để vớt một số sinh viên. Trong tương lai rất gần, Hoa Kỳ sẽ có những bác sĩ kiểu như Claudine Gay, viện trưởng Harvard đạo văn trong luận án tiến sĩ, Sam Brinton, phụ tá Thứ trưởng bộ Năng Lượng, ăn cắp hành lý tại phi trường, PTT Kamala Harris,… mở phòng mạch hoặc giải phẫu cho chính chúng ta.
Chế độ dinh dưỡng: tỷ lệ người Mỹ bị bệnh béo phì lên rất cao do ăn uống cẩu thả. Những người quá béo sẽ mắc phải hai chứng bệnh cao máu và tiểu đường, là những bệnh rất khó trị nhưng dễ ngăn ngừa. Nạn béo phì cũng đang gia tăng nhanh ở trẻ em dưới 10 tuổi, là một điều rất đáng quan tâm. Trong tương lai các trẻ nhỏ này sẽ cần những săn sóc đặc biệt gia tăng chi phí y tế và một số các em có thể sẽ bị loại ra khỏi đội ngũ lao động khi đến tuổi vì các chứng bệnh mãn tính do quá mập.
Nhận định của tôi, rất chủ quan và có thể sai, không được giới khoa học nghiên cứu hoặc không ai dám nghiên cứu: rất nhiều các cháu bé bị chứng bệnh rối loạn định dạng giới đều bị bệnh béo phì, thích nhuộm tóc xanh, đỏ và xỏ mũi trâu vì khủng hoảng đầu óc do bị xã hội chê bai.
Tình trạng lạm dụng ma túy và rượu: thống kê cho thấy số người nghiện ma túy và rượu ngày một gia tăng. 21,9% dân số hay 61,2 triệu người từ 12 tuổi đã sử dụng ma túy trong năm 2021 bao gồm: 9,2 triệu đã dùng loại thuốc opioid (từ tinh chất thuốc phiện), 29,5 triệu người nghiện rượu, 24 triệu người nghiện các loại ma túy khác. 94% số người từ 12 tuổi trở lên này không được chữa trị đúng mức.
Đây là hậu quả của xã hội tự do, những chính sách đầu độc ru ngủ của những chính trị gia chuyên nghiệp cũng như việc bỏ ngỏ biên giới để ma túy tuồn vào Hoa Kỳ. Thành phần này không đóng góp cho xã hội nhưng thụ hưởng rất nhiều phúc lợi y tế do giới giàu và trung lưu đóng góp như những tài xế không có bằng lái, không đóng thuế cầu đường nhưng vẫn lái xe.
Nhận xét của cá nhân tôi: trong hàng triệu ca nghiện ma túy có phần lỗi nhỏ của các bác sĩ khi quá dễ dãi phát toa thuốc có chất opioid cho bệnh nhân. Khi còn là medic trong quân đội, tôi chứng kiến phải có 1 SQ và 1 HSQ hiện diện chích cho bệnh nhân 2-4 mg morphine. Tại bệnh viện tư, tôi thấy y tá bơm cho bệnh nhân 4-8 mg morphine mỗi 4-6 tiếng chưa kể bệnh nhân đã được truyền nước biển có pha opioid theo kiểu nhỏ giọt (IV drips). Những năm sau này, fentanyl mạnh gấp 100 lần morphine cũng được xài như nước lã. Tuy nhiên cũng cần ghi nhận rằng bác sĩ mạnh tay trong việc cho thuốc mê một phần vì bệnh nhân đã lạm dụng thuốc từ trước, buộc họ phải tăng đô khi chữa trị là điều dễ hiểu; và phần lớn đô thuốc giảm đau phụ thuộc vào trọng lượng của bệnh nhân. Nghĩa là căn bệnh mập phì nó ảnh hưởng rất nhiều khía cạnh của y tế.
Hậu quả lâu dài là những người nghiện khi đẻ con ra cũng sẽ vướng vào cái vòng luẩn quẩn nghiện ngập như cha mẹ, hoặc ma túy làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi gây những dị tật bẩm sinh, tâm thần, dẫn đến việc tìm vui trong ma túy, tội phạm và nhiều tệ nạn xã hội khác.
Cấp lãnh đạo ‘thức tỉnh’ tại bệnh viện: 40 hệ thống bệnh viện đã khai phá sản trong năm 2023, tăng 74% so với 2022 vì những cắt giảm của Medicare từ phía nhà nước do thiếu ngân sách và lãi suất tăng quá nhanh.
Nhưng theo tôi, cấp lãnh đạo bệnh viện được mướn theo tiêu chuẩn ‘affirmative action’ cũng đóng góp vào những thất bại này, như cách điều hành của các nhà băng Silicon Valley, Credit Suisse và Signature Bank. Ví dụ như hệ thống bệnh viện lớn nhất của Oregon, Legacy Health System. Legacy có 7 nhà thương tại OR và WA nhưng từ hai năm nay nhà thương đã lỗ nặng, tiếp tục khất nợ ngân hàng (suspending debt covenant obligations).
Thế nhưng bà GĐ y tá (Chief of Nursing Officer, CNO, người có trách nhiệm quan trọng thứ tư tại bệnh viện, sau TGĐ CEO; GĐ tài chính CFO; GĐ các bác sĩ Chief Medical Officer) của Legacy đang bị nhân viên đòi xa thải vì bận múa Tiktok nhiều hơn làm việc trong khi nhà thương đang lỗ nặng
Đố quý độc giả, bà tiến sĩ Kecia Kelly có màu da gì?
Sự bùng nổ dân số của di dân lậu: chưa có một thống kê chính xác, nhưng người ta ước đoán dân số của đám di dân lậu chiếm khoảng 15-20% dân số Mỹ hiện nay. Đây là mối nguy quan trọng cho những ai cần đi vào nhà thương hôm nay. Liệu hệ thống y tế Hoa Kỳ rệu rạo như những xa lộ cũ rích hiện nay với sự thiếu hụt bác sĩ, lương y yếu tay nghề, ban quản trị woke,… có thể gánh nổi sự bùng nổ các tài xế không bằng lái bất đắc dĩ trong một thời gian ngắn này không?
Ai cũng biết di dân từ các nước nghèo mang rất nhiều bệnh lạ, nan y, gây tốn kém rất nhiều cho quốc gia sở tại. Trước khi những di dân lậu này có thể gia nhập vào lực lượng lao động thì Hoa Kỳ sẽ phải gánh trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho họ trước đã. Không một cơ quan nào có thể dự đoán được sự tốn kém này.
Trước khi định cư sang Hoa Kỳ, tất cả chúng ta từ dân tỵ nạn 75, thuyền nhân 80, và bảo lãnh đều phải qua một thời gian thanh lọc và khám sức khỏe vì Mỹ không muốn di dân của các nước nghèo mang thêm bệnh mới vào xã hội văn minh như lao, thổ tả, kiết lỵ, hoa liễu,… Trước khi vào Mỹ ai cũng cần chích ngừa các loại bệnh dễ lây nhiễm. Tôi dám chắc rằng Hoa Kỳ không có đủ thuốc chủng ngừa các bệnh uốn ván, bại liệt, ho gà, cúm,… cho 40 triệu di dân lậu trong những tháng mùa đông, chưa nói đến những căn bệnh và tệ nạn xã hội khác.
Còn nhiều vấn đề nan giải nữa nhưng xin tạm ngừng ở đây. Hệ thống y tế Hoa Kỳ càng ngày càng đắt và tốn kém nhưng đang tiến đến bờ vực phá sản, nếu không có những thay đổi gấp rút và quan trọng từ giáo dục, cách sống, suy nghĩ, chữa trị cho đến những chính sách cai trị đất nước khác nhau,…
Phải cải tổ toàn diện trước khi nghĩ đến chuyện khoán trắng cho nhà nước trọng trách quản trị hệ thống y tế đại chúng -universal healthcare- vì mơ mộng rằng nhà nước sẽ là cơ quan lý tưởng cung cấp cho mỗi người một bảo hiểm sức khỏe đầy đủ, bình đẳng với giá phải chăng cho gần 400 triệu dân mà sẽ không tốn kém hơn hiện tại.
Chớ có mơ mộng mà hãy nhìn vào thực tế: ngày nay, chính phủ vẫn chưa lo nổi bảo hiểm y tế cho một thành phần nhỏ là người da đỏ, cựu quân nhân và người già, thì làm sao cáng đáng được cho cả nước!
Freedom Fighter
12/1/2024
No comments:
Post a Comment