Đôi câu chuyện nhỏ về chiếc cầu Gành, biểu tượng của Xứ Bưởi
Câu chuyện 1: Cầu Gành đã từng bị tháo gở ván lót cầu
Khoảng gần cuối năm 1974, khi Đại tá Lưu Yểm mới từ Phước Long thuyên chuyển về Biên Hòa, không hiểu sao, bỗng nhiên Nha Hỏa xa cho tháo gở ván lót cầu Gành, chỉ để cho xe lửa lưu thông còn xe cộ không qua được.
Được tin báo, đích thân Tư lịnh QĐ3 Phạm Quốc Thuần điện thoại cho Tỉnh trưởng ra nghiêm lịnh: Kỳ hạn trong vòng 2 tuần lễ, phải bằng mọi cách, cho lót lại ván cầu. Trễ hạn sẽ thọ trọng phạt.
Rồi Tư lịnh giải thích: Chiếc cầu Gành tuy nhỏ, nhưng là cầu dự phòng trọng yếu cho nhu cầu chuyển quân, nếu việt cọng tấn công phá hư cầu Đồng Nai và cầu Mới Biên Hòa như cầu Mới BH đã vừa bị phá hoại.
Vậy phải khẩn cấp thi hành nghiêm lịnh.
Vậy là Tỉnh trưởng hộc tốc chạy về Nha Hỏa xa yêu cầu khẩn cấp cho lót lại ván lót cầu Gành.
Trong họa được phúc: Cầu Gành được lót lại đà ván mới tinh!
Câu chuyện 2: Nghĩa quân QLVNCH liều chết giữ Cầu Gành
Cháu tôi là Nghĩa quân canh gác Cầu Gành.
Đêm 29 rạng sáng 30 tháng Tư, 1975, lực lượng đặc công việt cọng tấn công yếu điểm Cầu Gành. Tiểu đội của cháu trấn giữ lô cốt ở đầu cầu. Tới gần rạng sáng, lô cốt bị B40 vc đánh sập. Cháu và đồng đội dọt ra mấy bụi chuối kế bên, tiếp tục liều mạng kháng cự. Cho đến hừng đông, hết đạn mà không ai cứu viện. Cháu và đồng đội dọt qua bên kia đường, chạy vào xóm nhà ông năm Quờn, cất dấu vũ khí, cởi bỏ quân phục, men theo đường hẻm trong xóm, chạy về nhà.
Sau ngày 30 tháng Tư rẻ nghé, tan đàn, cháu trở về quê nhà Chợ Thủ, Bình Dương, đạp xe ba gác chở nước đá cho người ta. Sống nghèo khổ, bệnh tật, kiệt lực, hộc máu mà chết!
Thân phận nhỏ nhoi của một Nghĩa quân QLVNCH liều chết chiến đấu bảo vệ chiếc Cầu Gành thân thương cho đến giờ phút chót, thảm thương là như vậy đó!
Nguyễn Nhơn
(Viết cho cháu Khán
Nhân Ngày Quốc Hận lần thứ 41)
------------------------------------------------------
No comments:
Post a Comment