Sunday, February 12, 2023

Nhạc sĩ Lê Dinh nói về bản nhạc “Dậy mà đi”

Anh Hậu mến,

Phạm Trọng Cầu (còn có một tên nữa - tên sáng tác - là Phạm Trọng) là một nhạc sĩ ở miền Nam trước 1975, làm việc ở trường Quốc gia Âm nhạc Saigon, nhưng là một VC nằm vùng. Phạm Trọng Cầu du học bên Pháp, sau về nước nhưng là một trí thức thiên Cộng.

Phạm Trọng còn là tác giả ca khúc "Trường làng tôi" mà tôi chắc anh cũng đã có một lần nghe qua (Trường làng tôi, 2 gian lá đơn sơ, cây xanh uốn vây quanh...).

Phạm Trọng Cầu đã qua đời cách nay 9, 10 năm rồi và đám tang của anh ta cũng được VC làm rình rang lắm.

Nếu anh nói bài "Sinh viên hải ngọai hành khúc" là của Phạm Trọng Cầu thì tôi nghĩ là đúng, vì bài này anh ta viết để kêu gọi anh em sinh viên hải ngọai đòan kết để chống chính quyền VNCH thuở đó (thuở anh ta còn du học ở bên Pháp) chứ không phải tác giả viết bài này để kêu gọi người tỵ nạn ngọai chống VC.

Khi nghe một bài nhạc, chúng ta cần nên biết xuất xứ của nó, tác giả là ai, bài nhạc được viết trong thời gian nào. Tỷ dụ như bài DẬY MÀ ĐI mà từ ngày Khối 8406 ra đời, họ lấy bài này để làm bài đòan ca cho Khối. Thật là một sự sai lầm to lớn: Bài này là của tác giả CS tên là Tôn Thất Lập (cùng một thời với Trịnh Công Sơn, Hùynh Tấn Mẫm, Lê văn Nuôi, Miên Đức Thắng...) viết năm 1968 để kêu gọi đồng bào "dậy mà đi" chống chính quyền VNCH (xem attachment)

Trong bài có những câu như:

Dậy mà đi, hỡi đồng bào ơi...
Bao năm qua, dân ta sống xa nhà
Bao năm qua dân ta chết không nhà...

Lời lẽ thật không đúng với thời VNCH chút nào, làm gì dân sống không nhà, dân sống xa nhà... chỉ có "bọn sinh Bắc tử Nam" mới xa nhà hay không có nhà mà thôi. Bài này đã được bọn văn công VC thu thanh (với giọng nữ nghe the thé mà tôi nghĩ anh cũng đã nghe) và hiện giờ chúng ta (Khối 8406) lấy ra xài, để mà... chửi lại chúng ta, mình chửi lại mình.

Còn việc thu thanh thì cũng rất phức tạp. Hiện giờ chỉ có Ban Tù Ca của nhạc sĩ Xuân Điềm ở Cali là có thể thu thanh những bài hùng mạnh, đấu tranh này được thôi, nhưng phải có thù lao vì họ cũng cần tiền để cho anh em ca nhạc sĩ trong ban lo lắng việc này. Còn TH thì vì thương mãi hơn là vì chính nghĩa.

Nếu anh muốn, tôi cho anh địa chỉ e-mail của Xuân Điềm sau đây anh liên lạc thử xem sao (E-mail Xuân Điềm: xuandiemproductions@gmail.com). Trước đây nhóm Lê Minh Bằng chúng tôi có hai bài thuộc lọai đấu tranh là PHẢI LÊN TIẾNG và TÒAN DÂN GHI ƠN TRẦN VĂN BÁ đưa cho XĐ nhờ thu thanh, cũng phải trả thù lao, nhưng không phải rẻ đâu.


Mến

LD

---------------------------------------------------

Tôn thất Lập công thần của VC, chúng ta hãy xem qua những gì bọn VC ca tụng tên nhạc nô này như sau:

Nhạc sĩ Tôn Thất Lập, với các bút danh khác là Trần Nhật Nam, Lê Nguyên, sinh ngày 25 tháng 2 năm 1942 tại Huế, là Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam và là Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam.

Trong chiến tranh Việt Nam, Tôn Thất Lập hoạt động trong phong trào âm nhạc Hát cho đồng bào tôi nghe, ông đã sáng tác các ca khúc và hợp xướng như: Hát cho dân tôi nghe, Xuống đường, Hát trong tù, Lúa reo trên khắp đồng bằng... đã được hát trong phong tranh đấu của học sinh, sinh viên miền Nam. Sau đó, ông ra Bắc học tại Nhạc viện Hà Nội rồi quay vào Nam làm công tác văn hoá của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Kết thúc chiến tranh, ông công tác tại Sở Văn hoá - Thông tin thành phố Sài gòn. Nhiều ca khúc ông sáng tác trong thời kỳ này đã được đông đảo quần chúng mến mộ: Tình ca mùa xuân, Tình ca tuổi trẻ, Trị An âm vang mùa xuân, Mưa thì thầm, Oẳn tù tì, Cô bé dễ thương, Tình yêu mãi mãi,...

hai tên nhạc nô Tôn thất Lập & Phạm trọng Cầu

Việt gian Phạm Trọng Cầu, ăn cơm quốc gia, hại người quốc gia.

Năm 1953, việt gian Phạm Trọng Cầu vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp, năm 1962 ông sang Pháp thi vào Nhạc viện Paris (Conservatoire Supérieur de Musique de Paris). Và tại Paris, Pham Trọng Cầu đã viết bản Mùa thu không trở lại nổi tiếng.

Năm 1969, hắn về nước giảng dạy tại trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, tham gia các đoàn văn nghệ như Nguồn Sống, sinh viên Phật tử Vạn Hạnh... và hoạt động nội thành. Năm 1972, ông bị bắt và bị giam cho đến 1975.

Sau ngày thống nhất đất nước, Pham Trọng Cầu về công tác ở Hội Văn nghệ thành phố Sài gòn, và là ủy viên Hội Âm nhạc thành phố. Từ năm 1976, ông đã cùng với một số nhạc sĩ việt gian khác như Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn, Miên Đức Thắng, Hoàng Hiệp, Nguyễn Ngọc Thiện, Trương Thìn, ... thành lập nhóm Giới thiệu sáng tác mới tại Hội Trí thức yêu Cộng Sản . Có thể nói đây là nhóm giới thiệu ca khúc có tổ chức đầu tiên tại thành phố Sài gòn sau 1975.

Pham Trọng Cầu còn cùng với nhạc sĩ Nguyễn Nam (Đài Truyền hình Tp.Sài gòn) khuấy động phong trào ca hát thiếu nhi, thành lập các nhóm hát. Bản thân ông cũng có nhiều ca khúc thiếu nhi thành công như Nhịp cầu tre, Em nhớ mãi một ngày... đặc biệt là Cho con. Tuy tốt nghiệp Nhạc viện Paris nhưng ông không có nhiều sáng tác khí nhạc, gia tài của ông chủ yếu là ca khúc.

Ông mất năm 1998 tại thành phố Sài gòn.


"DẬY MÀ ĐI"

Mới nghe Chương Trình phát thanh của Khối 8406 phát ngày hôm nay trên làn sóng 1430AM - San Jose, Thứ Bảy ngày 05 tháng 03/2011 cách đây 20 phút, bài DẬY MÀ ĐI, khiến tôi nhớ lại cũng bài nầy được phát trong Chương Trình LTCG vừa qua.

Tôi bỗng giật mình, vì chính bài nầy, do nhóm sinh viên Cộng sản Huỳnh tấn Mẫm, Lê văn Nuôi, Dương văn Đầy…tập trung thanh niên và Cán bộ Thành đoàn HCM tại Trung Tâm Sinh Hoạt Thanh Niên / Tổng Hội Sinh Viên - tại số 4 đường Duy Tân, đốt lửa trại, ca hát, và tuần hành theo đường Tự Do tràn xuống, dừng lại trước trụ sở Hạ Nghị Viện VNCH, / tức Quốc Hội, biểu tình ngồi đòi hỏi chấm dứt chiến tranh, Mỹ cút về nước, đả đảo Thiệu…….

Khi Lê văn Nuôi và Dương văn Đầy bắt nhịp bài ca DẬY MÀ ĐI, thì cả đoàn biểu tình đứng dậy, nhắm thẳng hướng Chợ Bến Thành cùng nhau hát nhiều bài phản chiến khác, trong đó có các bài của TCS. Đặc biệt với bài hát nầy đã khích động lòng người dân bàng quan nhập đoàn như một dòng thác hoảng loạn, bất chấp lưu thông, tấn công cảnh sát……

Kết quả của cuộc Dậy Mà Đi đó, là Bót Cảnh sát Lê văn Ken bị đốt lần thứ hai ( lần nhất, sau khi DVM hoàn tất sứ mạng sát hại TT Diệm và Bào đệ, thì đoàn người tràn xuống đường ăn mừng " cách mạng " và phóng hỏa đốt Bót Cảnh sát nầy với lý do : đạn từ trong nầy bắn ra, giết chết Quách thị Trang )

Ghi chú : Huỳnh Tấn Mẫm, sinh viên Y khoa, Chủ Tịch Tổng hội Sinh Viên Sài gòn 2/ ly khai khỏi Tổng Hội SVSG (phe quốc gia) – Liên danh Cộng sản của Huỳnh tấn Mẫm được Phó TT Kỳ ủng hộ (chống Nguyễn v Thiệu), cùng với Lê văn Nuôi học sinh, trường TH/Kỹ Thuật Cao Thắng (sau 1975 là Bí thư thành đoàn thành Hồ), Dương văn Đầy…thuộc Thành Đoàn TP/HCM do Trần bạch Đằng Bí Thư kiêm Khu Ủy Sài Gòn – Gia Định điều khiển phá rối hậu phương khắp Sài gòn - Gia Định......

Nay xin mời Quý vị nghe lại bài nầy dưới dạng MP3 – non-stop/ để tìm hiểu vì sao cũng bài nầy do nhóm Thanh Niên Việt Tân trong Trại Hè tại Úc Châu ca lên…thì bị phản đối kịch liệt, mà tại San Jose thì được …khuyến khích, cổ võ, phát lên làn sóng phát thanh!

Tư Tưởng – Lời Ca và Biến Cố lịch Sử, tự nó quấn quyện với nhau thành KÝ ỨC, một ký ức đau thương, hay một ký ức phấn khởi hòa vào lòng người….

No comments:

Blog Archive