Bài Nói Chuyện Của Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh: Tại Sao Phải Học Việt Ngữ
Bà Mộng Hoa giới thiệu về tiến sĩ giáo sư Nguyễn Lâm Kim Oanh, bà là người Mỹ gốc Việt đầu tiên giữ chức vụ cao cấp trong Bộ Giáo Dục của chính phủ Obama. Từ 2014 đến nay tiến sĩ Kim Oanh là “cố vấn cao cấp về chương trình và chính sách cho vị phụ tá Bộ trưởng Bộ Giáo Dục (undersecretary of education) ” Thêm vào đó bà là giám đốc chương trình ngoại ngữ cho Bộ Giáo Dục Liên Bang Hoa Kỳ. Trước đây 2011-2014, bà tòng sự tại Tổng Nha Đại Học -Office of Post-Secondary Education - IFLE (International and Foreign Language Education) - Nha Ngoại Ngữ và Giáo Dục Quốc Tế
Kính thưa Quý Vị
1. Ai là những người đang học Việt Ngữ trên đất Mỹ?
Ngoài các em học sinh Mỹ gốc Việt đang theo học tại các trường/trung tâm Việt Ngữ, con có một số học sinh tại các trường Trung Học trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ, các trường cao đẳng cộng đồng (community colleges) và một số đại học. Đặc biệt là một số các đại học danh tiếng như Berkeley, Harvard, Cornell, Yale đều có chương trình Việt Ngữ không những là đầy đủ cấp lớp mà họ dạy lên tới trình độ chuyên môn để sinh viên có thể đọc sách tiếng Việt và làm các nghiên cứu về các đề tài liên quan tới Việt Nam. Tôi biết điều này vì chính văn phòng tôi làm việc trong Bộ Giáo Dục HK là nơi cung cấp ngân khoản cho những đại học này. (Grants) các tài trợ cho những đại học hàng năm từ vài trăm ngàn lên tới vài triệu để phát triển các chương trình ngoại ngữ, trong đó có tiếng Việt. Ngoài ra có những chương trình trang trải chi phí cho sinh viên làm (research studies) các công trình nghiên cứu tại Việt Nam từ những người nghiên cứu về môi sinh, mực nước ở sông Cửu Long, mức độ phù sa tại đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, …đến các học giả, nghiên cứu về đền đài lăng tẩm ở VN để so sánh với các nền văn minh khác, có người thì tìm hiểu về văn thơ Việt Nam, không những chỉ thông dịch chuyển ngữ mà còn giảng giải bình luận các bài thơ của Hồ xuân Hương, Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan, các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn được thông dịch chuyển ngữ và giảng giải bình luận.
Trở lại các trường và trung tâm dạy Việt Ngữ – đa số do hoàn cảnh khó khăn thời gian eo hẹp, nên không thể nào tạo cho các em một nền tảng Việt Ngữ đủ để đọc báo đọc sách tiếng Việt. Chính vì vậy các em, nhất là khi biết tự suy nghĩ, thường cưỡng lại việc đến trường Việt Ngữ – các em có khi hỏi ngược lại cha mẹ –
tại sao phải học Việt Ngữ? Để làm gì? Lợi ích gì trong khi các em có quá nhiều bài vở.
Lý do để duy trì văn hóa thì quá mơ hồ.
Lý do để giữ liên lạc với gia đình thì không còn chính xác –
Đa số cha mẹ các em lứa tuổi đến trường như con cái quý vị hiện diện ở đây, đa số là những người đã sống trên đất Mỹ nhiều năm, thuộc giới chuyên gia, đi làm, hòa đồng vào đời sống và xã hội HK, hoàn toàn không còn trở ngại nên Cha Mẹ nhiều khi cũng xuôi tay.
2. Học Việt Văn để làm gì?
Học tiếng Việt có lợi điểm gì? – Vậy thì hôm nay, chúng tôi xin được hỏi quý ông bà anh chị cũng hai câu này – Học Việt Văn để làm gì? Học Việt ngữ thì lợi ích gì?
Tôi xin chia sẽ vài mẩu chuyện về các em Mỹ gốc Việt mà tôi đã gặp trong các trường lớp ở HK.
- Có một thời kỳ, tôi làm công việc đi giám sát các sinh viên đang thực tập dạy học (student teachers supervisor) tại các trường trong các học khu ở California.
Một hôm nọ, tôi vào lớp một cô giáo thực tập tạo khả năng song ngữ –Anh Việt – cô giáo Theresa Thảo Ly.
Trong thời gian đầu thực tập thì khô khan lắm vì bà giáo chính giao việc gì thì làm việc đó và đa số là công việc như chấm bài, kèm học sinh kém, canh học sinh giờ ra chơi – ít khi nào được làm việc trực tiếp với các học sinh – vậy mà hồi ấy, tôi thấy cô giáo này đang ngồi tại một bàn tròn và một số học sinh bao quanh, nói cười tíu tít rất vui nhộn. Trường học này trong quận Cam (Orange County) nên có một vài học sinh gốc Việt. Hôm ấy là gần ngày Lễ Mothers Day – ngày Từ Mẫu – các em làm các tấm thiếp thật đẹp và viết những lời chúc văn vẻ – có em thì làm các bài thơ ngắn, lời lẽ dễ thương. Khi biết cô Theresa Thao biết tiếng Việt, các em học sinh gốc Việt đem thiệp tới nhờ cô giáo giúp các em viết những lời thơ này qua tiếng Việt và tập cho các em đọc để các em có thể tặng cho mẹ các em
*** Thế thì đối với các em lớp 3 này – mới khoảng chừng 10 tuổi, các em ý thức được rằng có những khi sự biểu lộ tình cảm đậm đà sâu sắc ân tình nhất là qua các ngôn từ mẹ đẻ của mình – Các em phân biệt được khi các em nói,
“I LOVE YOU MOM WITH ALL MY HEART AND ALL MY SOUL” – có thề là mẹ các em sẽ không cảm động bằng khi em nói lên được bằng tiếng Việt
"MẸ ƠI CON YÊU MẸ BẰNG CẢ TRÁI TIM CON, MẸ ƠI CON YÊU MẸ BẰNG CẢ TẤM LÒNG SON”……
- Ngoài việc diễn tả tình cảm trọn vẹn, tiếng Việt còn phản ảnh văn hóa Á Đông – kính trên, nhường dưới – lớp lang –
Khi đứa bé nói với ông mà gọi ông là “you” và xưng là “me” ( ví dụ như là “Ong Noi, can you read me a story?” thì ông cháu đều ngang nhau hết – Ngược lại khi đứa bé nói, “Ông Nội ơi, ông đọc truyện này cho cháu nghe đi ông? “ thì không những văn hóa VN được duy trì, mà tình cảm liên hệ giữa ông và cháu được liên kết mạnh hơn.. Khi đứa bé biết xưng cháu hoặc con và biết dạ biết thưa "gọi dạ bảo vâng" khi nói chuyện với người trên, hoặc khi biết phân biệt lúc nào thì gọi bác, chú, cậu, dượng, dì, cô, thím vv thì đứa bé hiểu vị trí trong đại gia đình của nó và ngôn ngữ giúp cho nó thể hiện đuoc lễ, nghĩa. Mà trong xã hội bây giờ, khi mình biết xác định vị trí của mình trong việc giao tiếp với xã hội và hành xử đúng với sự lễ phép là chìa khóa mở cửa cho sự thành công.
- Một lần khác tôi đến thăm một trường trung học ở San Jose Eastside Union HS District trường nầy vừa xin được ngân khoản của Bộ Giáo Dục HK để mở chương trình Việt Ngữ cho các học sinh trung học vào khoảng 15 năm trước - chương trình rất khả quan vì có sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng, có đại học San Jose State University tạo điều kiện giúp một số các cựu giáo chức VN lấy bằng chính thức dạy học tại HK mà không phải học lại từ đầu. Các thầy cô giáo này vững vàng tiếng Việt lại hấp thụ phương pháp dạy ngôn ngữ mới nên lớp học rất sống động và hứng thú.
Khi đi thăm lớp, tôi tới từng bàn học và lắng nghe các em đọc tiếng Việt hoặc xem những gì các em đang viết trong tập. Tôi thấy một em đang lẩm nhấm đọc vài câu thơ mà mắt có về đăm chiêu, tôi hỏi em đang làm gì thì em nói em đang học thuộc lòng hai câu thơ mà thầy mới dạy để chiều nầy em gặp cô bạn gái em sẽ đọc cho cô ta nghe. Em cho tôi xem tấm thiệp em làm, có hình trái tim bị nứt ( a broken heart) - và hai câu thơ em chép nắn nót bằng tiếng Việt. Tôi nói, “bây giờ em thực tập đi, đọc cho cô nghe thử xem cô có hiểu không để chiều nay gặp bạn gái đọc cho hay. Em nói " cô bạn gái này gia đình sắp dọn đi tiểu bang khác nên em rất buồn". Lúc đó chưa có email, tex, facebook như bây giờ. Gia đình dọn đi thì khó giữ liên lạc với nhau – chắc vì vậy em này sợ cô bạn gái sẽ “Xa Mặt, Cách Lòng" cho nên em mới chuẩn bị nói những lời từ giã ướt át như thế. Em cầm tấm thiệp đứng lên trao cho tôi mở ra và em đọc với một giọng chậm và buổi,
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ.
Xong em chớp chớp mắt muốn khóc làm tôi cũng cảm động hết sức. Quý vị có thấy không? Đối với em trung học mới 16-17 tuổi này, em đã hiểu được cái phong phú của tiếng Việt – em biết câu tiếng Anh em đã viết
– My heart is broken when you leave -
làm sao diễn tả hết cái tình cảm sâu đậm của em, trích ra trong bài thơ Những Giọt Lệ - thi sĩ Hàn Mặc Tử –
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa...
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?
(có từ 15-20 trường trung học HK có môn Việt Ngữ trong chương trình Foreign Languages của trường.)
- Một câu truyện khác - Mới gần đây nhất, khoảng năm ngoái, tôi tham dự một buổi Federal International Job Fair, đại diện cho văn phòng tôi để tìm hiểu về tình hình và nhu cầu ngoại ngữ của các cơ quan khác trong chính phủ liên bang (federal agencies & departments). Tôi thấy một em mang bảng tên Jonathan Tran – tôi hỏi em có tìm được công việc nào thích hợp không. Em buồn bã nhìn tôi nói – Có một cái job đúng như em mơ tưởng – được ra nước ngoài làm việc nghiên cứu về môi trường – đó là ngành học của em – Environmental Studies – khi em đưa resume ra thì họ rất thích vì em đủ khả năng chuyên môn. Rồi họ hỏi em có khả năng ngoại ngữ không – em trả lời là có – em thông thạo tiếng Pháp và Tây Ban Nha. Họ nói họ cần một người biết ngôn ngữ của một xứ Đông Nam Á – Họ nhìn bảng tên em và hỏi em có biết tiếng Việt không? Em nói em hiểu nhưng không nói, đọc và viết được. Họ giải thích là họ đang tuyển người nghiên cứu về môi trường Sông Cửu Long và họ cần nhân viên có thể làm survey với dân địa phương dọc sông Mekong. Em nói với tôi là phải chi em nghe lời cha mẹ tiếp tục học tiếng Việt lúc nhỏ.
- Điều này làm tôi cho nhớ cô con gái của cô bạn tôi ở Cali - cháu học rất giỏi, ra trường Berkeley magna cum laude về ngành báo chí và truyền thống – journalism and broadcasting – cháu được công việc tại một đài TV local. Sau hai năm có thành tích khá, cháu có cơ hội đi interview cho một chức vụ cao hơn tại một đài truyền hinh lớn – CBS – Mẹ cháu nói cháu rất háo hức vì xét thấy đủ kinh nghiệm và khả năng như trong cái job description miêu tả. Trước khi ra khỏi nhà đi đến chỗ phỏng vấn, cháu còn hôn mẹ và nói tối này sẽ đãi mẹ đi ăn mừng job mới. Hai tiếng đồng hồ sau, Mẹ cháu nhận được cái phone của cháu, cháu nghẹn ngào hỏi Mẹ
–" Mẹ, Tại sao hồi đó Mẹ không bắt con học tiếng Việt!?” -
Mẹ cháu ngơ ngác không hiểu chuyện gì cho tới khi cháu về nhà, ngồi bịch xuống và nói với Mẹ là đài truyền hình chọn một cô Á Châu, bằng cấp và kinh nghiệm cũng ngang ngửa nhưng có đặc điểm hơn là cô ta nói được tiếng Hàn rất trôi chảy, còn khi họ hỏi cháu có biết tiếng Việt không thì cháu nói là thông thạo ở mực độ trung bình Tuy là đài truyền hình HK nhưng họ nói mỗi khi có tai biến lớn thì họ muốn có những người có khả năng interview để lấy ý kiến và quan điểm của những người từ nhiều nhóm dân và sắc tộc khác nhau. Họ nói bình thường ai cũng nói được tiếng Anh, nhưng khi có tai biến thì đa số các người lớn vì xúc động nên chỉ trả lời được bằng tiếng mẹ đẻ của họ mà thôi. Và có những người không trả lời khi một người lạ mặt hỏi nhưng sẵn sàng phát biểu khi thấy người phỏng vẫn nói tiếng mẹ đẻ của mình. Thế là vì không biết tiếng Việt mà tương lai sự nghiệp của cô bé phóng viên truyền hình Chritina Lê đang trên đà đi lên bị chận đứng.
- Ai trong chúng ta mà không muốn con cháu và các thế hệ sau duy trì được tiếng Việt. Nhưng khi con cháu đặt vấn đề, “tại sao phải học tiếng Việt?” “tai sao không bỏ thời gian học một ngôn ngữ nào hoặc một bộ môn nào mà có giá trị thực tế ngay?” tôi mong quý vị có đủ dữ kiện và lập trường phân tích cho các em thấy rõ 3 điều:
o Điểm Thứ Nhất: Tiếng Việt phong phú, súc tích và chứa đựng một kho tàng văn hóa; văn chương chữ nghĩa mà khi các em khám phá, đời sống các em sẽ có ý nghĩa thêm rất nhiều. Tiếng Việt là chiếc cầu nối giúp các em nối kết với nguồn gốc gia đình và tạo cho các em một sự tự hào và lòng biết ơn sâu xa. Cá em sẽ có cơ hội trao đổi và chia sẻ với bộ mẹ, ông bà, quyến thuộc những gì em học và em sẽ đủ khả năng hấp thụ những gì mà ông bà cha mẹ cô dì chú bác trao truyền cho các em trong các câu truyện mà lời nói yêu thương chỉ diễn tả đầy đủ súc tích nhất bằng tiếng Việt.
o Điểm Thứ Hai: Thông thạo thêm một ngôn ngữ là một yếu tố để cạnh tranh thi đua và tiến thân trong nền kinh tế toàn cầu. Tiếng Việt là một sinh ngữ gần 100 triệu dân sinh sống không những tai VN mà còn trong nhiều quốc gia khác. Khả năng Việt Ngữ là một chìa khóa mở nhiều cánh cửa nghề nghiệp cho con em chúng ta khi ra đời. Khi biết hai ngôn ngữ, việc học và hấp thụ thêm các ngoại ngữ kế tiếp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và điều nay đã được nghiên cứu và chứng minh rõ ràng.
o Điểm Thứ Ba, học ngoại ngữ làm cho bộ óc con người mở mang hơn và thông minh hơn. Thật vậy, hiện tại có rất nhiều các nghiên cứu về sự phát triển của óc não – họ đã chụp hình theo dõi và chứng mình được là khi một đứa bé bắt đầu hấp thụ hai ngôn ngữ từ nhỏ thì óc nó có sự phát triển nhạy bén hơn các em lớn lên trong gia đình chỉ sinh hoạt qua một ngôn ngữ. Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy các em học sinh trung học có điểm SAT cao hơn khi thông thạo một ngoại ngữ mặc dầu trên phương diện khác, các em có sức học tương tự với nhau. Và hiện tại, các nhà khoa học vẫn khuyến khích các bậc cao niên hoc âm nhạc hoặc một ngoại ngữ mới vì điều nầy chống bộ óc bị lão hóa. Các điều nầy nói lên lợi điểm của việc học ngoại ngữ nói chung và Việt Ngữ nói riêng.
- Nói tóm lại, nếu học ngoại ngữ giúp các em thông minh hơn, tạo thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn thì tại sao không học Việt Ngữ như một ngoại ngữ? Các em học sinh gốc Việt học Việt Ngữ trong các trường trung học HK sẽ có điểm khá hơn vì các em sẽ được dịp thực tập nghe, nói, đọc, viết, trong gia đình hàng ngày!
Vấn đề cuối cùng mà tôi muốn đặt ra là một khi chúng ta xác định lợi ích của việc các em học sinh Mỹ gốc Việt, con cháu chúng ta khi học tiếng Việt, làm sao để thực hiện việc nầy?
Như đã nói trên, môi trường học Việt Ngữ tại các trường và trung tâm Việt Ngữ là một động lực giúp các gia đình VN khuyến khích con em duy trì tiếng Việt.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn xa hơn và làm việc khôn khéo hơn. Việc học có kết quả nhất vẫn là phải đưa môn Việt Ngữ vào dòng chính. Một số các học khu tại các tiểu bang khác đã làm và đã thành công. Tại vùng này, mùa khai trường năm ngoái, tiếng Việt đã được đưa vào Fairfax County Public School District tại Falls Church HS. Thành quả này do nhiều quý vị trong cộng đồng người Việt vùng HTD, VA, MD vận động mà người năng nổ nhất là cô Ngoc Giao.
Là một người luôn luôn hỗ trợ các trường và trung tâm Việt Ngữ – đã lập ra chương trình tu nghiệp sư phạm hàng năm ở CA hội tụ trên 300 giáo viên Việt ngữ về từ nhiều vùng và tiểu bang, là người đem phương pháp dạy Việt Ngữ theo lối sư phạm HK vào các trường Việt Ngữ và là người soạn thảo các bộ sách dạy Việt Ngữ cho các trung tâm và trường, tôi vẫn chủ trương việc đưa Việt Ngữ vào dòng chánh là cách tốt nhất để đem đến kết quả thật sự trong việc học Việt Ngữ.
Quý vị hãy tiếp tục đẩy mạnh Việt Ngữ vào các trường trung học trong vùng mình ở. Tiếng Việt không chỉ cho các học sinh gốc Việt mà cho tất cả học sinh muốn được chuẩn bị vào " the global market or diverse America" – thị trường kinh tế toàn cầu hoặc một quốc gia Hoa Kỳ đa sắc và đa văn hoá - Có một phong trào đã thực hiện ở nhiều tiểu bang là khi học sinh ra trường trung học, nếu chứng minh được là các em thông thạo Anh Ngữ và bất kỳ một ngoại ngữ nào khác, bằng trung học các em sẽ có thêm một dấu ấn Song Ngữ – Seal of Biliteracy – và em được đeo vào một cái mề đay chứng nhận em có khả năng song ngữ. Khi lên đại học, các em được credit cho các trình độ học sơ khởi (beginning level) của ngôn ngữ này và có thể vào các cấp intermediate hoặc advanced level nếu đủ sức.
Quý vị cần vận động để tiếng Việt không những được dạy ở cấp Trung Học mà còn được dạy ở cấp tiểu học. Hiện tại, một số các trường trong các vùng có mức lợi tức cao có các chương trình song ngữ hai chiều – Dual Immersion Language- Học sinh học các môn toán, khoa học, và thể thao bằng một ngoại ngữ và các môn như Văn Chương, Sử, và tập đọc tập viết bằng Tiếng Anh. Các gia đình này ý thức tầm quan trọng của ngoại ngữ. Họ sẵn sàng có mặt tại các buổi họp của Ban Quản Trị Học Khu – (School Board meetings) để phát biểu ý kiến, yêu cầu, chia sẻ, liên kết với các phụ huynh khác cùng đồng quan điểm để vận động cho các chương trình này thành hình. Hiện tại một số các học khu tiểu học vùng HTD/VA/MD có các chương trình song ngữ hai chiều tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Hoa.
Tôi mong trong tương lai gần đây sẽ có chương trình song ngữ -Dual Immersion bằng Tiếng Việt-. Tất cả tuỳ thuộc vào sự quan tâm và nỗ lực của quý vị. Tôi sẵn sàng tư vấn và hổ trợ trong tất cả các phuơng diện chuyên môn như tôi đã từng làm với các học khu ở California, Oregon và Washington State là nơi đã có các chương trình này rồi.
Xin chân thành cảm ơn quý vi đã cho tôi được dip chia sẻ một vấn đề mà rất gần với trái tim tôi - Tôi xin cảm ơn Cô Lê Tống Mộng Hoa và quý vị trong ban Tổ Chức Quảng Đả – và xin kính chúc toàn thể quý vị một buổi tiệc thật là đầm ấm với tình đồng hương và bằng hữu trong dịp đầu Xuân. Xin kính chào.
Source:Vietbao
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2016
(1423)
-
▼
March
(107)
- Luật Mỹ quy định thế nào về tội Minh Béo bị cáo bu...
- Chuyện của một ngôi trường Hà Việt HùngKhóa sinh t...
- Một câu chuyện hè phố được xếp loại Top Stories ...
- Bài Nói Chuyện Của Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh: Tạ...
- Chuyện tào lao!
- Tìm lại kỷ vật của Người Lính Việt Nam Cộng Hòa n...
- Ông Mỹ bán thức ăn chay ở Little Saigon(NV) – Bước...
- Bên lề tiệc Cưới Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Íc...
- Câu chuyện cô bé 6 tuổi tự trồng rau, 9 tuổi xây m...
- Từ Đức Sang Mỹ Trần Đức Hân Sau mấy năm bị cai...
- Chết dưới tay Trung Cộng Để trả lời câu hỏi:...
- Nhẹ Như Mây Trời Con bé mới chừng 16 tuổi, má...
- GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG CHIẾC LOA RÈ- Tôn Nữ Hoàng Hoa -...
- Tiền Lương Của 10 Lãnh Đạo Nổi Tiếng Thế Giới Hiện...
- Suối Thần Kỳ Chữa Bệnh, “Gods Acre Healing Springs...
- Cái ác trỗi dậy, vì người Việt không còn niềm tin...
- Hàn Quốc: Người phụ nữ ném 400 triệu đồng ra đường...
- Việt Tân – SBTN: Liên Minh của Băng Đảng Tội ...
- Người Nhật tập trung vào việc duy trì văn hóa của...
- 12 loại hoa đẹp ở Nhật Posted on 26 Tháng Ba 20...
- Chạy đâu cho thoát Nguyễn Thị Thanh...
- VIẾT VỀ NGƯỜI MỘT THỜI -thụyvi Vừa nhận được tấ...
- Chuyện "TỨ HÀNH XUNG "(Kỵ tuổi ) HƯNG YÊNTôi nhất ...
- Phát biểu của TT Đức ANGELA MERKEL tại Hoa Kỳ ...
- Chuyện quái đản của nghị viên Nguyễn Tâm. Nghị ...
- Tại sao Bỉ trở thành sào huyệt của quân thánh chi...
- Tháng Ba Chôn Súng Mũ Xanh Lê Khắc Phước ĐĐ2/TĐ7/L...
- Sự thật về số tiền xu ném xuống các đài phun nước ...
- BÀ NGÔ ĐÌNH NHU, NĂM MƯƠI NĂM CÔ ĐƠN kim thanh ...
- Sau Trận Mưa Rừng Ban Mê Thuột (BMT) là m...
- Phở Phần Lan Nguyễn Bá Trạc Tô phở Phần...
- Nhân viên của Google, Apple, Facebook… dùng bữa nh...
- Ánh Mắt Không Thể Quên Nguyên Phương
- Đôi câu chuyện nhỏ về chiếc cầu Gành, biểu tượng ...
- Hoa đồng nội DƯƠNG THẢO Mộ...
- Hệ Thống Siêu Quyền Lực tại Hoa Kỳ LÊ QUỐC – Tư ...
- Khi Tintin khóc.... Tám giờ sáng hôm nay, ...
- Phi Trường Đà Nẵng những ngày cuối 1975 Phiếu ...
- Cây xăng Có 1 thằng Tây đi lang thang đến 1 ...
- THÁNG BA TRÊN TỈNH LỘ 7B 41 năm qua, xin được mờ...
- Bà Mẹ Tây Nguyễn Cát Thịnh
- Thông Báo Số 6 Bạch Hoá Các Khoản Chi và Th...
- Tháng Tư buồn hát trường ca Nguyễn Nhơn. “...
- Ba bí mật dẫn đến hạnh phúc NEW YORK CITY, ...
- Quán Niệm về Cái Chết I Namo Sakya Muni Buddha ...
- Người lính Việt Nam Cộng Hòa sau 30 tháng Tư Mũ X...
- Bé Ký Trong hồi ức của người Sài Gòn lớn tuổi chắ...
- Chuyện Một Thời Khói Lửa Chiến Chinh! Trung Tá...
- Về nhân vật Lý Chánh Trung Bạch Diện Thư Sinh ...
- Người đàn ông cân đo Tội Ác và Thời Gian Topa ...
- XẢ . . .STRESS (không phải uống thuốc) Bs. Đỗ Hồ...
- Cần Thông Tin về Ủy Ban Vận Động Chính Trị v...
- Đại Học WestPointỞ Mỹ, đi xin việc làm, nếu vào th...
- LAM PHƯƠNG & Những cuộc tình vây quanh Nguyễn N...
- Hệ thống tàu điện ngầm Seoul đẹp có một không hai ...
- Hiện Tượng Lý Chánh Trung LGT: Bài “Hiện tượng...
- Chai Rượu Đầu Xuân Tom Tom
- Mị Dân Kiểu Mỹ Cali Today News - CÁCH ĐÂY GẦN BA C...
- Japanese desserts So beautiful that it's a pity on...
- THĂM BÀ QUẢ PHỤ "ANH HÙNG MỦ ĐỎ TÊN ĐƯƠNG" SÀI ...
- Vũ khí nước của Trung Quốc và việc giải lời nguyề...
- Ai từng dạy tôi thì giơ tay! Thú thật, khi đư...
- Con trai ‘người anh hùng tên Ðương’ chạy xe ôm ở S...
- Kho hàng khổng lồ của Amazon. Amazon điều hành h...
- Ăn Gì Cũng Có Thể Chết !! Văn Quang Trong ph...
- Một Chút Lan ManBS. Đỗ Hồng Ngọc Thứ Bảy, ngày ...
- Bí ẩn 165 năm của Tam giác quỷ Bermuda có lời giả...
- Không thể tha thứ được Nguyễn Văn Học Từ ...
- Bốn mươi mốt năm sau cuộc chiến - nhớ lại một chu...
- VÌ SAO TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU PHẢI BỎ VÙNG 1 ...
- Sầu Xưa Thức Dậy Hoàng Nga
- Đã Quên Sao? Tết qua đã hơn nửa tháng rồi mà những...
- Ao Bà Om Cạn Nước…. Nguyễn Văn Sâm
- Trúng Độc Đắc Phương Hoa
- Cuộc đời lạ lùng của người đàn ông có IQ cao nhất ...
- Vòng tròn Nhân Quả Cuối năm 1972...... Nà...
- Lời kêu gọi thứ 4 và lời cảm ơn Nguyễn Th...
- Những Đồng Minh của Mỹ bị bỏ rơi tại miền Nam V...
- Cái Nắm Tay Kim Chi
- "Thùng quà Mỹ” một thời là niềm vui, là kỷ niệm l...
- Sau 40 Năm.....Hoa Kỳ và Ðồng Minh mất luôn Biển N...
- Tôi Thi Quốc Tịch TÔN NỮ THU DUNG
- Công chúa giữa rừng Lào Tưởng Năng Tiến Nh...
- "Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, độc ác l...
- “Phụ nữ thực sự mong muốn gì?” Vua Arthur vô cùng ...
- Tưởng Nhớ Người Khai Sinh Email@ Nguyễn Trần D...
- GƯƠNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM (Mến tặng những người...
- Gia Đình Lính Mỹ Gốc Việt Và Tết Trên Đất Nhật
- Nhà thơ đi lính (Để tưởng nhớ Y-Broc Niê và Lại ...
- Nỗi nhục người Việt Nam nô lệ xứ người Nguyễn ...
- Vẻ đẹp hùng vĩ của dãy núi Pyrénées Pyrénées...
- THƠ NGUYỄN THANH TÚ GỞI BÀ BURNS - RFA -Nguyễn ...
- Sàigòn tháng Tư Gạt Gẫm Đoàn Thị Xứ Tây có...
- Như Câu Hát Ru Em Nguyễn Kỳ Yên
- GIAI CẤP TÍNH TRONG CHUYỆN TÌNH LOVE STORY ...
- TÂM SỰ CUỐI NĂM GÕ CHO ĐỜI THÊM VUI
- Đông Du Ký Phùng Annie Kim Con người ta s...
- Đàn ông Việt ‘lười, ham nhậu’ trong mắt người nước...
- VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC VĂN HƯƯ NGUYỄN ĐỨC LẬP (1946-...
-
▼
March
(107)
No comments:
Post a Comment